Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 13/09/2024, lúc 1:19 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 21

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Phú Thọ

THỊT CHUA - PHÚ THỌ

Thịt chua là một loại đặc sản của người Mường vùng Thanh Sơn -Phú Thọ. Nếu ai đã từng thưởng thức chắc hẳn sẽ không quên hương vị đặc trưng của nó.

Thịt lợn để làm món thịt chua phải là loại lợn lửng được người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng, loại thịt lợn bán ngoài thị trường không thể cho ra món thịt chua thơm mát, béo ngậy và khô ráo được. Loại lợn này thường chỉ nặng từ 15kg - 30kg, thịt ít mỡ và rất thơm, người ta sẽ chọn vùng nạc vai, nạc mông và nạc thăn đem thui chín cùng các loại lá thơm sau đó thái ra thành từng lát nhỏ, ướp cùng thính. Thính được làm từ bột ngô, bột gạo, bột đậu xanh rang vàng.

Khâu rang thính phải đảm bảo được yêu cầu thính chín kỹ, vàng thơm và không bị cháy, sau đó xay nhỏ .Thịt được trộn đều với thính sao cho bột thính bám thật đều trên bề mặt các miếng thịt.

Người Mường sẽ chuẩn bị những ống nứa to rửa sạch, để khô, lót lá ổi xuống dưới rồi cho thịt đã được ướp thính vào, đậy lớp lá ổi lên trên bề mặt và nút chặt miệng ống lại. Khi làm xong người ta thường treo lên hoặc bảo quản ở những nơi cao ráo, thoáng đãng. Thời gian đảm bảo cho thịt lên men và dùng được là từ 04 - 05 ngày vào mùa hè, từ 05 - 07 ngày vào mùa đông.

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 885 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Bắc Kạn

 

MỨT MẬN - BẮC KẠN

Món mứt mận ở Bắc Kạn được người dân coi là đặc sản. Vì nó có những hương vị đặc trưng riêng và rất hấp dẫn. Hầu như người dân Bắc Kạn đi đâu xa đều mang món mứt mận để làm quà biếu và giới thiệu sản phẩm của quê hương mình.
Quả mận có ở rất nhiều địa phương nhưng chỉ có Bắc Kạn với giống mận vàng quả to và được những bàn tay khéo léo của các cô gái chế biến mới tạo nên món đặc sản không nơi nào có. Nhìn quả mứt mận nâu sậm, trong veo, cắn vào thấy dai và có vị ngọt hấp đẫn, không ai có thế nghĩ rằng nó được làm ra từ những quả mận vừa chua vừa chát mà người ăn chua giỏi nhất cũng không thể ăn quá ba quả.

 

Chế biến mứt mận rất cầu kỳ, trước tiên phải chọn loại mận chát và đắng, rồi sau đó phải khía từng quả mận để khi nấu mận ngấm đường. Khi đã khía mận thật mỏng ngâm xuống chậu nước lã, những cánh mận được khía nở ra như một bông hoa rừng thật đẹp. Muốn mận vừa dai vừa mềm và không bị chát ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 951 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Yên Bái

XÔI NGŨ SẮC - YÊN BÁI

Về Mường Lò, mảnh đất miền Tây của tỉnh Yên Bái những ngày đầu xuân, du khách không chỉ được đắm chìm trong cảnh sắc êm ả của núi rừng Tây Bắc mà còn được đắm say trong điệu khắp điệu xoè, cùng thưởng thức các món ăn dân dã đặc sản của người Thái Mường Lò như cơm lam, xôi ngũ sắc.

 

Xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Khẩu cắm lanh là cơm xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng.

Khẩu cắm lăm là cơm xôi màu tím tượng trưng cho trái đất trù phú. Khẩu cắm hương là cơm xôi màu vàng tượng cho sự no ấm đầy đủ. Khẩu khiêu là cơm xôi màu xanh tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Khẩu nón là cơm xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng thuỷ chung.

Để có xôi ngon, thơm dẻo người làm nghề phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuộm màu đến việc đồ xôi. Nguyên liệu để nấu xôi phải là gạo nếp Tú Lệ hạt to, trong, một loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng. Bốn loại lá rừng dùng để nhuộm các màu xanh - đỏ - tím - vàng được người dân lựa chọn kỹ lưỡng, lá không được quá non hay quá già. Sau đó rửa sạch nấu với nước lấy từ suối nguồn ở xã Tú Lệ. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt để ráo nước. Gạo ráo nước sẽ được đồ trong chõ xôi truyền thống c ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 975 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Tuyên Quang

 

GẠO THƠM VỊT BẦU - TUYÊN QUANG

Ở huyện Hàm Yên của Tuyên Quang có một thứ đặc sản mà ai đến đây cũng khó chối từ, đó là các món ăn chế biến từ vịt bầu Minh Hương. Vịt bầu, còn gọi là vịt suối có thể chế biến thành món luộc, quay, hấp hoặc om với sấu thì ngon không cưỡng nổi. Cũng là những con vịt có bộ lông màu xám, cũng gạo bao thai lùn nhưng sao miếng thịt lại ngọt ngào, béo ngậy và hạt gạo lại dẻo thơm khác thường đến thế?

 

Người dân ở đây nói rằng, vịt Minh Hương ngon là do được nuôi dưới suối. Con suối này dài hơn 10km, bắt nguồn từ đại ngàn Cham Chu. Dòng suối trong mát quanh năm, dọc theo hai bên bờ suối, gia đình nào cũng nuôi vài chục con vịt bầu. Thức ăn cho vịt cũng đơn giản, ngoài cám, thóc, chủ yếu là tôm, cua, ốc bắt được dưới suối. Vịt bầu cái lông vằn, chân ngắn, con trưởng thành nặng 1,8 - 2kg. Vịt bầu đực đầu xanh biếc, nặng 2 - 2,5kg/con. Gạo ở đây ngon, dẻo, có vị thơm riêng biệt nhờ được tưới bằng nước suối Minh Hương trong vắt.

 

Những ngày du lịch Tuyên Quang, bạn nhớ ghé thăm động Tiên và thưởng thức món vịt bầu Minh Hương cùng thứ gạo dẻo thơm đặc biệt của vùng đất này.

_____________________________________________

... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 915 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Ninh Bình

 

NEM CHUA YÊN MẠC - NINH BÌNH

"Yên Mạc đặc sản nem chua,
Tiệc tùng đình đám thường mua về dùng"

 

Nem chua Yên Mạc có từ lâu lắm rồi, nhưng hiện nay ở Yên Mạc số người làm được loại nem đặc biệt này không nhiều, bởi ngoài bí quyết nhà nghề đòi hỏi phải có niềm đam mê, yêu nghề. Quy trình chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt: nem làm ra bảo đảm phải sạch, thơm ngon, mầu sắc tươi, sợi thái phải đều, để hàng tuần vẫn dùng được và không bị biến chất.

 

Tương truyền: Vào thời nhà Nguyễn, ở làng Yên Mô Thượng (xã Yên Mạc), có cụ Phạm Thận Duật, giữ chức Thượng thư trong triều đình Huế. Con gái cụ là bà Phạm Thị Thư, theo cha vào kinh thành Huế. Biết cha thích uống rượu với món nem chua Huế, do đó bà đã học hỏi các đầu bếp nổi tiếng của cung đình để làm món nem chua cho cha nhắm rượu. Có khách đến nhà chơi nhà, cụ Phạm đều thết đãi món nem chua do chính tay con gái làm. Ai cũng cho là ngon, hơn cả nem chua trong mâm tiệc của triều đình ban cho. Khách ra về thường mua và được cụ Phạm biếu làm quà.

