Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 7, ngày 20/04/2024, lúc 10:40 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 19 » Lễ Hội Vĩnh Phúc
9:14 PM
Lễ Hội Vĩnh Phúc

Lễ Hội Vĩnh Phúc

LỄ HỘI TỨ THÚ NHÂN LƯƠNG - VĨNH PHÚC

Lễ hội Tứ Thú Nhân Lương: Lễ hội ngày 9 tháng Giêng của 3 làng Mậu Lâm, Mậu Thông, Vĩnh Thịnh, xã Khai Quang, thị xã Vĩnh Yên, có tên "Lễ khai xuân khánh hạ" (vui mừng đón xuân). Dân gian gọi là múa Mo - một hình thức Các-na-van độc đáo ít thấy ở vùng quê khác. 
Trò diễn có 26 người gồm các thành phần tiến theo đoàn rước: 1 người cầm chiêng, 1 người cầm trống, 4 người vác bảng "Tứ hình", sư, vãi, thầy đồ, học trò, người cày, cuốc, cấy, gặt, xúc tôm, câu ếch, thợ mộc, lái buôn (dụng cụ theo nghề). Khi biểu diễn đều đeo mặt nạ (bồi bằng giấy bản, có khi bằng mo cau), về y phục đều theo màu sắc và phong cách tùy theo nghề nghiệp. Nam đóng giả nữ. Trâu, bò chỉ có phần đầu. Các nhóm trò biểu diễn cách điệu mô phỏng kiểu sinh hoạt xã hội nông nghiệp thời xưa: Thầy đồ dạy học; nông phu cấy cày, xúc tép, câu ếch; thương nhân đi buôn; thợ mộc đục bào. Chỉ có điều các dụng cụ hầu như đều cầm ngược đi kèm với các động tác ngộ nghĩnh, gây hài. Trò diễn quả là hấp dẫn, vui nhộn, đem lại tiếng cười sảng khoái cho người dự hội. (Internet)

___________________________________

LỄ HỘI LỒNG TỒNG - VĨNH PHÚC

Vĩnh Phúc: Lễ hội Lồng Tồng độc đáo của người Cao Lan: Hàng năm vào ngày 15, 16 tháng Giêng, đồng bào dân tộc Cao Lan thôn Mới, xã Quang Yên, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) lại tổ chức lễ hội Lồng Tồng ( xuống đồng) nhằm ôn lại giá trị văn hóa, đồng thời tạo không khí vui tươi phấn khởi cho đông đảo quần chúng nhân dân. 
Lễ hội xuống đồng là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Cao Lan được tổ chức thường niên và coi đây là một hoạt động vui chơi giải trí đầu xuân và động viên đồng bào bảo tồn văn hóa của dân tộc, đồng thời động viên đồng bào dân tộc sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. 
Hội xuống đồng là một lễ hội cầu mùa, cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho người người khỏe mạnh, sinh nhiều con cháu. Lễ hội xuống đồng còn là tín ngưỡng phồn thực mang nhiều giá trị về dân tộc học, nhân văn, nghệ thuật... Sau phần lễ, phần hội đã diễn ra nhiều trò chơi dân gian lý thú như: múa, hát ví xịnh ca, hát đối giao duyên của dân tộc, ném còn, bắn nỏ, kéo co, chọi gà thu hút đông đảo đồng bào dân tộc tham gia... 
Lễ hội xuống đồng truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay nhưng đã bị gián đoạn từ lâu. Năm 2007, Bộ Văn hóa Thông tin (nay Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, UBND xã Quang Yên đã khôi phục lại lễ hội này./. (internet)

