Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 4, ngày 09/10/2024, lúc 6:14 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Files » TÀI LIỆU HỌC TẬP

GT một số lễ hội đặc sắc ở Nhật và vai trò của lễ hội trong ĐSVH Nhật
22/09/2011, 1:00 PM
ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ CÁC BẠN HÃY DOWNLOADN VỀ MÁY NHÉ MỘT BÊN LÀ BÀI WORLD VÀ MỘT LÀ POWERPOINT

                                               MỞ ĐẦU    

Đến với Á châu huyền bí chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một đảo quốc xinh đẹp ở phía Đông châu Á với ngọn núi Fuji hùng vĩ thơ mộng, quanh năm tuyết phủ trắng xóa, với hoa anh đào rực rỡ nở rộ vào mùa xuân, với những nàng Geisha kiều diễm bên cạnh những Samurai dũng mãnh, với những chiếc áo kimono sặc sỡ sắc màu, với nghệ thuật Ikebana, trà đạo và nhìu thứ khác. Nơi  ấy được người ta gọi bằng cái tên đất nước mặt trời mọc_Nhật Bản. Nhật Bản ngày nay được người ta biết đến với sự phát triển của các tập đoàn điện tử, công nghiệp khổng lồ mà cái tên của nó đã trở thành những huyền thoại như Sony, Mitsubihi, Seiko, Panasonic, Honda, Sanyo…Tuy nhiên Nhật Bản cũng là đất nước được người ta biết đến với truyền thống lãng mạn. Người Nhật tìm kiếm cảm hứng tinh thần nhờ vào thiên nhiên, cũng như sự gắn bó của họ với đền đài, miếu mạo và đặc biệt họ rất chú trọng gìn giữ, phát huy những nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc.Trong đời sống văn hóa của Nhật Bản, lễ hội là món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi cá nhân và cộng đồng. Đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa cho muôn đời sau.


NỘI DUNG

1. Nhật Bản – Cái nhìn địa văn hóa.

Thiên nhiên ở Nhật tuy hung bạo nhưng cũng tuyệt đẹp và dịu dàng, tinh tế. Nơi đây được xem như "cửa hàng của thời tiết” mà theo Nhật Chiêu thì "hình ảnh một cành tre phủ đầy tuyết đủ nói nên tính chất tổng hợp của thời tiết xứ này”.

Những điều kiện về thiên nhiên đã tạo cho dân tộc Nhật một cảm thức đặc biệt tinh tế trước vể đẹp của thiên nhiên qua hình sắc, âm thanh, mùi vị…Sự vận động đặc biệt của thiên nhiên, thời tiết ấy cũng dã ảnh huongr rất lớn đến văn hóa Nhật và nó phả cả vào trong lễ hội.

  1. Vài nét về lễ hội Nhật Bản

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng ra đời và phát triển trong xã hội loài người. Nếu tính về số lượng lễ hội thì Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu thế giới. Trong một năm, đất nước này có rất nhiều những ngày diễn ra các sự kiện sinh hoạt văn hoá lễ nghi có tính định kỳ. Những ngày này được chia một cách tương đối làm hai loại: Lễ hội (Matsuri) và ngày lễ hàng năm (Nenchù gyòji).

Hầu hết các lễ của Nhật được tính theo Dương lịch, nhưng cũng có những lễ hội được tính theo âm lịch.

Xuất xứ của các lễ hội ở Nhật Bản đa phần đều gắn với sự chuyển mùa, với các hoạt động nông nghiệp, hoặc những mong muốn về sự bình an, khoẻ mạnh cho mọi người.

Các lễ hội là những sự kiện quan trọng ở Nhật Bản. Dù có nguồn gốc tôn giáo, mê tín hay có nguồn gốc lịch sử xa xưa giờ đây không còn phù hợp nữa thì chúng vẫn cho phép những người Nhật Bản có kỉ luật được thư giãn và nghỉ ngơi.

2. Giới thiệu một vài lễ hội đặc sắc của Nhật Bản

2.1. Lễ hội chào đón năm mới (Segaru)

Cũng như nhiều nước trên thế giới, năm mới là lễ hội quan trọng nhất trong năm. Trước kia, Nhật Bản đón năm mới theo âm lịch giống Việt Nam và Trung Quốc, nhưng từ hàng trăm năm nay, người Nhật đón năm mới theo dương lịch. Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật là khi chào đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà.