 

Về sau, bà Thư về quê, truyền nghề làm nem chua cho ông Phạm Xủy (chắt của cụ Phạm Thận Duật) ở Yên Mạc. Ông Xủy mở quán nem chua ở phố cầu Bút (xã Yên Mạc), tiếng đồn ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 943 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Hà Nam


QUÝT LÝ NHÂN HÀ NAM

 

Lý Nhân là một huyện nằm ven sông Hồng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt một số cây ăn quả như nhãn, chuối, cam chanh, hồng, quýt... 
Quýt Lý Nhân đã từng nổi tiếng khắp nơi không những trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vào những năm 1960 - 1970 của thế kỷ XX, quýt Lý Nhân đã được xuất khẩu sang Liên Xô và một số nước Đông Âu cũ. Quýt có nhiều loại nhưng thơm, ngon, chất lượng hơn cả là Quýt Hương. Quýt Hương có mùi thơm riêng biệt. Xưa kia quýt Hương đã từng dùng làm đặc sản tiến vua. 
Khác với giống quýt của địa phương khác, quýt Lý Nhân quả dẹt, vỏ giòn, mỏng vừa phải, khi chín màu vàng ươm. Cũng giống như cam, bề mặt của vỏ quýt có những hạt tinh dầu nhỏ li ti khi bóc tỏa ra mùi thơm đặc trưng của quýt. Hàng năm cứ vào mùa Rươi (tháng 9 - 10 Âm lịch) cũng là mùa quýt chín, người ta dùng vỏ quýt để làm tăn ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 981 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Chuyện về cái bánh tráng (bánh đa)

 

(Toquoc)- Bánh tráng thì có gì mà phải nói. Ở đâu trên đất nước ta chả có bánh tràng. Đúng vậy. Nhưng có chuyện để nói đấy, nói về cái bánh tráng của quê tôi - Thanh Hóa.

Cứ đến mùa nghỉ mát ở Sầm Sơn, gần như bà du khách nào, trước ngày giã biệt cũng ra chợ Sầm Sơn mua hàng chục cái bánh đã nướng về ăn ngay và hàng chục cái bánh sống về làm quà hoặc để ăn dần. Tôi có bà thông gia quê tận Tuy Hòa - Phú Yên sau khi được biết hình dạng và hương vị của bánh tráng Thanh Hóa, thì năm nào ra thăm con cháu, lúc trở về cũng không quên mua hàng mấy chục cái chưa nướng đem về để đãi họ hàng bè bạn bữa nhậu có bánh tráng Thanh Hóa. Mặc dù ở Phú Yên cũng không thiếu gì. Chỉ bởi bánh tráng Thanh Hóa hình dạng đẹp và có mùi thơm, vị bùi hơn hẳn.

 

Nhưng tại Thanh Hóa thì cũng chỉ các địa phương vùng biển hoặc cận kề vùng biển là có bánh tráng ngon nôi tiếng mà thôi. Có thể kể Ngư Lộc (Hậu Lộc), chợ Môi, chợ Đình, chợ Ghép (Quảng Xương), chợ Kho, chợ Còng, Nghi Sơn (Tĩnh Gia). Bánh tráng ở thành phố Thanh Hóa cũng khá ngon, nhưng mỏng hơn và ít vừng hơn.

 

Thông thường là bánh tráng có vừng, vừng vàng. Có khi thấy bánh tráng vừng đen. Nhưng vừng đen không thơm bằng vừng vàng. Mùa đông có gấc chín, người ta làm một ít bánh ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 881 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Đậm đà mắm ruốc xào

Dân gian có câu: "Ăn được ngủ được là tiên”, còn cụ Phan Văn Trị thì viết trong đời có Tứ Khoái là: "Cơm Phiếu mẫu, gối Trần Đoàn/ Nửa đêm loan phụng, nhẹ nhàng nương long”. Tích xưa bên Tàu kể Hàn Tín đời nhà Hán thuở còn là anh học trò nghèo xác, một hôm đói quá phải xin chén cơm của bà già đang giặt quần áo (Phiếu mẫu) bên bờ sông. Ăn xong, Hàn Tín nói: "Ngày sau xin đa tạ ngàn vàng”. Sau này, Hàn Tín vinh hiển, được phong chức Tề Vương bèn đem ngàn vàng trở lại bến sông tìm bà già đền ơn thì bà không còn ở đó nữa. Thiên hạ cho rằng Phiếu mẫu là tiên xuống giúp kẻ có tài chưa gặp thời khỏi chết đói. Trần Đoàn là tên một vị tiên thời Gia Tĩnh Minh Thế Tông. Tương truyền khi buồn ngủ thì ông nằm đâu cũng ngáy pho pho được hết, thường gối đầu lên tảng đá ngoài đường mà ngủ, ai kêu cũng không dậy. Ngủ như Trần Đoàn nghĩa là ngủ rất ngon, ngủ rất say.

 

Người thôn quê miền Nam, dù cuộc sống cực nhọc "một nắng hai sương”, dù không phải là bậc túc Nho như cụ Phan Văn Trị, không phải anh hùng như Hàn Tín, cũng chẳng phải thần tiên như Trần Đoàn, họ vẫn tự hào: "Lựa là chợ búa kinh kỳ/ Ở đồng ở ruộng ăn gì cũng ngon/ Sáng thì rau ngổ xào lươn/ Trưa thì mắm ruốc cà um ngoài vườn...”. Xem ra thì dân quê miền Nam ngày nào cũng được hưởng cái "đệ nhất khoái” của đời người vậy.

Mắm ruốc dĩ nhiên được ... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 853 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Chuyện Khoai Mỡ

Khoai mỡ là loại dây leo cho củ được trồng nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, Châu Phi. Chúng còn có tên khác là khoai sọ, khoai tím, khoai vạc, củ cái, củ mỡ, củ cầm, củ đỏ, củ tía, khoai tía, khoai ngà, khoai long, khoai bướu, khoai trút, khoai ngọt...Người Việt Nam không xa lạ với cây khoai mỡ.
Tại Việt Nam, khoai mỡ được trồng nhiều ở khắp vùng nông thôn để lấy củ ăn. Khoai mỡ bắt đầu vụ thu hoạch vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch hàng năm và lấy giống trồng vụ mới. Khoai mỡ có hai loại: ruột trắng

và ruột tím. Loại ruột tím lại chia ra giống tím than và tím bông lau, loại này củ suông, dài, tuy củ nhỏ hơn loại ruột trắng nhưng ăn ngon, hơn, khi chế biến thành món ăn màu sắc cũng đẹp hơn nên người dùng rất thích.Người Việt dùng khoai mỡ tím nấu xôi, làm bánh, chiên giòn, nấu cháo, nhưng phổ biến và dễ làm nhất là nấu canh ăn trong bữa cơm hằng ngày.Khoai mỡ nấu canh với thịt (heo) bằm nhuyễn, tôm khô hoặc tép đồng còn tươi đều được, nhưng nấu với tép tươi là ngon nhất. Nếu dùng tôm khô phải ngâm tôm trước với nước ấm, rửa nhiều nước cho sạch mùi rồi vớt lên để ráo, cho vào cối giã hơi nát nát một chút, tôm nhỏ quá không cần giã. Nấu bằng tép tươi thì lột bỏ vỏ tép, lấy phần thịt, để lên tấm thớt, lấy con dao nào bự bự nặng nặng một chút, đập hơi bẹp bẹp ra cho tép ngọt nước, đừng đập con tép bẹp dí, nát nhừ sẽ mất đẹp.Nấu bằng thịt hay tôm, tép gì cũng phải có vài ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 948 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Lễ Hội Trà Vinh

