Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 5, ngày 25/04/2024, lúc 7:39 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 20 » Lễ Hội Bình Phước
12:53 PM
Lễ Hội Bình Phước

Lễ Hội Bình Phước

LỄ HỘI MIẾU BÀ RÁ PHƯỚC LONG

 

LỄ HỘI MIẾU BÀ RÁ PHƯỚC LONG: Miếu được dựng lên năm 1943, và đến năm 1958 được dời đến nơi ở toạ lạc hiện nay và được gọi là "Miếu Bà”, thuộc xã Sơn Giang- Phước Long. Theo lời của nhân dân địa phương, năm 1943 miếu được xây dựng để tưởng nhớ các tù chính trị bị chôn sống ở gốc cây cầy hiện nay, miếu do những tù nhân chính trị ở nhà tù Bà Rá bí mật xây dựng và làm bài vị thờ tượng trưng có ghi 4 chữ Hán ” Chúa xứ nương nương” nhằm che mắt bọn tay sai nên đặt tên là miếu Bà để cho bọn thực dân công nhận ngôi miếu này. Năm 1956-1957 tỉnh Phước Long được thành lập, một số người dân đã tiến hành dời miếu lên sát đường lộ ( cách nơi cũ 500 mét) để bà con tiện đi lại thờ cúng , và cũng từ lúc này Miếu Bà mới có 3 bức tượng thờ.

Miếu Bà Rá là một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, nằm trong quần thể di tích lịch sử Bà Rá đã được Bộ Văn hoá- Thông tin công nhận mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, nó không chỉ là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân mà còn là một trong những chứng tích về sự xâm lược của thực dân Pháp trên vùng đất Phước Long.. 
Hàng năm vào ngày mùng 1,2,3,4/3 âm lịch, đông đảo khách thập phương trong và ngoài tỉnh hành hương về đây để " Vía Bà”. 

Diễn biến lễ hội: 
- Ngày mùng 1/3 AL Ban tổ chức tiến hành làm lễ thay y phục, tắm tượng đến 12 giờ đêm cùng ngày làm lễ rước Bà về. 
- Ngày mùng 2, tối làm lễ tế Bà khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó để khách hành hương vào làm lễ dâng hương, lễ Bà và xin lộc. 
- Ngày mùng 3 tiếp tục khách thập phương dâng lễ. 
- Ngày mùng 4/3 AL Ban tổ chức làm lễ tạ Bà vào buổi trưa, kết thúc lễ hội. 

Miếu Bà là một trong những di ích lịch sử minh chứng về sự xâm lược của thực dân Pháp, nằm trong các chứng tích khác như: Hàng Điệp, vườn cây lưu niệm Nguyễn Thị Định, Sân bay Phước Bình nơi đồng chí Nguyễn Thành Trung năm 1975 thực hiện phi vụ ném bom dinh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và lái chiếc F5 đáp xuống sân bay Phước Bình vùng Cách mạng an toàn. (internet)

Ngoài ra Bình Phước còn có các lễ hội:

Các lễ hội
- Lễ hội cầu mưa: là một lễ hội có tầm quan trọng nhất đối với cuộc sống của người dân tộc S'Tiêng.
- Lễ hội miếu Bà Rá: là lễ hội tưởng niệm các tù chính trị và các liệt sỹ đã hy sinh ở đây. Hàng năm vào ngày 1 - 4/3 âm lịch, đông đảo khách thập phương du lịch trong và ngoài tỉnh hành hương về đây để tưởng niệm và cầu tài lộc, sức khoẻ.
- Tết mừng lúa mới của người M’Nông (lễ Cơm mới): là tết lớn nhất của người M'Nông, diễn ra vào đầu vụ thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch.
- Lễ Tết Chol Chnăm Thmây: diễn ra từ 13-15 tháng 3 Âm lịch, là lễ hội đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
- Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn’’ của dân tộc ta.
- Lễ hội đâm trâu mừng được mùa.
- Lễ hội quay đầu trâu mừng lúa mới: Đây là lễ hội cổ truyền của đồng bào S’tiêng có từ lâu đời diễn ra hàng năm vào thời điểm thu hoạch mùa màng xong (từ tháng 10 đến 12).
Ngoài ra ở Bình Phước còn có các lễ hội khác như:
- Lễ Bỏ Mả
Lễ Phật Đản (rằm tháng 4 âm lịch)
- Lễ cúng Ông Bà hay còn gọi là lễ Dolta (cúng lúa mới)
- Lễ dâng y Katina (rằm tháng 10)
- Lễ dâng y Phật
- Lễ Vu Lan Báo Hiếu(tháng 7)
- Lễ Hoa Đăng

Theo Wikipedia

__________________

LỄ CẦU MƯA CỦA NGƯỜI S-TIÊNG BÙ LƠ

LỄ CẦU MƯA CỦA NGƯỜI S'TIÊNG BÙ LƠ : Hàng năm vào cứ mùa khô, đầu mùa mưa người S'Tiêng Bù Lơ tổ chức làm lễ cầu mưa theo từng bon ( Wăng). Lễ cầu mưa là lễ hội rất quan trọng, do đó công việc chuẩn bị phải chu đáo. Các vị Già làng và chủ làng ấn định thời gian hành lễ, sau đó họp cả bon để phân công công việc cụ thể: 
- Trai tráng và một số nghệ nhân làm cột cây nêu và những công việc nặng nhọc khác. 
- Phụ nữ chuẩn bị củi, nước, gạo nếp, ống nứa để nấu cơm lam, một ché rượu cần để cúng lễ.

Đến giờ làm lễ, cả làng ( Wăng) tập trung đầy đủ, trâu buộc chặt vào cây nêu, mọi người đúng thành vòng tròn chứng kiến nghi lễ. Sau khi đông đủ cả làng, Già làng (Bu Kuông) tuyên bố lý do buổi lễ, 1 đến 3 người đàn ông ở độ tuổi trung niên cầm lao hoặc chà gạc để giết trâu, Già làng lấy máu bôi lên cột cây nêu, dùng gạo trắng và muối rải lên mình trâu. Sau đó ngồi bên ché rượu cần để cúng các vị thần lúa, thần mưa, thần rừng, cầu cho mưa thuận gió hoà để dân làng có một mùa vụ năm mới bội thu, cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Xong nghi lễ, mọi người xẻ trâu lấy thịt nướng, uống rượu cần và tận mục sở thị những màn biểu diễn cồng chiêng, những điệu múa cùng các nghệ nhân và nam nữ miền sơn cước, cuộc vui tiếp tục cho đến khi màn đêm buông xuống, mọi người sẽ được Già làng giáo huấn về luật tục và xướng sử thi cho đến sáng hôm sau. (internet)

Nguồn: saigontoserco
Chủ đề: Lễ hội miền Nam | Lượt xem: 744 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==