Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 7, ngày 20/04/2024, lúc 12:43 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Nói đến trang trí trong di tích Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những cung điện được sơn son thếp vàng lộng lẫy trong và ngoài công trình, bên cạnh những trang trí phù điêu bằng vữa đắp khảm sành sứ. Trang trí trên gỗ bằng kỹ thuật sơn thếp truyền thống đã trở thành một đặc điểm nổi bật của kiến trúc cung đình Huế.

Tất tượng cục 

 
Bức Trấn phong bằng sơn mài do nhóm hoạ sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thực hiện năm 1937, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. 

Nghề sơn thếp ở Huế được "khai sinh” vào khoảng đầu th ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Vốn Xưa | Lượt xem: 841 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Nói tới việc giỗ cũng là phải nghĩ tới chi phí tốn kém. Có khi một người, một gia đình nhỏ không thể kham nổi. Thậm chí nhiều gia đình đang lúc lâm vấp, làm ăn khó khăn không thể chu toàn một giỗ trọng theo lệ hàng năm.
Do đó, các bậc tiên nhân đã lo liệu, để lại "của hương hỏa” thường là bất động sản có sinh hoa lợi để con cháu sau này dùng để chi vào việc khói nhang, giỗ kỵ. 

Nhà thờ với đất dựng nhà thờ, những đồ thờ và những ruộng vườn có hoa lợi dùng vào việc thờ cúng đều gọi là "của hương hỏa”. "Của hương hỏa” không được phép bán. Luật lệ xưa nay của các chế độ qua các thời kỳ cũng không cho phép sai áp hay tịch biên bất cứ vì lẽ gì các "của hương hỏa”. 

Của hương hỏa truyền từ đời nọ sang đời kia cho người thừa tự đứng tên. Việc khai thác ruộng, đất, vườn hương hỏa lấy hoa lợi tùy thuộc tục lệ riêng của mỗi gia Tộc. Một số Tộc phả, Gia phả của những tông, chi lớn có ghi cả tục lệ này cùng với ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Thuật ngữ | Lượt xem: 705 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Đây không phải là Tổ miếu của phân chi họ mà là một gian nhà dành riêng để thờ, thường thì thờ ba đời. Ông bà cố, ông bà nội, cha mẹ.
Nhà thờ này cũng có thể thờ ông bà nội, ông bà ngoại, cha mẹ. Hoặc là ông bà nội và cha mẹ hai bên, tùy theo sắp đặt của gia trưởng, từng thời. 

Còn có tên gọi là Gia Từ, tức là nhà thờ riêng của từng gia đình. Chỉ những nhà giàu mới có thể có riêng một ngôi nhà để thờ. Tại những gia đình bình thường, bàn thờ được thiết lập ngay trong nhà, nếu khá hơn một chút, người ta có thể sắp xếp trong nhà có quy củ thì dành riêng một tầng, nếu nhà có lầu, hay một phòng riêng để thờ trang nghiêm. 

Cũng có những gia đình con thứ không phải cúng giỗ, đáng lẽ không cần phải bàn thờ, tuy nhiên vì lòng thành kính đối với tổ tiên, người ta cũng lập ra bàn thờ để thờ vọng, và để cúng vọng trong những ngày giỗ, và vì lý do gì người ta không thể tới nhà trưởng tộc hay gia trưởng (huynh trưởng) được, nhất là tr ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Thuật ngữ | Lượt xem: 789 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Từ thời đại đồ đá tiến lên thời đại kim khí - thời đại đồ đồng và đồ sắt - là một chuyển biến lớn lao của lịch sử nhân loại. Đó là thời kỳ cách mạng luyện kim, thời kỳ xuất hiện những nền văn minh và nhà nước đầu tiên, và cũng là thời kỳ mở đầu sự nghiệp dựng nước của dân tộc.
Trên lãnh thổ Việt Nam, nền văn minh sớm nhất là nền văn minh sông Hồng gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng, với quá trình hình thành nước Văn Lang đời Hùng Vương và nước Âu Lạc đời An Dương Vư 

Di tích văn hóa Đông Sơn phân bố rộng khắp miền Bắc Việt Nam trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Văn hóa Đông Sơn tồn tại trong khoảng 7-8 thế kỷ trước công nguyên đến 1-2 thế kỷ sau công nguyên, thuộc thời kỳ thịnh đạt của đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt. Đó là sự hội tụ của nhiều chặng đường dẫn đến Đông Sơn. 