2.1.1. Thời gian và không gian:

Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Nhật, diễn ra chính thức từ đêm Giao thừa, (31/12 năm cũ) và cho đến hết ngày 3/1 của năm mới. Tuy nhiên, thực tế là không khí lễ hội đón năm mới này đã diễn ra dài hơn. Thường là từ ngoài 20/12 trở đi và kéo dài cho đến hết ngày 15/1 là ngày chính thức tổ chức trọng thể Lễ Trưởng thành cho các nam nữ thanh niên tròn 20 tuổi trong năm đó. Như thế có nghĩa là lễ hội này trên thực tế đã kéo dài trước và sau Tết gần cả tháng trời.

2.1.2. Nội dung

 Bắt đầu từ 27-12 người Nhật Bản đã lo chuẩn bị đón Tết và gọi 3 ngày chuẩn bị này là "3 ngày trước Tết”. Họ làm các loại bánh để ăn trong những ngày Tết nhưng ngày 29 thì tuyệt đối không ai làm bánh cả vì theo tiếng Nhật "chín” phát âm giống chữ "khổ”.

Trong đêm giao thừa, theo truyền thống, các gia đình Nhật đều chờ nghe 108 tiếng chuông giao thừa để đón chào Thần Năm Mới (Toshigami) và thường thì thức luôn đến sáng ngày hôm sau để đón ánh mặt trời của ngày đầu năm.

Vào nửa đêm của ngày 31/12, toàn thể gia đình vừa vui đón Lễ Tết vừa cùng ăn một loại mỳ truyền thống có tên là Toshikoshi Soba vì theo người Nhật do ăn những sợi mì dài và dai đó là biểu hiện của bền vững, sống lâu.

Vào những ngày Tết hoặc vào dịp đầu năm, người Nhật thường hay đi lễ để cầu xin sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc, cầu cho cuộc sống thanh bình...

Nhà nào nhà nấy đều lo dọn dẹp, dựng cổng chào kado-matsu (cổng gồm 3 cây tre trang hoàng thêm những cành thông nhỏ) trước nhà. Chắn ngang qua cổng là những sợi shimenawa (rơm bện với những giải băng giấy ngũ sắc dán xung quanh). Trong nhà, phòng nào cũng được trang trí thêm những vật trang sức bằng rơm rạ.

Đồ trang trí phải bày biện trước 30 tết và tới mùng 7 tháng 1 mới dọn đi.

Trong 7 ngày đó, người Nhật đi thăm viếng người thân, bạn bè. Ba ngày đầu, nhà nào cũng uống rượu sake ngọt, ăn bánh canh bột gạo và chúc nhau mạnh khỏe. Trước cửa nhà sẽ đặt một chiếc khay để đựng thiệp chúc mừng của hàng xóm, người quen, bạn bè. Ngoài ra người ta còn chúc miệng nhau những lời chúc tốt lành. Mùng 2 tết là khai trương nếp sinh hoạt thường nhật của năm mới. Mọi thứ vào ngày hôm đó đều diễn ra lần đầu

Mùng 7, cả nhà sẽ quây quần bên mâm cháo nấu bằng 7 thứ rau để trừ ma.

Ngày nay, việc đón mừng năm mới của người Nhật không còn cầu kỳ, trang trọng như trước, một số nghi lễ được bỏ qua, đặc biệt ở các đô thị. Tuy nhiên nhiều điều vẫn được duy trì như đi chùa cầu an, khai bút đầu xuân.... và hiển nhiên, trong các ngày tết, phụ nữ Nhật sẽ mặc kimono truyền thống.

2.2. Lễ hội ngắm hoa Anh đào (Hanami)

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, người Nhật lại háo hức chờ đến ngày lễ hội Hanami. Trong tiếng Nhật, hana có nghĩa là hoa, mi là ngắm.

Hoa anh đào - Sakura là quốc hoa của Nhật bản. Đặc điểm của nó là rơi trong khi còn đương độ tươi thắm. Nó là hiện thân của một ý niệm có vai trò trung tâm trong văn hóa Nhật - hakanasa - một từ rất khó dịch, nó chuyển tải một cảm giác mong manh, thậm chí là phù du, của cuộc đời.

Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Thời gian hoa anh đào nở cho đến khi rụng chỉ kéo dài trong khoảng 10 ngày. Cánh hoa mỏng tang, mềm mại, bay xòa trong làn gió xuân, dù cho có cuộc đời ngắn ngủi nhưng anh đào chiếm vị trí quan trọng trong trái tim người Nhật và là một phần văn hóa của đất nước này.

