Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 26/04/2024, lúc 6:27 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Files » TÀI LIỆU HỌC TẬP

Bài tập nhóm 3 (Văn hóa văn minh Pháp):
11/05/2011, 11:33 PM

Để xem được tất cả thì các bạn Dowloadn cả 2 linhk ở trên về máy nhé ( 1 là bài Word và 1 là PowerPoint nhé)

MỞ ĐẦU

          Cộng hòa Pháp là đất nước lớn nhất Tây Âu với diện tích 551.602 km2; dân số 60.876.136 người (tính đến 7/2006), đứng thứ 2 trong EU - sau Đức (82 triệu). Cộng hoà Pháp bao gồm: Chính quốc (22 vùng và 96 tỉnh), 4 tỉnh hải ngoại (DOM) - Guadeloupe, Martinique, Guyane, La Réunion, 4 thuộc địa (TOM) - Polynésie française, Nouvelle-Calédonie, Wallis et Futuna, les Terres australes et antarctiques françaises và những vùng lãnh thổ đặc biệt: Mayotte và Saint-Pierre-et-

          Nước Pháp là nước có lịch sử lâu đời ở châu Âu. Tổ tiên của người Pháp là người Gô-loa 1000 năm trước công nguyên. Tới năm 59 trước công nguyên xứ Gôn bị đế chế La Mã chinh phục và đô hộ trong 400 năm và chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hoá La Mã. Thế kỷ 18, nền văn minh Pháp và tiếng Pháp phát triển rực rỡ ở châu Âu với kỷ nguyên ánh sáng và các nhà triết học nổi tiếng như Mông- tét-xki-ơ, Vôn-te, Đi-đơ-rô, Rút-xô…

          Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã đi vào lịch sử với Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Năm 1871, Công xã Paris - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên - thắng lợi ở Pháp, nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn.

          Nước Pháp đã trải qua nhiều nền cộng hoà, hiện nay là nền cộng hoà thứ 5.

          Cơ cấu tổ chức quyền lực ở Pháp là một quá trình hình thành và phát triển liên tục và đều được xây dựng trên cơ sở xã hội công dân. Xã hội công dân trở thành cơ sở chính trị của hệ thống chính trị nói chung và của nhà nước nói riêng. Cùng với sự phát triển và khẳng định của những giá trị dân chủ tiến bộ, xã hội công dân từng bước được định hình và khẳng định trong nền chính trị của các nước này.        

 

NỘI DUNG

1. Cơ cấu  tổ chức quyền lực thời kỳ Quân chủ lập hiến

Trước khi cách mạng ra đời thì quyền lực đất nước thuộc về nhà vua, khái niệm chủ quyền quốc gia hay quyền tối thượng đều được giải thích là tùng phục tuyết đối nhà vua. Vì theo chế độ quân chủ chuyên chế cha truyền con nối nên trong suốt một thời kỳ dài qua các triều đại, vấn đề bảo vệ hoàng gia được mọi người đồng tình xem như là bảo vệ chế độ. Đây là chuyện đương nhiên được chấp nhận. Ngay cả Jean Bodin, người đã triển khai ý niệm quyền tối thượng, cũng chấp nhận chủ quyền tuyệt đối của hoàng gia trong việc áp đặt mọi luật lệ để thi hành trong mọi sinh hoạt nhà nước và hoàng gia chỉ chiụ trách nhiệm trước thượng đế mà thôi.

Vấn đề giới hạn quyền lực của hoàng gia hầu như không ai đặt ra cho mãi đến khi tác phẩm De l´Ésprit des Lois của Montesquieu ra đời vào năm 1748. Montesquieu đã triển khai hai khái niệm chủ yếu: hiến pháp là nền tảng cho việc điều hành nhà nước và nguyên tắc tam quyền phân lập là nguyên tắc chung mọi cho sinh hoạt chính trị. Cho dù hành pháp, lập pháp và tư pháp được phân công rõ rệt, nhưng trong thực tế, theo quan điểm của Montesquieu, thì quyền tư pháp thứ yếu hơn và lệ thuộc vào hành pháp. Khái niệm nhằm nâng cao vai trò của hiến pháp này đã bị chống đối mãnh liệt.

