Trang chủ » Files » Các bài nghiên cứu khoa học |
19/07/2011, 0:29 AM | |
ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ HÃY DOWLOADN VỀ MÁY ĐỂ XEM NHÉ Phong tục tập quán trong làng xã là
thói quen sinh hoạt xã hội của một địa
phương đồng thời cũng là truyền thống văn hoá vật chất và văn hoá tinh
thần của dân tộc. Đây chính là nơi lưu giữ mảng hồn Việt của dân tộc ta. Có hiểu
được văn hoá truyền thống làng xã mới hiểu được truyền thống lịch sử dân tộc,
hiểu được con người quê hương. Từ hiểu văn hoá làng xã chúng ta mới có được
những chủ trương và hành động đúng đắn phù hợp trong việc xây dựng làng xã vừa
dân tộc vừa hiện đại. "Nghĩa tử là nghĩa tận”, phong tục làng xã Việt
Nam muôn đời vẫn coi trọng "việc hiếu”, coi trọng việc tổ chức lễ tang. Phong
tục tang ma trở thành một trong những phong tục quan trọng nhất của nghi lễ
vòng đời người. Ở làng Cao những giá trị văn hóa mang đậm tính nhân văn, nhân
bản ấy vẫn đang được nhân dân trong thôn và các cấp chính quyền từng ngày gắng
sức bảo tồn kế thừa và phát huy. Đó chính là nét đẹp văn hóa mà mỗi người con
xa quê đều không thể quên và luôn thao thức một nỗi niềm khi nghĩ về quê hương… Tìm hiểu về tang lễ người làng Cao (Phù Cừ - Hưng Yên) là tìm về với phần quan
trọng, linh thiêng trong đời sống tâm linh của con người nơi đây nói riêng và
con người xứ Bắc, con người Việt Nam nói chung. Tang lễ là những nghi lễ quan
trọng và linh thiêng trong đời sống tâm linh nên nó cũng đi liền với tôn giáo,
tín ngưỡng của dân tộc. Đây là điểm nhạy cảm trong sinh hoạt văn hóa mọi thời
đại. Nếu không nhận được sự quan tâm đúng mức thì rất dễ dẫn đến thái quá và
nghiêng dần đến tiêu cực. Tức là tạo nên môi trường cho mê tín dị đoan phát
triển. Vậy thiết nghĩ chúng ta cần hiểu rõ về nó một cách toàn diện, có
hệ thống về tang lễ ở làng quê Bắc Bộ này. Qua đó thấy được đâu là giá trị
văn hóa nhân văn truyền thống để có biện pháp tích cực bảo tồn và phát triển.
Đồng thời cũng cần thấy rõ những gì là mê tín dị đoan để kịp thời có những giải
pháp ngăn chặn và đẩy lùi. Tìm
hiểu về lễ tang của người làng Cao, chúng tôi mong muốn góp phần cùng cộng đồng
bảo tồn, phát huy và phổ biến phần giá trị tinh thần tâm linh truyền thống của
người làng Cao nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Thêm nữa, qua lễ tang của người làng Cao
cho phép chúng ta có những hình dung bước đầu về lễ tang của cư dân đồng bằng
Bắc Bộ. Đồng thời với cái nhìn biện chứng đối sánh với lễ tang các địa phương
khác, chúng ta cũng thấy rõ được sự "thống
nhất trong đa dạng” của văn hóa, phong tục Việt Nam. Từ những lý do mang ý nghĩa khoa học và
thực tiễn trên khiến cho việc nghiên cứu về tang lễ ở làng Cao trở thành nhu
cầu cấp bách. Đó cũng chính là lý do khiến chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: Tang lễ của người làng Cao (Phù Cừ -
Hưng Yên). Nghiên cứu về tang lễ tự xưa luôn là đề
tài thu hút được nhiều công trình, bài viết nghiên cứu. Tuy nhiên nghiên cứu về
một địa dư cụ thể thì số lượng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu về lễ
tang của người làng Cao. Từ thời kỳ phong kiến, vấn đề tang lễ đã
được đề cập đến trong các điều luật của nhà nước. Tiêu biểu có thể kể đến như
Luật Hồng Đức, Luật Gia Long... Là
một đề tài khá nhạy cảm, nhưng phong tục tang ma vẫn thu hút được khá nhiều học
giả. Trên cơ sở những đạo lý làm con và cách thức tổ chức tang lễ của Nho gia,
kết hợp với địa lý, phong tục và tâm lý dân tộc, Hồ Sỹ Tân (thời Lê) đã biên
soạn cuốn Thọ Mai Gia Lễ bằng chữ Hán
và chữ Nôm. Cuốn sách đến nay đã được khá nhiều người dịch ra chữ quốc ngữ.