Hoa anh đào có đến hơn 300 loại. Có loại màu trắng như hoa lê, có loại phơn phớt vàng như hoa mai, nhưng đẹp nhất vẫn là hoa anh đào màu hồng biểu trưng cho vẻ đẹp cao quý trẻ trung đầy nữ tính.. Có lẽ không một loài hoa nào như anh đào gây được nhiều cảm hứng nhất cho các nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ sáng tác.Thơ Haiku cũng đã nhiều lần viết về loài hoa này:

Hoa đào như áng mây xa

Chuông đền U – e – nô vang vọng

Hay đền A – sa – cư – sa

Hoa anh đào gợi cảm nhất, đẹp nhất không phải là lúc hoa nở rộ trên cành mà là lúc hoa bắt đầu tàn. Từ lúc hoa bắt đầu nở đến lúc tàn chỉ có một tuần. Người Nhật cảm thấy hoa anh đào giống với tâm hồn lãng mạn và nhạy cảm của họ.

Người ta cho rng Hanami là lễ hội bắt nguồn từ giới quý tộc từ thời Nara, trở thành thói quen của dân chúng bắt đầu từ thời Edo

 Trải qua nhiều thế kỷ, hoa anh đào còn được coi là biểu tượng tươi đẹp đầy sức sống của mùa xuân Nhật Bản và cùng với núi Fuji (Phú Sĩ), áo Kimono, rượu Sake, trà đạo, kịch Kabuki, vật Sumo… đã trở thành những đặc trưng văn hoá truyền thống rất tự hào của người Nhật.

2.2.1. Truyền thuyết hoa anh đào và ý nghĩa biểu trưng

Truyền thuyết hoa anh đào

 

 

 

 

 

Ý nghĩa hoa anh đào

Người Nhật có câu : Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo. Theo truyền thuyết Nhật, nữ thần Sakura zensen chính là người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ. Tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là loại hoa "thoắt nở thoắt tàn" nên anh đào được các samurai yêu thích… Nó tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo - samurai - biết chết một cách cao đẹp.

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới.

Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ''hana'' (hoa) và ''sakura'' hầu như đồng nghĩa.

2.2.2. Thời gian và không gian lễ hội

Khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 khi hoa anh đào nở trắng đất trời Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa ''ohanami'' (flower viewing) parties.

Lễ hội Hanami được tổ chức khắp nước theo hành trình đi từ Nam lên Bắc.

2.2.3. Nội dung lễ hội

Hội hoa Anh đào (hanami) là tập quán thưởng thức vẻ đẹp của hoa anh đào, chúc mừng nhau và cảm nhận mùa xuân đang tới của người Nhật Bản. Từ này chủ yếu dùng để chỉ việc tụ tập liên hoan dưới những gốc anh đào nở hoa.

Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội, nhân dân trong nước khắp nơi nơi đều cử hành các hoạt động thưởng thức hoa anh đào truyền thống, hầu hết tất cả mọi người, từ người già cho tới các em nhỏ đều đến công viên hoặc một nơi nào đó để thưởng hoa. Các công ty cũng cho nhân viên của mình nghỉ 3 ngày trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội để đi ngắm hoa.

Tại lễ hội ngắm hoa anh đào, người nào cũng vui vẻ, cởi mở và sẵn lòng mời khách lạ thưởng thức các món ăn, đồ uống mà họ mang theo. Vừa ngắm hoa vừa uống rượu cũng là một thú vui phong lưu của người Nhật. Trong khi uống sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó là điều may mắn.

Thưởng thức hoa đào cũng có rất nhiều cách. Đi tản bộ xuyên qua con đường hoa; cùng người thân hay bè bạn uống rượu ngâm thơ dưới gốc đào hay ngồi trên chiếc thuyền nhỏ trôi theo bờ sông trải dài hoa phấn … Dưới những tán cây anh đào trùng điệp muôn ngàn bông hoa hồng nhạt, người ta uống rượu sakê và ca múa, liên hoan thật vui vẻ

Những ngày lễ hội ngắm hoa anh đào từ nhiều năm qua đã trở thành nét đẹp phong tục, tập quán văn hoá truyền thống của người Nhật.

Người đến ngắm hoa rất đa dạng về tầng lớp, lứa tuổi. Họ thường đi theo nhóm 4-5 người, có khi đông đến hàng chục người nếu là tập thể các học sinh, sinh viên, hoặc các nhóm bạn đồng nghiệp. Cũng có thể là những gia đình đơn hoặc đa thế hệ hay là một cặp tình nhân. Đương nhiên đa phần là người Nhật, nhưng đó đây cũng có không ít các du khách nước ngoài cùng tham gia ngắm hoa và đương nhiên có cả người Việt Nam chúng ta.

