Di tích và danh thắng Nga Sơn
Thần
Phù là một địa danh xưa, khá nổi tiếng. Đó là cửa sông Chính Đại đổ ra
biển, nay thuộc địa bàn xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Cửa
này xưa có tên là Thần Đầu, đời Trần gọi là Thần Phù.
Cửa Thần
Phù nổi tiếng trong lịch sử là là nơi linh thiêng, hiểm trở, luôn có
sóng to gió lớn nguy hiểm, thường hay lật thuyền bè qua lại. Ai đi qua
cũng phải cúng tế Thủy thần. Ca dao xưa có câu: "Lênh đênh qua cửa Thần
Phù; Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
Theo thư tịch cổ, tháng 11 năm 43, sau khi tiêu diệt xong lực lượng
kháng chiến của Hai Bà Trưng, Mã Viện trực tiếp chỉ huy 20.000 quân
cùng 2.000 tàu thuyền lớn nhỏ tiến vào Cửu Chân (Thanh Hoá) tiến đánh
lực lượng kháng chiến của lão tướng Đông Dương bằng hai đường thuỷ, bộ.
Cánh quân bộ bị chặn đứng lại trước núi rừng vùng Tam Điệp ngày nay.
Cánh quân thuỷ bị chao đảo trước sóng to, gió lớn của biển Thần Đầu
(Thần Phù). Mã Viện phải sai quân đào sông qua dãy núi đá vùng này mà
thư tịch cổ gọi là Tạc Khẩu.
Di chỉ Yên Ngự Di chỉ tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Phát hiện được gốm thô năm 1974. Bãi Huyền Tiêm Bãi Huyền Tiêm, thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Tương truyền đây là nơi Mai An Tiêm bị đày. Chùa Không Lộ
Chùa
Không Lộ toạ lạc tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngôi
chùa được dựng ở cuối núi Hàn, thờ Thiền sư Không Lộ. Trong chùa có
tượng Thiền sư, tạc bằng gỗ.

Cửa sông Lạch Sung
Cửa Lạch Sung thuộc sông Đò Lèn ở giữa huyện Nga Sơn và Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá còn gọi là cửa Bạch Câu.
Làng nghề Nga Sơn
Vị
trí Làng nghề Nga Sơn thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Nhắc đến
Nga Sơn thì người ta nghĩ ngay đến nghề chiếu cói. Một sản phẩm nổi
tiếng của vùng đất ven biển này. Mảnh đất này chỉ trồng được một loại
cây duy nhất là cói, dệt nên chiếu Nga Sơn - niềm kiêu hãnh của vùng
quê này.
Cói Nga Sơn nổi tiếng là sợi nhỏ, dai, óng mượt. Ðiều
đặc biệt ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở vùng này,
loại cói chuyên dùng để dệt nên những tấm chiếu vừa đẹp lại vừa bền.
Chiếu
cói Nga Sơn đã dệt nên tiếng thơm ngàn đời cho vùng đất ven biển Nga
Sơn. Mong rằng, trong tương lai không xa, việc phát triển ngành nghề
truyền thống sẽ gắn liền với phát triển ngành du lịch sinh thái và các
danh lam thắng cảnh huyền ảo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Nga
Sơn, góp phần làm giàu cho vùng cói ngút ngàn này.
Chùa Tiên
Chùa
Tiên toạ lạc tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chùa được
xây dựng trên một mảnh đất rộng 3,5 ha,cảnh quan đẹp, hấp dẫn và yên
tĩnh. Đây là nơi để du khách có thể thăm quan, chiêm ngưỡng và chiêm
nghiệm những giáo lý của nhà phật đối với chúng sinh.
Di chỉ khảo cổ học chùa Tiên được phát hiện năm 1974. Di chỉ rộng 500m2, tầng văn hoá dày 0m60, tìm thấy gốm thô.
Di tích lịch sử Ba Đình
Di
tích chiến khu Ba Đình thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hoá. Đây là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia. Tại đây nhân
dân ba làng là làng Mậu, làng Thượng, làng Mỹ Khê hưởng ứng chiếu Cần
Vương chống quân Pháp xâm lược, với sự chỉ huy của 2 ông Phạm Bành và
Đinh Công Tráng đã tham gia cuộc khởi nghĩa Ba Đình đánh bại nhiều đợt
tấn công của Pháp. Sau này, Bác Hồ đã lấy tên Ba Đình đặt cho quảng
trường tại thủ đô Hà Nội là Quảng trường Ba Đình.