___________________________________

LỄ HỘI CHỌI TRÂU - VĨNH PHÚC

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) : Đến hẹn lại lên, hàng năm, cứ vào ngày 16 và 17 tháng Giêng (âm lịch), hàng vạn du khách thập phương cùng tề tựu về xã Hải Lựu (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) tham dự Lễ hội chọi trâu Hải Lựu. 
Xã Hải Lựu trước đây là một làng với cái tên Bạch Lưu Hạ. Theo truyền thuyết dân gian kể lại, vào một buổi sáng sớm khi trời còn mờ sương, ở đầu làng người ta thấy có 2 con trâu trắng chọi nhau, không phân thắng bại. Sau đó cả 2 con trâu này đều nhảy xuống sông rồi biến mất. Về sau, địa điểm diễn ra cuộc đọ sức của 2 con trâu trắng người ta gọi là Bến Ảnh, tên làng gọi là Bạch Ngưu (nghĩa là trâu trắng). Tuy nhiên, vì kiêng huý của thần thánh nên dân làng gọi chệch đi là Bạch Lưu. Bạch Lưu Hạ có nghĩa là làng Bạch Lưu nằm ở hạ nguồn sông Lô. Lễ hội Chọi Trâu được bắt nguồn từ đó. 
Do chiến tranh, Lễ hội đã bị đứt đoạn từ năm 1947, đến năm 2002 mới được khôi phục lại.Thời kỳ đầu, Lễ hội này chỉ được tổ chức vào ngày 17 tháng Giêng âm lịch. Về sau, do số lượng trâu tham gia thi đấu ngày càng nhiều, Ban tổ chức quyết định tổ chức Lễ hội trong hai ngày 16 và 17 tháng Giêng âm lịch. 
Với tính cổ xưa của một lễ hội văn hóa dân gian và luôn mang đến cho những người nuôi trâu cũng như du khách tham dự sự hào hứng, phấn khởi, Lễ hội năm nay đã thu hút sự tham gia thi đấu của 26 ông Cầu (tên gọi của trâu chọi) đến từ các thôn trên địa bàn xã Hải Lựu. 
Theo đúng nghi thức, trước khi Lễ hội diễn ra, Ban tổ chức Lễ hội đã cử một đoàn người lên tế lễ tại Đền Hùng (Phú Thọ). Tối 15/1 âm lịch, tại vọng đài tưởng niệm tâm linh - nơi thờ Thành hoàng làng, Ban tổ chức và người dân xã Hải Lựu thực hiện lễ tế Tổ trang nghiêm, lễ trình trâu và cùng uống rượu, ca hát, bàn chuyện làm ăn trong năm mới. Sang ngày 16/1 âm lịch, diễn ra vòng đấu loại trực tiếp của 13 cặp trâu trọi. Ngày tiếp theo là diễn ra phần thi chung kết với sự tranh tài của 13 "ông Cầu” đã vượt qua vòng đấu loại trực tiếp. 
Theo một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Mặc dù Lễ hội được tổ chức không vào ngày nghỉ nhưng cả gia đình du khách này vẫn bắt xe lên Hải Lựu xem chọi trâu. Thứ nhất là để cho thỏa niềm yêu thích, tiếp theo, là để cho con cái có dịp cảm nhận nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của người Việt thể hiện qua Lễ hội chọi trâu. 
Nét đặc trưng hấp dẫn du khách đến với Lễ hội chọi trâu Hải Lựu không chỉ là những trận tranh tài nảy lửa với những cú ra đòn hiểm, những cuộc rượt đuổi đầy gay cấn của trâu chọi như hút hồn người xem mà còn là món thịt trâu chọi. Theo tục lệ, tất cả những con trâu sau khi tham gia thi đấu đều bị giết thịt để cúng tế thần linh và sau đó bán cho người xem. 
Theo người dân nơi đây, trâu chọi thường được nuôi theo một chế độ đặc biệt nên thịt trâu rất ngọt và ngon hơn trâu thường rất nhiều. Hơn nữa, ăn thịt trâu chọi sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. (internet

___________________________________

LỄ HỘI QUỐC MẪU TÂY THIÊN

Hàng năm vào ngày 15/2 âm lịch, tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) lại long trọng tổ chức lễ hội Tây Thiên truyền thống. Năm nay, lễ hội được tổ chức ba ngày bắt đầu từ ngày 30/03 dương lịch với phần tế lễ và nhiều trò chơi dân gian như thi hát dân ca của người dân tộc thiểu số Sán Dìu, thi nấu cơm, thi hú đáo, làm bánh chưng, bánh dày, kéo co, chọi gà...

 

Đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu.

Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc. Bà được các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê sắc phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương.


Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên nằm trên đỉnh núi Thạch Bàn, thuộc dãy Tam Đảo, có 5 đền lớn được xây từ thế kỷ 16-17, cách khu nghỉ mát Tam Đảo 15km đường núi. Lễ hội Tây Thiên được tổ chức uy nghi, trang nghiêm ngay tại đền thờ Bà. Phần hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh với nhiều lễ hội văn hóa dân gian bổ ích, tổ chức liên hoan hát văn của 10 tỉnh đồng bào Bắc Bộ, tổ chức hội chợ, hội trại, trưng bày một số sản vật của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh của Tây Thiên tới đông đảo du khách thập phương gần xa.
Mùa lễ hội năm 2010 đến với khu danh thắng Tây Thiên sẽ có nhiều nét mới như khu Trung tâm lễ hội Tây Thiên đang được xây dựng, tuyến đường từ thành phố Vĩnh Yên đi Tây Thiên đã được nâng cấp, hệ thống sân bãi đỗ xe được đầu tư xây dựng với diện tích hơn 10.000m2…
Lễ hội diễn ra hết sưc uy nghi và trang nghiêm

Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên còn là chốn tổ phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm trên nền chùa cổ Thiên ân cổ với tổng số vốn đầu tư 30 tỷ đồng, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha. Hiện nay, hàng ngày thiền viện đón hàng trăm phật tử, du khách trong và ngoài nước hành hương về "cội nguồn Phật giáo Việt Nam," thắp hương khấn Phật và thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi rừng Tây Thiên.
YeuDuLich.vn
Bài Đọc Thêm

 

Lễ hội Tây Thiên - Đến với Mẫu, về với Phật

 

Hàng năm vào ngày 15/2 âm lịch, tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) lại long trọng tổ chức lễ hội Tây Thiên truyền thống.

 

Lễ hội được tổ chức ba ngày với phần tế lễ và nhiều trò chơi dân gian như thi hát dân ca của người dân tộc thiểu số Sán Dìu, thi nấu cơm, thi hú đáo, làm bánh chưng, bánh dày, kéo co, chọi gà...

Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.

Xong công việc, bà lại trở về quê hương tại thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo ngày nay, rồi "hóa” tại đây.

Bao đời nay, các triều đại từ Đinh, Lý, Trần, Lê đều sắc phong bà là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương, hàng năm cử các quan đại thần lên cúng tế. Tưởng nhớ công đức của bà, nhân dân trong vùng lập đền thờ để hương khói hàng ngày.

Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên nằm trên đỉnh núi Thạch Bàn, thuộc dãy Tam Đảo, có 5 đền lớn được xây từ thế kỷ 16-17, cách khu nghỉ mát Tam Đảo 15km đường núi. Nơi đây cũng vừa xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất cả nước, cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ vẫn còn giữ nguyên vẻ nguyên sơ, quanh năm có mây mù, thông reo, chim hót.

Theo nhiều tư liệu nghiên cứu, Tây Thiên còn là chốn tổ phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 trước Công Nguyên, nơi đây đã có chùa "Tây Thiển cổ tự.”

Năm 2450 trước Công Nguyên, một lần Vua Hùng Vương thứ 7 lên núi Tam Đảo cầu tiên đã thấy ở đây có chùa thờ Phật.

Ngày nay Tây Thiên vẫn còn lưu giữ được ba ngôi mộ cổ ghi danh hiệu các thiền sư: Giác Linh Ngã, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền sư.

Xác định đây chính là cái nôi của phật giáo, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm trên nền chùa cổ Thiên ân cổ với tổng số vốn đầu tư 30 tỷ đồng, có diện tích rộng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha.

Khi xây dựng thiền viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ phật giáo.

Ngày ngày thiền viện đón hàng trăm phật tử, du khách trong và ngoài nước hành hương về "cội nguồn Phật giáo Việt Nam," thắp hương khấn Phật và thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi rừng Tây Thiên.

Năm 1991, khu di tích danh thắng Tây Thiên đã vinh dự được nhà nước xếp hạng là di tích danh thắng cấp Quốc gia.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch khu danh thắng Tây Thiên thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh và đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhiều công trình phục vụ du khách bốn phương về tham quan./.

Lâm Đào An (Vietnam+)

Chủ đề: Lễ hội miền Bắc | Lượt xem: 762 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==