Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 5, ngày 28/03/2024, lúc 11:48 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 20 » Lễ Hội Bình Thuận
12:59 PM
Lễ Hội Bình Thuận

Lễ Hội Bình Thuận

LỄ HỘI NGHINH ÔNG - BÌNH THUẬN

Đây là lễ hội truyền thống tiêu biểu cho phong tục tập quán và tín ngưỡng của Người Hoa ở Phan thiết, với ước mong cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa cho một cuộc sống thanh bình, mọi người trong xã hội được ấm no hạnh phúc.

Nơi thường diễn ra các họat động chính của Lễ hội là Chùa Ông hay còn gọi là chùa Quang Đế Miếu, tọa lạc tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết. Đây là ngồi chùa cổ và quy mô khá lớn của cộng đồng người Hoa ở Bình Thuận.

Chùa được xây dựng từ năm 1770, khởi nguyên là mội ngôi miếu lớn thờ Quan Công. Ngôi chùa hiện nay nằm trong một khuôn viên khá rộng, có lối kiến trúc và trang trí nghệ thuật đặc trưng của người Hoa. Các dãy nhà được xây dựng nối tiếp nhau tạo thành hình chữ kim, các vì kèo được chạm khắc tinh vi; ở các cột chính đều có các câu đối sơn son thiếp vàng rực rỡ. Ngay gian chính diện là tượng Quan Công bằng gỗ đặt trang trọng trên bệ thờ, chung quanh là hàng chục pho tượng cổ khác. Bên trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ nhiều chiếc chuông cổ có giá trị.

 

 

Lễ hội được tổ chức với nhiều họat động như :Lễ Thỉnh Kiệu Bà Thiên Hậu, Lễ Thỉnh nước, Lễ Thỉnh Kinh, Lễ Thỉnh Kiệu thần Chiêu Ứng Công, Lễ Yết Quan Thánh, cáo Tiền Hiền, Lễ Chiêu vong linh Tiền Hiền.Các Đoàn làm lễ gồm: Hội Quán Triều Châu, Hội Quán Hải Nam,

 

Đoàn Rồng Thanh Long Quan Đế Miếu; Lễ phóng sanh; Cúng ngọ; cúng thí thực; Thả thuyền ( cửa biển Phan Thiết ) và Lễ Hoàn mãn.

 

Lễ hội đường phố thỉnh Ông Quan Thánh Đế Quân xuất du qua các đường phố Thành phố Phan Thiết.

 

Bắt đầu từ 5h00 sáng Đoàn thỉnh Ông Quan Thánh Đế Quân xuất du gồm 900 người là thành viên các Hội Quán với băng rol mã lộ, băng rol đại kỳ, lồng đèn, bàn hương án, đoàn nhạc cổ, đoàn Bát Tiên đi cà kheo, đội thiếu nhi - thiếu nữ gánh hoa, múa hoa, múa Thái cực kiếm, đội múa đèn, đội múa quạt, xe hoa Đồng tử bái Quan âm, đội Tam Tạng Thỉnh kinh, đội Phước Lộc Thọ, Thần tài, Bao công xử án, đoàn Lân Sư Rồng cung đình, đội mang Bát Bửu, Kiệu Chiêu Ứng Công, kiệu Bà Chúa Sanh Nương Nương, kiệu Thiên Hậu Thánh Mẫu, ngai Phước Đức Chánh Thần, Quan Bình cuỡi ngựa, Châu Xương, lính hầu, người cầm trống, người dắt ngựa, kiệu Quan Thánh, Đoàn rồng Thanh Long…

___________________________________

 

LỄ HỘI DINH THẦY THÍM - BÌNH THUẬN

Lễ hội dinh Thầy Thím thị xã La Gi (Bình Thuận) là một lễ hội văn hóa độc đáo và đầy sắc màu tín ngưỡng dân gian. Hàng năm lễ hội không chỉ trở thành nét văn hóa truyền thống của riêng người dân địa phương mà còn thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách khắp nơi về xin lộc ơn phước của thầy.

