Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 3, ngày 16/04/2024, lúc 11:55 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
[ Bài viết mới · Thành viên · Quy định của Diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN LỚP 08CVHH - KHOA NGỮ VĂN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
TỔNG HỢP BÀI VIẾT MỚI
TỔNG HỢP THÀNH VIÊN MỚI
TỔNG HỢP TÀI LIỆU MỚI NHẤT
 hqyc 
 Bảng điểm học phần văn hóa văn minh nga (0)            
 Bảng điểm học phần Lý luận văn hóa và văn hóa học (0)            
 Bảng điểm học phần Quản lý và khai thác di sản văn hóa (0)            
 Bảng điểm học phần văn hóa và Báo Chí (0)            
 Bảng điểm học phần Bảo Tàng học (0)            
 Bảng điểm học phần văn hóa, văn minh Anh (0)            
 Bảng điểm học phần tổ chức hoạt động nhà văn hóa (0)            
 Bảng điểm học phần Văn hóa , văn học Nhật Bản (0)            

Liên kết logo Trang chủ Diễn đàn Văn hóa học - ĐH Sư Phạm Đà Nẵng Diễn đàn Hành chính Kiến thức 360.com Nhà xuất bản trẻ Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia  Diễn đàn Văn hóa học TP HCM Diễn đàn văn hóa phương đông Gửi ý kiến tới Ban quản trị 08 CVHH
  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn Đàn » Chia Sẻ Kiến Thức............................................................... » Tài Liệu Học Tập, Bài NCKH, Bài Tiểu Luận Của Các Thành Viên Lớp » Bài tiếp xúc văn hóa Đông - Tây ( Cuối Kỳ)
Bài tiếp xúc văn hóa Đông - Tây ( Cuối Kỳ)
hoangtu_bongdem2912_86Thời gian: Thứ 5, 12/05/2011, 2:33 PM | Message # 1
"
Đại úy
Nhóm: Quản trị viên
Tổng số bài viết: 53
Số Lần Khen Thưởng: 0
Tình trạng: Đang Offline




Đề tự chọn
Câu 1: Trình bày rõ một nội dung của việc tiếp xúc văn hopá Đông – Tây tại Việt Nam mà anh (chị) quan tâm nhất?

Đề tài: Tiếp xúc văn hóa Đông – Tây trong Lễ Hội
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ nó tạo điều kiện tốt để phát triển cho mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng bên cạnh đó nó cũng gây không ít khó khăn và trở ngại vì quá trình giao lưu tiếp xúc sẽ phần nào làm lu mờ đi nền văn hóa truền thống của mỗi quốc gia nếu như quốc gia đó không làm chủ được quá trình tiếp xúc.
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu, lúc đó cũng là lúc mà nhà nông có thời gian nhàn dỗi. Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở thì hiện giờ, nước ta có tới 8.000 lễ hội diễn ra hàng năm – một con số “đáng nể” song chưa phải đã đầy đủ bởi có những lễ hội truyền thống mà chỉ các nhà nghiên cứu mới biết tên.
Qua đây cũng cho chúng ta thấy sự phong phú và đa dạng của lễ hội Việt Nam. Trong số các lễ hội ở Việt Nam thì lễ hội có một vai trò quan trọng và chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc có thể kể đến như là : Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan, Tết Trung thu và lễ hội Đền Hùng…
Lễ hội là một nét đặc sắc trong đời sống cộng dồng của các dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời và trường tồn cùng năm tháng, là dịp ca ngợi và tôn vinh các giá trị văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc, thông qua đó bồi đắp thêm bản lĩnh con người Việt Nam, bản sắc văn hóa của một đất nước có 54 dân tộc cùng sinh sống.
