Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 5, ngày 25/04/2024, lúc 6:08 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 9 » Tổng quan về Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng
0:43 AM
Tổng quan về Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

Theo tư liệu của Trường Đại học Sư phạm

 Khu giảng đường mới của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng biểu hiện về những năm tháng đại học hóa.

      Kể từ khi ra đời cho đến nay, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã trải qua một chặng đường phát triển 34 năm. Đối với một cơ sở đào tạo nói chung, quãng thời gian ấy không phải là dài. Tuy nhiên, đối với trường Đại học Sư phạm, thì đây là cả một chặng đường lịch sử.
    Ba mươi năm trước, năm 1975, ngay sau khi đất nước hòa bình thống nhất, trên mảnh đất Đà Nẵng anh hùng, một cơ sở đào tạo mới đã được thành lập. Bước đầu hợp thành từ những đơn vị khác nhau như Trường Trung học Sư phạm tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đến Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và sau đó là Cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, … tất cả đã góp phần hình thành một địa chỉ giáo dục mới của đất nước.
    Ngay sau ngày thành lập đơn vị tiền thân đầu tiên năm 1975, (sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng) nhà trường đã trải qua các giai đoạn lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của mình. Giai đoạn 1975-1993 là giai đoạn cũng cố cơ sở vật chất và đội ngũ ban đầu cần và đủ cho một cơ sở đào tạo đại học và sau đại học, giai đoạn từ 1994 đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các phương diện. Đặc biệt hiện nay, trường ĐHSP thuộc Đại học Đà Nẵng, là một trong các trường đại học trọng điểm. Cho nên, không có con đường nào khác, trường ĐHSP phải phấn đấu để đạt được các tiêu chí của một trường đại học trọng điểm với mục tiêu nghiên cứu là quan trọng bậc nhất.
 Hệ thống các ký túc xá, câu lạc bộ, nhà ăn và nhà khách hiện đại, khang trang.

    Quá trình 34 năm xây dựng và phát triển nhà trường thật sự gắn liền với sự phát triển không ngừng của đất nước, với sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước ta. Vượt lên trên những khó khăn, thách thức, các thế hệ cán bộ lãnh đạo, CBVC và sinh viên, học sinh đã liên tục nhau tô thắm truyền thống rất vẻ vang của nhà trường.
    Đây cũng là giai đoạn đặc biệt trong quá trình xây dựng nhà trường. Khó có thể kể hết những thiếu thốn, gian nan, phức tạp mà các thế hệ thầy trò đã nếm trải trong buổi đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, tập thể cán bộ giáo viên, sinh viên nhà trường đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong khoảng thời gian gần hai thập niên, từ những năm đầu cho đến đầu năm 1994, nhà trường đã đào tạo được hàng ngàn giáo viên thuộc nhiều bậc học khác nhau. Chính đội ngũ giáo viên được đào luyện từ đây đã tỏa đi nhiều nơi để thực hiện sứ mệnh nhà giáo cao cả của mình. Đây chính là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục trong những năm đầu giải phóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và một số nơi thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Một thế hệ cán bộ sinh viên của trường đã nhanh chóng trưởng thành, nhiều người trong số họ đã trở thành những cán bộ chủ chốt trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
    Có thể nói nhà trường đã hoàn thành một cách vẻ vang sứ mạng của mình, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn lực, nâng cao dân trí của đất nước ta. Những nỗ lực lớn lao và không mệt mỏi đó đã tạo dựng được niềm tin yêu của toàn xã hội đối với tập thể nhà trường.
    Những thành tựu rất cơ bản vừa kể trên đã tạo đà thuận lợi cho giai đoạn phát triển tiếp theo của nhà trường. Chặng đường mới trong lịch sử xây dựng và phát triển của nhà trường được đánh dấu bằng một sự kiện đặc biệt quan trọng. Đó là sự ra đời của Đại học Đà Nẵng theo Nghị định 32/CP ngày 4 tháng 4 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Nghị định này, Trường Đại học Sư phạm được  Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng là địa chỉ đào tạo tin cậy của các bè bạn năm châu, đặc biệt là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào anh em. Trong ảnh đoàn trường Savanakhét chụp ảnh lưu niệm sau lễ Ký kết hợp tác tại khu giảng đường A5.

thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Cơ sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, các bộ môn Cơ bản và Ngoại ngữ trực thuộc trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, … Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng được xác định là một cơ sở đào tạo giáo viên, đào tạo cán bộ khoa học thuộc nhiều bậc học. Ngoài đào tạo, trường còn có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
    Như vậy, kể từ năm 1994, trường lại bước vào một thời kỳ lịch sử mới với sứ mạng và mục tiêu mới. So với chặng đầu tiên, những khó khăn và thách thức của thời kỳ này càng gay gắt hơn, chồng chất hơn. Từ chỗ là một cơ sở chuyên đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở cho một địa phương đến việc xác lập vị thế của một thành viên trong một đại học đa lĩnh vực mang tầm quốc gia, tầm khu vực là cả một khoảng cách rất lớn, không dễ gì san lấp ngay được. Những khó khăn, thiếu thốn là rất nhiều. Không chỉ thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, nhà trường còn thiếu cả về lực lượng cán bộ giảng dạy, thiếu kinh nghiệm quản lý, điều hành,… Nói tóm lại, nhà trường thiếu những điều cốt yếu nhất, tối thiểu nhất đối với một trường đại học.

Theo tư liệu của Trường Đại học Sư phạm

     Tuy nhiên, với những kinh nghiệm quý báu đã tích lũy được từ chặng đầu tiên, với sự ưu ái của Đại học Đà Nẵng, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền TP. Đà Nẵng, sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 10 năm qua, tập thể cán bộ giáo viên và các thế hệ sinh viên của trường đã đoàn  Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng là địa điểm khá lý tưởng để tổ chức các hội thảo, hội nghị lớn mang tầm quốc gia và quốc tế.

kết phấn đấu để xây dựng nhà trường lớn mạnh. Cho đến hôm nay, diện mạo của một trường đại học mang tầm vóc lớn đã bước đầu được hình thành; vị thế của một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn đã bước đầu được khẳng định.
    Về tổ chức bộ máy, hiện nay trường có 4 phòng chức năng và 1 tổ trực thuộc làm nhiệm vụ tham mưu quản lý; có 11 khoa đang đảm nhiệm công tác đào tạo và 1 trường Phổ thông Thực hành Sư phạm. Cơ sở vật chất của trường ngày càng được đổi mới, khang trang hiện đại hơn. Hiện tại, trường có một hệ thống các giảng đường, phòng học với hàng trăm phòng khác nhau, 39 phòng thí nghiệm, 3 phòng giáo trình điện tử, 9 phòng máy tính với hàng trăm máy phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập và quản lý; thư viện được xây mới, hiện đại… Nhìn chung, cơ sở vật chất trang thiết bị bước đầu đã được hiện đại hóa, đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học của một cơ sở đại học.
    Đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường được phát triển một cách nhanh chóng cả về số lượng và năng lực chuyên môn. Hiện nay, toàn trường có gần 400 cán bộ công chức, trong đó, có trên 300 cán bộ giảng dạy. Với một chiến lược đúng đắn và tích cực nhằm nhanh chóng phát triển đội ngũ, chỉ trong một thời gian ngắn, số cán bộ có trình độ cao đã được tăng cường một cách đáng kể. Hiện tại, nhà trường đã có 5 Phó giáo sư, 30 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, trên 100 Giảng viên chính, trên 120 Thạc sĩ; hàng chục anh chị em khác đang NCS và theo học Cao học, đại học và tu nghiệp chuyên môn tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Đây là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo sự phát triển bền vững của nhà trường trên tất cả các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Việc học nhóm trực quang là hình thức đào tạo mới được áp dụng có kết quả tại trườnǵ.

    Quy mô và năng lực đào tạo của nhà trường cũng nhanh chóng được mở rộng và nâng cao. Từ chỗ chỉ đào tạo vài ba chuyên ngành bậc đại học, sau 10 năm, đến nay nhà trường đã đủ năng lực đào tạo 27 chuyên ngành đại học, 5 chuyên ngành sau đại học, 2 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống, nhà trường đã mở nhiều lĩnh vực mới, có tính chất đột phá như Giáo dục đặc biệt, Văn hóa học, Việt Nam học, ...
    Các loại hình và phương thức đào tạo của trường hiện nay khá phong phú, đa dạng : không chỉ đào tạo các hệ chính quy tập trung, nhà trường còn đào tạo hệ vừa học vừa làm, nâng chuẩn; không chỉ đào tạo các chuyên ngành sư phạm, nhà trường còn triển khai đào tạo các chuyên ngành cử nhân khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Địa bàn đào tạo cũng không bó hẹp mà được trải rộng từ Bắc Trung bộ - Tây Nguyên cho đến đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói nhà trường đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hóa ngành học cũng như các loại hình đào tạo. Hàng năm, trường tuyển sinh gần 3000 sinh viên các hệ; hiện đang có gần 6000 sinh viên chính Giao lưu có chủ đề được áp dụng rộng rãi tại trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

