Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 3, ngày 19/03/2024, lúc 5:23 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Truyện kể dân gian

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - I (Không có bản văn nhất định)


Nếu cổ tích nhân tình kể lại những chuyện về tình người, những chuyện xảy ra "giữa người và người", thì cổ tích thế sự thuật lại những chuyện về việc đời, những chuyện xảy ra "giữa người với xã hội", trong phạm vi phong tục, lễ giáo phong kiến Nho, Phật, Lão...


Cổ tích thế sự là tấm gương phản ảnh một cách phong phú:

a) Đời sống của xã hội ta thời xưa, tuy đã sang chế độ phụ hệ, mà trong phong tục vẫn còn sót lại ít nhiều di tích của mẫu hệ.
b) Đường lối chống ngoại xâm, bảo tồn nòi giống, đất nước.
c) Tín ngưỡng dân gian hòa đồng với các tôn giáo ngoại lai.
d) Nhu cầu giải trí bằng các cổ tích trào phúng, tiếu lâm.

I - Đời sống xã hội ta ngày xưa

Xã hội ta từ xưa là một môi trường giao tiếp, đụng độ giữa nền văn hóa địa phương và nền văn hóa Hán tộc. Vào thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ bắt đầu mở trường học, phổ biến Nho giáo, làm căn bản để Hán hóa cơ cấu gia đình dân ta (từ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 781 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - II (Không có bản văn nhất định)

3. Vấn đề trật tự xã hội

Xã hội ta ngày xưa từ bộ lạc đã chuyển dần sang chế độ phong kiến: trên có vua quan, duới có lý huơng, chức sắc nông thôn.

a) Vua quan .


Dân gian đã hư cấu, sáng tạo ra một nhân vật xuất chúng, Trạng Quỳnh, để đứng ra tranh đấu cho công lý xã hội, chống lại uy quyền của vua chúa quan lại.
Suốt thời gian từ hạ bán thế kỉ thứ XIX đến tiền bán thế kỉ thứ XX, ở khắp nước ta từ thành thị đến thôn quê, những câu chuyện nghịch ngợm, ranh mãnh của Trạng Quỳnh đã được mọi người ham thích, kể đi kể lại không bao giờ chán. Như thế là vì những hành dộng của Trạng Quỳnh đã phù hợp với cảm nghĩ của mọi người, và đi đúng với khát vọng của toàn dân.

Truyện Dê đực có chửa

" Dưới triều nhà Lê trung hưng, đời Chúa Trịnh Cương, nước sông Mã, tại khu vực Hàm Rồng, bỗng tự nhiên đỏ như máu trong mười ngày.
" Quần thần có người bàn rằng: Theo câu sấm của Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm:
" Bao giờ nước đỏ Hàm Rồng,
" Là điềm báo trước Trạng Ngông ra đời,
thì đó là điềm trời sẽ giúp cho quốc gia có nhân tài để giữ vững bờ cõi, Chúa nên tuầ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 816 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - III (Không có bản văn nhất định)

3) Các ông Trạng gặp thời may

Thời xưa, Trạng nguyên là bằng cấp cao nhất trong hàng khoa bảng, được dân gian kính trọng. Nhưng trong các truyện kể, dân gian hư cấu nên một loại "Trạng" xuất thân là những kẻ không học hành gì, không thi cử gì, song được may mắn một cách kỳ lạ: nói vớ vẩn gì cũng đúng, làm vớ vẩn gì cũng hay, được vua ban chức "Trạng", giàu sang, phú quí.

Truyện Trạng Ếch

" Xưa có ông quan lấy một vợ lẽ rất đẹp. Nhưng vì vợ cả ghen tuông quá lắm, ông quan phải đưa tiền bạc cho người vợ lẽ về đi lấy chồng khác.
" Người vợ lẽ đi đường, gặp một anh câu ếch, hai bên thương nhau lấy làm vợ chồng.
" Một hôm, anh câu ếch câu được một con ếch vàng rất to. Làm thịt thấy trong mình có một hòn ngọc. Cách đó ít lâu, có chiếu trong triều ban ra nói nhà vua bị đau mắt, ai có ngọc ếch đem dâng để vua nhỏ mắt, nếu khỏi vua sẽ phong làm quan. Anh câu ếch đem ngọc đến chữa khỏi, nên được vua cho làm một chức quan nhỏ.
" Năm sau, có đại hạn, vua ban chiếu ai cầu được trời mưa thì được chức trạng nguyên. Anh câu ếch quen xem chân ếch, biết trời gần mưa nên ra ứng chiếu tình nguyện đứng ra cầu đảo. Sáng làm lễ cầu đảo, thì quả nhiên chiều mưa to và mưa rất nhiều. Vua và triều đình ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 739 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - IV (Không có bản văn nhất định)

II - Đường lối đấu tranh của dân tộc

Qua những cổ tích, ta có thể thấy được lối nhận thức về cuộc đời, cũng như đường lối ứng xử, hành động của dân gian để tranh đấu duy trì nòi giống và bảo tồn đất đai của ông cha. 