Người Việt từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “ uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội truyền thống sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng liêng được định danh là những vị “ thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh đã tụ hội những phẩm chất cao đẹp của con người đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm, tạo dựng nghề nghiệp…
Lễ hội truyền thống là sự tưởng nhớ, bày tỏ lòng chi ân công đức của các vị thần đối với cộng đồng dân tộc. Đây cũng là dịp để con người trở về nguồn cội tự nhiên hay cội nguồn của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí của mỗi người.
Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí...
Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn.
Tóm lại lễ hội truyền thống gồm có hai phần đó là phần lễ và phần hội trong đó phần lễ (tế lễ) là quạn trọng hàng đầu, phần tế lễ rất trang nghiêm, nghiêm túc, và tế lễ là một biểu hiện các ứng xử của con người hiện tại với những giá trị truyền thống thiêng liêng mang ý nghĩa văn hóa hay lịch sử. Chẳng hạn như việc tế lễ trong lễ hội Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Đối tượng của tế lễ ở đây là suy tôn Đức Thánh Trần bậc anh hùng xuất thế. Từ đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc …
Tế lễ và sinh hoạt lễ hội truyền thống nói chung là do nhu cầu của cộng đồng hướng về những cái thiêng liêng, siêu việt nhằm thăng hoa tính thiện của toàn cộng đồng, đồng thời thông qua đó tạo ra sự liên kết các thành viên trong cộng đồng với nhau. Nội dung nghi thức tế lễ cùng các hình thức phục vụ tế lễ đã được cân nhắc đối chiếu kỹ lưỡng với thực tế đời sống, kinh tế chính trị và văn hóa xã hội người Việt.
Phần hội là phần vui chơi sinh hoạt cộng đồng. Phần hội chủ yếu là tổ chức trò chơi để mọi người giải trí sau những ngày tháng làm việc vất vả.
Ngày nay trong thời đại toàn cầu hóa đây cũng là công việc để chúng ta quảng bá lễ hội truyền thống với bạn bè quốc tế. Lễ hội ngày nay hầu như đã có nhiều bổ sung thay đổi cho phù hợp với thời đại và có thể đạt được những mục đích kinh tế, chính trị …vv. Hiện nay hầu hết các lễ hội nếu như chúng ta quan sát thì thấy hầu như nhân dân ta lại hành lễ theo kiểu “đút lót thần linh ”, “đem chợ búa vào cửa thánh thần ” rồi cờ bạc …
Quá trình tiếp xúc văn hóa với phương Tây chúng ta đã học hỏi cải tiến và bổ sung thêm vào lễ hội truyền thống của dân tộc là cho nó văn minh hơn, hiện đại hơn điều đó là tốt. Vì nó có thể quảng bá hình ảnh về đất nước ta góp phần thu hút được nhiều khách du lịch, nhưng liệu có làm phai nhạt đi bản sắc văn hóa dân tộc hay không? Theo tôi để giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta thì đòi hỏi mỗi người dân cũng như nhà quản lý văn hóa phải biết chọn lọc những tinh hoa, những phương pháp hay để làm cho lễ hội của ta sinh động hợp thời đại, nhằm giúp đạt được những mục đích về kinh tế, chính trị mà nền văn hóa truyền thống vẫn không bị phai nhạt.
Ngày nay thì bên cạnh các lễ hội truyền thống còn có nhiều lễ hội hiện đại, lễ hội mới như Festival Huế, lễ hội bắn pháo hoa, lễ hội hoa Đà Lạt, Chúng ta nhận thấy rằng trong số những lễ hội hiện đại thì có những lễ hội hoàn toàn mới khi tiếp xúc với Phương Tây như: lễ tình yêu, lễ giáng sinh, lễ hội hóa trang, lễ hội đường phố … do chúng ta học hỏi phương Tây để quảng bá hình ảnh đất nước, dân tộc như lễ hội hoa Đà Lạt chẳng hạn …
Nói tóm lại ở các lễ hội hiện đại thì phần lễ tính tôn nghiêm thiêng liêng không giống như lễ hội truyền thống, các lễ hội hiện chỉ tập chung vào phần hội là chính. Nhưng nó cũng có một ý nghĩa rất to lớn về kinh tế, văn hóa với đất nước: ví dụ như lễ hội hoa Đà Lạt mà chúng ta học hỏi từ phương Tây nhưng vẫn dựa trên cơ sở cái nền móng của chúng ta. Vì hoa cung cấp cho lễ hội là do chính bàn tay con người Việt nam cần cù tỷ mỉ chăm sóc. Qua lề hội này cũng tôn vinh những người trồng hoa, những làng hoa nổi tiếng ở thành phố Đà Lạt như Hà Đông, Vạn Thành, Xuân Thọ, An Sơn …vv đã được tái diễn tạo ra một cảm xúc sâu lắng trong lòng người.
