Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 4, ngày 09/10/2024, lúc 6:32 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Files » TÀI LIỆU HỌC TẬP

Thể chế Chính trị Pháp ( Bài thuyết trình nhóm 3 - học phần văn hóa văn minh Pháp)
23/05/2011, 4:54 PM

Các bạn hãy Dowloadn về máy để xem đầy đủ nhé 1 linhk là bài word một linhk là Powerpoint nhé.

MỞ ĐẦU

          Cộng hòa Pháp là đất nước lớn nhất Tây Âu với diện tích 551.602 km2; dân số 60.876.136 người (tính đến 7/2006), đứng thứ 2 trong EU - sau Đức (82 triệu). Cộng hoà Pháp bao gồm: Chính quốc (22 vùng và 96 tỉnh), 4 tỉnh hải ngoại (DOM) - Guadeloupe, Martinique, Guyane, La Réunion, 4 thuộc địa (TOM) - Polynésie française, Nouvelle-Calédonie, Wallis et Futuna, les Terres australes et antarctiques françaises và những vùng lãnh thổ đặc biệt: Mayotte và Saint-Pierre-et-

          Nước Pháp là nước có lịch sử lâu đời ở châu Âu. Tổ tiên của người Pháp là người Gô-loa 1000 năm trước công nguyên. Tới năm 59 trước công nguyên xứ Gôn bị đế chế La Mã chinh phục và đô hộ trong 400 năm và chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hoá La Mã. Thế kỷ 18, nền văn minh Pháp và tiếng Pháp phát triển rực rỡ ở châu Âu với kỷ nguyên ánh sáng và các nhà triết học nổi tiếng như Mông- tét-xki-ơ, Vôn-te, Đi-đơ-rô, Rút-xô…

          Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã đi vào lịch sử với Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Năm 1871, Công xã Paris - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên - thắng lợi ở Pháp, nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn.

          Nước Pháp đã trải qua nhiều nền cộng hoà, hiện nay là nền cộng hoà thứ 5.

          Cơ cấu tổ chức quyền lực ở Pháp là một quá trình hình thành và phát triển liên tục và đều được xây dựng trên cơ sở xã hội công dân. Xã hội công dân trở thành cơ sở chính trị của hệ thống chính trị nói chung và của nhà nước nói riêng. Cùng với sự phát triển và khẳng định của những giá trị dân chủ tiến bộ, xã hội công dân từng bước được định hình và khẳng định trong nền chính trị của các nước này.        

 

NỘI DUNG

1. Cơ cấu  tổ chức quyền lực thời kỳ Quân chủ lập hiến

 

2. Cơ cấu  tổ chức quyền lực thời kỳ Cộng hòa         
          * Hiến pháp:  Thông qua ngày 28/9/1958; sửa đổi vào các năm: năm 1962, năm 1992, năm 1993.
 * Cơ quan lập pháp:  Quốc hội gồm hai viện. Thượng viện (các thành viên được bầu gián tiếp thông qua cử tri đoàn, nhiệm kỳ 9 năm; 3 năm bầu lại 1/3 số ghế.


Toà Bảo hiến


          Thứ nhất, Tổng thống có quyền trọng tài tối thượng. Thoạt đầu, Tổng thống được bầu gián tiếp, nhưng do tu chính 1962 thì Tổng thống được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ bảy năm qua cuộc phổ thông đầu phiếu.

          Thứ hai, quyền làm luật và ký kết hiệp ước của cơ quan hành pháp bị giới hạn rõ rệt.


          * Cơ quan hành pháp: + Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống. Tổng thống được bầu bằng phổ thông đầu phiếu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, chủ trì Hội đồng Bộ trưởng, giải tán Quốc hội và quyết định tổ chức trưng cầu dân ý và các vấn đề quan trọng.        
 + Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng. Thủ tướng do đa số Quốc hội chọn lựa và được Tổng thống bổ nhiệm.  
   
          * Cơ quan tư pháp: Tòa Thượng thẩm tối cao, các Thẩm phán được Tổng thống bổ nhiệm theo đề cử của Hội đồng thẩm phán cấp cao; Hội đồng Hiến pháp.         
 * Chế độ bầu cử:  Phổ thông đầu phiếu, cử tri từ 18 tuổi trở lên.    
 * Các đảng phái lớn: Đảng Xã hội (PS), Đảng Cộng sản Pháp (PCF), Đảng    
3.2. Nét khác biệt:        
a. Về lịch sử lập hiến và vai trò của hiến pháp:   
 
b. Về vai trò của các đảng phái chính trị trong đời sống chính trị:
         
c. Về phương thức tổ chức, vận hành của bộ máy nhà nước và cơ chế kiểm soát quyền lực:    
     

 Ưu quyền của quốc hội


 

KẾT LUẬN


          Lịch sử nước Pháp cho thấy đã có hai sự thay đổi cực kỳ quan trọng: Cách mạng Pháp đã chuyển chủ quyền quốc gia từ nhà vua sang nhân dân, nhưng với một hành trình nhiều gian nan thì nền Đệ Ngũ Cộng hoà đã đem đến một cuộc cách mạng thầm lặng, nhưng triệt để hơn, đó là sự hình thành Toà Bảo hiến với thể chế hiến định làm căn bản, nguyên tắc hiến định là thước đo cho mọi sinh hoạt, nhờ đó mà khái niệm về nhà nước pháp quyền đã thực sự ra đời và được áp dụng thành công.