 

 

Theo sự tích, Thầy Thím quê gốc ở Điện Bàn (Quảng Nam), đức tài vẹn toàn. Dưới thời vua Gia Long, gia đình Thầy bị kết tội tử hình oan. Trước giờ thi hành án, thầy được vua ban một tấm lụa đào để múa từ biệt vua.

 

Theo truyền thuyết, tấm lụa quấn lấy Thầy Thím và đưa vợ chồng thầy bay vào phương nam. Đến ngảnh Tam Tân (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận ngày nay), Thầy Thím cải trang thành một dân thường, từ đó thầy giúp đỡ dân nghèo ở đây bằng cách bốc thuốc chữa bệnh; đóng ghe thuyền giúp ngư dân; khẩn khai đồng ruộng.

 

Những năm sau ngày Thầy Thím mất, cứ mùng 5 tháng Giêng lại có hai con hổ về mộ thầy thăm, rồi lại buồn bã ra đi. Biết ơn công lao Thầy Thím, dân làng đã lập đền thờ thầy và thờ cả hai con hổ. Nghe tiếng lành đồn xa, năm 1906 (đời vua Thành Thái thứ 18) vua đã hủy bỏ bản án oan trước đây của thầy và phong cho thầy sắc phong "Chí đức Tiên sinh, chí đức Nương Nương Tôn thần".

 

Dinh Thầy Thím ban đầu được tạo dựng bằng tranh lá đơn sơ; về sau, khi đời sống ổn định, nhân dân đã đóng góp thêm để tôn tạo và nâng cấp dinh Thầy Thím: lần tôn tạo lớn nhất diễn ra vào khoảng tháng 12/1879; đến nay, dù đã thêm nhiều lần tôn tạo, trùng tu nữa nhưng dinh Thầy Thím hiện nay vẫn giữ được những nét kiến trúc theo nghệ thuật chạm khắc, trang trí nội ngoại thất theo cung cách nghệ thuật cung đình; các tượng thần linh được bố trí hài hòa xung quanh dinh như ngày xưa. Chính những nét kiến trúc độc đáo này cùng với những nghi lễ đầy màu sắc văn hóa vùng biển của hai ngày lễ lớn là Tảo Mộ (mồng 5 tháng giêng âm lịch) và Tế Thu vào rằm tháng 9 âm lịch, dinh Thầy-Thím đã được bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử -văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 27/9/1997.

 

___________________________________

LỄ HỘI TRUNG THU - BÌNH THUẬN

Lễ hội Trung Thu: Đến với lễ hội Trung Thu được tổ chức tại Phan Thiết được tổ chức hàng năm vào đêm 14/8 âm lịch, du khách sẽ được đắm mình trong không khí hoành tráng với muôn sắc màu, đèn hoa rực rỡ được các cháu thiếu niên, nhi đồng diễu hành trong đêm Trung thu; thể hiện nét văn hoá và dấu ấn thiêng liêng đối với mỗi người dù người lớn hay trẻ con; bởi vì ai cũng có một tuổi thơ, có những kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu.

Lễ hội Trung thu Phan Thiết được tổ chức hết sức hoành tráng, đa dạng với vô số đèn lồng đầy đủ màu sắc, hình thái khác nhau được diễu hành trên các trục đường của thành phố Phan Thiết tạo nên những dòng sông đèn lung linh, huyền ảo. Ngày hội Trung thu chẳng những thể hiện được nét đặc sắc, cái đẹp lung linh huyền ảo, mà nó còn mang ý nghĩa xã hội - nhân văn- kinh tế. (internet)

 

___________________________________

LỄ HỘI RAMƯWAN

Lễ hội Ramưwan: Lễ hội Ramưwan diễn ra hàng năm, cứ 03 tháng trong 01 năm và lùi ngược dần. Đây là lễ hội tiêu biểu của đồng bào Chăm theo đạo Bà ni, vừa mang màu sắc tôn giáo, vừa là tín ngưỡng dân gian, nó được lưu giữ và kế thừa rất lâu đời. Lễ hội Ramưwan gắn chặt với từng con người, đời người từ khi sinh ra, lớn lên cho đến lúc qua đời, được ghi nhận trong sách Đại Nam nhất thống chí. Lễ hội Ramưwan bao gồm nhiều nghi lễ và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như lễ Sút Amưrăm (kinh hội đầu năm, lễ Sút Yâng (kinh hội xoay vòng), lễ tảo mộ, tháng Ramưwan, lễ Và ha.. là những nghi lễ lâu đời của người Chăm vẫn được giữ nguyên đến nay. Ngoài những nghi lễ trang trọng, du khách đến với lễ hội Ramưwan còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân tộc dân gian hết sức ấn tượng. (internet)

