Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 29/03/2024, lúc 6:43 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Files » TÀI LIỆU HỌC TẬP

Thực hành văn bản tiếng việt
13/06/2011, 11:36 AM

Thực hành văn bản tiếng Việt 

(Tài liệu tham khảo cho sinh viên khối ngành kinh tế du lịch - Bài của Thầy chủ nhiệm lớp mình nè)

ĐÂY CHỈ LÀ PHẦN TÓM TẮT SƠ LƯỢC MUỐN XEM ĐẦY ĐỦ THÌ HÃY DOWLOADN VỀ NHÉ

I. Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản

I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN (NGÔN BẢN)

1- Khái niệm về văn bản.

2- Khái niệm về nội dung và cấu trúc của văn bản.

2.1- Nội dung của văn bản.

2.2- Cấu trúc của văn bản.

3- Khái niệm về tiêu đề của văn bản.

3.1- Tiêu đề mang tính dự báo.

Ðây là loại tiêu đề phản ánh một phần hay toàn bộ nội dung cơ bản của văn bản. Qua tiêu đề thuộc loại này, người đọc có thể suy đoán trước đề tài hay chủ đề của văn bản.

3.2- Tiêu đề mang tính nghệ thuật.

4- Ðặc trưng của văn bản.

Ðặc trưng của văn bản thể hiện qua các tính chất: tính hoàn chỉnh, tính thống nhất, tính liên kết và tính mạch lạc. Trong đó tính hoàn chỉnh và tính liên kết là hai đặc trưng cơ bản.

4.1- Tính hoàn chỉnh (Completeness).

Tính hoàn chỉnh của văn bản thể hiện ở hai mặt: nội dung biểu đạt và cấu trúc. Trong đó, tính hoàn chỉnh về mặt nội dung có ý nghĩa quyết định.

4.2- Tính liên kết (Cohesion).

a) Tính liên kết nội dung:

b) Liên kết hình thức.

II. ÐOẠN VĂN - ÐƠN VỊ  ÐIỂN  HÌNH VÀ ÐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA VĂN BẢN

1- Khái niệm về  đoạn văn.

Ðoạn văn là một tập hợp câu liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức, diễn đạt hoàn chỉnh hay tương đối hoàn chỉnh một chủ đề bộ phận ở cấp độ nhỏ nhất nào đó trong chủ đề hay hệ thống chủ đề toàn thể của văn bản.

2- Cấu trúc của đoạn văn.

Nói đến cấu trúc của đoạn văn là nói đến các loại câu có chức năng khác nhau và sự phân bố, sắp xếp cùng với mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Trong đoạn văn, có tất cả năm loại câu có chức năng khác nhau, được phân bố, sắp xếp qua sơ đồ cấu trúc tổng thể sau đây:

2.1- Câu chuyển đoạn.

2.2- Câu mở đoạn.

2.3- Câu chủ đoạn.

2.4- Câu thuyết đoạn.

2.5- Câu kết đoạn.

3- Các kiểu kết cấu của đoạn văn.

Như vừa trình bày, cấu trúc tổng thể của đoạn văn bao gồm năm loại câu có chức năng khác nhau. Trong đó câu chủ đoạn, câu thuyết đoạn và câu kết đoạn là ba loại câu cơ bản. Trong ba loại câu này, câu chủ đoạn và câu kết đoạn có thể xuất hiện hay vắng mặt, hình thành những biến thể cụ thể của cấu trúc đoạn văn. Những biến thể cụ thể này là các kiểu kết cấu của đoạn (còn được gọi là các cách lập luận).

Có bốn kiểu kết cấu của đoạn:

3.1- Kết cấu diễn giải.

3.2- Kết cấu quy nạp.

3.3- Kết cấu diễn giải kết hợp với quy nạp.

3.4- Kết cấu song hành.

4. Phân loại đoạn văn.

Dựa vào đặc điểm về nội dung biểu đạt, có tất cả bốn loại đoạn văn cơ bản:

4.1- Ðoạn miêu tả.

4.2- Ðoạn thuật sự.

4.3- Ðoạn lập luận.

4.4- Ðoạn hội thoại.

1. Sơ lược về các giai đoạn trong quy trình tạo lập văn bản.

Nhìn chung, quá trình tạo lập văn bản bao gồm bốn giai đoạn tiếp nối nhau: định hướng, lập chương trình biểu đạt (lập đề cương), tạo văn bản và kiểm tra, sửa chữa văn bản (bản thảo). Quy trình này được tiến hành khi người viết tự chọn đề tài để viết hay được yêu cầu với đề văn cho sẵn như trong nhà trường.

2- Các giai đoạn tạo lập văn bản.

