Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 7, ngày 27/04/2024, lúc 7:36 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 22 » Văn Hóa Sa Huỳnh, ốc eo và sự ra đời của nước Champa, Phù Nam.
4:49 PM
Văn Hóa Sa Huỳnh, ốc eo và sự ra đời của nước Champa, Phù Nam.
Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) phân bố trên địa bàn miền Trung từ nam đèo Hải Vân đến đông Nam Bộ. Các di tích văn hóa này thường được phát hiện trên vùng gò đồi và cồn cát ven biển, phát triển liên tục từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, với thời gian tồn tại trong khoảng thiên niên kỷ 1, 2 trước công nguyên.
Những di vật thường tìm thấy là mộ chum, đồ gốm tô màu đỏ và màu chì, đồ trang sức. Vào giai đoạn cuối, đồ sắt rất phát triển với các loại di vật như dao, rìu, thuổng... Văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ giao lưu với văn hóa Đông Sơn ở phía bắc và lan tỏa ảnh hưởng sang Thái Lan và vùng hải đảo. 

Cư dân Sa Huỳnh biết trồng lúa nước và các loại cây ăn quả, biết luyện kim, làm đồ gốm, dệt vải kết hợp với nghề rừng, nghề biển. 

Văn hóa Sa Huỳnh là cơ sở dẫn đến sự thành lập nước Champa cổ vào thế kỷ đầu công nguyên 

Văn hóa ốc Eo là một nền văn hóa nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Trên lưu vực sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ, những thập kỷ gần đây đã phát hiện một hệ thống di tích khảo cổ học, cũng phát triển tuần tự từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt trong khoảng thiên niên kỷ 2 đến vài thế kỷ trước công nguyên. Tiếp theo đó, vào những thế kỷ đầu công nguyên, văn hóa ốc Eo ra đời và để lại một loạt di tích trải rộng từ miền tây Hậu Giang qua vùng Đồng Tháp Mười đén thượng lưu sông Đồng Nai. Đó là những di tích kiến trúc tôn giáo như đền tháp (chỉ còn nền móng), di tích mộ táng, di chỉ cư trú với dấu tích cọc gỗ của nhà sàn... 

Những di tích ấy chứa đựng nhiều vật liệu kiến trúc bằng gạch đá, nhiều đồ gốm cùng rất nhiều đồ trang sức bằng đá quý, vàng, bạc chạm khắc tinh vi, những tượng bằng gỗ, đất nung, đồng thau ; những con dấu, đồng tiền và những lá vàng có khắc chữ cổ. Trong những di tích gần ven biển cổ còn tìm thấy những di vật ngoại nhập như tượng và đồ trang sức mang đậm phong cách ấn Độ, nhưng gương đồng Trung Quốc đời Đông Hán, những huy chương Antonius (152), Marius Aurelius (161-180) của La Mã văn hóa ốc Eo hướng ra biển Đông và có quan hệ giao lưu mật thiết với Trung Quốc, ấn Độ và với cả thế giới La Mã. 

Văn hóa ốc Eo tồn tại từ đầu công nguyên đến thế kỷ VI, VII. Đó là dấu tích của vương quốc một thời thịnh đạt được sử sách ghi chép với tên gọi là nước Phù Nam, có thể bao gồm nhiều tiểu quốc. 

Đông Sơn cùng Sa Huỳnh, ốc Eo là ba trung tâm văn minh sớm nhất trên lãnh thổ Việt nam thời cổ đại. Những nước Văn Lang - Âu Lạc, Champa, Phù Nam trải qua nhiều biến thiên lịch sử, cuối cùng đã hội nhập vào lịch sử Việt Nam mà dòng chảy chủ lưu là Văn Lang - Việt Nam.
                                                                                          Nguồn: datviet.com
Chủ đề: Việt Nam Sử ký | Lượt xem: 655 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==