Còn cái mới chính là qua lễ hội này để khảng định vị trí, tiềm năng của ngành hoa Đà Lạt Lâm Đồng, Festival còn là dịp để tuyên truyền , quảng bá giới thiệu những tiềm năng thế mạnh của địa phương với bạn bè trong nước và ngoài nước để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân.
Tóm lại trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay đã tạo diều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và cũng là điều kiện để quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu mà quá trình tiếp xúc văn hóa Đông – Tây mang lại. Nhưng mà bên cạnh đó thì nó cũng có thể làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Để góp phần bảo tồn thành công lễ hội truyền thống, học tập tiếp thu nhiều lễ hội hiện đại thì mỗi người dân nói chung và nhà quản lý nói riêng phải cân nhắc xem xét thật cẩn thận để không làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc đồng thời vẫn quảng bá vẫn thu hút khách du lịch để phát triển đất nước một cách hiệu quả.

Câu 2: Anh (chị) làm gì với tư cách là một chuyên gia văn hoá, anh chị tự chuẩn bị cho mình những gì để làm chủ quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây?
Mỗi dân tộc đều có một bản sắc riêng, nó đã thấm đượm vào máu thịt của mỗi người dân. Thể hiện rõ nét qua cử chỉ hành động của con người, cũng như vậy nó được lưu giữ, kế thừa và không ngừng được phát huy qua từng thế hệ. Đây là nhiệm vụ trọng đại nhưng rất khó khăn.Bởi lẽ, cùng với dòng chảy của nền văn hoá phong phú trên thế giới, trong sự giao lưu và chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá, cũng như một số dòng tư tưởng tích cực và tiêu cực khó tránh khỏi. Điều đó có thể làm phai mờ dần đi màu sắc dân tộc, mất đi những di sản văn hoá quý báu.
Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, trong thời đại toàn cầu hoá như hiện nay thì trong quá trình giao lưu tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, thì chúng ta hãy nắm bắt, biết chọn lọc những mặt tốt đẹp để tiếp thu học hỏi. Góp phần thúc đẩy nền văn hoá dân tộc ngày càng phát triển và trong quá trình giao lưu tiếp xúc thì chúng ta phải làm chủ quá trình đó, làm chủ có nghĩa là không chạy theo mà phải nắm được nó.
Để làm được điều đó thì phải có trí tuệ và bản lĩnh ra biển lớn hoà nhập vào đại dương, thâm nhập và khám phá thế giới. Bác Hồ cũng đã từng nói “ Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nghĩa là phải nắm được cái “bất biến” nhưng phải luôn biết “Vạn biến”. “Vạn biến” nhưng không nguy hại tới bất biến, “ Vạn biến” đến đâu và thế nào phải tuỳ vào hoàn cảnh lịch sử.
Để làm chủ được quá trình tiếp xúc văn hoá trước hết chúng ta phải mở mang đầu óc, để nâng cao nhận thức của mình. Việc mở mang đầu óc với thế giới bên ngoài là một đòi hỏi khách quan, một quy luật của sự hưng thịnh, tiến bộ và phát triển. Ngăn trở hoặc làm trái quy luật sẽ dẫn tới thất bại. Điều này đựoc thể hiện qua triều đại Mãn Thanh ở Trung Quốc, triều Nguyễn ở Việt Nam là một ví dụ điển hình, các triều đại này thất bại là do chính sách “Bế quan toả cảng”.