2.1 Ðịnh hướng.

2.2- Lập chương trình biểu đạt.

2.3- Tạo văn bản.

2.4- Kiểm tra, sửa chữa văn bản.

IV. LỖI LIÊN KẾT VĂN BẢN VÀ CÁCH SỬA CHỮA

Tính liên kết của văn bản nói chung và trong đoạn văn nói riêng thể hiện ở hai bình diện : liên kết nội dung và liên kết hình thức. Liên kết nội dung bao gồm hai nhân tố : liên kết chủ đề và liên kết lô-gích. Dựa trên cơ sở đó, có thể quy các hiện tượng vi phạm tính liên kết thành ba loại lỗi : lỗi liên kết chủ đề, lỗi liên kết lô-gích và lỗi liên kết hình thức.

1. Lỗi liên kết chủ đề.

2. Lỗi Liên kết lô-gích.

3. Lỗi liên kết hình thức.

            Lỗi liên kết hình  thức là loại lỗi liên kết có biểu hiện : các phương tiện liên kết phản ánh sai lệch mối quan hệ về mặt nội dung giữa các câu trong đoạn.

Chương II: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CÂU

I. KHÁI NIỆM VỀ CÂU

Câu là một tập hợp từ, ngữ kết hợp với nhau theo những quan hệ cú pháp xác định, được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định.

II. GIẢN YẾU VỀ CẤU TRÚC CÂU TIẾNG VIỆT

Nói đến cấu trúc câu là nói đến các thành phần tạo câu cùng với chức năng, mối quan hệ qua lại và sự phân bố chúng trong tổ chức nội bộ câu.

Dựa vào vai trò tạo câu, các thành phần câu được chia thành ba loại lớn: thành phần nòng cốt, thành phần phụ và thành phần biệt lập.

1- Thành phần nòng cốt của câu.

Thành phần nòng cốt là loại thành phần cơ bản, cốt lõi của câu mà dựa vào nó câu mới có thể tồn tại. Thành phần nòng cốt bao gồm hai loại nhỏ: chủ ngữ và vị ngữ.

1.1- Chủ ngữ (subject, sujet).

Chủ ngữ (viết tắt : C) là loại thành phần nòng cốt có chức năng biểu thị đối tượng mà câu đề cập đến. Nó trả lời cho câu hỏi: câu nói về ai, cái gì, việc gì?

1.2- Vị ngữ (Predicate, pédicat).

Vị ngữ (viết tắt: V) là loại thành phần nòng cốt có chức năng biểu thị nội dung thuyết minh về đối tượng được câu nói đến. Nó trả lời cho câu hỏi: đối tượng được nói đến làm gì, như thế nào, ra sao?

2- Thành phần phụ của câu.

Thành phần phụ của câu bao gồm hai loại nhỏ: trạng ngữ và khởi ngữ.

2.1- Trạng ngữ.

Trạng ngữ (viết tắt: Tr) là loại thành phần phụ có chức năng bổ sung thêm thông tin phụ cho sự việc được kết cấu C - V nòng cốt nêu ra. Thông tin phụ mà Tr bổ sung có thể là thời gian, nơi chốn, cách thức, phương tiện, trạng thái, đối tượng có liên quan v.v....

3- Thành phần biệt lập.

Thành phần biệt lập là loại thành phần đứng tách riêng ra trong tổ chức câu và có mối quan hệ lỏng lẻo với kết cấu C - V nòng cốt.

Thành phần biệt lập bao gồm nhiều loại nhỏ:

3.1- Chuyển ngữ (Trỏ chuyển tiếp, thành phần phụ chuyển tiếp).

3.2- Cảm thán ngữ.

3.3- Hô ngữ (thành phần gọi - đáp).

Hô ngữ bao gồm hai loại nhỏ: hô ngữ gọi và hô ngữ đáp.

a) Hô ngữ gọi:

b) Hô ngữ đáp:

3.4- Giải thích ngữ.

Giải thích ngữ là loại thành phần đặc biệt có chức năng giải thích thêm cho một từ ngữ nào đó, hay ghi chú thêm về thái độ, lời lẽ, cảm xúc... của người nói.

III. CÁC LOẠI LỖI NGỮ PHÁP VÀ CÁCH SỬA CHỮA

Ở bậc tổ chức câu, hiện tượng sai ngữ pháp, trước hết có thể quy thành hai loại  lỗi lớn : câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh và câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp. Mỗi loại lỗi sai này được chia thành nhiều kiểu lỗi nhỏ, dựa vào đặc điểm, tính chất của hiện tượng sai.

1. Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh :

Câu sai do cấu trúc không hoàn chỉnh là loại lỗi ngữ pháp có biểu hiện :  hiện dạng của câu thiếu một hay một vài thành phần nòng cốt, mà dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi cấu trúc đầy đủ của nó.

Loại lỗi này bao gồm nhiều kiểu lỗi nhỏ :

 1.1. Câu sai thiếu chủ ngữ.:

1.2. Câu sai thiếu vị ngữ :

1.3. Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt.

1.4. Câu ghép phụ thuộc thiếu cú.

2. Câu sai do vi phạm quy tắc kết hợp.

2.1. Câu đứt cấu trúc ngữ pháp.

2.2. Câu chập cấu trúc ngữ pháp.

2.3. Câu rối cấu trúc ngữ pháp.

            Rối cấu trúc ngữ pháp là kiểu lỗi câu sai ngữ pháp mà hiện dạng của nó có những ngữ đoạn đan chéo vào nhau một cách rối rắm, sai quy tắc kết hợp, làm cho quan hệ cú pháp và chức năng cú pháp của chúng lệch lạc, thiếu phân minh.

Chương III: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ

I. VAI TRÒ CỦA TỪ TRONG HOẠT ÐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

Trong ngôn ngữ thì từ là cái quan trọng nhất. Nói cách khác, trong ngôn ngữ, từ là chất liệu cơ bản, được sử dụng để tạo ra những đơn vị/kết cấu ở bậc cao hơn. Vì thế, không có từ, con người không thể tiến hành giao tiếp được, và như vậy, bản thân ngôn ngữ cũng không tồn tại.

Có thể xem xét vai trò của từ từ hai góc độ.

Về phía người tạo lập văn bản (người nói, người viết), để truyền đạt một nội dung thông báo nào đó, tất nhiên phải tạp ra lời cụ thể, tồn tại dưới một loại hình ngôn bản cụ thể. Trong quá trình tạo câu, tạo đoạn... trong ngôn bản, công việc cơ bản của người nói/viết là lựa chọn và kết hợp từ để tạo thành câu, đoạn v.v...

Về phía người tiếp nhận văn bản (người nghe, người đọc), khi nghe, đọc, trước hết là tiếp xúc với từ (dưới dạng âm thanh hay kí hiệu chữ viết) và hiểu được từ, trên cơ sở đó mới hiểu được câu, đoạn... và cuối cùng là hiểu được nội dung toàn ngôn bản. 

II. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC DÙNG TỪ

Yêu cầu cơ bản của việc dùng từ là phải đảm bảo tính chính xác.

Nhiều làm công tác văn hoá, văn nghệ đã nhấn mạnh yêu cầu cơ bản này:

Bất cứ người làm văn nào cũng thấy việc hiểu từ và dùng từ đúng chỗ là điều quan trọng và cũng là điều khó khăn bậc nhất.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP LIÊN HỘI, SO SÁNH CẦN THIỂT ÐỂ DÙNG TỪ CHÍNH XÁC

1- Phân biệt các nét nghĩa, các sắc thái nghĩa khác nhau giữa các từ đồng nghĩa.

1.1- Khái niệm về từ đồng nghĩa.

1.2- Phân loại từ đồng nghĩa.

Dựa vào mức độ đồng nhất vè ý nghĩa, từ đồng nghĩa được chia thành hai loại: từ đồng nghĩa tuyệt đối và từ đồng nghĩa sắc thái.

a) Từ đồng nghĩa tuyệt đối.

b) Từ đồng nghĩa sắc thái.

Nhìn chung có ba trường hợp.

2.1- Từ Hán - Việt không có đơn vị thuần Việt tương đương.

Trong trường hợp này, chúng ta bắt buộc phải dùng từ Hán - Việt. Tránh lối chuyển dịch nghĩa nôm na, tuỳ tiện.2.2- Từ Hán - Việt có đơn vị thuần Việt đồng nghĩa sắc thái.

2.3- Từ Hán - Việt có đơn vị thuần Việt đồng nghĩa gần như tuyệt đối.

Trong trường hợp này, chúng ta nên dùng từ thuần Việt. Dùng từ Hán - Việt là lạm dụng, cầu kì, không cần thiết.

IV. CÁC LOẠI LỖI DÙNG TỪ VÀ CÁCH SỬA CHỮA

1- Cơ sở phân loại lỗi dùng từ.