Núi Vân Hoàn và di chỉ núi Vân Hoàn
Núi
Vân Hoàn thuộc xã Nga Lĩnh, là ngọn núi đá vôi mà đứng ở các xã ven
biển cũng có thể nhìn thấy được. Di chỉ khảo cổ học được phát hiện năm
1974, trên một quả đồi kề núi đá vôi gần sông Lèn, xã Nga Lĩnh, huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Hiện vật có một số mảnh tước và một số mảnh
gốm. Nhà thơ Tú Loan sau này về quê ở tại một làng gần chân núi này gọi
là làng Vân Hoàn.
Núi Ne
Tên chữ là Nê
Sơn, hay núi Chính Trợ, là khối núi đá vôi hình chiếc đũa giáp Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình. Trước thuộc tổng Thần Phù, huyện Nga Sơn, năm 1838 đổi
thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Núi Mai An Tiêm và đền Mai An Tiêm
Đền
thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngôi
đền nhỏ đơn sơ nép mình bên sườn núi nhưng chứa đựng cả một huyền thoại
đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Mai An Tiêm là người có công khai
phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An
Tiêm là sản vật rất nổi tiếng ở Nga Sơn. Hàng năm lễ hội Mai An Tiêm
diễn ra tưng bừng náo nhiệt từ 12 - 15 tháng 3 âm lịch.
Động Từ Thức Đền trong động Bích Đào (hay còn gọi là Động Từ Thức)

Đền ở động núi Bích Đào, xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hoá. Đền thờ Bích Động Linh Tiên. Trong động có ba quân cờ hình thù kỳ
lạ. Tương truyền động núi này là nơi Từ Thức gặp tiên – nàng Giáng
Kiều, và cũng từ nơi này, Từ Thức đi thăm nhà nàng ở núi Bồng Đảo ngoài
khơi. Khi trở về, thấy cảnh vật quê nhà đã đổi khác, Từ Thức mới biết
là mình từ cõi tiên trở về.
Đền Chiếu Bạch Sơn Thần
Đền
Chiếu Bạch Sơn Thần thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá, thờ Lê Phụng
Hiểu. Ông có công dẹp loạn tam vương sau khi Lý Thái Tổ mất. Lý Thái
Tông thăng Phụng Hiểu làm Đô thống thượng tướng quân, tước hầu. Năm
1044, theo Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thánh, làm tiên phong, phá tan
được quân giặc. Sau khi ông mất, dân bản xã lập đền thờ, các triều đều
có phong tặng.
Chùa Bạch Ác-Động Bạch Ác
Động
Bách Ác ở dãy núi phía bắc sông Hoạt, thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hoá, phía bắc động Bích Đào (Động Từ Thức). Trong động có chùa Bạch Ác ở
trong động núi Thần Phù thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh
Hoá. Động này có nhiều dơi nên gọi là động Dơi. Chùa có ba cửa, phía
trước là hồ sen. Xưa chùa lấy vách đá làm mái, khoảng đầu thời Thiệu
Trị (1841-1847), mới được lợp mái ngói và xây dựng tường. Bạch Ác là
con quạ trắng, chưa rõ vì sao chùa dùng chữ ấy để đặt tên.
Di chỉ Nga Phú
Di
chỉ khảo cổ học được phát hiện năm 1960, trên cánh đồng Vua và bãi
Chùa Viên xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Di chỉ có diện
tích rộng đến 2400m2. Hiện vật có rìu tứ diện, rìu có vai, bàn mài, hạt
chuỗi. Di chỉ có niên đại thuộc hậu kỳ đồ đá mới.
Chùa Sùng Nghiêm
Chùa
Sùng Nghiêm toạ lạc tại làng Thạch Giản, xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hoá. Chùa dựng năm Nhâm Tý, niên hiệu Thiệu Khánh 3 (1372)
đời Trần Nghệ Tông do một hoà thượng (không rõ tên) trước trụ trì ở chùa
Khánh Vân, nhân đi vân du thấy thế đất ở núi Vân Lỗi bốn bề sầm uất,
bèn mở núi bạt rừng, dựng am, đúc tượng… Chùa làm xong, hoà thượng mời
Hiệp Thạch Phạm Sư Mạnh soạn văn bia, Chi hậu thư Mai Tỉnh viết chữ để
khắc vào đá.
Danh sĩ Mai Thế Châu
Mai Thế Châu là Danh sĩ đời Lê Hiển Tông (1740 – 1786), không rõ năm sinh, năm mất, quê huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông
có tài văn, võ, dày công sửa sang chính trị, mở mang văn hóa giáo dục,
từng có công yên dân ở nhiều nơi, được nhân dân xưng tụng nhiều công
đức. Vua Lê rất trọng vọng ông, phong tước là Toàn Quận Công, lãnh chức
Đốc trấn Nghệ An.