Học tập nâng cao nhận thức để có thể “Biết mình biết ta, để giữ gìn và chắt lọc, biết “ mở cửa”, “Đóng cửa” vì bối cảnh quốc tế mới có nhiều biến động. Đó là quá trình phát triển nhanh, mạnh và toàn cầu hoá trên nhiều lĩnh vực như thông tin, khoa học và công nghệ, thương mại… nó tạo ra khả năng trao đổi trí tuệ, thông tin cực nhanh về thời gian, rộng về địa bàn và phong phú từ nhiều nguồn. Một chân trời văn hoá và kiến thức tạo cho các cộng đồng xích lại gần nhau hơn đang mở ra trước các dân tộc. Mặt khác nguy cơ san bằng và đồng nhất hoá các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn, đe doạ làm suy lấp khả năng sáng tạo của các nền văn hoá. “Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác”.
Thâm nhập vào thế giới một cách chủ động, tự tin, tự nhiên sẵn sàng đối thoại với các nền văn hoá với tư duy đa dạng văn hoá là một tất yếu của sự giao lưu hợp tác. Phải lấy văn hoá của dân tộc làm gốc. Nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cái bổ ích và cần thiết, cái gì tốt, hay thì ta phải học lấy, tiếp nhận để làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Chỉ trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đầy đủ việc giữ gìn, phát huy cốt cáhc văn hoá dân tộc mới đi tới được văn hoá nhân loại.
Điều quan trọng đó là mở mang đầu óc sẽ giúp chúng ta tránh được cục bộ địa phương. Chẳng hạn như việc thành lập các hội đồng hương là tốt, mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau, nhưng nhóm đồng hương này phải giao lưu học hỏi với nhóm đồng hương kia, để phát huy mặt tốt và hạn chế những mặt xấu. Điều tối kỵ đối với người làm văn hoá đó là tư tưởng cục bộ địa phương.
Bên cạnh việc mở mang đầu óc thì chúng ta phải học tập để mở mang kiến thức của mình bằng cách học ngoại ngữ, học tin học….vv. Khi học ngoại ngữ chúng ta sẽ có cái lợi vô cùng to lớn đó là hiểu thêm về văn hoá và các nền văn hoá của nước khác, để giao lưu tiếp xúc với người nước ngoài được tốt hơn. Đặc biệt là học tiếng Anh – thứ tiếng thông dụng nhất trên thế giới. Học tin học để làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình và phục vụ cho nhu cầu công việc cho tương lai. Với thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh và mạnh mẽ như hiện nay thì tin học có một ý nghĩa rất to lớn, có nắm bắt được công nghệ thông tin thì chúng ta mới có thể làm việc một cách hiệu quả nhanh chóng trong thời đại hội nhập này.
Tóm lại riêng cá nhân tôi nói riêng và thế hệ trẻ nói chung cần phải không ngừng học tập, rèn luyện, tìm tòi những hiểu biết mới, những tri thức mới. để bảo vệ không ngừng, củng cố, phát huy bản sắc văn hoá của tổ tiên để lại. Đồng thời cũng phải biết hội nhập giao lưu với các nền văn hoá khác mà không làm hoà tan văn hoá dân tộc mình vào văn hoá dân tộc khác. Có như vậy thì chúng ta mới làm chủ được quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây đang diễn ra rất mạnh mẽ như ngày nay.
By: TTKHHANAM





Diễn Đàn » Chia Sẻ Kiến Thức............................................................... » Tài Liệu Học Tập, Bài NCKH, Bài Tiểu Luận Của Các Thành Viên Lớp » Bài tiếp xúc văn hóa Đông - Tây ( Cuối Kỳ)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==