LỄ HỘI OK OM BOK - TRÀ VINH

Lễ hội Ok -Om -Bok: Đây là lễ cúng trăng (như tết trung thu) được tổ chức hàng năm vào ngày trăng tròn 15/12 (lịch Khmer), tương ứng với 15/10 âm lịch Việt nam.
Theo tín ngưỡng của người Khmer, mặt trăng được coi là vị thần mang lại mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no cho dân làng, khi trăng lên cao là lúc một cụ già tiến hành làm lễ tạ ơn thần mặt trăng, xin mặt trăng tiếp nhận lễ vật và ban phước cho mọi người. Lễ hội diễn ra cả tuần lễ, lễ chính được tổ chức tại Ao Bà Om, ngoài việc cúng trăng đêm 15/10 âm lịch, trong lễ hội còn tổ chức nhiều cuộc thi đấu thể dục thể thao, trò chơi dân gian tại các chùa trong tỉnh như: thả lồng đèn gió, lồng đèn nước, đấu võ, kéo co, múa lâm-thol, văn nghệ, trang phục, đua ghe ngo trên sông Long B ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Lễ hội miền Nam | Lượt xem: 1466 | Ngày đăng:22/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Vĩnh Phúc

GỎI CÁ ĐẦM VẠC - VĨNH PHÚC

Gỏi là món ăn dân dã, phổ biến ở nhiều vùng miền trong cả nước. Tuy vậy, mỗi nơi lại có một cách làm, cách thưởng thức rất riêng. Ở xã Thanh Trù, miền quê ven đầm Vạc - Vĩnh Phúc cũng có món gỏi cá ngon nổi tiếng mà bất kỳ gia đình nào cũng có thể làm được.

 

Cá đầm Vạc có nhiều loại làm gỏi ngon nổi tiếng nhưng ngon nhất là cá chép. Cá làm gỏi nên là cá đực, to vừa phải từ 1 - 1.2kg cho một mâm từ 4 - 6 người.

Muốn ăn bữa gỏi ngon rất dễ, chỉ cần chuẩn bị một số loại gia vị gần gũi với nhà nông như: thính đậu tương (hoặc thính gạo tẻ cũng được), các thứ lá cây: mơ, sung, ổi, đinh lăng (đều là lá bánh tẻ), quả chuối tiêu xanh, gừng, ới, mắm tôm. mẻ, riềng củ, ...

Cá rửa sạch và bóc mang, vớt lên sàng tre để ráo nước. Cá tươi được đánh hết vẩy rồi dùng giấy bản gói bao quanh cho khô thịt cá. Khi chuẩn bị ăn mới đem ra thái miếng; mỗi miếng dài khoảng 4-5cm, độ dày vừa phải và bày vào đĩa. Đầu và xương của con cá thái gỏi đem băm nhỏ nấu dấm (ở làng Vị Thanh gọi là nấu riêu) với mẻ lọc sạch và riềng củ giã nhỏ bỏ xơ, nấu sền sệt đến chín kỹ. Người nấu cho mắm muối vừa phải; người ăn nếu thấy nhạt thì chấm thêm vào bát nước chấm đã để sẵn, cho vừa miệng.

 

Người Vị Thanh - Thanh Trù thường ăn gỏi vào buổi chiều tối mát mẻ, có thời gian và đông đủ gia ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 727 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Những khối đá huyền bí Bài 3:

Đám Cưới Của Nữ Thần Núi Tuyết

Sau lời khấn ấy "mỗi ngày (Bố) đánh cá càng được nhiều hơn, bèn (cùng dân làng) dựng đền tranh ở bến sông để thờ viên đá. Chợt có thuyền khách buôn từ Nhật Bản đi qua đền, trông thấy viên đá, họ bảo nhau rằng: "Đây là đá ngọc”, rồi họ lấy búa lớn để bổ, thì tự nhiên người lăn đùng ra. Khiêng xuống thuyền thì không có sóng gió mà thuyền bị đắm, người trong thuyền không một ai sống sót cả. Từ đấy (đá) lừng lẫy anh linh. Hồi đầu bản triều (Nguyễn) cầu gió thường được linh ứng, bèn sửa làm đền miếu, có lệ quốc tế. Năm Gia Long thứ 10 sắc lập đền riêng, hằng năm tế vào ngày quý của mùa xuân và mùa thu” (Đại Nam nhất thống chí).

 

Vậy đã có ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Đại Cương | Lượt xem: 808 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Những khối đá huyền bí Bài 5: Bãi Đá Cổ Sapa

 

Ncon suối Mường Hoa, nơi có những tảng đá khắc nhiều ký hiệu và hình ảnh với những nét ngoằn ngoèo mà đến thế kỷ 21 này vẫn chưa ai giải thích được sự có mặt của chúng.

Theo nhiều người suy đoán, đó có thể là những "trang sử” của một tiểu vương quốc, một vùng đất thiêng, hoặc như một nhà thơ nói: "Cũng có thể đó là lời tỏ tình xa xưa của một hoàng tử với công chúa Sapa đang nằm ngủ trong rừng đào thuở trước”. Nếu muốn nhìn tận mắt tảng đá "chép thơ tình kia” thì đi chỉ khoảng 7 - 8 cây số là đến.

Ở đó có 159 tảng đá nằm rải rác trên các thửa ruộng bậc thang, trên đá có khắc những hình thù kỳ lạ, hoặc đường vẽ chạm, những nét vạch giống như những chữ viết cổ mà cho đến nay các nhà khảo cổ học và ngôn ngữ học vẫn chưa đọc ra. Nếu cộng các tảng đá nhỏ nằm quanh đó nữa thì có ngót đến 200 tảng trên một diện tích khoảng 8 km2 thuộc thung lũng Mường Hoa.

 

Người dân bản Pho sinh sống ở đây tin chắc rằng những dấu khắc trên đá chính là những câu thần chú có năng lực siêu phàm, khi đọc lên sẽ đẩy lùi những thế lực ma quỷ. Họ cũng truyền miệng qua nhiều đời rằng, thuở trước có một bầy hổ rất hung hăng trên đỉnh núi mây mù xuất hiện kéo xuống giẫm đạp hoa màu, phá hoại nhà cửa, cây trồng trong bản, lại còn bắt giết gia súc và sát hại cả người nữa. Một hôm có vị cứu tinh chẳng biết từ đâu tới đã dạy cho nhóm thợ làm đá đọc và học các câu thần chú trên làm cho bầy hổ đang giương nanh vuốt bỗng khựn ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Đại Cương | Lượt xem: 875 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Lễ Hội Đà Nẵng

Các Lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm

Người Đà Nẵng, cũng như du khách đến với thành phố xinh đẹp bên sông Hàn rất thích tham gia các lễ hội truyền thống, đây là dịp để mỗi người gặp gỡ, gần gũi nhau, cùng cầu mong mưa thuận gió hoà, tổ tiên phù hộ và mong ước người thân gặp nhiều may mắn.