Con ông là Mai Thế Uông cũng là một nhân tài
đương thời, đỗ hương cống, làm quan đến Trấn thủ Hưng Hóa. Khi nghĩa
quân Tây Sơn ra Bắc, Lê Mẫn đế tức Lê Chiêu Thống bỏ ngai vàng tháo
chạy sang Trung Quốc, Thế Uông mù quáng chạy theo, tập hợp một số quân
sĩ ở mạn ngược quanh vùng sông Đà, sông Mã chống nhau với Tây Sơn, đến
lúc cùng thì tự sát.
Mai Anh Tuấn
Mai
Anh Tuấn (1815-1851) là một vị quan của triều Nguyễn, ông quê ở Thạch
Giản, Nga Thạch, Nga Sơn, Thanh Hóa nhưng sinh tại thôn Hoàng Cầu, giáp
Đông Các, huyện Vĩnh Thuận - Hà Nội (nay là Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa).
Năm
1843 đời hoàng đế Thiệu Trị, Mai Anh Tuấn 28 tuổi, thi đỗ Đình nguyên
Thám hoa. Ông được bổ làm Hàn lâm Thị độc, làm việc trong Nội các triều
đình. Sau một thời gian, ông dâng sớ can hoàng đế Tự Đức không nên
phái đoàn quan chức đem thuyền nhà nước tiễn viên quan nhà Thanh, vì
quá tốn kém, mà chỉ nên gửi họ theo thuyền buôn. Vua Tự Đức không hài
lòng, kết tội ông "khi quân bất kính” và hạ chức, phái đi làm án sát
tỉnh Lạng Sơn. Đến Lạng Sơn, ông lo dẹp thổ phỉ để giữ gìn trị an.
Năm 1851, quân thổ phỉ nhà Thanh tràn sang cướp phá vùng Tiên Yên, tiến
sâu vào Lạng Sơn. Ông cùng Chưởng vệ Nguyễn Đạc đem quân đuổi đánh,
bước đầu thắng lợi. Nhưng sau đó Nguyễn Đạc bị thương. Mai Anh Tuấn đem
quân tiếp cứu nhưng gặp địa hình hiểm trở, cả ông và Nguyễn Đạc đều bị
giết.
Hoàng đế Tự Đức thương tiếc, lệnh đem thi hài ông về an
táng tại Hoàng Cầu. Theo lệnh của vua, tỉnh Lạng Sơn và Thanh Hóa lập
đền thờ ông. Linh vị và bát hương thờ được đặt ở đền Trung Nghĩa tại
Hoàng thành Huế, bên cạnh các danh thần nhà Nguyễn. Phần mộ của ông và
miếu thờ tọa lạc tại làng Hoàng Cầu (Hà Nội), được dân làng, con cháu
thờ cúng đến nay.
Phố Mai Anh Tuấn đã được đặt tại khu vực Hoàng Cầu, quận Đống Đa nơi ông sinh ra.
Tại
Nga Sơn, Thanh Hóa, từ năm học 1999 – 2000, trường cấp III Nga Sơn II
đã được đổi tên là trường Trung học phổ thông Mai Anh Tuấn, đóng tại xã
Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa
Lê
Thị Hoa là một nữ tướng của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa tại vùng Nga Sơn
giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Sau khi đánh đuổi được Tô Định,
quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, Hai Bà Trưng xưng vương và
thành lập hệ thống chính quyền độc lập, bà Lê Thị Hoa đã từ chối làm
quan chỉ xin được trở lại Nga Sơn để tiếp tục tổ chức dân khai hoang,
lập làng, lấn biển. Năm 43, Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, bà đã mau
chóng tập hợp lực lượng để chiến đấu chống quân thù một cách quyết
liệt, nhưng sau thất bại, bà đã anh dũng hy sinh ngay trên đất Nga Sơn
mà bà đã giàu công khai khẩn.
Tấm lòng trung trinh với dân với
nước và sự hy sinh anh dũng của bà Lê Thị Hoa, ngay từ thuở ấy, nhân
dân Nga Sơn đã lập đền thờ bà ở xã Nga Thiện (Nga Sơn) vẫn còn đến ngày
nay. Đền thờ bà có đôi câu đối bất hủ:
Thệ báo Tô cừu, thanh Bắc khấu Nghĩa phù Trưng chủ, phục Nam bang.
Nghĩa là:
Thề trả mối thù với Tô Định, trừ khử giặc Bắc. Giữ nghĩa phò Trưng Vương, khôi phục nước Nam.
THỦY PHƯƠNG Di tích Cửa biển Thần Phù Tổng hợp từ nhiều nguồn/Wikipedia
|