Cách mạng Pháp đã đem đến sự thay đổi tận cội rễ khái niệm chủ quyền và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là một thí dụ. Điều III của bản Tuyên ngôn đã minh thị: "Nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhà nước, không một cơ quan hay một cá nhân nào có thể hành xử chủ quyền này mà không được minh thị uỷ quyền”. Nhiều học giả giải thích rằng từ nhà nước trước kia được hiểu là đồng nghĩa với nhà vua, thì nay phải được hiểu là thuộc về toàn dân. Nhà nước thông qua các đại diện do dân bầu sẽ trực tiếp đảm đương công việc của nhà nước, nhà nước chỉ là một guồng máy được tạo ra để vận hành cơ chế của luật pháp, mà luật pháp chỉ là một biểu hiện ý chí chung của người dân.

Rousseau cũng đã có một lối giải thích khác khi đề cập đến sự chuyển quyền tối thượng từ nhà vua sang dân chúng trong tác phẩm Du Contrat social vào năm 1762. Tinh thần thượng tôn luật pháp được đề ra, nhưng luật pháp không do dân trực tiếp làm ra mà thông qua những người đại diện. Nguyên tắc thượng tôn luật pháp phải được hiểu là quyền tối thuợng của quốc hội, là cơ quan lập ra luật pháp. Chính điều VI cuả bản Tuyên ngôn cũng lặp lại ý niệm của Rousseau: luật pháp là một sự diễn tả ý chí chung. Theo Rousseau thì quyền lực của nhân dân là bất khả phân.

Kinh nghiệm cho thấy trong khi khái niệm chủ quyền nhân dân dễ thuyết phục hơn thì việc đề cao vai trò của hiến pháp không được hoan nghênh. Dưới thời Napoléon thì hiến pháp đề cao vai trò Thượng Viện trong việc kiểm soát các hành vi phạm pháp nhưng thật ra không hữu hiệu, vì trong thực tế mọi quyền kiểm soát là do nhà vua định đoạt. Hiến pháp 1852 của thời Đệ Nhị Cộng hoà, dù có nâng cao vai trò của Thượng viện nhưng cũng không khá hơn trước. Mãi đến hiến pháp 1946 thì vai trò tư pháp trong kiểm soát tính vi hiến mới rõ nét hơn và đến năm 1958 thì một chế độ hiến định mới thật sự hình thành. Tóm lại, trong suốt hơn hai thế kỷ nước Pháp đã trải qua biết bao biến cố chính trị và thay đối tất cả 16 lần hiến pháp để có được một sinh hoạt chính trị tương đối ổn định như ngày hôm nay.

Chế độ quân chủ tồn tại cho tới cuộc Cách mạng Pháp, năm 1789. Vua Louis XVI và vợ ông, Marie Antoinette, bị giết cùng hàng nghìn công dân Pháp khác. Sau thời gian của một loạt những chính phủ tồn tại ngắn ngủi, Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Cộng hòa năm 1799, tự phong mình làm Tổng tài, và sau này là Hoàng đế của cái hiện được gọi là Đế chế Pháp thứ nhất (1804–1814). Trong thời của các cuộc chiến tranh, quân đội của ông đã chinh phục hầu hết lục địa Châu Âu và các thành viên gia đình Bonaparte được chỉ định làm vua tại các vương quốc mới được thành lập.

          Sau khi Napoleon bị đánh bại năm 1815 tại Trận Waterloo, quân chủ Pháp được tái lập. Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới năm 1848. Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai. Louis- Napoléon bị hất cẳng sau khi thua trận trong cuộc Chiến tranh Pháp- Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba.

