Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 4, ngày 09/10/2024, lúc 7:21 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Files » TÀI LIỆU HỌC TẬP

Địa danh quận Liên Chiểu - Đà Nẵng
12/05/2011, 0:11 AM

Để xem đầy đủ  bài thì các bạn hãy Dowloadn về máy rồi xem nhé

MỞ ĐẦU

            Đà Nẵng là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, là nơi giao lưu giữa hai nền văn hóa Đại Việt và ChămPa. Đà Nẵng còn là một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương bao gồm 5 quận nội thành, một huyện ngoại thành và một huyện đảo.

          Liên Chiểu là một quận có rất nhiều địa danh gắn với lịch sử phát triển của Đà Nẵng. Nơi đây có đèo Hải Vân được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hùng quan. Mỗi địa danh trong quận bao chứa những giá trị văn hoá lịch sử lâu đời, tìm hiểu được địa danh của quận giúp chúng ta làm rõ được nhiều vấn đề về địa lí, văn hoá, lịch sử của con người nơi đây.

 


                                NỘI DUNG

 

I. Tổng quan về quận Liên Chiểu

          Quận Liên Chiểu được thành lập vào tháng 01/1997 trên cơ sở 03 xã của huyện Hòa Vang (cũ). Phía Bắc là đèo Hải Vân giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng và quận Thanh Khê, phía Tây và Nam giáp huyện Hòa Vang.

Quận nằm ở vị trí có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, gần sân bay quốc tế Đà Nẵng và tương lai sẽ có cảng nước sâu Liên Chiểu) thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.

Về dân cư: dân cư phân bố dọc theo hai bên quốc lộ 1A. Theo thứ tự từ Bắc vào Nam là các phường: Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh.

Trên địa bàn tập trung nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực của quận.

Quận Liên Chiểu bao gồm 05 phường: Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, Hoà Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hoà Hiệp Bắc.

II. Các loại địa danh ở quận Liên Chiểu

1. Địa danh tự nhiên

1.1. Địa danh núi non, đèo

* Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đây là con đèo có mức độ hiểm trở bậc nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam với chiều dài 21km.

Trên đỉnh cao nhất của đèo có cửa ải tên Hải Vân quan xây từ thời Minh Mạng và được chính nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (danh hiệu mà Lê Thánh Tông đặt cho nơi đây).

 

* Núi Cu Đê

         Nằm phía tả ngạn sông Cu Đê, cách cửa biển khoảng 3km. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi : "Núi có nhiều ve ve, người dân ở đây bắt phơi khô đem bán cho các tiệm thuốc bắc”. Núi thuộc địa phận phường Hòa Hiệp Bắc.

 * Núi Đá Bà (Thủy Tú, Hòa Hiệp Bắc)

          Núi đá Bà nằm ở phía Tây Bắc Thủy Tú, phường Hòa Hiệp Bắc. Theo dân địa phương, ngày xưa trên ngọn núi có hai hòn đá to cao gọi là đá bà và đá ông. Sau đó một hòn lăn xuống trước, tức đá ông. Còn lại một hòn nằm như hiện nay gọi là đá Bà.

 * Núi Hầm Vàng

          Núi nằm ở phía tây Thủy Tú, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc. Theo người dân địa phương gọi là núi Hầm Vàng vì trong núi có các hầm do Pháp đào để tìm vàng nhưng trữ lượng vàng ít, vì vậy Pháp không đào nữa.

 * Núi Xuân Dương ( Xuân Thiều)

          Nói về ngọn núi này, trong Đại Nam nhất thống chí có ghi "Núi Xuân Dương ở phía đông trạm Nam Ô, thuộc địa phận xã Xuân Thiều, cách huyện Hòa Vang hai ba dặm về phía Bắc, một bãi cát bằng giữa biển nổi lên cây cối xanh tốt, phía tây núi có đên thờ. Trước kia có tên là núi Đá đông Xuân Dương, dưới chân núi là làng Xuân Sơn ( tức làng Xuân Thiều)”.

1.2. Địa danh sông, suối

* Sông Cu Đê

          Sông Cu Đê cũng gọi là Câu Đê, là địa danh gốc Chăm, phát nguyên từ núi Giáo Lao và núi Trà Ngạn chảy qua các xã tây bắc huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng, nhập với sông Hóa Ổ, chảy ra vũng Đà Nẵng.

* Sông Liên Chiểu

          Bắt nguồn từ suối Lương chảy qua địa phận của xã Hòa Hiệp Bắc. Tên sông được gọi theo tên làng Liên Chiểu.

1.3. Địa danh hồ, đầm

* Hồ Bàu Tràm

Bàu Tràm còn gọi là Bàu Xuân Thiều nằm ở khối phố Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp Nam. Bàu rộng khoảng 61ha xung quanh là nổng cát, gọi là Bàu Tràm vì trước kia ở đây có nhiều cây tràm mọc. Nước từ Bàu Tràm chảy ra đường Bờ Giữa lên Hòa Liên.