Trên lưu vực sông Hồng, khảo cổ học đã xác lập được một phổ hệ gồm 3 giai đoạn trước Đông Sơn diễn ra trong thiên kỷ 1 trước công nguyên:&nb ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Việt Nam Sử ký | Lượt xem: 683 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Sau khi giành lại độc lập, trong thế kỷ thứ X, đất nước còn đứng trước nhiều khó khăn do hậu quả hơn nghìn năm Bắc thuộc để lại.
Dưới các vương triều Ngô (939-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009), chính quyền độc lập còn non trẻ, các thế lực cát cứ nhiều lần trỗi dậy, đặc biệt quan trọng là loạn Mười hai sứ quân (965-968) đã làm sụp đổ triều Ngô. Từ phương Bắc, triều Tống (960-1279) cũng lăm le xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo đã khẳng định chủ quyền quốc gia và cuộc đấu tranh dẹp loạn Mười hai sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh đã xác lập nền thống nhất đất nước. Đó là những thắng lợi trọng đại tạo lập điều kiện đưa đất nước bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển mạnh mẽ dưới các vương triều Lý (1010-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), và Lê (1428-1527) với tên nước Đại Việt (Đại ngu dưới triều Hồ) và kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Đó là kỷ nguyên văn minh Đại Việt và nền văn hóa Thăng Long rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. 

Nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là nền tảng của văn minh Đại Việt. Nhiều công trình khai hoang của nhà nước (đồn điền), của quý tộc (trang trại, điền trang) và của nông dân (lập làng) được thực hiện thành công, mở rộng đất đai trồng trọt và xóm làng ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Việt Nam Sử ký | Lượt xem: 715 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) phân bố trên địa bàn miền Trung từ nam đèo Hải Vân đến đông Nam Bộ. Các di tích văn hóa này thường được phát hiện trên vùng gò đồi và cồn cát ven biển, phát triển liên tục từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, với thời gian tồn tại trong khoảng thiên niên kỷ 1, 2 trước công nguyên.
Những di vật thường tìm thấy là mộ chum, đồ gốm tô màu đỏ và màu chì, đồ trang sức. Vào giai đoạn cuối, đồ sắt rất phát triển với các loại di vật như dao, rìu, thuổng... Văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ giao lưu với văn hóa Đông Sơn ở phía bắc và lan tỏa ảnh hưởng sang Thái Lan và vùng hải đảo. 

Cư dân Sa Huỳnh biết trồng lúa nước và các loại cây ăn quả, biết luyện kim, làm đồ gốm, dệt vải kết hợp với nghề rừng, nghề biển. 

Văn hóa Sa Huỳnh là cơ sở dẫn đến sự thành lập nước Champa cổ vào thế kỷ đầu công nguyên 

Chủ đề: Việt Nam Sử ký | Lượt xem: 652 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Khi các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam vừa mới hình thành nhà nước thì ở phương bắc đế chế Tần (221-206 trước công nguyên) thành lập và bắt đầu bành trướng xuống phương nam.
Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã bền bỉ chiến đấu chống lại cuộc xâm lược đại quy mô của đé chế Tần, giữ yên bờ cõi. Chính trong cuộc kháng chiến này, người Lạc Việt và người Âu Việt đã thắt chặt quan hệ liên kết, và từ nước Văn Lang lập ra nước Âu Lạc. Người chỉ huy cuộc kháng chiến thắng lợi là Thục Phán trở thành vua nưóc Âu Lạc với danh hiệu An Dương Vương. 

Nhưng đến năm 179 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị Triệu Đà - vua nước Nam Việt ở Nam Trung Quốc -thôn tính. Từ đó người Việt bị chìm đắm trong một thời kỳ mất nước kéo dài hơn nghìn năm (179 trước công nguyên - 938). Các triều đại Trung Quốc từ Hán (206 trước công nguyên - 220) đến Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907) đã áp dụng nhiều thủ đoạn đàn áp nhằm dập tắt ngọn lửa đấu tranh của người Việt và thục hiện nhiều chính sách đồng hóa nhằm sáp nhập đất nước Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc. Năm 111 trước công nguyên, triều Hán thôn tính nước Champa, mở rộng đé chế vào đến nam Trung Bộ. 
Chủ đề: Việt Nam Sử ký | Lượt xem: 675 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Chẳng biết từ bao giờ, người dân khắp nơi trong vùng đã truyền miệng câu; "Đông Cổ Am, nam Hành Thiện" để chỉ về những vùng đất học nổi tiếng từ xa xưa. Tuy Cổ Am chưa có người xuất chúng đứng đầu nhà nước nhưng ở thời nào mảnh đất nơi đây cũng sản sinh ra nhiều hiền tài cống hiến nhiều công lao to lớn cho quốc gia dân tộc.

