Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 29/03/2024, lúc 0:23 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 22 » Thời kỳ dựng nước đời Hùng Vương và An Dương Vương.
4:55 PM
Thời kỳ dựng nước đời Hùng Vương và An Dương Vương.
Từ thời đại đồ đá tiến lên thời đại kim khí - thời đại đồ đồng và đồ sắt - là một chuyển biến lớn lao của lịch sử nhân loại. Đó là thời kỳ cách mạng luyện kim, thời kỳ xuất hiện những nền văn minh và nhà nước đầu tiên, và cũng là thời kỳ mở đầu sự nghiệp dựng nước của dân tộc.
Trên lãnh thổ Việt Nam, nền văn minh sớm nhất là nền văn minh sông Hồng gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng, với quá trình hình thành nước Văn Lang đời Hùng Vương và nước Âu Lạc đời An Dương Vư 

Di tích văn hóa Đông Sơn phân bố rộng khắp miền Bắc Việt Nam trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Văn hóa Đông Sơn tồn tại trong khoảng 7-8 thế kỷ trước công nguyên đến 1-2 thế kỷ sau công nguyên, thuộc thời kỳ thịnh đạt của đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt. Đó là sự hội tụ của nhiều chặng đường dẫn đến Đông Sơn. 

Trên lưu vực sông Hồng, khảo cổ học đã xác lập được một phổ hệ gồm 3 giai đoạn trước Đông Sơn diễn ra trong thiên kỷ 1 trước công nguyên: 

Giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên thuộc sơ kỳ đồng thau. 

Giai đoạn văn hóa Đồng Đậu thuộc trung kỳ đồng thau. 

Giai đoạn văn hóa Gò Mun thuộc hậu kỳ đồng thau. 

ở vùng đông bắc từ văn hóa Hạ Long ở vùng sông Mã từ văn hóa Hoa Lộc, Đông khối, ở vùng sông Lam từ văn hóa Bàu Tró, cũng có những giai đoạn văn hóa dẫn đến Đông Sơn. 

Những dòng văn hóa đó có quan hệ giao lưu với nhau, nhưng cũng mang những dáng vẻ khác nhau phản ánh cuộc sống của những nhóm cư dân - bộ tộc hay liên minh bộ lạc - trên những địa bàn khác nhau. Đến văn hóa Đông Sơn thì các loại hình địa phương vẫn tồn tại nhưng tính thống nhất văn hóa trở nên bao trùm và chi phối. Dù thuộc di tích nào, ở địa phương nào, văn hóa Đông Sơn vẫn mang những đặc trưng chung biểu thị trong các loại hình di vật gồm công cụ (rìu, cuốc, xẻng, lưỡi cày...) vũ khi (rìu chiến, dao găm, mũi giáo, mũi tên...), đồ dùng vàoò trang sức (thạp, thổ, vòng tay, khuyên tai...) trong kỹ thuật chế tác và trong nghệ thuật trang trí. Di vật tiêu biểu nhất của văn hóa Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn nổi tiếng (trống đồng loại 1 theo phân loại của Heger). Trống đồng tìm thấy trong một khu vực rộng lớn bao gồm cả miền Nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, nhưng miền Bắc Việt Nam được coi là một trung tâm phát sinh lớn nhất. Văn hóa Đông Sơn vừa có cội rễ bản địa, vừa qua giao lưu và hội nhập, tiếp thụ một số ảnh hưởng văn hóa bên ngoài từ phương bắc và từ phương n 

Quá trình thống nhất văn hóa Đông Sơn cũng là quá trình liên kết các nhóm cư dân Việt cổ - người Lạc Việt và người Âu Việt - thành một cộng đồng quốc gia với một hình thái nhà nước sơ khai. Đó là nước Văn Lang đời Hùng Vương và tiếp theo là nước Âu Lạc đời An Dương Vương 

Đây là một thời đại để lại dấu ấn rất sâu đậm trong ký ức của nhân dân Việt Nam với bao huyền thoại và truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ đời này sang đời khác. Truyền thuyết Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con, được coi như tổ tiên chung của cộng đồng dân tộ 

Truyền thuyết trầu cau, bánh chưng, bánh dày, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Dóng phá giặc Ân phản ánh cuộc sống lao động và chiến đấu của người Việt cổ. Ngày 10 thang 3 âm lịch được coi là ngày Giỗ tổ của cả dân tộc. Người Việt Nam từ bao đời nay vẫn luôn luôn nhắc nhở nhau : 
                                                                                                                                                                          Nguồn: datviet.com

Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba 

Nước Văn Lang và Âu Lạc và ra đời trên một nền tảng kinh tế đã phát triển, chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước đạt đến trình độ dùng lưỡi cày bằng đồng thau và sức kéo của trâu, bò. Chăn nuôi có chó, lợn, gà, vịt, trâu, bò, voi. Nghề thủ công có đúc đồng, luyện sắt, làm đồ gốm, đan lát , mộc, dệt, sơn... Nhà cửa, trang phục, nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa còn được ghi lại bằng hình ảnh trên các di vật Đông Sơn, nhất là trên trống đồng. Tiếp nối nước Văn Lang, nước Âu Lạc ra đời vào nửa sau thế kỷ III trước công nguyên, còn để lại dấu tích của kinh đô Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) với ba vòng thành dài trên 16 km.
Chủ đề: Việt Nam Sử ký | Lượt xem: 676 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==