1. Nhận thức quan.

Hiện nay, chúng tôi chưa có thể thu thập cho đầy đủ tất cả cổ tích của kho  tàng văn chương truyền khẩu. Song chúng tôi vẫn cố gắng hệ thống hóa những cổ tích mà chúng tôi đã có, để thử tìm lại phần nào nhận thức quan của người xưa.

Truyện hai vợ chồng anh thầy bói

" Xưa có anh thầy bói chưa vợ, nghe thiên hạ đồn trong làng kia có cô con gái đẹp, chưa chồng. Anh liền lần mò đến nhà, xin ở trọ một đêm, rồi dụng tâm bói toán thế nào mà lừa được cô con gái ăn phải bùa mê thuốc lú nên đâm ra mê anh và theo ngay anh về làm vợ.
" Nhưng trời sinh người con gái có sắc đẹp mà lại bị nặng tai, nghe không được rõ. Chồng đui, vợ điếc, thật đã xứng đôi!
" Một hôm hai vợ chồng đem nhau ra chợ bói, dọc đường gặp một đám rước ở đầu làng kia đi lại.
" Vợ thấy, nói với chồng:
- ' ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 860 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Rắn báo oán !

Truyền thuyết

Về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đã có nhiều bài viết, công trình làm sáng tỏ, nhất là vào dịp kỷ niệm 600 năm, năm sinh của ông (1980).

Về cái chết thảm khốc của Nguyễn Trãi cùng ba họ bước đầu cũng đã có người đề cập tới, chỉ ra nguyên nhân. Đó là sự tranh giành quyền lực của các phe phái trong triều ở đầu thời Lê, mà ông chỉ là nạn nhân.

Tuy vậy, trong dân gian từ rất lâu vẫn còn lưu truyền truyền thuyết Rắn báo oán, là một cách lý giải huyền bí và có những chỗ bóp méo sự kiện ấy, do vô tình hoặc cố ý.

Điều ấy cũng chẳng đến nỗi khó hiểu, khi áp lực của nền quân chủ chuyên chế quá nặng, đè xuống tâm lý của mọi tầng lớp xã hội, đến nỗi ngay cả những học giả uyên bác nhất (chẳng hạn, Lê Quí Đôn) cũng không cưỡng lại được, nên vẫn có những lời dị nghị, thậm chí chê cười những hành vi của Nguyễn Trãi dẫn đến thảm họa ấy.

Chúng tôi sẽ trình bày truyền thuyết này theo cả hai quan điểm, với hy vọng có thể tránh được những sự hiểu lầm đáng tiếc.

Ở làng Nhị Khê (thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây ngày nay) xưa kia có một gò đất cây cối mọc um tùm gọi là gò Rùa. Cư ngụ ở đây có một đàn rắn mà con rắn mẹ tu luyện lâu ngày đã sắp thành tinh.

Ngày ấy, người ông của Nguyễn Trãi từ làng Chi Ngại, Hải Dương lên đây mở trường dạy học. Ông là một nhà nho uyên bác, lại hết lòng dạy dỗ học trò, mặc dù ông chẳng đỗ đạt gì, bởi vì chưa một lần vác lều chõng vào trường thi.

Ông có hai người con trai, một là Nguyễn Phi Khanh, cùng định cư ở làng Nhị Khê, và một người nữa, không rõ tên, sau về định cư ở làng Canh Hoạch thuộc huyện Thanh Oai (Hà Tây).

Đoạn sau đây sẽ kể sơ qua về các đời sau của người con trai thứ hai ấy. Tuy phát tích có muộn hơn so với Nguyễn Phi Khanh nhưng không phải là không lừng lẫy.

Ông cũng ... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 796 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Ấn vàng và kiếm bạc
Tục truyền ở một làng Ba Na thượng nguồn sông Côn, từ ngàn xưa có một thanh gươm lạ. Không biết đích xác thanh gươm có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ khi các già làng thì đã thấy lưỡi gươm cắm sâu sừng sững trên một tảng đá lớn nằm ven đường dẫn đến làng. Trải bao mưa nắng, lưỡi gươm vẫn sáng chói, không hề hoan rỉ. 