quy đang theo học tại trường và gần 5200 sinh viên hệ vừa học vừa làm đang theo học tại 15 cơ sở liên kết đào tạo trong cả nước. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cũng được đẩy mạnh và có nhiều thành tựu khả quan. Trong vòng 10 năm lại đây, cán bộ giáo viên của trường đã thực hiện thành công 2 chương trình nghiên cứu cơ bản, 97 đề tài nghiên cứu cấp bộ và cấp thành phố, hàng trăm đề tài cấp cơ sở. Nhiều đề tài đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng.




heo tư liệu của Trường Đại học Sư phạm

     Cho đến nay, nhà trường đã có quan hệ hợp tác, trao đổi với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học thuộc nhiều nước trên thế giới như : Nga, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, … Từ mối quan hệ đối tác này, nhiều chương trình, dự án đã được triển khai  Trại hè của Đoàn Thanh niên CS HCM với chủ đề kết nối tình bằng hữu.

thực hiện với kết quả rất tốt, đặc biệt là trên lĩnh vực hợp tác đào tạo quốc tế. Qua bốn năm thực hiện liên kết đào tạo, nhà trường đã tiếp nhận đào tạo cho trên 500 lưu học sinh thuộc các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Lào, … Trường Đại học Sư phạm đang thu hút ngày càng nhiều sinh viên các nước trong khu vực đến nghiên cứu, học tập. Hiện tại, đang có trên 150 lưu học sinh nhiều nước đang theo học tiếng Việt và các chuyên ngành tại trường Đại học Sư phạm. Đó là một tín hiệu tốt lành cho tương lai của nhà trường.
     Qua 30 năm xây dựng, nhà trường đã trưởng thành một cách toàn diện. Sự phát triển của nhà trường không chỉ ở quy mô đào tạo, ở sự đổi mới diện mạo rất nhanh chóng qua thời gian mà còn cả vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà. Đồng hành với sự phát triển chung của nhà trường là sự lớn mạnh của các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên… Đảng bộ nhà trường nhiều năm qua luôn là tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, Công đoàn nhà trường luôn được xếp là đơn vị tiên tiến xuất sắc, Đoàn thanh niên luôn là đơn vị dẫn đầu trong các phong trào thanh niên của tổ chức Đoàn Thành phố…Chính sự đoàn kết nhất trí, đồng tâm hiệp lực của mọi thành viên và tổ chức đã tạo được động lực lớn lao cho sự phát triển của nhà trường.
     Với những thành tích xuất sắc đã đạt được, trường Đại học Sư phạm đã vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Huân chương lao động Hạng Ba và Huân chương lao động Hạng nhì của Chủ tịch nước khen tặng. Đó là những sự động viên khích lệ rất lớn đối với nhà trường trong quá trình đi lên.
      Cảnh quan sư phạm được chăm sóc chu đáo và luôn xanh, sạch và đẹp quanh năm.

Để có được hôm nay, thầy và trò đã có một quá trình phấn đấu, một cuộc tiếp sức không mệt mỏi của các thế hệ trong suốt hơn ba thập niên qua. Nhà trường đã tạo dựng được một cơ đồ tuy chưa thật sự nguy nga nhưng đã có một vóc dáng rõ ràng. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là sự khởi đầu. Sự chuyển mình mạnh mẽ của nhà trường trong thời gian qua, nhất là trong mười năm lại đây cũng mới chỉ kiến tạo những tiền đề cơ bản cho một ngôi trường đại học hoạt động.
     Việt Nam đang bước nhanh trên con đường hội nhập và phát triển. Với vị thế của một trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng, một trong ba trung tâm đại học lớn nhất của Việt Nam, nhà trường đang đứng trước những vận hội và thách thức lớn chưa từng có. Trong giai đoạn mới, vận hội để xây dựng trường trở thành một trường Đại học nghiên cứu tiên tiến là hết sức rõ ràng, nhưng nguy cơ tụt hậu cũng rất hiển nhiên. Chính vì thế, nhiệm vụ của nhà trường trước mắt là rất nặng nề và còn rất nhiều việc phải làm.


Chủ đề: Giới thiệu về Trường - Lớp | Lượt xem: 868 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==