Hoà trong những đoàn người đó, có thể thấy có cả những phụ nữ trung tuổi và nhất là khá nhiều thiếu nữ Nhật cũng nhân dịp này trưng diện những bộ trang phục Kimono truyền thống màu sắc đa dạng khiến cho không khí và cảnh sắc lễ hội ngắm hoa càng tràn đầy sức xuân.

Hanami đi liền với Hamami dango. Từ thời Edo, đối với dân chúng, Hanami dango đã thành món quà đi đôi mỗi lúc ngắm hoa.

4. Vai trò của lễ hội trong đời sống văn hóa Nhật

4.1. Biểu hiện giá trị xã hội của cộng đồng

Lễ hội là loại hình sinh hoạt cộng đồng, là một hoạt động văn hóa tổng hợp, là một hình thức hữu hiệu để phổ cập các giá trị văn hóa dân tộc, lưu truyền những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời thông qua lễ hội, lịch sử của cộng đồng được tái xác định với một hệ thống biểu tượng của nó và làm sống lại sức mạnh có từ thủa cội nguồn của cộng đồng.

Với nhiều hình thức phong phú, lễ hội vừa tôn vinh những giá trị thiêng liêng, vừa thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần của con người và góp phần thắt chặt các quan hệ xã hội.

4.2. Cố kết cộng đồng, giáo dục con người hướng đến những giá trị tốt đẹp của dân tộc

Lễ hội giúp cho người dân có điều kiện gần gũi nhau hơn ngày thường, tạo nên tính cố kết cộng đồng, niềm cộng cảm. Như trong những ngày vui đón năm mới cũng là dịp nhàn rỗi để những người thân sum vầy bên nhau. Thông qua những lễ hội này mà nó có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Hay những buổi tụ họp trong lễ hội ngắm hoa cũng là dịp để mọi người quay quần và gắn kết thêm với nhau.

4.3. Đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân

Các lễ hội truyền thống với sức sống mãnh liệt vốn có ăn sâu vào tiềm thức, là một sinh hoạt văn hoá tâm linh trở thành nhu cầu không thể thiếu, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần nhân dân. Lễ hội phát sinh từ nhu cầu của người dân, do nhân dân tự sáng tạo nên và tự tổ chức để thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của mình. Người dân là chủ thể của lễ hội vì vậy chính họ quyết định việc tổ chức lễ hội phù hợp với tâm lí, đời sống tinh thần và điều kiện vật chất của cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng để hình thức lễ hội tồn tại và phát triển cho đến nay.

Thành phần tham gia lễ hội có đông đảo quần chúng nhân dân, không phân biệt lứa tuổi với tâm nguyện tốt lành và hướng thiện. Sau những công việc bận rộn với những lo toan thường nhật, tham gia lễ hội, khách hành hương có dịp giải tỏa những lo âu, phiền muộn của cuộc sống thường nhật, được thư giãn tinh thần với những trò chơi lành mạnh trong ngày hội, được tham quan, hiểu biết về các di tích lịch sử.

Đến với lễ hội truyền thống ngoài sự "hòa nhập” hết mình trong các hoạt động của lễ hội, được "hóa thân” đóng một vai trong hội hay "nhập thân” vào một trò chơi, tất cả mọi người đều được hưởng những lễ vật mà mình dâng cúng, đều được tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí trong quá trình tổ chức hoạt động lễ hội. Trong lễ hội truyền thống, người dân không chỉ hưởng thụ mà còn là người sáng tạo văn hóa, là chủ nhân thực sự trong đời sống văn hóa của chính bản thân mình.

Hầu hết xuất xứ của các lễ hội ở Nhật Bản đều gắn với sự chuyển mùa, với các hoạt động nông nghiệp, hoặc những mong muốn về sự bình an, khoẻ mạnh cho mọi người. Chính vì thế lễ hội là dịp để người dân cân bằng cuộc sống gửi gắm niềm tin và khát vọng, là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong đời sống tâm linh.Vì vậy lễ hội có vai trò khá quan trọng trong đời sống nhân dân Nhật.