Lễ hội ở Đà Nẵng có nhiều điểm giống các vùng duyên hải Miền Trung, song cũng mang rất nhiều nét đặc trưng tạo nên vẻ đẹp rất riêng của miền đất này. Trong những ngày lễ hội, cả một vùng rực rỡ màu sắc, và rộn ràng những khúc hát cầu an, nhịp điệu bài chòi tha thiết.

Các lễ hội của Đà Nẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ, Lễ hội đình làng An Hải... Qua thời gian, cũng có những lễ hội không còn nữa như Lễ rước Mục đồng, là lễ hội rất đặc biệt dành riêng cho trẻ chăn ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Lễ hội miền Trung | Lượt xem: 947 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Những khối đá huyền bí Bài 6:

Những Huyền Thoại Đá Ở Là Cai

"Con sụp lạy, bái kính thần Đá. Con tên... ở làng... Con có thằng con nhỏ khó nuôi tên là... Con xin được bán hoặc ký thác cho ngài thần Đá với lời khẩn nguyện chân thành là (xin thần) cho thằng bé ăn chơi mạnh khỏe. Hằng năm cứ vào ngày tháng (định trước) con sẽ trở lại dâng cúng (lễ vật) lên ngài. Khi thằng bé được 12 tuổi, con sẽ trở lại tạ ngài, xin tháo gỡ lời cam kết hôm nay”.

Sau lời khấn, chủ lễ lạy 4 lạy rồi đứng dậy, nghiêng mình lần nữa trước khi cáo từ thần Đá. Những người dự lễ đem rượu cúng ra uống, tin rằng rượu ấy sẽ xua đuổi hết tà khí lạnh lẽo trong người. Đồ cúng gồm xôi chuối, gà luộc có thể mang về nhà dùng như những "món lộc” được ban hưởng sau khi thần Đá đã dùng hết tánh linh của thực phẩm.

 

Những chi tiết này được Đỗ Trinh Huệ ghi lại qua cuốn biên khảo về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan của học giả Cadière. Những trường hợp tương tự ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Đại Cương | Lượt xem: 821 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Những khối đá huyền bí Bài 7:

Ramayana trên Đài Thờ Xứ Việt

Một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Champa là đài thờ Trà Kiệu bằng đá được phát hiện từ năm 1901 đến nay, cùng với nhiều cách giải thích khác nhau quanh các bức phù điêu chạm trên đài ấy.

Cách giải thích của nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương khá tỉ mỉ và thuyết phục khi ông cho rằng đó là những minh họa trên đá về anh hùng ca Ramayana của Ấn Độ cổ đại. Nguyên bản của anh hùng ca Ramayana rất đồ sộ, có đến 24.000 sloka, mỗi sloka gồm 2 câu thơ có vần, thuật lại sự tích của hoàng tử Rama và công chúa Sita. Rama được xem là hóa thân thứ 7 của thần Vishnu - giáng trần để bảo vệ chân lý và tiêu trừ điều ác. Những hình ảnh của hai nhân vật trên có mặt trên đài thờ Trà Kiệu nói lên sự giao lưu xa xưa giữa văn hóa tư tưởng Ấn Độ và Champa.

 

 

Trường ca Ramayana được cả sử gia nổi tiếng người Âu châu là Michelet (1798-1874) ca ngợi: "Ai đã sống trong khao khát vì dục vọng quá nhiều giờ đây hãy uống cạn ly rượu hừng hực sức sống và trẻ trung này của Ramayana ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Đại Cương | Lượt xem: 850 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Hà Nội
PHỞ CUỐN - HÀ NỘI

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.
Thực ra món này cũng chỉ mới xuất hiện cách đây được hai năm. Ngã tư phố Ngũ Xã và đường Nguyễn Khắc Hiếu ở Hà Nội, trước kia có một quán phở cũng khá nổi tiếng.

 

Phở cuốn phải ăn ở vỉa hè mới thấy ngon. Cách làm một cái phở cuốn thịt bò rất đơn giản. Phở xắt miếng vuông vắn diện tích 20x20 cm, phở này người bán phải đặt hàng, người làm bánh phở sẽ giao một tảng bánh phở rất to như một cuộn vải, sau đó dùng dao nhọn và sắc để sắt thành từng hình vuông vắn. Mỗi khi cuốn, bên cạnh người bán thường có một người chuyên bóc những bánh phở rời ra khỏi nhau. Thịt bò sẽ được thái thịt thành từng miếng vừa ăn, ướp gia vị, mì chính. Phi thơm hành, tỏi trong mỡ trên một bếp lửa to, đảo nhanh và thật đều tay thì thịt bò mới giòn. Thấy thịt bò hơi săn vừa đủ độ chín, tiếp tục nêm mắm, muối, gia vị vừa miệng. Thịt đơm ra đĩa còn nghi ngút nóng. Người cuốn bánh sẽ lựa vài miếng đặt trên những rau mùi, xà lách và rau thơm, sau đó cuộn tròn lại. Nước chấm thì pha chế giống như pha nước chấm nem hoặc bánh gối. Món này, ăn mùa nào cũng hợp và luôn luôn cho người ta cảm giác không sợ béo.

... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 877 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Những khối đá huyền bí - Bài 10:

Thánh ca Veda và miếu thần dâu bể

 

Phải chăng người ta đã suy diễn quá đáng từ câu chuyện cổ về một hoàng tử bị chọn để tế thần Varuna, từ đó cho rằng xưa kia con người có thể đã bị thiêu sống để tế thần trong các lễ cúng theo truyền thống Veda?

Hoàng tử nói trên đã bắt một người khác dưới quyền tên là Shunashepa thay mình lên dàn hỏa. Nhưng sư phụ của Shunashepa là một đạo sĩ nắm trong tay những quyền năng siêu nhiên đã cầu nguyện các thần thương xót và tha cho Shunashepa. Shunashepa thoát chết.

 

 

Thật ra, những nghiên cứu sau này cho thấy trong các lễ cúng theo truyền thống Veda đã không giết người để tế, mà dùng ngựa, dê đực, cùng các vật khác. Ngay cả tục lệ giết tế các con vật cũng bị kinh Sama Veda xóa bỏ và khẳng định:"Chúng con không đưa các vật sinh tế lên dàn hỏa để thiêu sống chúng. Chúng con không giết hại sinh linh nào để làm ô uế bàn thờ. Ch ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Đại Cương | Lượt xem: 884 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Thái Bình

CỐM THANH HƯƠNG THÁI BÌNH

Cốm Thanh Hương Thái Bình: Dù ai đó không thích đồ ngọt đi chăng nữa, nhưng đã nếm bánh cốm Thanh Hương một lần hẳn nhớ mãi hương vị. Những hạt nếp xanh màu lá lúa, thơm nức, ngọt ngào, từ bao đời làm nên thứ bánh ''quốc tuý, quốc hồn'' dân tộc là bánh chưng, bánh dầy. Cái tinh tuý của hạt gạo mới ấy thời kinh tế thị trường vẫn có cơ hội nổi trội giữa trăm ngàn loại bánh ngon, của lạ trong ngoài nước. Bánh cốm Thanh Hương, thành lễ vật ngày ăn hỏi, chạm ngõ nối duyên chồng vợ. Thưởng thức món quà từ hạt gạo quê, nào mấy ai biết rằng, những hạt cốm đó lại có xuất xứ từ làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh (Vũ Thư), một xã nằm ven sông Hồng êm ả, vốn thanh bình như tên gọi.
Ai mang nghề làm cốm về Thanh Hương, tôi mang câu hỏi đó theo suốt chiều dài mùi hương nếp man mác đầu làng, cuối thôn nhưng đều nhận đựơc câu trả lời: Từ thời các cụ xưa đã có nghề làm cốm ở nơi đây. Các cụ giã bán tuần rằm, mùng một để thắp hương, trước là cúng tiên tổ, sau là con cháu thụ lộc. Không thể thiếu mỗi rằm tháng 8 đón tết Trung thu, đĩa cốm xanh gói lá sen ăn với chuối tiêu trứng cuốc, hay chục hồng Thanh Hương khi ngắm trăng rằm lồng lộng. Tháng 10 mùa gặt nếp cái hoa vàng, tiếng chày giã cốm rải hương lúa mới khắp làng. Quanh năm, chồng cày, vợ cấy, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, đón tay hạt cốm thơm lành cũng là đón mùa vàng no ấm.
Vào cuối chiều, mấy bố ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 818 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Những khối đá huyền bí bài 8:

Tiền thân của Đại bàng Kim Sí Điểu

 

Trước khi hóa thành Đại bàng Kim Sí Điểu, loài chim hộ pháp này đã là thần điểu Garuda trong một tiền kiếp ở sông Hằng và có mặt trên các đền đài, phù điêu bằng đá của người Chăm...

Chuyện nổi tiếng nhất về Garuda là đã vô hiệu hóa sức mạnh bạt ngàn của thần gió Vayu. Lúc Vayu dồn hết sức mạnh của mình để nổi trận cuồng phong dữ dội suốt một năm nhằm thổi bay đỉnh núi Meru, nhưng thần điểu Garuda luôn dùng đôi cánh khổng lồ che cho ngọn núi vô tội ấy, khiến Vayu không làm gì được. Một hôm thừa lúc Garuda bay đi để uống ánh sáng từ thần mặt trời rót xuống, thần gió dồn hết sức thổi bay ngọn Meru từ đất liền ra biển, tạo thành đảo Lanka (Sri Lanka ngày nay).

Garuda là thần điểu thường được Vishnu cưỡi trong phù điêu tạc ở nhiều nơi trên vương quốc Chămpa (như trên phù điêu ở làng Ưu Điềm nói ở các bài trước). Sau này, Garuda hóa thân thành Đại bàng Kim Sí Điểu là một trong Thiên long bát bộ của nhà Phật. Kim ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Đại Cương | Lượt xem: 856 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Những khối đá huyền bí - Bài 9:

Nơi dâng cúng thức ăn lên các thần

 

Phúc thần Ganesha mình người đầu voi - con của thần Shiva và công chúa núi tuyết Paravarti - Ảnh tư liệu của Lê Xuân Khoa

Bệ thờ Vân Trạch Hòa được tình cờ phát hiện năm 1991 ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) được xem là bệ thờ "biểu đạt truyền thống balipitha của Ấn Độ - nơi dâng cúng thức ăn cho các vị thần”...

Theo mô tả của các nhà nghiên cứu, bệ gồm hai tầng vuông vắn với nhiều tượng sư tử, thiên nga hamsa (Brahma thường cưỡi) và thần sấm sét Indra, thần gió Vayu, thần chết Yama, thần không gian Varuna, thần tài lộc Kubera, thần Isana, Đại tự tại thiên Mahadeva, thần Vishnu, và có thể một hóa thân khác của thần Shiva...

  ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Đại Cương | Lượt xem: 841 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Tâm Linh Bí mật bên trong Thánh địa

của nhà lang mường Động

Bây giờ nơi đây không còn rậm rạp và nhiều cột đá nữa, song vẫn là nơi mang đầy bí ẩn hấp dẫn sự tò mò, kích thích sự tìm tòi của những người quan tâm.

Cũng có người đã biết đó là khu mộ cổ của nhà lang, nhưng tên tuổi của chủ nhân khu mộ, những bí mật bên trong những ngôi mộ ấy có gì hoặc lý do tại sao những cột đá xanh có nguồn gốc từ Thanh Hoá lại có mặt làm hòn mồ trong khu mộ cổ thì chắc còn ít người biết tới.

Đống Thếch chính là khu mộ cổ của dòng họ Đinh mường Động, Kim Bôi, Hoà Bình. "Đống” theo quan niệm của người Mường - dùng để chỉ những nơi có mồ mả. Còn "Thếch” là địa danh. Vì thế khu mộ mang tên là Đống Thếch.

Khu mộ nằm trong một thung lũng nhỏ, bằng phẳng, vây quanh ba mặt là những quả đồi thấp. Khu đất có địa thế hình miệng rồng - thế đất tốt theo quan niệm thuật phong thuỷ ngày xưa, cho nên từ lâu dòng họ quan lang Mường Động đã độc chiếm làm nghĩa địa.

... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Đại Cương | Lượt xem: 840 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Canh rau đắng đất

"Rau đắng nấu với cá trê/ Ai đi lục tỉnh thì mê không về”. "Lục tỉnh”, hai chữ gợi nhớ một thời xa lắc xa lơ hoang dã của miền Nam Việt Nam. Theo sách "Đại Nam Nhất Thống Chí” phần "Lục tỉnh Nam Việt”, năm 1832 vua Minh Mạng đã đặt ra Nam Kỳ và chia thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh. Lục tỉnh thời Minh Mạng là: Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, tức gồm cả miền Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và Sài Gòn bây giờ.

 

Thời Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ chia Nam kỳ thành 21 hạt. Năm 1899, đổi cách gọi hạt thành tỉnh. Nam kỳ lục tỉnh từ thời gian này và về sau được hiểu là chỉ có 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tức Tây Nam bộ (theo thứ tự từ dưới chót lên trên) là: Hà Tiên, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho. Mẹ tôi nói xứ Cà Mau, Bạc Liêu thời sơ khai đó thuộc huyện An Xuyên hạt Cần Thơ.

 

Câu ca dao nói trên chắc nó được sáng tác từ thời Pháp thuộc, bởi chỉ có "lục tỉnh” Tây Nam bộ trù phú mới có thể đem "cá mắm canh rau” ra "dụ khị” người khác "mê”, chớ "lục tỉnh” bao gồm miền Đông thời vua Minh Mạng thì miền Đông làm gì có nhiều "chim trời cá nước” mà khoe. Tôi càng biết chắc chắn một điều câu ca dao đó không xuất phát từ đất An Xuyên vì tôi chưa bao giờ nghe hay thấy ai ở vùng này nấu canh rau đắng với cá trê cả.

 

Miền Tây có rất nhiều loại rau dại mọc hoang ngoài ruộng, trong vườn, sau hè nhà như: rau dừa, rau má, rau trai, rau ngót, rau nhút, rau đắng... Người xưa nhằm ngay vào vị đăng đắng của nó mà ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 698 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Chuối Nếp Miền Tây

Nói đến chuối thì Tây, Tàu, Ta gì cũng biết bởi giàu nghèo gì, ở bất nơi đâu trên trái đất này, ai mà chẳng một lần được nếm qua trái chuối. Chuối là cây lương thực quan trọng có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới có lẽ do nó dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục.

Chuối có rất nhiều loại, riêng ở Việt Nam đã có các tên gọi thông dụng như: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu, chuối cau, chuối tây, chuối ngự, chuối hột, chuối rừng, chuối bù hương, chuối trứng Cút, chuối lửa, chuối lá, chuối dong...