         

 

 

 

 

 

Dù là Pháp hay Đức, khái niệm nhà nước pháp quyền đã đưa ra quan điểm giá trị tối thượng của hiến pháp, bảo vệ các quyền căn bản của người dân trước các cơ quan công quyền. Khái niệm này, nhờ áp dụng đúng đắn, đã đem đến sự quân bình quyền lực của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Thứ nhất, hành pháp bị lệ thuộc vào lập pháp bằng cách thẩm quyền quốc hội được mở rộng trong việc quy định những luật hành chánh có liên hệ đến quyền công dân. Hơn nữa, khái niệm này gia tăng vai trò của tư pháp trong trong việc xét xử các quyết định hành chánh. Từ nay tất cả mọi hành vi tư pháp hay hành chánh khi liên quan đến quyền của người dân đều có thể được đem ra xét xử trước pháp luật. Quan trọng nhất là vai trò của Toà Bảo hiến trong thẩm quyền cứu xét tính vi hiến các đạo luật và các quyết định chính trị. Điều này đã đem lại ổn định chính trị và niềm tin của dân chúng.

          Việt Nam có thể học tập được gì qua kinh nghiệm này? Đã có quá nhiều tham luận bàn đến việc thay đổi hiến pháp Việt Nam mà ở đây không thể đi vào chi tiết nhưng chỉ dựa trên kinh nghiệm của Pháp để đúc kết vấn đề.

          Cũng giống như Pháp, Việt Nam đã có thành quả cách mạng và không có khái niệm về pháp quyền. Dù không giống nhau về nội dung khái niệm nhà nước pháp định và nhà nước pháp quyền, nhưng Pháp và Đức đều có truyền thống chung là tôn trọng pháp luật, trong khi đó thì Việt Nam không có truyền thống này vì hoàn cảnh chiến tranh, mà thực tế cho thấy khi hoà bình được tái lập Việt Nam cũng không hề chú tâm xây dựng cơ sở này. Bằng chứng là sau khi giải phóng miền Bắc, chính quyền đã đóng cửa trường Luật và cả hệ thống toà án của Pháp để lại, và sau khi giải phóng miền Nam thì chính quyền cũng làm một việc tương tự. Điều ngạc nhất nhiên là cho đến nay không ai coi đó là một quyết định sai lầm.

          Do nhu cầu đổi mới về kinh tế, do áp lực doanh giới nhằm mở rộng đầu tư và muốn gây uy tín trên bước đường hội nhập quốc tế, Việt Nam đã cho ra đời hàng loạt các luật lệ để đáp ứng tình hình. Nhưng vì kỹ thuật lập pháp còn thô sơ, phần do trình độ hạn chế nên việc áp dụng không hề đạt yêu cầu như mong đợi. Trong hoàn cảnh hiện nay, làm sao tạo ra tinh thần thượng tôn pháp luật và niềm tin vào vai trò của hiến pháp như một giá trị nền tảng trong việc canh tân đất nước là vấn đề cần đặt ra. Nhưng Việt Nam có thể nghĩ gì và làm gì trong hiện tình?

          Điểm suy nghĩ quan trọng nhất là Việt Nam chưa có Toà Bảo hiến, một cơ quan nhằm xét tính vi hiến của mọi đạo luật, mọi hành vi chính trị cũng như bảo vệ quyền công dân khi bị vi phạm. Đây là một kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học được của Pháp và Đức để đưa khái niệm nhà nước pháp quyền đi vào áp dụng. Nhưng Việt Nam có vấn đề của riêng mình mà kinh nghiệm của Pháp không hề giúp được, đó là cần xác định lại vai trò của Đảng trong khái niệm này. Khi có Toà Bảo hiến rồi thì toà liệu có thẩm quyền xét xử tính vi hiến của các quyết đinh chính trị của Đảng hay không. Đó là một vấn đề cần thảo luận.

          Nhưng phải làm gì trước mắt? Một kinh nghiệm khác của Đức có thể là một khởi đầu trong việc thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Triết gia Jürgen Habermas của Đức đã đưa ra thuyết "lòng ái quốc dựa trên hiến pháp” (Verfassungspatriotismus). Theo ông, chúng ta cần phải thay đổi nội dung khái niệm lòng yêu nước. Ông lập luận rằng yêu nước ngày nay là tìm hiểu, mến yêu và thi hành trân trọng những giá trị cao cả do hiến pháp (tự do, dân chủ, nhân quyền) mang lại hơn là yêu nước theo hình thức bảo vệ đất nước như trước đây. Việt Nam đã từng nêu khẩu hiệu yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội trong một thời gian dài. Sau ngày đổi mới, Việt Nam vẫn chưa có phát động học tập chủ trương tôn trọng nhà nước pháp quyền và yêu nước ngày nay là yêu chủ nghĩa xã hội theo định hướng kinh tế thị trường, bởi vì hai khái niệm này chưa hoàn chỉnh. Liệu Việt Nam hôm nay có chấp nhận đề xuất ra cuộc thảo luận yêu nuớc theo triết thuyết của Habermas không, đây chỉ là một câu hỏi ngoài chủ đề của bài viết này.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Trung Dũng, Nguyễn Ngọc Mão, Thế giới những sự kiện lịch sử thế kỷ XX (1946- 2000), NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Thị Thúy Loan (2005), Giáo trình Đất nước học Pháp, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng.

3. Lịch sử thế giới lớp 10, NXB Giáo dục.

Chủ đề: TÀI LIỆU HỌC TẬP | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86
Lượt xem: 801 | Tải về: 8 | Rating: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==