Đời sống kinh tế - xã hội của người Nhật từ nhiều năm qua đã ngày càng phát triển cao hơn, khiến cho nhu cầu hưởng thụ các sinh hoạt văn hoá tinh thần của họ cũng ngày càng cao hơn. Mặt khác, cũng từ nhiều năm qua do là những người dân của một nước công nghiệp hiện đại nên bên cạnh việc lưu giữ và phát huy những bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp, người Nhật đã nhanh chóng hoà nhập vào làn sóng văn hoá phương Tây, sẵn sàng đón nhận những nét đẹp của văn minh hiện đại. Việc vui đón Lễ đón Năm Mới với đồng thời trước đó vui đón Lễ Noel đã trở thành truyền thống mới của người Nhật hiện đại là biểu hiện rõ nét sự giao thoa hài hoà những nét đẹp của hai dòng văn hoá Đông-Tây.

Ở Nhật Bản tôn giáo cũng rất phát triển, có nhiều đền chùa nên mỗi khi lễ hội diễn ra thì người Nhật thường hay đi lễ ở đền để cầu xin sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc, cầu cho cuộc sống thanh bình, cầu may mắn. Đó cũng là một nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của người dân.

4.4. Hoàn thiện các chủng loại văn hóa

Lễ hội Nhật không chỉ cho ta hiểu được phong tục truyền thống mà lễ hội còn có vai trò rất lớn trong việc hoàn thiện các chủng loại văn hóa. Lễ hội là một phức hợp của nhiều loại hình văn hóa khác nhau.  Thông qua lễ hội, những điệu múa, các loại hình sân khấu, mĩ thuật, kiến trúc được hoàn thiện hơn vì nhu cầu thẩm mĩ cộng đồng.

 Đến với lễ hội năm mới chúng ta còn thấy được nét văn hóa Nhật trong các món ăn hay những bộ trang phục kimono truyền thống và tết cũng là dịp để mọi người thưởng thức những ấm trà đạo, những nét độc đáo của văn hóa Nhật được thể hiện hết sức rõ nét.

5. Lễ hội Nhật Bản – một cái nhìn đối sánh với lễ hội Việt Nam và Trung Quốc

Do ảnh hưởng văn hoá phương Tây nên người Nhật từ lâu đã không đón Tết Nguyên Đán theo thời gian âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác. Cũng vì ảnh hưởng văn hoá phương Tây nên người Nhật hiện đại, nhất là lớp trẻ rất quan tâm đến một số ngày lễ lớn có khởi nguồn từ phương Tây nhưng đã du nhập sang Nhật Bản và được "Nhật hoá”, đồng thời tồn tại, giao thoa cùng với nhiều lễ hội văn hoá truyền thống khác của người Nhật. Minh chứng rõ nhất, chỉ tính riêng tháng 1 dương lịch, trong khi người Việt chúng ta còn đang bình thản với tháng Chạp cuối năm âm lịch thì người Nhật đã hối hả, sôi động trong không khí vui đón các ngày lễ hội lớn nhất của năm cũ sắp qua và năm mới bắt đầu đến. Đó là Lễ Noel (25/12 của năm cũ), Tết Nguyên Đán đón năm mới dương lịch diễn ra suốt cả những ngày đầu năm, Lễ Thành nhân (15/1). Sự đồng thời diễn ra liên tiếp các lễ hội lớn nhất này càng khiến cho bầu không khí  "Tết” ở Nhật Bản rất sôi động và có cơ hội kéo dài suốt gần cả tháng trời kể từ trung tuần tháng 12 năm cũ đến trung tuần tháng 1 năm mới.

Ở Nhật ngày nay mặc dù là nước công nghiệp hiện đại song vẫn lưu giữ truyền thống hoà hợp tâm linh của con người đối với Thần, Phật và lòng biết ơn sâu sắc đối những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng. Đó cũng chính là nền tảng của bản sắc văn hóa truyền thống Nhật Bản đã thể hiện rất rõ trong hầu hết các phong tục, tập quán, lễ hội của người Nhật, trong đó phải kể đến các phong tục, tập quán, lễ hội đã diễn ra trong dịp Tết Nguyên Đán vui đón năm mới.