 

Người miền Nam phân biệt từng loại chuối rất kỹ lưỡng, chi tiết. Riêng giống chuối già cũng đã chia ra: già hương, già lùn, già cui (cao, bự, mập). Chuối xiêm cũng chia ra hai loại: xiêm trắng và xiêm đen.

 

Nghe nói chuối ngự là chuối ngày xưa trồng để dâng vua dùng, dân thường không được ăn. Chuối cau và chuối xiêm thường dùng cúng trên bàn thờ vì hai hoại chuối này ăn ngon nhất, để lâu không hư, trái lớn vừa phải nên khi chưng bàn thờ nhìn cân đối, đẹp mắt chớ không nằm bít hết bàn thờ như những loại chuối khác. Chuối cau còn mắc tiền hơn chuối xiêm, dù so với chuối xiêm trái nó nhỏ xíu (bằng ngón tay cái). Chuối cau trái nào trái nấy vàng tươi, da căng bóng mịn màng, vỏ lột ra mỏng tanh, cắn vào miệng ngọt lịm, thơm phức. Người bình thường có thể ăn một mình hết hai nải chuối cau trong chớp mắt. Đặc biệt, người miền Tây không bao giờ dùng chuối già để cúng, vì một liên tưởng "tục tĩu” ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 765 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Kon Tum

Diện tích: 9.690,5 km²
Dân số: 383,1 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thị xã Kon Tum.
Các huyện: Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Tô, Kon Rẫy, Kon Plông, Đắk Hà, Tu Mơ Rông, Sa Thầy.
Dân tộc: Việt (Kinh), Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Ra Glai...

Thắng cảnh: Hoa viên Buôn Ma Thuột, Chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh, Ngục Kon Tum, Làng Ba Na, Nhà mồ Tây Nguyên, Nhà rông Tây Nguyên.

Điều kiện tự nhiên

Kon Tum là tỉnh ở phía bắc cao nguyên Gia Lai - Kon Tum, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên. Kon Tum có chiều dài biên giới 275km, tiếp giáp với hạ Lào và bắc Căm-pu-chia về phía tây, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Gia Lai.
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum có địa hình thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Vùng phía bắc tỉnh có dãy núi Hoa Cương cao nhất miền Nam; đỉnh Ngok Linh 2.598m, đỉnh Ngọc Phan 2.251m. Đây là nơi bắt nguồn của các sông Tranh, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba. Kon Tum có trên 50% diện tích là rừng với các khu rừng nguyên sinh nơi có các loại gỗ quí, các lâm đặc sản và chim thú quí hiếm. Ngoài ra, Kon Tum còn có vùng đất bazan thích hợp với các cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, mía, dâu tằm... và các đồng cỏ thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Kon Tum có khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 23,4ºC, lượng mưa trung bình năm 1.884mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Tiềm năng phát triển du lịch

Thị xã Kon Tum được xây bên bờ sông Đắk Bla, một nhánh của sông Pơ Kô, giữa ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Di tích Thắng cảnh | Lượt xem: 873 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Giữ máy tính của bạn luôn "khoẻ mạnh”

Mẹo giúp bạn kéo dài "tuổi thọ" cho máy tính, một công cụ tiết kiệm năng lượng và hai website thực sự thú vị.

Một chuyên gia quản trị mạng, người lúc nào cũng làm bạn với máy tính không kể ngày đêm đưa ra lời khuyên rằng RAM, CPU và ổ cứng có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn bật/tắt quá nhiều lần trong một ngày. Nhưng liệu lúc nào cũng bật duy nhất một lần vào buổi sáng và chỉ tắt máy vào buổi tối khi mọi việc đã xong là một giải pháp hay?

Câu hỏi này đến nay vẫn còn đang gây tranh cãi. Nếu bạn chỉ tắt máy vào buổi tối, với những ai có tới hai màn hình, ba ổ cứng, đảm bảo các thiết bị trong máy sẽ ngốn hết điện năng tại nơi bạn làm việc hay ở nhà bạn, ngay cả khi bạn đã thiết lập chế độ tiết kiệm điện.

Và còn một số lý do khác cũng khá quan trọng khiến bạn nên tắt máy như bạn phải đi đâu ra ngoài khoảng một vài tiếng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ để chiếc máy đang mở nằm yên ở nhà?. Biết đâu có chập điện hay một sự cố nào đó xảy ra?

Công cụ miễn phí giúp bạn tiết kiệm điện năng

Có một số công cụ miễn phí giúp bạn tiết kiệm điện năng như Local Cooling của UniBlue. Phần mềm cho phép download này cung cấp cho bạn cách điều khiển dễ dàng mức tiêu thụ điện của một máy tính cá nhân. Mỗi lần sử dụng bạn có thể thiết lập chức năng tắt màn hình, giảm tốc độ quay ổ cứng và đặt chế độ "ngủ đông" (hibernate) cho máy tính sau một khoảng thời gian nhất định.

Chắc chắn bạn sẽ rất thích thú khi thấy được tổng lượng điện mình tiết kiệm được. Sau một khoảng thời gian ngắn bạn có thể giảm 0,139 "cây"; gần 5 lít ga và 2,63 KW điện. Kết quả đã có tới 11.000 người sử dụng phần mềm này và họ hoàn toàn hài lòng.

Giả ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Vi Tính - Tin Học | Lượt xem: 888 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Cách cứu những dữ liệu quan trọng trên ổ đĩa đã format

Sau một thời gian sử dụng, máy tính của bạn gặp sự cố không khởi động được vào Windows. Theo thói quen, bạn sử dụng một dĩa boot từ MS DOS format ổ đĩa C để bắt đầu tiến trình cài đặt lại Windows, nhưng trước đó lại quên không kiểm tra ổ đĩa C được định dạng theo chuẩn hệ thống tập tin nào (FAT32 hay NTFS).


Sau đó, bạn bỗng chợt nhận ra một sự thật phũ phàng là ổ đĩa mình vừa format không phải là ổ đĩa C mà lại là ổ đĩa D có chứa rất nhiều dữ liệu quan trọng ! Nguyên nhân của sự cố này là do trong môi trường MS DOS, hệ thống không nhận ra những ổ đĩa được định dạng theo hệ thống tập tin NTFS (tức ổ đĩa C), cho nên đã format "nhầm" sang ổ đĩa D có hệ thống tập tin FAT32. Làm cách nào để khôi phục lại những dữ liệu quý giá đã mất?

 

Có khá nhiều đáp án cho câu hỏi này, nhưng giải pháp thuyết phục nhất nằm trong phần mềm Nucleus Kernel for FAT and NTFS (NK).

 

NK được Hãng Nucleus Technologies tích hợp sẵn một thuật toán siêu cấp giúp bạn cứu hộ những dữ liệu tưởng chừng đã mất trên ổ đĩa bị xóa, bị hư hỏng do sự phá hoại của virus hoặc do "tai nạn" format nhầm. Điều đặc biệt là NK có khả năng khôi phục dữ liệu trên ổ đĩa đã mất boot sector, master boot record hay file allocation table, thậm chí cả ổ đĩa đã định dạng theo một hệ thống tập tin khác. Phiên bản mới nhất NK 4.03 có dung lượng 2.03 MB, tương thích với m ... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Vi Tính - Tin Học | Lượt xem: 845 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Làm thế nào để Windows khởi động nhanh hơn

Nhiều bạn thắc mắc là tại sao máy tính của mình cũng có cấu hình tương tự như một máy khác mà khi khởi động phải chờ lâu đến vậy. Việc khởi động máy tính nhanh hay chậm ngoài việc phụ thuộc vào cấu hình phần cứng của máy còn có nhiều các chương trình tự động load mà bạn đã đăng ký khi cài đặt chúng. Quả thực là có nhiều cách để có thể làm cho máy tính của bạn chạy nhanh hơn lúc khởi động và dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn một số những phương pháp quan trọng.