Dân làng truyền rằng, đây là thanh gươm quí trời ban cho người tài hiền trong thiên hạ để giúp dân dựng nước. Biết bao bàn tay tráng sĩ đã ướm vào chuôi gươm nhưng không một ai lay chuyển nổi thanh gươm. Đời này qua đời khác, chuôi gươm càng lên nước bóng loáng, và lưỡi gươm sáng lòa ánh mặt trời như tỏa hào quang. Cho đến ngày kia có một người "con Kinh” ngược dòng sông Côn vì hâm mộ thanh gươm tìm đến làng. Dân làng thấy người khách lạ tướng mạo xuất chúng, thông hiểu mõi lẽ trời đất, lại ăn nói có nghĩa, có nhân, nên đem lòng kính phục và dẫn chỉ chỗ thanh gươm báu. Đến nơi, trước sự khâm phục của dân làng, người khách lạ lễ tạ mọi người rồi bước lên tảng đá ướm đặt bàn tay vạm vỡ của mình vào chuôi gươm. Khi cánh tay của người đó vung mạnh, nâng thanh gươm lên thì hòn đá rung chuyển và cả thanh gươm quí hiện ra tỏa sáng lòa trước mặt mọi người. Người tráng sĩ có sức mạnh hơn người ấy chính là Nguyễn Huệ, vốn sinh cơ lập nghiệp ở đất Kiên Mỹ, theo anh ngược dòng sông Côn đi tìm người tài hiền trong thiên hạ để mưu nghiệp lớn. Cảm phục tài năng, dân làng mời anh họ Nguyễn ở lại rồi mở tiệc khoản đãi. Quanh làng thường xuất hiện một con gà cồ to lớn khác thường sống trên trăm năm, nhân ngày vui, dân làng bèn săn con gà nọ làm thịt đãi khách quí. Khi mổ gà ra, trong bụng gà có một cái ấn lớn bằng vàng. Dân làng cho rằng đấy là ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 763 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Tiếp cận truyện cổ Tà Ôi

TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

Cho đến nay, đã có các công trình sưu tầm và biên soạn truyện cổ Tà Ôi khá đầy đặn về văn bản. Qua các công trình nầy chúng ta thấy rằng người Tà Ôi sinh sống trên dãy Trường Sơn, quần cư chủ yếu trên địa bàn hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đang lưu giữ một kho tàng tri thức phong phú về văn học dân gian mà trong đó thể loại An xoar (chuyện cổ tích) là một thí dụ điển hình.


Theo các nhà nghiên cứu mô tả thì: "Chuyện kể (An xoar) của người Tà Ôi là sinh hoạt của những ngày mưa, lúc rảnh rỗi hoặc khi đêm về... Sinh hoạt chuyện cổ là tiếng gọi của sự quây quần, nhiều thế hệ cùng ngồi với nhau, nhiều người từ "dung” (nhà) này, "vel” (làng) nọ đến bên nhau. Ngồi nghe chuyện cổ để giải trí, để được giáo dục tri thức, truyền thống và đạo lý làm người, làm "đứa con ngoan” của rẫy, của vel... (1). Đi sâu vào việc tìm hiểu truyện cổ Tà Ôi chúng ta sẽ thấy cả một thế giới quan và nhân sinh quan rộng lớn, phản ánh đầy đủ mọi mặt của đời sống cộng đồng. Ở đó, người Tà Ôi luôn đề cao các vị thần, vì những đấng siêu nhân nầy đã từng che chở, giúp họ vượt ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 798 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Truyện cổ tích: Chàng ngốc K' Tồng

Ngày xửa ngày xưa, ở bon làng nọ có cặp vợ chồng sinh được một đứa con trai đầu lòng. Họ đặt tên nó là K’Tồng. Hai vợ chồng muốn có thêm con gái để mai sau chăm nhà chăm cửa. Họ còn mong có con gái để mai mốt nó lấy chồng, để nhà có con rể về làm nương làm rẫy, chứ K’Tồng thì mai mốt nó đi lấy vợ, nó về nhà người ta…

 

Ngày xửa ngày xưa, ở bon làng nọ có cặp vợ chồng sinh được một đứa con trai đầu lòng. Họ đặt tên nó là K’Tồng. Hai vợ chồng muốn có thêm con gái để mai sau chăm nhà chăm cửa. Họ còn mong có con gái để mai mốt nó lấy chồng, để nhà có con rể về làm nương làm rẫy, chứ K’Tồng thì mai mốt nó đi lấy vợ, nó về nhà người ta…

Rồi mấy mùa rẫy trôi qua, hai vợ chồng vẫn không có thêm đứa con nào. K’Tồng mỗi ngày mỗi lớn, nhưng nó cứ ngốc nghếch, khờ khạo, nó không hiểu được việc gì cả. Cả ngày nó lầm lũi một mình. Chắc là nó không có trí khôn. Nghĩ như thế, mẹ cha nó lại càng buồn hơn.

