Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 4, ngày 24/04/2024, lúc 7:03 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 21 » Những khối đá huyền bí - Bài 10: Thánh ca Veda và miếu thần dâu bể
11:40 PM
Những khối đá huyền bí - Bài 10: Thánh ca Veda và miếu thần dâu bể

Những khối đá huyền bí - Bài 10:

Thánh ca Veda và miếu thần dâu bể

 

Phải chăng người ta đã suy diễn quá đáng từ câu chuyện cổ về một hoàng tử bị chọn để tế thần Varuna, từ đó cho rằng xưa kia con người có thể đã bị thiêu sống để tế thần trong các lễ cúng theo truyền thống Veda?

Hoàng tử nói trên đã bắt một người khác dưới quyền tên là Shunashepa thay mình lên dàn hỏa. Nhưng sư phụ của Shunashepa là một đạo sĩ nắm trong tay những quyền năng siêu nhiên đã cầu nguyện các thần thương xót và tha cho Shunashepa. Shunashepa thoát chết.

 

 

Thật ra, những nghiên cứu sau này cho thấy trong các lễ cúng theo truyền thống Veda đã không giết người để tế, mà dùng ngựa, dê đực, cùng các vật khác. Ngay cả tục lệ giết tế các con vật cũng bị kinh Sama Veda xóa bỏ và khẳng định:"Chúng con không đưa các vật sinh tế lên dàn hỏa để thiêu sống chúng. Chúng con không giết hại sinh linh nào để làm ô uế bàn thờ. Chúng con tự thanh tẩy mình bằng những thánh ca”. Họ dùng loại rượu từ cây Soma và một thứ bánh "đề hồ” từa tựa như bơ lỏng tưới vào lửa, rồi hát bài ngợi ca thần lửa Agni: "Hãy ngưỡng mộ Ngài vì Ngài là vị chủ tế đầu tiên của loài người mà ánh lửa của Ngài không bao giờ lụi tắt. Ngài giáng sinh giữa cõi đời này và bất tử cùng sức nóng đã nhen lên... Muôn loài đều thấy rõ Ngài băng qua trên không gian và lướt nhanh hơn tất cả những loài biết bay. Dưới lằn sáng của Ngài để lại, tất cả các thần linh đều hướng nhìn với lòng ngưỡng mộ, dấy lên khắp gầm trời nguồn cảm hứng không bao giờ cạn. Cũng vậy, chúng ta hãy hướng về nguồn sáng của Ngài, hãy mở đôi mắt thật lớn, hãy để tâm lắng nghe tiếng lướt đi trong gió nóng của Ngài. Hãy mở trái tim để tiếp nhận nguồn sáng ấy soi rọi vào lòng, rửa đi bóng tối trong tâm hồn và để những tư tưởng của mình được nương theo lằn sáng của Ngài bay đến chỗ cao vời, thánh thiện” (Kinh Rig-Veda).

 

"Dù nghệ thuật Chămpa cổ cũng dựa trên nền tảng của việc thờ cúng vua - thần và Phật, nhưng rõ ràng, đền tháp Chămpa so với đền tháp cùng loại của người Khmer, Java, Campuchia thì có quy mô nhỏ hẹp hơn và bị mất mát nhiều hơn. Mặc dù vậy, nghệ thuật Chămpa vẫn có những kiệt tác với những phong cách và vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ và đã để lại cho hậu thế những di sản văn hóa rực rỡ, đó là những đền tháp và điêu khắc đá gắn trên đó" - TS Phạm Thúy Hợp (Cục Di sản văn hóa)

Ai đã tiếp nhận thánh lễ? Ai đã lập ra cảnh giới các vị thần dưới sông Hằng và trên cõi Phạm thiên? Nghĩa là ai đã làm nên vũ trụ và mọi thứ? Câu hỏi đó vẫn hằng đặt ra khắp nơi. Dân gian bảo Tạo hóa, hoặc Thượng đế. Bậc trí giả ở Ấn Độ cổ đại cho rằng do thần Purusha - nguồn lực ban đầu và tối sơ của tất cả mọi vật, mọi loài tạo nên. Nhà Phật thì khẳng định: "Vạn pháp duy tâm tạo”.

 

Còn rất nhiều những chuyện về đá như những viên ngọc bùa tìm thấy tại Nam Bộ. Song có lẽ đến đây cần nhấn mạnh lần nữa rằng, khi Bà La Môn giáo từ Ấn Độ du nhập vào Chămpa, Java, hoặc Campuchia thì đã được bản địa hóa, dễ nhận thấy điều ấy qua tạo hình trên đá. Một số trong kho tàng mỹ thuật Campuchia đã được người Pháp đưa về lưu giữ tại Bảo tàng Sài Gòn (tức Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM hiện nay) như ảnh chụp một tượng bằng đá của Campuchia ở bài 1 (không phải của Chămpa như đã chú thích). Một số tảng đá Chăm sau này được Việt hóa và thờ cúng như Kỳ Thạch phu nhân.

 

Cũng có tảng không chạm trổ gì hết nhưng người ta cho rằng rất thiêng như Thai Dương phu nhân nói ở bài trước, mà theo tham luận của ông Đào Thái Hanh đọc cách đây gần 100 năm (cuối tháng 7.1914) thì tảng đá quý ấy hình chữ nhật, thuộc loại ngọc có vân ngũ sắc, dài hai thước năm tấc, rộng một thước năm tấc, dày một tấc năm phân, được thờ trong ngôi miếu ở ấp Phú Ninh, làng Thai Dương Hạ, tổng Vĩnh Trị, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên trước kia. Có một thuyền buồm của người Nhật đến thăm miếu, cho phiến đá đang thờ là khối ngọc quý, nên dùng búa sắt đập nát ra từng mảnh. Người cầm búa đập bỗng xây xẩm mặt mày té ngã xuống đất. Khi những người Nhật đem anh ta cùng với hàng nghìn mảnh đá xuống thuyền, lúc ấy trời không giông tố nhưng thuyền bỗng lắc mạnh một lúc rồi vỡ ra và chìm nghỉm. Người trên bờ ngạc nhiên vì không thấy ai ngoi lên, tất cả thủy thủ đều đã chết. Người đương chức trong làng cùng dân chúng bàn bạc đóng một quan tài sơn đỏ rồi đi lượm hết những mảnh đá thần còn rơi vãi bỏ trong quan tài ấy, đưa vào miếu cúng lễ như cũ.

 

Miếu được xây lại bằng gạch dưới thời vua Gia Long và được tu sửa dưới thời vua Minh Mạng,song về sau, tất cả đồ vật thờ cúng trong miếu bị một đơn vị lính Pháp chiếm đóng đốt phá, đem các mảnh đá thần đựng trong quan tài đổ hết xuống sông. Đời vua Đồng Khánh tìm lại, vớt lên thờ cúng. Song đến năm 1897, cửa Thuận An bị bức phá, nước tràn cuốn vào miếu, đá ngập trong bùn. Về sau vua Thành Thái cấp ngân lượng để chuyển miếu đến nơi khác và tổ chức cúng tế hằng năm, cử 1 bá hộ và 5 ông từ trông coi. Đầu thế kỷ 20, người ta còn thấy bức tường cũ bọc quanh miếu. Bể dâu là vậy...

Theo Giao Hưởng
Chủ đề: Đại Cương | Lượt xem: 852 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==