Một máy tính điển hình tải rất nhiều chương trình mỗi khi chúng khởi động. Mỗi một biểu tượng trong system tray của bạn (vùng gần đồng hồ của máy tính) biểu hiện những ứng dụng tự động chạy khi khởi động máy. Ngoài ra cũng có nhiều chương trình khác cũng có thể tự động chạy trên máy tính mà bạn khó có thể nhận ra chúng từ system tray. Mỗi một ứng dụng tự động load sẽ làm chậm máy tính, càng nhiều ứng dụng này máy tính của bạn càng chậm. Hầu hết chúng tiếp tục chạy một cách lặng lẽ và như vậy có thể cho rằng chúng đang ăn cắp tài nguyên máy tính của bạn.

Trước khi bắt đầu việc loại trừ các chương trình tự động load, bạn phải bảo đảm rằng có thể Undo lại các thay đổi này. Trong Windows XP, chọn Start > All Programs > Accessories > System Tools > System Restore. Chọn Create a restore point, click Next, gọi thời điểm khôi phục (Restore) để lưu lại cấu hình máy trước khi gỡ bỏ chương trình tự động load, ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Vi Tính - Tin Học | Lượt xem: 762 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Một số thủ thuật máy tính dành cho bạn
Nhờ có những thủ thuật nhỏ mà thao tác sử dụng máy tính của bạn sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn. Một số "mách nước" sau sẽ giúp bạn về điều này....

* Lên lịch chống phân mảnh cho đĩa:

Chạy Disk Defragmenter định kỳ là một phần của công việc bảo trì máy tính vì nó giúp tăng tốc quá trình truy xuất dữ liệu.

Nếu không thích cài thêm nhiều phần mềm, bạn có thể tận dụng những gì có sẵn của Windows để thực hiện tác vụ này. Mở Notepad rồi nhập defrag c: (chỉ định thêm ổ đĩa khác bằng cách nhập defrag d:, defrag e: trên một dòng). Sau đó, lưu file vừa tạo với tên defrag.bat. Lưu file xong, bạn vào menu Start > All programs > Accessories > System Tools > Scheduled Task. Tạo một task mới với tên Defrag Hard Drives, chỉ đường dẫn đến file defrag.bat vừa tạo, thiết lập thời gian mà bạn muốn chạy trình chống phân mảnh đĩa. Giờ thì bạn có thể yên tâm giao phó việc bảo trì cho Windows.

* Tạo thanh công cụ mới:

Khi việc phải mở đi mở lại My Computer hoặc My Documents trong lúc làm việc khiến bạn thấy mệt mỏi thì đã là lúc dùng đến thủ thuật nhỏ sau. Click chuột phải lên taskbar, chọn Toolbars > New Toolbar > chỉ đường dẫn đến My Computer hoặc My Documents tùy theo "nhu cầu sử dụng". Ngay sau khi click OK, nội dung của My Computer được đặt trên thanh taskbar sẽ giúp bạn dễ dàng truy xuất bất cứ lúc nào. Bạn sẽ không phải tốn thời gian click lên icon My Computer như thường lệ. Để b ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Vi Tính - Tin Học | Lượt xem: 833 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Những nguyên nhân gây lỗi khi ghost

Hiện nay, ghost (sao lưu và phục hồi dữ liệu ổ cứng bằng chương trình Norton Ghost) là công việc được nhiều người thực hiện để sửa lỗi ổ đĩa cứng và Windows. Tuy nhiên, đôi lúc bạn không thể phục hồi từ file ghost (*.gho) vì chương trình báo lỗi và ngưng nửa chừng. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:

1/ Lỗi do chế độ nén

Khi tạo file ghost bạn có 3 chế độ nén là No (không nén), Fast (nén trung bình) và High (nén tối đa); Trong đó, mức High có thể gây ra lỗi khi bung file ghost. Vì thế khi ghost, bạn nên chọn chế độ Fast hoặc tốt nhất là chọn No nếu ổ cứng lưu file ghost của bạn còn dư dả nhiều.

2/ Lỗi do ổ đĩa cứng

Ổ cứng bị lỗi (thường là bị bad sectors) cũng là một nguyên nhân gây ra lỗi khi ghost. Do file ghost của bạn đã bị hư dữ liệu bên trong khiến cho chương trình không thể đọc tiếp được. Bạn thử copy một file ghost tốt từ một máy khác vào máy mình và bung thử xem sao, nếu vẫn không được nghĩa là ổ cứng bạn có vấn đề rồi đó. Bạn nên dùng một phần mềm chuyên dụng format cấp thấp ổ cứng để cách ly các bad sectors hoặc tốt nhất là thay ổ cứng khác.

3/ Đĩa khởi động không tương thích phần cứng trong máy

Hiện nay, rất nhiều thiết bị phần cứng mới ra đời khiến cho đĩa Hiren’s BootCD không còn tương thích với các mainboard đời mới. Thường lỗi tương thích sẽ xuất hiện với dòng thông báo "boot files not found” hoặc "loading failed”. Để khắc phục, bạn hãy tìm mua hoặc tải về phiên bản mới nhất của đĩa Hiren’s Boot (hiện tại là 9.6). Ngoài ra, có thể mắt đọc của ổ đĩa CD đã bị xuống cấp nên không đọc được đĩa CD hoặc đĩa CD kém chất lượng, bạn hãy thử thay thế đĩa CD hay ổ CD khác để xác định lỗi do đĩa hay do ổ đĩa.

... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Vi Tính - Tin Học | Lượt xem: 837 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

 Vịnh Hạ Long

Nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58' - 107o22' kinh độ Ðông và 20o45' - 20o50' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Ðảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962.

halong.gif (32648 bytes)

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Ðầu Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Di tích Thắng cảnh | Lượt xem: 844 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Thanh Hóa

 

CANH NGAO - THANH HOÁ

Về miền biển Hậu Lộc - Thanh Hóa lần nào tôi cũng được thưởng thức những món ăn phong phú từ biển, nhưng có lẽ món ăn để lại nhiều dư vị nhất vẫn là canh ngao với nhiều cách biến tấu khác nhau.

 

Biển Hậu Lộc rộng lớn, là nơi cho nhiều hải sản nhất vùng đất Thanh. Ở đây có làng Ngư Lộc là làng nổi tiếng với nghề đánh bắt ngoài biển khơi. Về đây, bạn sẽ được tận mắt thấy cảnh người dân sáng sớm đã ùa ra bãi thuyền để thu nhận kết quả sau một ngày lênh đênh biển cả. Những món hàng đầy ăm ắp và tươi ngon, đặc biệt là giá rất dễ chịu.