Trong đó có bản dịch Thọ Mai Gia Lễ (tục
cưới hỏi ma chay của người Việt Nam) của Túy Lang Nguyễn Văn Toàn và Phong tục nghi lễ Thọ Mai Gia Lễ của Nguyên Quân - Hoàng Long. Trong hai bản
dịch này, các dịch giả đã chuyển tải đầy đủ những dẫn giải rõ ràng về cách áp
dụng ngày giờ cũng như những điểm xung hợp liên quan đến kẻ sống và người chết
theo quan niệm của người xưa. Từ những thể thức kể từ giờ phút người bệnh biến
sắc diện đến lúc bước sang giờ phút hấp hối, lìa đời hay cách thức để tang...
đều được trình bày rõ ràng trong từng chương mục. Từ
sau khi Hồ Sỹ Tân biên soạn Thọ Mai Gia
Lễ đến nay đã hơn một thế kỷ trôi qua, bao người vẫn say mê tìm về với
phong tục này. Tính đến nay đã có rất nhiều tác giả với các công trình nghiên
cứu khá công phu, chi tiết.Nó đã chứng tỏ rằng các thế hệ người Việt Nam muôn
đời vẫn coi trọng lễ nghi, đặc biệt là lễ nghi thuộc về phần tâm linh như tang
lễ. Đầu tiên xin kể đến nhà biên khảo và
dịch thuật xuất sắc, có công phu sáng tạo và tư tưởng tiến bộ ở Việt Nam - Phan
kế Bính với tác phẩm Việt Nam phong tục.
Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày một cách rõ ràng từng nghi lễ trong
tang lễ của người Việt. Đồng thời với tư tưởng tiến bộ và cái nhìn khá mới mẻ,
Phan Kế Bính cũng chỉ cho ta thấy những cái hay, cái dở của tục xưa. Theo tác
giả "tục gì hay mà là quốc túy của dân tộc ta thì cứ giữ lấy" [11,tr.8].
Nhưng mặt khác ông cũng chỉ ra những tục "ngày trước là hay nhưng giờ hóa
ra hủ tục lắm rồi". Từ đó Phan
Kế Bính không ngại mà thẳng thắn phê phán những quan niệm sai lầm, những hủ tục
lạc hậu trong tang lễ của ta như "cứ như tục ta thì phiền văn quá thể, ăn
uống lôi thôi làm cho nhiều người khổ vì tục" [11, tr.42] hay "Quàn
ma trong nhà đến hàng tháng, thì chẳng những là phiền phí hại của mà có khi tử
khí truyền nhiễm lại hại đến cách vệ sinh nữa” [11, tr.43]… Trong
cuốn Nghi lễ vòng đời người do Trương
Thìn biên soạn, tác giả đã nghiên cứu
khá đầy đủ về phong tục tang lễ của người Việt. Nội dung của nó bao quát và
mang tính thực tiễn. Tác giả không chỉ phác lên cho ta thấy được một bức tranh
tương đối đầy đủ và có hệ thống về những nghi lễ trong tang lễ xưa và nay mà
còn lý giải nó tương đối chi tiết và hợp lý. Từ đó giúp ta "chắt lọc cái
hay cái đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc và loại thải những gì là hủ tục lạc
hậu, những điều không phù hợp với thời đại" [43, tr.6]. Trong cuốn sách, Trương Thìn cũng không ngần
ngại phê phán những hủ tục lạc hậu và nêu lên giải pháp thực hiện những nếp
sống văn minh hơn trong việc tang: "dưới con mắt của người thời nay,
chuyện trừ ma quỷ này là một hủ tục một biểu hiện của mê tín dị đoan. Tuy nhiên
ở một vài vùng nông thôn, do con người còn thiếu hiểu biết, hoặc do tập quán cũ
mà cứ phải thực hiện. Chúng ta nên giải thích và vận động nhân dân từ bỏ nghi
lễ này khi có tục tang lễ” [43, tr.112]. Nguyễn Trọng Báu trong cuốn "Truyện kể về phong tục các dân tộc Việt Nam”
tập 3 đã nêu lên những nét khái quát trong phong tục tang ma của người Việt và
vài nét khái quát về tang phục cũng như cách để tang trong dân gian vùng đồng
bằng Bắc Bộ . Tác giả Phạm Minh Thảo qua cuốn Tục Tang Ma, không chỉ cho ta thấy các
nghi lễ trong tang lễ của dân tộc Việt mà còn cho chúng ta biết thêm về tang lễ
của các dân tộc ít người như BaNa, CơTu, Tày… đồng thời điểm xuyết cho chúng ta
thấy toàn cảnh về bức tranh tang lễ của các dân tộc trên thế giới đặc biệt là