Nằm tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, nơi giáp ranh với huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cái làng úm Mạt xưa (tên cũ của Cổ Am) lại được tạo nên bởi sự bồi đắp phù sa m àu mỡ của h ai con sông lớn là sông Thái Bình và sông Hóa . Phải chăng, chính tạo h óa đã ban cho mảnh đất nơi đây những tinh t úy  ... Xem tiếp>>>

Chủ đề: Địa Linh | Lượt xem: 766 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Sách cổ Hoan châu bi ký (văn bia châu Hoan - tức Nghệ An nay) chép: "Hoan Châu cảnh đẹp, Vạn Lộc nổi danh, tướng dòng nhà tướng, khác hẳn thường tình, uy phong lẫm liệt, tướng mạo đường hoàng. Rồng mây gặp hội, công nghiệp vẻ vang. Duyên may hòa hợp, sánh người tao khang...". Những dòng xưng tụng ấy nói về làng quê đất đẹp, người tài Vạn Lộc, nay thuộc phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò.

Làng xã ven biển Cửa Lò ấy do Thái úy, quận công, phò mã Nguyễn Sư Hồi (1444 - 1506) chỉ huy khai khẩn. Vị quận công này là con trưởng công thần khai quốc, Thái sư quận công Nguyễn Xí, danh tướng phò Lê Lợi từ Lam Sơn, xông pha trận mạc, có công đuổi giặc, lập triều Lê. Ba năm sau ngày đưa cha về quê an táng và lập đền thờ (tại làng Thượng Xá, nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc), năm 1469 Nguyễn Sư Hồi xin trấn thủ vùng các cửa biển Nghệ An, khai hoang lập ấp, làm mạnh phòng thủ vùng biển hệ trọng này. Vua Lê Thánh Tông chuẩn tấu, phong ông làm Trấn thủ thập nhị hải môn (trấn thủ 12 cửa biển từ Sầm Sơn đến Cửa Tùng). Ông đóng căn cứ với hạm thuyền mạnh ở Cửa Xá (nay là Cửa Lò) quê hương. Thế là một vệt làng mới ven biển được lập ra, Nguyễn Sư Hồi được ban cấp các làng Vạn Lộc, Tân Lộc...

Câu chuyện ấy ở quãng cuối đời vị quận công họ Nguyễn. Ông tuổi nhỏ được cha dạy văn, luyện võ, lớn lên có tài thao lược. Năm 1460, Lê Nghi Dân cùng vây cánh Lê Bân, Phạm Ð ... Xem tiếp>>>

Chủ đề: Địa Linh | Lượt xem: 796 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Mũi Điện còn có tên gọi là Mũi Đại Lãnh, dưới chân Mũi Đại Lãnh là Bãi Môn, tạo thành một quần thể danh thắng tuyệt mỹ đã được giới thiệu trên nhiều tạp chí du lịch trong nước và thế giới.
Sáng nay (6-7), năm /2009 UBND tỉnh Phú Yên tổ chức đón nhận bằng di tích danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện. Di tích danh thắng Bãi Môn - Mũi Điện nằm phía Đông Nam dãy núi Đại Lãnh, thuộc địa bàn thôn Đồng Bé, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hoà (Phú Yên), cách thành phố Tuy Hoà 35km về phía Đông Nam.

Mũi Điện còn có tên gọi là Mũi Đại Lãnh; Mũi Kê Gà; Cap Varella. Năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thể  hiện hình tượng núi Đại Lãnh vào tuyên đỉnh - một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu trong đại nội kinh thành Huế. Năm 1890 người Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng tại Mũi Đại Lãnh với mục đích định hướng cho tàu thuyền hoạt động trên biển và vào vịnh Vũng Rô.

Chủ đề: Địa Linh | Lượt xem: 747 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

« 1 2 3 4 »
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==