Ngày tháng trôi qua, K’Tồng bây giờ đã lớn. Nhưng cái đầu nó thì vẫn ngốc nghếch. Bỗng một hôm, K’Tồng nhìn cha mẹ và nói:

-        Con muốn có em.

Cha mẹ nó nghe như thế lại càng buồn hơn. Nhưng như có phép lạ, qua tháng sau bỗng mẹ nó có bầu. Đến mùa rẫy, mẹ nó sinh ra một đứa con gái. Cha mẹ và nó đều vui mừng.

Trong lúc mẹ K’ Tồng ngốc nghếch bận công ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 735 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Truyền Thuyết Đất Tuy An II

Chùa Lầu và Thiên Tình Sử

Chùa Lầu là tên gọi dân gian do rường cột xây theo lối cổ lầu. Tên chữ của ngôi chùa này là Phước Lâm Tự tại thôn Tuy Dương xã An Hiệp. Chùa được khai sáng vào đời Hậu Lê, cách nay khoảng 300 năm. Các di tích hiện còn  là năm ngôi tháp táng các vị hoà thượng và các tháp Bửu Đồng, tháp Ni cô…

 

Chùa Lầu cũng bình thường như bao ngôi chùa khác, được xây trên lưng chừng ngọn đồi thấp. Toàn khu vực chùa rộng trên dưới 600 mét vuông trồng nhiều cây ăn trái đã già cỗi. Cả vườn rậm rịt vì cỏ dại và gai góc. Nền chùa rộng chừng 20 mét vuông theo kiểu hình chữ MÔN. Rường chùa theo kiểu cổ lầu, vật liệu toàn bằng gỗ gồm cột, kèo, xá, trính, quyết, cửa sổ, cửa đi… được bào láng và chạm trổ rất công phu. Gỗ để dựng chùa hầu hết là gỗ quí như Lim, Gõ, Mìn Lin… Do vị trí chùa được xây dựng trên lưng chừng đồi nên khung cảnh ở nơi này rất tĩnh lặng, du khách đến dễ có cảm giác tâm hồn thanh thản, chay tịnh. Muốn đến chùa Lầu thì từ chợ Thứ [1] đi khoảng 3 cây số nữa đến chợ Lẫm ồi rẽ phải là đến chùa. Từ dưới dốc lên tới cổng tam quan dài 300 mét có lát những tảng đá lớn được đẽo gọt phẳng phiu, hai bên lề có những cây cổ thụ tán lá rộng xoè ra che kín cả lối đi, tạo thành bóng râm mát quanh năm. Do đường lên chùa dốc lài cao, nên nhà chù ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 797 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Đầm Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc địa phận huyện Tuy An, có diện tích toàn mặt nước là 1.570ha, cách thành phố Tuy Hoà về phía bắc 20 km. Phía bắc đầm giáp xã An Ninh Đông ở hai thôn Tân Long và Phú Sơn, phía nam giáp xã An Hoà ở thôn Diên Hội và xã An Hải ở tại các thôn Đồng Môn, Tân Qui, Xuân Hoà, phía tây giáp xã An Hiệp tại thôn Mỹ Phú và Phú Tân. Như vậy, đầm Ô Loan bao bọc chung quanh bởi 5 xã và 10 thôn làng. Nước trong đầm thuộc loại nước lợ (nước xà hai) do đầm ăn thông ra biển bằng cửa Lễ Thịnh, đưa nước mặn vào đầm mỗi khi thuỷ triều lên; đầm cũng nhận nước ngọt từ sông Cái và các con suối nhỏ chung quanh đổ vào.

Do thế đất đồi là đất sỏi nhớt nên mùa mưa làm xói lở, kéo theo lượng phù sa khá lớn bồi lắng lòng đầm. Do vậy, lòng đầm chỗ sâu nhất khoảng 6 mét, chỗ cạn, thường là ven bờ, khoảng trên 1 mét. Riêng phía trên cửa Lễ Thịnh thuộc địa phận An Hải mực nước sâu tới 10 mét.

 

Tuy vậy, khi đứng trên đỉnh đèo Quán Cau, du khách phóng tầm nhìn bao quát khắp cả vùng thì đầm Ô Loan như một mặt hồ rộng yên ả được bao bọc bởi những dãy đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt…Nhìn từ phía nam, đầm Ô Loan giống như chim phượng hoàng đang xoải cánh, còn trên bản đồ Ô Loan giống con thiên nga đang thong thả bay trên bầu trời cao xanh thăm thẳm.

Cũng từ đỉnh đèo Quán Cau nhìn xuống, khi tầm mắt chạm vào núi Từ Bi có một doi đất chảy ra đầm Ô Loan, thì lại thấy đầm trông giống như con chim hạc vừa giang ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 882 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

1 2 »
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==