Hà Nội: Chùa Một Cột Chùa này nằm ở phía tây thủ đô, thuộc thôn Ngọc Thanh, khu Ngọc Hà. Nơi đó nguyên có một cái hồ hình vuông, giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước, đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình như một đóa hoa sen dưới nước mọc lên, người ta gọi là chùa Nhất Trụ hay là chùa Chùa Một Cột. Chùa xây từ năm 1049, tức là năm 1049, tức là năm đầu tiên Sùng Hưng Đại Bảo vua Thái Tôn nhà Lý. Tục truyền khi ấy vua Thái Tôn tuổi đã cao mà chưa có con trai, thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm nằm chiêm bao thy đức phật Quan Âm, hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía tây thành, tay bế một đức con trai đưa cho nhà vua.
Sau đó nhà vua quả sinh được con trai. Nhà vua liền sia lập chùa Một Cột để thờ Quan Âm. Khi chùa làm xong, nhà vua triệu tậphàng trăm ngàn tăng ni đứng chầu chung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày bảy đêm và lập thêm mộ ngôi chùa lớn ở ngay bên cạnh để thờ chư phật, gọi là ch
...
Đọc tiếp nào »
|
Hồng Lĩnh một vùng đất danh nhân - danh thắng (TĐKT)-Thị xã Hồng Lĩnh thuộc Tỉnh Hà Tĩnh được thành lập (02/3/1992), thật là hợp với Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà! Bởi nơi đây vốn có một nền văn hoá lâu đời, có bề dày hàng ngàn năm lịch sử, là nơi giao lưu giữa 2 miền Bắc - Nam và Quốc tế, với cái thế kề sông, tựa núi, "hình long cuốn, hổ ngồi" của các bậc Đế Vương xưa. Như ông cha ta thường nói: "Đất lành, chim đậu" chính vì vậy mà những cánh chim Hồng đã về đây đậu đỉnh non cao và cái tên "Hồng Lĩnh" cũng bắt nguồn từ đó. Tương tuyền vào buổi mới khai sơn, phá thạch ông Đùng là người sắp xếp các núi non, số núi ông vừa điểm được 99 đỉnh, thì cũng vừa lúc đó có một đàn chim Hồng bay đến đậu. Nên núi cũng mang tên là Hồng Lĩnh hay Hồng Sơn, tiếng địa phương gọi là ngàn Hống.
Dòng tư duy dân dã trôi chảy theo Lịch sử hội tụ lại để coi đây là cái nôi của tổ tiên Hồng Lạc, có dòng
...
Đọc tiếp nào »
|
Kon Tum Diện tích: 9.690,5 km² Dân số: 383,1 nghìn người (năm 2006) Tỉnh lỵ: Thị xã Kon Tum. Các huyện: Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Tô, Kon Rẫy, Kon Plông, Đắk Hà, Tu Mơ Rông, Sa Thầy. Dân tộc: Việt (Kinh), Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Ra Glai...
Thắng cảnh: Hoa viên Buôn Ma Thuột, Chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh,
Ngục Kon Tum, Làng Ba Na, Nhà mồ Tây Nguyên, Nhà rông Tây Nguyên. Điều kiện tự nhiên Kon
Tum là tỉnh ở phía bắc cao nguyên Gia Lai - Kon Tum, một trong 3 cao
nguyên lớn của Tây Nguyên. Kon Tum có chiều dài biên giới 275km, tiếp
giáp với hạ Lào và bắc Căm-pu-chia về phía tây, phía bắc giáp tỉnh Quảng
Nam, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Gia Lai. Phần
lớn lãnh thổ Kon Tum có địa hình thấp dần từ tây sang đông và từ bắc
xuống nam. Vùng phía bắc tỉnh có dãy núi Hoa Cương cao nhất miền Nam;
đỉnh Ngok Linh 2.598m, đỉnh Ngọc Phan 2.251m. Đây là nơi bắt nguồn của
các sông Tranh, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba. Kon Tum có trên
50% diện tích là rừng với các khu rừng nguyên sinh nơi có các loại gỗ
quí, các lâm đặc sản và chim thú quí hiếm. Ngoài ra, Kon Tum còn có vùng
đất bazan thích hợp với các cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè,
mía, dâu tằm... và các đồng cỏ thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia
súc. Kon Tum có khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình năm 23,4ºC, lượng mưa trung bình năm 1.884mm. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Tiềm năng phát triển du lịch Thị
xã Kon Tum được xây bên bờ sông Đắk Bla, một nhánh của sông Pơ Kô, giữa
...
Đọc tiếp nào »
|
Vịnh Hạ Long
Nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một
phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm
Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát
Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài
120 km, được giới hạn từ 106o58' - 107o22' kinh độ Ðông và 20o45' -
20o50' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ,
trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Ðảo của vịnh Hạ Long có
hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là
vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam (thuộc
vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm.
Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang
động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long,
bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng Di sản thiên
nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như
một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía
nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích
danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962. 
|
Từ
trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng
sống động. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị
hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn
Ðầu Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước
(hòn Rồng), đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá
...
