Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 4, ngày 24/04/2024, lúc 10:32 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Files » TÀI LIỆU HỌC TẬP

Gợi ý làm bài địa chí cuối kỳ
29/05/2011, 6:01 PM

GỢI Ý PHÂN TÍCH

Trong kho sách Hán Nôm của nước ta, sách địa chí chiếm một số lượng khá nhiều. Xét về nội dung, loại sách này mang tính chất lịch sử chứ không phải là sách địa lý học (geography).

Cuốn sách địa chí đầu đủ nhất và cuốn quốc chí đầu tiên của dân tộc ta phải kể đến Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Đây là cuốn địa chí cổ hiện còn giữ được của nước ta, có thể thức như lối viết giống với Vũ cống và nên còn có tên gọi An Nam Vũ cống, hoặc Lê triều cống pháp.

Sau đó, hàng mấy thế kỷ, mới có phần viết về Dư địa chí trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Rồi sau đó mới có sách Hoàng Việt dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí… đều ra đời dưới triều Nguyễn. Hầu hết các sách "dư địa chí" ấy đều ghi chép về cương vực, duyên cách, hình thế, khí hậu, giao thông, phong tục, thổ sản, thắng cảnh… của từng khu, từng tỉnh, rồi tập hợp lại cho thấy toàn bộ cảnh quan và sinh hoạt xã hội của đất nước. Có một số nhà học giả uyên bác hơn còn đi sâu vào tình hình địa chí của các nước cổ nay đã gia nhập bản đồ Việt Nam, như các nước Chiêm Thành, Lâm Ấp, cùng các nước lân bang… như các sách của Phan Huy Chú, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu…

Xem xét lại việc biên soạn các quốc chí ở nước ta trước đây, chúng ta thấy rất rõ là chúng được biên soạn sau khi giai đoạn bất ổn đã chuyển sang giai đoạn kiến thiết của các triều đại.

Ví dụ:

- Nguyễn Trãi viết trong Dư địa chí vào năm 1485, tức 8 năm sau khi công cuộc bình Ngô thắng lợi.

 

- Lê Quý Đôn viết "Phủ biên tạp lục”, khi quân Trịnh chiếm vùng Thuận Hóa của chúa Nguyễn và chúa Trịnh Sâm trao cho ông chức chức Hiệp trấn vùng này.

 

- Lê Quang Định dâng sách Nhất thống dư địa chí năm 1806, tức sau khi Gia Long lên ngôi 4 năm (thống nhất sơn hà, sau khi đánh đổ Nguyễn Tây Sơn).

 

- Thực dân Pháp cho dịch "Gia Định Thành thống chí” ngay sau khi đặt chân lên Nam kỳ, và sau đó là hàng loạt cuốn địa chí khác ra đời như "Người nông dân ở châu thổ sông Hồng”, "Quan và lại ở Bắc kỳ”...

Dưới thời các vua Nguyễn, Quốc sử quán triều Nguyễn – một cơ quan do Minh Mạng sáng lập năm 1821, hoạt động đến cuối thế kỷ XIX, có thể xem là Viện Sử học - Địa lý học quốc gia đầu tiên của nước ta. So với thư tịch sử địa các triều trước, Quốc sử quán đã đóng góp cho khoa học nhân văn những công trình quan trọng nhất: Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Minh Mạng chính yếu, Tự Đức thánh chế ...

Riêng về địa chí có thể kể ra đây những bộ sách quan trọng: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí...

 

Nhìn chung, Các sử quan triều Nguyễn viết sách địa dư xuất phát từ việc muốn ghi chép lại một cách đầy đủ về cương giới, núi, sông, phong tục, nghề nghiệp, sản vật ở mỗi địa phương, nhằm lưu lại cho đời sau và cũng để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, giúp ích cho việc quản lý địa phương. Nhiều tác phẩm, về mặt cấu trúc, là những "hình mẫu" cho các công trình địa chí hiện nay, dẫu về dung lượng có khác nhau.

1. Nội dung chính cần nhấn mạnh:

- Ranh giới, cương vực…

- Đất đai, tài nguyên, khoáng sản…

- Phong tục, tập quán, trang phục…

- Kỹ thuật…

 

2. Đóng góp về tư liệu:

- Giúp người đời sau hiểu rõ một cách tường tận, địa giới cương vực, phong tục của nước ta qua các đời…

- Thể hiện tinh thần yêu nước, tự lập, tự cường của dân tộc ta.

Ví dụ về trường hợp quần đảo Hoàng Sa.

3. Về phương pháp:

Có cách trình bày phong phú về cách thức thể hiện, hoàn thiện dần cách thức thể hiện thể loại địa chí theo cách của người Việt.

Ức Trai Dư địa chí chú ý nhiều tới sản vật, tài nguyên của các địa phương, tới việc thống kê số lộ, phủ, huyện, xã cùng số nhân khẩu.

 

Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định tập trung mô tả các tuyến đường sá, lộ trình trong nước, còn sản vật, phong tục chỉ nói sơ lược.

 

Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú hướng trọng tâm vào "sự khác nhau về bờ cõi, sự khác nhau về phong thổ qua các đời".

 

Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu (1795 - 1872) và Bùi Quĩ (1796 - 1861), ngoài phần địa chí trong nước, còn ghi chép về một số nước láng giềng (Ngoại quốc truyện) như Truyện nước Cao Miên, Truyện nước Vạn Tượng, Truyện nước Nam Chưởng...

 

Đại Việt địa dư toàn biên còn khảo về ngọn nguồn các dòng sông ở nước ta.

 

Cao Bằng thực lục của Nguyễn Hựu Cung (đầu thế kỷ 19) có nội dung thiên về khảo sát lịch sử và dân tộc học. Thí dụ ở phần Cương giới phong tục Cao Bằng, tác giả mô tả khá kỹ về sinh hoạt dân tộc học.

 

Hưng Hoá ký lược của Phạm Thận Duật (thời Tự Đức) ghi chép tuy sơ lược song đã phản ánh được lịch sử của một dân tộc ít người sinh sống ở miền Bắc nước ta, chủ yếu là các dân tộc thuộc nhóm Tày, với tất cả phong tục, nhà cửa, tín ngưỡng, lối canh tác, săn bắn, cách mua bán, giao dịch, chữ viết...

Chủ đề: TÀI LIỆU HỌC TẬP | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86
Lượt xem: 954 | Tải về: 79 | Bình luận: 1 | Rating: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 1
0  
1 chipkute08cvhh   (30/05/2011 11:18 AM) [Nội dung]
vượng ơi yêu em nhìu. còn cái đề cương nào gửi lên lun em nha

Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==