* Bàu Chùa ( Kim Liên, Hòa Hiệp Bắc)

          Bàu Chùa nằm phố Kim Liên thuộc phường Hòa Hiệp Bắc. Gọi là bàu Chùa vì trước kia có một ngôi chùa bên cạnh.

* Bàu Sậy (Đa Phước )

          Đây là tên một bàu khá rộng khối phố Đa Phước, thuộc phường Hòa Khánh Bắc. Theo người dân địa phương cho biết, bàu này trước đây mọc rất nhiều cây sậy nên nhân dân địa phương gọi là bàu Sậy. Bàu Sậy nay không còn do bị san lấp làm khu công nghiệp Hòa Khánh.

* Hồ  Lầy

          Hồ nằm ở khối phố Thanh Vinh, Hòa Khánh Bắc. Đây là hồ không sâu, tương đối lớn và đất sình lầy. Hiện nay hồ này không còn do việc lấy đất làm khu tái định cư.

1.4. Địa danh vũng, vịnh, biển

* Vũng Trà Sơn ( Hòa Hiệp Nam)

* Vịnh Xuân Dương ( Xuân Dương, Hòa Hiệp Nam)

* Bãi biển Nam Ô

* Bãi biển Xuân Thiều

2. Địa danh kinh tế - xã hội

2.1. Địa danh cầu

* Cầu Nam Ô

* Cầu Trắng, Cầu Đen (Hòa Hiệp Bắc)

* Cầu Đa Cô

* Cầu Khe Trãng ( Đà Sơn)

2.3. Địa danh chợ

* Chợ Hòa Khánh Nam

* Chợ Nam Ô

* Chợ Thanh Vinh

* Chợ Hòa Khánh

* Chợ Hòa Mỹ

3. Địa danh văn hóa – lịch sử

3.1. Địa danh chùa

* Chùa Quang Minh ( Hòa Minh)

* Chùa Long Sơn ( Đà Sơn)

* Chùa Kim Sơn ( Khánh Sơn)

* Chùa Minh Phước ( Chơn Tâm)

* Chùa Kim Quang ( Kim Liên, Hòa Hiệp Bắc)

* Chùa Hoa Sơn ( Nam Ô, Hòa Hiệp Nam)

* Chùa Ba Sơn ( Nam Ô, Hòa Hiệp Nam) 

 3.2. Địa danh đình

* Đình làng Khánh Sơn (Hòa Khánh Nam)

 * Đình làng Hòa Mỹ (Hòa Minh)

 * Đình làng Trung Nghĩa (Hòa Minh)

 * Đình làng Hòa Phú (Hòa Minh)

 * Đình làng Thủy Tú (Hòa Hiệp Bắc)

 * Đình làng Liên Chiểu (Hòa Hiệp Bắc)

* Miếu Thần Nông ( Đà Sơn )

* Miếu Bà ( Khánh Sơn)

* Miếu Âm Linh ( Khánh Sơn, Hòa Khánh Nam)

* Miếu Đồng Chùa

4. Địa danh hành chính

4.1. Địa danh quận

4.2. Địa danh phường

* Phường Hòa Minh

* Phường Hòa Khánh Nam

* Phường Hòa Khánh Bắc

* Phường Hòa Hiệp Nam

* Phường Hòa Hiệp Bắc

4.3. Địa danh làng

* Làng Liên Chiểu

* Làng Hòa Vân


III. Cách đặt tên các địa danh quận Liên Chiểu

1. Phương thức tự lập


2. Phương thức phái sinh


3. Phương thức vay mượn


4. Phương thức gộp, tách

 

                                        KẾT LUẬN

  Với điều kiện tự nhiên vô cùng phong phú, Liên Chiểu là vùng đất có bề dày lịch sử, là nơi có làng xã đầu tiên của người Việt ở Đà Nẵng. Chính điều này đã tạo cho địa danh Liên Chiểu sự đa dạng , phong phú và phức tạp. Hầu hết các địa danh hành chính đều mang ý nghĩa tốt đẹp như Hòa Hiệp, Hòa Minh, Hòa Phú, Hòa Mỹ...vv. Là vùng đất của những con người luôn mang ước vọng về những điều tốt lành trong  cuộc sống.

          Có thể nói rằng qua việc tìm hiểu các loại địa danh ở quận Liên Chiểu giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về những địa danh của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần vào việc nghiên cứu văn hóa - lịch sử dân tộc, nhằm bảo tồn và nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

 

 

Chủ đề: TÀI LIỆU HỌC TẬP | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86
Lượt xem: 1029 | Tải về: 34 | Rating: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==