Lễ hội Ramưwan

Ramưwan là lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa nhất trong hệ thống lễ hội của người Chăm Bàni.

Nhìn chung ở các làng Chăm, lễ hội Ramưwan diễn ra trình tự như sau:

1. Tảo mộ: vào những ngày cuối cùng của tháng 8, tín đồ Chăm mặc trang phục truyền thống mang theo lễ vật, trẻ em xách nước đi đến các nghĩa địa (ghurrăk) để tảo mộ và cúng. Những tu sĩ Hồi giáo chủ lễ, cầu kinh Coran bằng tiếng ả Rập, vị phụ tế vẩy nước thánh lên từng viên đá (bia mộ). Mỗi dòng họ có một nghĩa địa riêng, tất cả thành viên trong dòng họ đều kính cẩn cúng bái, cầu khấn mời tổ tiên về hưởng mùa Ramưwan với con cháu. Kết thúc phần cúng, ở mỗi ngôi mộ đều để dưới đá bia một miếng trầu. Người Chăm Hồi giáo có tập quán khi chết, chôn đầu quay về hướng Bắc, nghiêng mặt về hướng Tây. Trên ngôi mộ có 2 viên đá. Lễ tảo mộ và cúng kính được xem như là sự hành hương của người Chăm về với tổ tiên, ông bà.

2. Cúng gia tiên: sau phần tảo mộ và cúng mời, họ về nhà, gia chủ chuẩn bị một chỗ trang trọng trên giường hoặc phảng, trải chiếu mới bày trầu cau, trà, hoa quả (chỗ này chính là nơi tổ tiên về ngự). Khi lễ vật và người phục vụ đã chuẩn bị xong, vị chủ lễ là thầy Achar (sư cả - người có chức sắc cao nhất trong đạo Bà ni), hoặc người thông hiểu, thuộc Kinh thánh làm lễ tẩy trần. Mọi người chỉnh tể trang phục. Vị chủ lễ khấn nguyện và vẽ bùa, toàn gia đình bắt đầu cúng. Lễ vật cúng thường có 2 loại được chưng lên các mâm có chân cao đó là: mâm lễ ngọt gồm: bánh trái, chè và mâm lễ mặn có cơm, canh, cá, thịt dê, gà, và trầu cau, trầm hương (tín đồ Hồi giáo kiêng ăn thịt con heo, con dông, kiêng uống rượu).


Tuần tự, lễ vật được dâng nhiều đợt, mỗi đợt 2 mâm thức ngọt và thức mặn và gia chủ khấn mời tên 1 vị thần, vị tổ tiên và cầu phù hộ cho toàn gia tộc, toàn làng xóm, tín đồ.


Trong những ngày này, về phần hội, tuỳ theo khả năng các làng để có tổ chức văn nghệ dân gian, thi dệt vải, đội nước, thi cày bằng bò, các trò chơi thể thao... tạo ra không khí vui nhộn để bước vào tháng chay tịnh. Đây là dịp thu hút đông đúc mọi người, mọi dân tộc khác đến chung vui, có năm mỗi làng thu hút hàng ngàn người đi lễ hội.


3. Lễ chay niệm:


Cuối ngày 30 tháng 8, các chức sắc Hồi giáo vào hẳn trong Thánh Đường ôn luyện kinh Coran và chay tịnh. Lúc này đông đảo tín đồ đội mâm lễ vật đến Thánh Đường để dự khai lễ Ramưwan. Kể từ đây, các chức sắc ở, sinh hoạt trong Thánh Đường 1 tháng. Mỗi ngày đêm họ cầu kinh 5 lần với những quy tắc chặt chẽ. Trong vòng 1 tháng này, có 4 ngày thứ 6 làm lễ cầu kinh, giảng kinh và 4 đêm thứ 5 vừa cầu kinh vừa cầu nguyện tổ tiên bằng những bài riêng.