Sau khi lên nắm quyền, Na-pô-lê-ông đã tiến hành chiến tranh Châu Âu và chiếm được nhiều lãnh thổ ở Áo, sát nhập Thụy Sĩ,Hà Lan và tuyên chiến với nước Anh.   
Năm 1804: Na-pô-lê-ông lên ngôi hoàng đế và thiết lập nền Đế chế thứ nhất.    
- 6/1812: Na-pô-lê-ông đích thân chỉ huy 64 vạn quân tiến đánh nước Nga.      
7/9/1812: trận Bô-rô-đi-nhô diễn ra ác liệt trên lãnh thổ Nga.
Sau khi thất bại trên chiến trường Nga, quân đội Pháp lần lượt thất bại trên các chiến trường ở châu Âu.    
18/6/1815: Trận đánh lớn cuối cùng ở Oa-téc-lô,quân đội Napôlêông đã bị tiêu diệt.  
Na-pô-lê-ông bị bắt làm tù binh và bị đày ra đảo Xanh Ê-len,rồi chết ở đây.
Sau khi đế chế Na-pô-lê-ông sụp đổ,theo quyết định của "Hội nghị viên”,Nước Pháp trở về đường biên giới cũ trước chiến tranh cách mạng. Lu-I XVIII được công nhận là vua nước Pháp.         
Năm 1830, một cuộc khởi nghĩa dân sự đã thành lập ra Quân chủ tháng 7 lập hiến, tồn tại tới năm 1848.
Nền Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi chấm dứt năm 1852 khi Louis-Napoléon Bonaparte tuyên bố thành lập Đế chế Pháp thứ hai.        
Louis- Napoléon bị hất cẳng sau khi thua trận trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 và bị thay thế bởi nền Cộng hòa thứ ba.         
Sau sự thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ
4/9/1870: quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa,đòi thiết lập chế độ cộng hòa và thành lập các lực lượng Quốc dân quân chống quân Phổ xâm lược. Nhưng giai cấp tư sản đã thành lập "Chính Phủ vệ quốc” đình chiến với quân Phổ và tìm cách phá hoại cuộc kháng chiến của nhân dân.  
18/3/1871: "Chính phủ vệ quốc” đánh chiếm đồi Mông-mác nhưng đã nhận được sự chống trả quyết liệt của nhân dân.
Trưa cùng ngày, Ủy ban trung ương quốc dân quân,các tiểu đoàn tiến vào thủ đô chiếm các cơ quan Chính phủ, nhà ga, trụ sở cảnh sát và tòa Thị chính.    
26/3/1871: tổ chức bầu cử hội đồng công xã.      
28/3/1871: Hội đồng Công xã làm lễ ra mắt.      
Một nhà nước vô sản được thành lập tại Pari-nhà nước vô sản,của dân,do dân và vì dân.    
Tháng 4: quân Véc-xai bắt đầu tấn công Pari.    
28/5/1871)

Tuần lễ đẫm máu (từ ngày 21 
Công xã Pari thất bại.   
Pháp đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Từ năm 1870 đến năm 1893,Pháp rơi vào tình trạng bị cô lập song         
Pháp vẫn tăng cường xâm lược thuộc địa ở châu Á và châu Phi.     
Phần 1-Nước Pháp tư bản      
Phần 2-Hai cuộc chiến tranh thế giới.        
Sau thời kì này, Pháp cùng các nước đế quốc bị cuốn vào hai cuộc chiến tranh để phân chia lại bản đồ thế giới.   
 Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914 -1918):        
Pháp thuộc phe Hiệp ước cùng Anh và Nga đối đầu với phe Liên Minh là Đức, Áo-Hung và I-ta-lia.         
Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh.Nhờ chiến thắng này mà Pháp đã lấy lại được vùng An-dát-xơ và Loren bị Đức chiếm năm 1870 cùng một số quyền lợi khác nhưng cũng như các nước đế quốc khác Pháp cũng phải chịu những thiệt hại nặng nề lên nền kinh tế đất nước.    
 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945):
Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933), khối Liên Minh (gồm Đức,Ý và Nhật bản) tiếp tục châm ngòi chiến tranh.        
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau một một trận đánh ngắn, dữ dội và mang tính sai lầm chiến lược, giới lãnh đạo Pháp đã quyết định đầu hàng Đức năm 1940. Chính sách hợp tác với kẻ thù, một hành động khiến một số người phản đối, dẫn tới việc thành lập Các lực lượng Pháp Tự do bên ngoài nước Pháp và Kháng chiến Pháp ở bên trong. Pháp được Đồng Minh giải phóng năm 1944.          
Chiến tranh thế giới thứ I                 
Nền Đệ tứ Cộng hòa Pháp được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đấu tranh nhằm lấy lại vị thế kinh tế, chính trị của một cường quốc.     

Lịch sử Pháp bước sang trang mới……….

Vẫn còn nữa để xem được đầy đủ các bạn hãy Dowloadn về máy nhé.

Chủ đề: TÀI LIỆU HỌC TẬP | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86
Lượt xem: 822 | Tải về: 52 | Rating: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==