Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 29/03/2024, lúc 7:44 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 22 » Tổ miếu
5:04 PM
Tổ miếu
Là nơi thờ Tổ một phân chi. Tổ miếu về sau, qua nhiều đời được trùng tu làm lớn hơn, trở thành Tổ đình. Một làng thịnh, đông dân cùng họ có thể có được hai hoặc ba Tổ miếu. 
Cũng như Tổ đình, Tổ miếu được xây dựng tại những địa điểm quan trọng trong làng, thuận lợi cho con cháu trong phân chi lui tới cúng bái, giỗ kỵ. Cách sắp xếp các bàn thờ trong Tổ miếu như trong Tổ đình nhưng có phần ít về số lượng bàn thờ, vật thờ và vẻ uy nghiêm. 

Nhà thờ riêng của phân chi này còn được gọi là "Bổn (hay Bản) Chi từ đường”. 

Toan Ánh có mô tả: 

"Nhiều họ to chia ra làm nhiều chi, và mỗi chi lại đông con cháu. Các chi này ngoài việc tham dự ngày giỗ tổ toàn họ, còn có ngày giỗ Tổ riêng của chi họ, và như vậy các chi đều có nhà thời riêng gọi là "Bản chi từ đường”. 

Có dịp đi về đồng ruộng, nhiều khi vào một nhà nào, ta có thể thấy trên bàn thờ một bức hoành phi mang mấy chữ nói ró đó là Từ đường của chị họ nào, thí dụ như Ngô Tộc bản chi từ đường, lẽ tất nhiên chữ họ ghi trên hoành phi thay đổi theo từng họ. 

Từ đường tức là nhà thờ và đây tức là bàn thờ của chi họ. Trên bàn thờ này có bài vị của ông Tổ chi họ gọi là Thần chủ bản chi. Thần chủ này cũng như thần chủ của Thủy Tổ họ sẽ để thờ mãi mãi (xin xem "GIA LỄ XƯA và NAY”). 

Người trong chi họ gom góp nhau để sửa sang nhà thời chi, trang hoàng bàn thờ chi cũng như gom góp vào việc sửa sang và trang hoàng nhà thờ bàn thờ chung của họ. 

Nhiều họ và chi họ có dành riêng nhưng ruộng để lấy hoa lợi cúng giỗ. Ruộng này là Kỵ điền. Những ruộng này có thể là của hương hỏa của Tổ tông để lại, có thể là ruộng của họ hàng chung tậu và cũng có thể là của một người trong họ cúng để lấy hoa lợi chi vào việc tế tự. 

Có họ có những người con gái đi lấy chống, không có con, cúng tiền cúng ruộng về họ mình. Họ nhận những ruộng ấy làm ruộng kỵ, rồi khi người con gái chết được thờ tại nhà thờ họ, và ngày giỗ người con gái này do họ sẽ cúng. Ngày giỗ đó là ngày Giỗ Hậu Họ.
                                                                                                                                
Nguồn: Gia Phả - biểu mẫu và lược biên - Phạm Côn Sơn


Chủ đề: Thuật ngữ | Lượt xem: 775 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==