Trung Quốc. Từ đó giúp chúng ta có cái nhìn đối sánh về tang lễ dân tộc Việt
với các dân tộc khác trên thế giới. Ngoài ra trong cuốn sách này, tác giả cũng trình
bày về thuyết vật linh và linh hồn để giúp ta có những cơ sở lí luận bước đầu
để đi vào tìm hiểu lễ tang. Tiếp cận phong tục tang lễ theo một
hướng khác, Trương Thìn trong 101 điều
cần biết về tín ngưỡng phong tục việt Nam và Tân Việt trong Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam
không đi theo hướng trình bày về các nghi lễ, diễn trình của tang lễ. Trong hai
tác phẩm đó, các tác giả đi vào trình bày về phong tục tang lễ Việt Nam dưới
dạng hỏi đáp nhằm giải đáp phần nào về xuất xứ của một số lễ nghi trong lễ
tang. Không đi vào trình bày diễn trình đám
tang cũng không đi sâu vào giải thích các nghi lễ trong đám tang, trong cuốn Những kiêng kỵ theo phong tục dân gian, Mai
Uyên đã đưa ra những kiêng kỵ tiêu biểu theo phong tục dân gian với nhiều nội
dung. Ở nội dung những kiêng kị trong tang ma mồ mả, tác giả đã trình bày, giải
thích khá chi tiết về những điều kiêng kỵ trong đám tang cũng như chăm sóc phần
mộ người đã khuất. Qua đó giúp ta có những hiểu biết sâu sắc hơn về các lễ nghi
trong đám tang và có cách ứng xử đúng đắn hơn về các vấn đề nhạy cảm trong lễ
tang. Bên cạnh những công trình nghiên cứu
chung về lễ tang của người Việt còn có những công trình nghiên cứu chuyên sâu
hay những bài viết đăng trên các tạp chí
văn hóa, nghiên cứu về một số dân tộc, địa phương cụ thể. Tiếp cận một cách cụ thể, chi tiết, có
hệ thống phong tục lễ tang cổ truyền của người Mường, Bùi Hy Vọng trong cuốn Tang lễ cổ truyền của người Mường đã
trình bày hệ thống từ khi bắt đầu đến kết thúc quy trình tổ chức một đám ma cổ
truyền của người Mường. Tất cả những công việc, nghi thức, nghi lễ… thể hiện đa
dạng bằng những đồ vật mang tính tín hiệu, biểu tượng văn hóa với những đặc trưng
rất riêng của người Mường đều dược tác giả trình bày thật chi tiết. Qua đó tác
giả đã giúp ta thấy được một lát cắt bổ dọc đi qua các nghi lễ, lễ thức, các
công việc diễn ra trong đám ma cổ truyền của người Mường. Gần đây nhất, trong cuốn Từ
sự vận động lịch sử đến liên hệ kinh tế - văn hoá, hai tác giả Nguyễn Văn Hoàn, Lê Duy Mạnh cũng khắc họa về diện mạo lễ
tang truyền thống của cưu dân làng Vạn Yên và Dược Sơn (thuộc xã
Hưng Đạo huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Sau phần trình bày về nghi thức lễ
tang truyền thống, các tác giả đã chỉ ra những biến đổi trong lễ tang ở làng
Vạn Yên và Dược Sơn trong vòng mười năm trở lại đây. Bài viết tuy mới chỉ mang
tính chất khảo cứu nhưng cũng đã cho chúng ta thấy phần nào diện mạo phong tục
tang lễ nơi làng quê Bắc Bộ này. Đồng thời đó cũng là những tư liệu rất quý giá
và bổ ích cho đề tài của chúng tôi. Ngoài ra ta có thể kể đến Nguyễn Thị
Thoa với bài "Tập quán tang ma cổ truyền của người Tày” đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 287. Đặc biệt tác
giả Phan Hoa Lý trong bài viết "Nghi thức tang ma của người Việt ở một làng
thuộc châu thổ Bắc Bộ” đăng trên Tạp chí
văn hóa dân gian số 2 năm 2004, tr
23 – 29 đã trình bày tương đối chi tiết về lễ tang của làng Ngọc Quế (xã Quỳnh
Hoa – Quỳnh Phụ - Thái Bình). Qua đó cho phép ta hình dung bước đầu về nghi
thức lễ tang của làng Ngọc Quế nói riêng và của châu thổ Bắc Bộ nói chung. Từ
đó chúng tôi có những tư liệu bước đầu để đi vào so sánh đối chiếu với lễ tang
của người làng Cao. Tang lễ của một số địa phương cụ thể
cũng trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học ở bậc đại học. Có thể kể đến một