Lễ hội Nhật Bản luôn cố gắng tìm cho mình một nét đặc trưng, đậm bản sắc dân tộc. Đó là lấy cộng đồng, lấy con người làm trung tâm, thiên về giải trí nhiều hơn linh thiêng. Điều này rất khác so với Việt Nam (lễ hội luôn được bao phủ bởi lớp vỏ linh thiêng huyền bí, thần thánh hóa tất cả mọi sự việc). Nueeus như ở Việt Nam, trong các lễ hội phồn thực họ còn rất e dè, linh thiêng hóa, thần hóa các sinh thực khí của con người thì ở Nhật Bản họ không ngần ngại hay e dè trong các lễ hội mang tính phồn thực. Thậm chí họ còn làm tất cả các đồ vật trong lễ hội giống hình của sinh thực khí, rất giản dị và thực tế, gần gũi. Đi đến các lễ hội ở Việt Nam, đặc biệt trong các ngày phần lễ diễn rat a rất dễ bị ngẹt thở trong khói hương và những lời nguyện cầu. Nhưng đến với lễ hội Nhật Bản chúng ta sẽ được sống trong một bầu không khí trong lành hơn. Họ đến với lễ hội ngoài mục đích giải trí thì cũng đem theo sự cầu mong, ước nguyện về những điều tốt đẹp nhưng hoàn toàn không có cảnh chen lấn, khói hương nghi ngút đến nghẹt thở như Việt Nam.

Điều đặc biệt như đã đề cập là bên cạnh sự giao thoa, ảnh hưởng sắc thái văn hoá phương Tây, song do là  nước châu Á nên văn hóa Nhật Bản nói chung và văn hóa Lễ hội, văn hóa Tết nói riêng từ nhiều thế kỷ qua cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng cả sắc thái văn hóa Trung Hoa. Khi quan sát, nghiên cứu về từng lễ hội hàng năm của Nhật Bản, ta sẽ thấy văn hóa Lễ hội Nhật Bản mặc dù thấm đậm màu sắc của Thần đạo ( Shinto giáo ) là Quốc đạo, Quốc giáo của người Nhật, nhưng vẫn đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đạo Phật ( Phật giáo ) với các triết lý sống khởi nguồn từ các bậc thầy Nho giáo của Trung Quốc: Khổng Tử, Mạnh Tử, Chu Tử…

Nhiều lễ hội Nhật Bản cũng được bắt nguồn từ các câu chuyện, truyền thuyết nhưng nó đã hoàn toàn bị Nhật hóa.Lễ hội Hinamatsuri vốn được bắt nguồn từ tập tục của Trung Hoa là dùng bupbe trong các nghi lễ trừ tà. Những hình nhân bằng giấy được làm ra để mang đi những vận xấu của của người chủ, sau đó chúng sẽ bị ném xuống sông hay đốt đi. Nhưng ngày nay, trong tâm thức người dân Nhật Bản thì lễ hội chỉ còn mang tính chất cầu mong sự tốt lành cho gia chủ và mọi người. Những con búp bê cũng không hề bị đốt đi hay ném xuống sông.


KẾT LUẬN

Được ví như một cô gái xinh đẹp nằm duỗi mình gối đầu trên sóng nước cận Bắc Cực và thả chân vào giữa biển nhiệt đới, một bên là biển Nhật Bản, một bên là biển Thái Bình Dương, Nhật Bản luôn thu hút được rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Thơ mộng, lãng mạn và đa dạng, là một trong những đặc điểm của quần đảo Phù Tang  này. Bởi vậy, không chỉ địa thế, các di tích lịch sử, , sự phát triển vượt bậc của kinh tế, xã hội...mà với những đặc sắc trong những lễ hội, những mùa hoa ở Nhật cũng là một thắng cảnh mà bất cứ du khách nào cũng muốn khám phá

Cùng với sự phát triển truyền thông đa phương tiện, những thông tin mang sắc màu hiện đại, các mốt mới lan truyền nhanh chóng; nhưng mặt khác sự kế thừa văn hoá truyền thống, các lễ hội truyền thống cùng ngôn ngữ địa phương vẫn còn những màu sắc bản địa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.                 Nhật Chiêu (2003), Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2.                 Anh Côi (2003), Du lịch vòng quanh thế giới – Nhật Bản, NXB Thanh niên, Hà Nôi.

3.                 Hoàng Lương,(      ), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam (khu vực phía Bắc), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4.                 Hữu Ngọc (2006), Hoa anh đào và điện tử, NXB Văn nghệ, .

5.                 G.B. Sansom (1989), Lược sử văn hóa Nhật, NXB KHXH, H.

6.                 Will Durant (2006), Lịch sử văn minh Trung Quốc, NXB Văn hóa thông tin.

 

Chủ đề: TÀI LIỆU HỌC TẬP | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86
Lượt xem: 902 | Tải về: 26 | Rating: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==