2. Lỗi lựa chọn :

2.1. Chọn sai từ :

2.2. Chọn từ, ngữ sáo rỗng :

2.3. Chọn từ, ngữ sai phong cách ngôn ngữ văn bản :

3. Lỗi kết hợp :

3.1. Kết hợp sai nghĩa từ vựng :

3.2. Kết hợp trùng lặp, thừa từ ngữ :

3.3. So sánh khập khễnh :

Chương IV: RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ

I. KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH TẢ VÀ CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

Nội dung chính tả tiếng Việt bao gồm một số vấn đề cụ thể sau:

- Cách viết một số từ có nhiều dạng phát âm khác nhau.

- Cách viết tên riêng Việt Nam.

- Cách viết tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

- Cách viết tên riêng nước ngoài và thuật ngữ khoa học.

- Cách viết tên tác phẩm, văn bản.

- Cách viết tắt.

- Cách dùng số và chữ biểu thị số. 

- Cách sử dụng dấu câu.

II. MỘT SỐ QUY ÐỊNH VỀ CHÍNH TẢ

1- Cách viết tên riêng Việt Nam.

2- Cách viết tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

3- Cách viết tên tác phẩm, văn bản.

4- Cách viết tên riêng nước ngoài.

5- Cách viết tắt.

III. KHÁI NIỆM VỀ LỖI CHÍNH TẢ VÀ TÌNH HÌNH LỖI CHÍNH TẢ TRONG BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH

A.    Khái niệm về lỗi chính tả.

Nói một cách khái quát, lỗi chính tả tiếng Việt là viết tiếng Việt sai qui định so với qui định có tính pháp chế (do Nhà nước ban hành). Sau đây là Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa

(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Cách viết tên riêng Việt Nam

1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

2. Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

4. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.

6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.

II. Cách viết tên riêng nước ngoài

1. Tên người, tên địa lí:

1.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.

1.2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

2. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể nước ngoài

2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể Việt Nam.

2.2. Trường hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt. Tuỳ từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên dạng không viết tắt

1. Lỗi viết hoa.

1.1. Viết hoa sai quy định chính tả :

1.2. Viết hoa tùy tiện :

2. Lỗi viết tắt :

2.1. Viết tắt sai quy định chính tả :

2.2. Viết tắt tùy tiện :

3. Lỗi dùng số và chữ biểu thị số :

            Kiểu lỗi chính tả này có hai biểu hiện chính: lẫn lộn giữa hai loại số và lẫn lộn giữa số với chữ biểu thị số.

3.1. Lẫn lộn hai loại số :

3.2. Lẫn lộn số và chữ biểu thị số :

4. Lỗi chính tả âm vị :

4.1. Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính :

4.2. Lỗi chính tả âm vị đoạn tính :

IV. MẸO VIẾT ÐÚNG DẤU HỎI, DẤU NGÃ

Ðể viết đúng chính tả nói chung và viết đúng dấu hỏi, dấu ngã nói riêng, bên cạnh biện pháp rèn luyện âm chuẩn và nhớ mặt chữ của từ dựa vào nghĩa của chúng, chúng ta còn có thể vận dụng một số mẹo luật, tức là các quy tắc mà dựa vào đó, có thể suy ra dấu hỏi, dấu ngã một cách chính xác.

Dưới đây là một số mẹo cụ thể.

1- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ láy.

4.1.1- Khái niệm về từ láy và các kiểu từ láy.

1.2- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ láy.

Từ luật hài thanh nêu trên, chúng ta rút ra được các mẹo luật cụ thể như sau:

1.2.1- Mẹo 1: ở bậc cao.

a- Âm tiết có thanh ngang đi với âm tiết có thanh hỏi.

b- Âm tiết có thanh sắc đi với  âm tiết có thanh hỏi.

1.2.2- Mẹo 2: ở bạc thấp.

a- Âm tiết có thanh huyền đi với âm tiết có thanh ngã

b- Âm tiết có thanh nặng đi với  âm tiết có thanh ngã.

1.2.3- Mẹo 3: ở cả hai bậc thanh.

1.3- Phân biệt từ láy với từ ghép có sự lặp lại về mặt ngữ âm giữa các âm tiết một cách ngẫu nhiên.

2- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ đơn.

Ðối với một số từ đơn âm, chúng ta cũng có thể dựa trên luật hài thanh đã trình bày để rút ra mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã.

2.1- Mẹo 1: ngang, sắc - hỏi.

2.2- Mẹo 2: huyền, nặng - ngã.

3.1- Khái niệm về từ Hán - Việt.

3.2.1- Dựa vào đặc điểm về ý nghĩa.

3.2.2- Dựa vào trật tự phân bố của các yếu tố trong từ.

3.3- Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ Hán - Việt

3.3.2- Mẹo 2: thanh hỏi.

Chủ đề: TÀI LIỆU HỌC TẬP | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86
Lượt xem: 903 | Tải về: 15 | Rating: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==