Tục lệ trong tháng chay tịnh Ramưwan là: 15 ngày đầu tín đồ trong làng hoàn toàn không được phép sát sinh, các gia đình không được cúng kính (theo quan niệm tổ tiên cũng đang chay tịnh). Chỉ đến ngày thứ 15, sau khi làm lễ Muk trũn, tín đồ mới được phép sát sinh và cúng tổ tiên ở trong làng. Đến ngày thứ 20, người ta làm lễ Ôn trũn, lễ vật và hình thức cúng như các lễ khác, song sau lễ này, tín đồ bên ngoài dâng gạo vào Thánh Đường với ý nghĩa hành hương đến Thánh địa La Meca, bố thí người nghèo...


Đến đêm thứ 30, thân nhân các chức sắc Hồi giáo đem phần gạo được chia từ Thánh Đường về nấu cơm để rạng sáng hôm sau dâng lên Thánh Đường, phần còn lại mời tất cả mọi người trong làng cùng đến ăn. Thực phẩm có trứng, muối mè...


Sáng ngày thứ 31 này, tại Thánh Đường, toàn thể chức sắc, tu sĩ và tín đồ trong cả làng làm lễ kết thúc tháng Ramưwan, họ đọc kinh cầu an lành cho muôn người. Sau đó mọi người về lại gia đình mình mở đầu cho một năm mới sau tháng chay tịnh Ramưwan.

Không như tục đón tết của các dân tộc khác, tết Ramưwan của người chăm Bà ni có phần quan trọng nhất là tín đồ phải ăn chay suốt tháng, giữ mình trong sạch để cầu nguyện.Tháng ăn chay của người Chăm chỉ áp dụng tháng "ép xác" đối với những người có chức sắc, những tu sĩ, những người thầy Chang mặc áo trắng. Trong tháng ăn chay, dân chúng vẫn sinh hoạt bình thường và không phải tuân thủ giáo luật như các tu sĩ. Điều này hoàn toàn khác với người Chăm theo đạo Hồi mới (Isalam) tất cả phải ăn chay trong tháng 9 (Hồi lịch) chỉ trừ những người bệnh đau, già yếu và trẻ em dưới 10 tuổi.

Chiều ngày 1 tháng 9 (Theo lịch Hồi giáo) tất cả các tu sĩ trong khu vực phải khăn gói đến Thánh đường để chuẩn bị cho một tháng ép mình trong "cung cấm". Chiều hôm ấy, khi mặt trời lặn, dưới sự trụ trì của vị Sư cả (mỗi Thánh đường có một ông Sư cả) các tu sĩ xếp hàng quay mặt về hướng Tây để đọc kinh Thánh Koran. Ở trong Thánh đường chỉ có duy nhất ông Sư cả mới được ngồi trên chiếc giường duy nhất dành cho vị này trong phía trái của Thánh đường. Việc "điều hành" được giao cho ông MưmTân, người có chức sắc chỉ sau Sư cả. Trong tháng ăn chay Ramưwan, mỗi đêm các giáo sĩ phải đọc kinh đúng 5 lần với nhiều thế đứng, thế quì lạy khác nhau. Theo qui định, ba ngày đầu các tu sĩ phải nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hút thuốc. Chỉ được ăn uống khi có sự cho phép của vị Sư cả ngồi trên giường trong Thánh đường. Vào thánh đường trong tháng ăn chay là để "ép xác". Phải nhịn đói, nhịn khát, nhịn nhục dục thì mới thấu hiểu nỗi khổ của người nghèo khổ, người không nhà cửa. Có như vậy mới hạn chế được sự ham muốn vật chất, sống mới tốt đời, đẹp đạo. (nguồn: my.opera.com)
Chủ đề: Lễ hội miền Nam | Lượt xem: 721 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==