Đọc tiếp nào »
|
Khu du lịch sinh thái Tràng An " Du lich Viet Nam "
Khu
du lịch sinh thái Tràng An nằm ở phía tây của Tp. Ninh Bình, có tổng
diện tích gần 2.000ha, được chia làm 5 khu chức năng chính: khu bảo tồn
đặc biệt (khu cố đô Hoa Lư), khu trung tâm, khu hang động, khu dịch vụ
du lịch, khu tâm linh núi chùa Bái Đính
Khu
du lịch sinh thái Tràng An Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm ở
phía tây của Tp. Ninh Bình, có tổng diện tích gần 2.000ha, được chia làm
5 khu chức năng chính: khu bảo tồn đặc biệt (khu cố đô Hoa Lư), khu
trung tâm, khu hang động, khu dịch vụ du lịch, khu tâm linh núi chùa Bái
Đính. Toàn khu có 47 di tích lịch sử với nhiều hang động ẩn mình trong
những núi đá vôi, các thung lũng và hệ thống sông ngầm đan xen tạo nên
một không gian huyền ảo và thơ mộng.
Sự vận động
biến ảo của đất trời đã bày sẵn cho khu quần thể hang động Tràng An một
trận đồ bát quái với cửa sinh, cửa tử quanh cố đô xưa, ngày nay, du
khách như lạc vào cõi tiên, lâng lâng một cảm giác thoát tục. Nơi đây
còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử của một kinh đô với ba triều đại kế
tiếp là: Đinh, Lê, Lý. Có thể nói, đây là một địa danh du lịch lịch sử -
văn hóa - tâm lin
...
Đọc tiếp nào »
|
Quảng Nam: Kim Bồng – Mỹ Sơn
Tôi
giật mình thức dậy, ngơ ngác không biết mình đang ngủ ở đâu, Cái Bè hay
Vĩnh Long? Căn phòng tối, ánh sáng lờ mờ ban mai xuyên qua khe hở của
bức mành rọi lên những con cò con hạc lơ lửng trên tường. Phải mất hết
mấy phút tôi mới định thần được mình đang nằm trong phòng ngủ của nhà
mình, và mấy con cò con hạc ấy là những tấm ảnh do tôi chụp cách đây vài
năm.
Như một giấc mơ, tôi rời Việt Nam.
Như một giấc mơ, tôi trở về Việt Nam.
Ba tuần lễ sau ba mươi hai năm, tôi lại rời Việt Nam một lần nữa.
Hãy Đi Cùng Tôi...

Kim Bồng - Mỹ Sơn
Từ Hội An chúng tôi được chở đi thăm làng mộc Kim Bồng và thánh địa
Mỹ Sơn. Chiếc tàu nhỏ chở chúng tôi ra Cửa Đại và cập bến vào một làng
nhỏ mang tên Kim Bồng. Chúng tôi được nhìn thấy những rễ cây, thân cây
được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đẽo gọt thành những hình tượng
xinh đẹp, những bàn ghế chạm trổ tỉ mỉ. Bên trong một xưởng mộc nóng
bức, các nghệ nhân mình trần, cắt, đục, dùi, mài một cách chăm chú và
kiên nhẫn. Một chú bé khoảng 13, 14 tuổi ngồi nắn nót mài một hình
tượng, mồ hôi lấm tấm trên trán trong không khí nóng bức của buổi trưa
nắng gắt.

...
Đọc tiếp nào »
|
Di tích và danh thắng Nga Sơn
Thần
Phù là một địa danh xưa, khá nổi tiếng. Đó là cửa sông Chính Đại đổ ra
biển, nay thuộc địa bàn xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Cửa
này xưa có tên là Thần Đầu, đời Trần gọi là Thần Phù.
Cửa Thần
Phù nổi tiếng trong lịch sử là là nơi linh thiêng, hiểm trở, luôn có
sóng to gió lớn nguy hiểm, thường hay lật thuyền bè qua lại. Ai đi qua
cũng phải cúng tế Thủy thần. Ca dao xưa có câu: "Lênh đênh qua cửa Thần
Phù; Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
Theo thư tịch cổ, tháng 11 năm 43, sau khi tiêu diệt xong lực lượng
kháng chiến của Hai Bà Trưng, Mã Viện trực tiếp chỉ huy 20.000 quân
cùng 2.000 tàu thuyền lớn nhỏ tiến vào Cửu Chân (Thanh Hoá) tiến đánh
lực lượng kháng chiến của lão tướng Đông Dương bằng hai đường thuỷ, bộ.
Cánh quân bộ bị chặn đứng lại trước núi rừng vùng Tam Điệp ngày nay.
Cánh quân thuỷ bị chao đảo trước sóng to, gió lớn của biển Thần Đầu
(Thần Phù). Mã Viện phải sai quân đào sông qua dãy núi đá vùng này mà
thư tịch cổ gọi là Tạc Khẩu.
Di chỉ Yên Ngự Di chỉ tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Phát hiện được gốm thô năm 1974. Bãi Huyền Tiêm Bãi Huyền Tiêm, thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Tương truyền đây là nơi Mai An Tiêm bị đày. Chùa Không Lộ
Chùa
Không Lộ toạ lạc tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngôi
chùa được dựng ở cuối núi Hàn, thờ Thiền sư Không Lộ. Trong chùa có
tượng Thiền sư, tạc bằng gỗ.
<
...
Đọc tiếp nào »
|
|