số đề tài như Đám tang người chết nước ở
Hạ Thanh – Tam Kỳ - Quảng Nam (Đặng Thị Phương Uyên, luận văn tốt nghiệp
đại học), Tìm hiểu về đám tang người Việt
tại Đà Nẵng (Đào Thị Nhung, luận văn tốt nghiệp đại học)… Tục tang lễ còn được rất nhiều các
tác giả nghiên cứu với tư cách là một bộ phận của tổng thể văn hóa, phong tục
Việt Nam. Có thể kể đến các tác giả với các công trình như: Việt Nam văn hóa sử cương, ( Đào Duy
Anh), Nếp cũ con người Việt Nam (Toan
Ánh), Cơ sở văn hoá Việt Nam (Huỳnh
Công Bá), Văn hoá đông Nam Á (Mai
ngọc Chừ), Giáo trình Phong tục – lễ hội
Việt Nam (Lê Đức Luận ), Sổ tay văn
hóa Việt Nam (Đặng Đức Siêu ), Tìm về
bản sắc văn hóa Việt Nam, Cơ sở văn hóa
Việt Nam (Trần Ngọc Thêm), Phong tục
cổ truyền người Việt (Thục Anh) … Nhìn chung, trong các công trình
nghiên cứu trên, các tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu tương đối cụ thể, chi tiết
về nghi thức tang lễ của người Việt nói chung (đặc biệt là nghi thức tang lễ cổ
truyền). Tuy vậy việc nghiên cứu về tang
lễ của người làng Cao (Phù Cừ - Hưng Yên) nói riêng thì hầu như chưa có
công trình nào. Song những đóng góp của những tác giả đi trước là rất cần thiết
và bổ ích cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Đó chính là những cơ sở quan
trọng cho chúng tôi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu, đối sánh với tang lễ của người
làng Cao để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tang lễ của người làng Cao. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu Những nghi thức trong lễ tang của người làng Cao ( Phù Cừ - Hưng
Yên) - Phạm vi không gian: Không gian chúng tôi chọn để khảo cứu
trong đề tài là tại thôn Đình Cao xã Đình Cao huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên. - Phạm vi nội dung :
+ Nghiên cứu các nghi lễ trong tổ chức
tang lễ của người làng Cao + Nghiên cứu về tang lễ của người
làng Cao có nhiều trường hợp, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu
nghiên cứu trường hợp lễ tang của những người cao tuổi. Phương
pháp chính được chọn để nghiên cứu trong đề tài là phương pháp so sánh lịch sử.
Sử dụng phương pháp này chúng tôi đặt lễ tang người làng Cao trong quá trình
phát triển, thay đổi từ xưa tới nay đồng thời so sánh với một số địa phương
khác để thấy được những nét truyền thống và biến đổi và những nét khác biệt của
lễ tang người làng Cao. Ngoài
ra trong đề tài chúng tôi còn sử dung một số phương pháp phụ khác đặc biệt là
phương pháp điền dã - phương pháp góp phần thực chứng trong việc tìm hiểu văn
hóa dân gian, giúp ta có cái nhìn chân thực, sinh động hơn, thu thập tư liệu và
phản ánh sát thực hơn về tang lễ tại làng Cao (Phù Cừ - Hưng Yên) Thông qua việc so sánh, liên hệ với
lễ tang truyền thống và lễ tang một số địa phương khác, đề tài góp phần làm
sáng tỏ ý nghĩa, giá trị văn hóa biểu trưng qua các nghi lễ cũng như những
truyền thống còn lưu giữ và sự biến đổi trong tang lễ của người làng Cao từ đó
góp phần lên tiếng loại bỏ những là mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, tránh xa
hoa lãng phí để xây dựng đời sống văn hóa mới trong làng xã. Ngoài phần mở
đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo đề tài gồm có ba chương Chương 1. Làng Cao - đất và người Chương 2. Những nghi thức trong tang
lễ của người làng Cao Chương 3. Truyền thống và biến đổi
trong tang lễ của ngươi làng Cao | |
Lượt xem: 833 | Tải về: 3 | Rating: 5.0/1 |
Tổng số ý kiến: 0 | |