 

Món ăn ở biển Hậu Lộc phong phú, trong đó không thể không nhắc đến món canh ngao. Ngao được bắt từ biển khơi. Vào mùa hè, thường có ngao béo và to. Con ngao trông giống con hến nhưng có vỏ dày và to hơn, màu trắng sáng hơn. Ngao có thể xào, hoặc cũng có thể nấu canh, thậm chí có người luộc ngao lên, chan nước và lấy thịt chấm muối chanh ớt. Tôi hứng thú với món canh ngao hơn cả. Người dân nấu ngao với rau mùng tơi. Cách nấu đơn giản nhất là đem ngao đã ngâm, rửa thật sạch vào nồi, đổ nước vừa ăn và đun sôi. Khi những con ngao đã mở miệng thì cho gia vị và rau vào nấu chín lên, bắc ra ăn nóng, chan với cơm, xì xụp một loáng là xong bữa. Thú vị nhất là việc ngồi nhặt những con ngao còn nguyên vỏ trong nồi ra, rồi vớt phần thịt ngao lên ăn. Những con ngao tươi, ngọt và mềm mềm, dai dai. Tôi thích món ăn này vì nó đơn giản nhưng lại dễ ăn và cũng rất ngon, rất lạ miệng.

 

... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 684 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Khu du lịch sinh thái Tràng An " Du lich Viet Nam "

 

Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm ở phía tây của Tp. Ninh Bình, có tổng diện tích gần 2.000ha, được chia làm 5 khu chức năng chính: khu bảo tồn đặc biệt (khu cố đô Hoa Lư), khu trung tâm, khu hang động, khu dịch vụ du lịch, khu tâm linh núi chùa Bái Đính

Khu du lịch sinh thái Tràng An Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm ở phía tây của Tp. Ninh Bình, có tổng diện tích gần 2.000ha, được chia làm 5 khu chức năng chính: khu bảo tồn đặc biệt (khu cố đô Hoa Lư), khu trung tâm, khu hang động, khu dịch vụ du lịch, khu tâm linh núi chùa Bái Đính. Toàn khu có 47 di tích lịch sử với nhiều hang động ẩn mình trong những núi đá vôi, các thung lũng và hệ thống sông ngầm đan xen tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng.



Sự vận động biến ảo của đất trời đã bày sẵn cho khu quần thể hang động Tràng An một trận đồ bát quái với cửa sinh, cửa tử quanh cố đô xưa, ngày nay, du khách như lạc vào cõi tiên, lâng lâng một cảm giác thoát tục. Nơi đây còn lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử của một kinh đô với ba triều đại kế tiếp là: Đinh, Lê, Lý. Có thể nói, đây là một địa danh du lịch lịch sử - văn hóa - tâm lin ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Di tích Thắng cảnh | Lượt xem: 773 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Hà Tĩnh

MIẾN CANH - HÀ TĨNH

Hà Tĩnh khi đi xa thường hay nhớ quê qua những món ăn ngon mà bình dị. Nơi đó chắt chiu nhiều khó nhọc, chắt chiu nhiều nắng gió miền Trung và nơi đó cũng có thật nhiều món ăn ngon gợi nhớ, trong đó có món miến canh.

Những sợi miến canh làm bằng bột mì dẻo và dai được thả trong những tô nước dùng dậy mùi thơm ngon, pha chế cầu kỳ. Thưởng thức món miến canh, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của xương thịt, lại có vị cay của hành tím đã lột vỏ, vị béo ngậy của thịt tôm, cua và độ mặn vừa phải trong từng muỗng nước dùng. Miến canh ăn kèm với hành lá, ngò lá và lá rau răm rửa sạch, để ráo cắt nhỏ cùng tiêu bột rắc lên trên.

 

Miến canh có độ dẻo và dai của bột mì, có thể khiến nhiều người ăn lần không thích. Tuy nhiên, với những người Hà Tĩnh, đây lại là món ăn khoái khẩu và rất hấp dẫn. Đến Hà Tĩnh vào mùa đông, hãy thử một lần món ngon của người Hà Tĩnh để hiểu hơn về con người và vùng đất nơi đây vì miến canh ăn nóng vào mùa đông là một trong những thú thưởng thức rất phố biến của người Hà Tĩnh.

_______________________________________________

CÀ MUỐI HÀ TĨNH

Cà muối: Người xứ Nghệ muối cà không giống ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 663 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

HỒ BA BỂ
Email In PDF.
Xem kết quả: / 0
... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Di tích Thắng cảnh | Lượt xem: 832 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

  Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 768 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - I (Không có bản văn nhất định)


Nếu cổ tích nhân tình kể lại những chuyện về tình người, những chuyện xảy ra "giữa người và người", thì cổ tích thế sự thuật lại những chuyện về việc đời, những chuyện xảy ra "giữa người với xã hội", trong phạm vi phong tục, lễ giáo phong kiến Nho, Phật, Lão...


Cổ tích thế sự là tấm gương phản ảnh một cách phong phú:

a) Đời sống của xã hội ta thời xưa, tuy đã sang chế độ phụ hệ, mà trong phong tục vẫn còn sót lại ít nhiều di tích của mẫu hệ.
b) Đường lối chống ngoại xâm, bảo tồn nòi giống, đất nước.
c) Tín ngưỡng dân gian hòa đồng với các tôn giáo ngoại lai.
d) Nhu cầu giải trí bằng các cổ tích trào phúng, tiếu lâm.

I - Đời sống xã hội ta ngày xưa

Xã hội ta từ xưa là một môi trường giao tiếp, đụng độ giữa nền văn hóa địa phương và nền văn hóa Hán tộc. Vào thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ bắt đầu mở trường học, phổ biến Nho giáo, làm căn bản để Hán hóa cơ cấu gia đình dân ta (từ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 825 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Nghệ An

CHÁO LƯƠN - NGHỆ AN

Nghệ An có nhiều món ăn ngon, nhưng với dân sành ẩm thực, cháo lươn xứ Nghệ mới thật sự là món ăn để lại những ấn tượng đặc biệt nhất trong lòng thực khách ngay lần đầu thưởng thức.

Bí quyết để làm những tô cháo ngon khá vất vả: Những con lươn dùng để nấu cháo phải là lươn đồng, bắt bằng trúm (một dụng cụ bằng tre để lừa lươn chui vào) để tránh cho lươn khỏi bị xây xát, đảm bảo tươi sống, thịt lươn thành phẩm vừa dai vừa ngọt, chứ không bở rệu như nấu cháo bằng lươn nuôi.

 

 

Lươn mua rồi không làm thịt ngay mà phải đem nuôi lại 7 ngày trong những cái vại, cái chum bằng nước trong cho sạch thức ăn trong bụng lươn. Trong 7 ngày thay nước liên tục. Ngày làm thịt, lươn được vớt ra bỏ vào một cái thùng, cứ 5 kg lươn đổ 0,5kg muối, rồi đậy nắp lại, lắc đều khoảng 15 phút thì đổ vào rổ rửa sạch dưới vòi nước chảy. Khi làm thịt, đầu lươn được ngoắc vào một cái đinh đóng trên mảnh ván, đặt ngửa bụng lươn ra rồi dùng dao nhỏ rạch bụng lấy ruột đi, nếu là lươn to, lươn nhỏ thì phải tước. Thịt lươn luộc lấy nước, sau đó ướp, xào với các gia vị gồm: hạt tiêu, hành khô thái nhỏ, ớt bột, bột canh, bột điều cho nổi màu. Sau đó phi hành với dầu trong một cái chảo rồi đổ thịt lươn đã ướp kỹ vào đảo đều cho tới chín. Nước cháo được hầm với xương lợn, xương bò sau đó bỏ vào ít gạo quê có pha thêm gạo tám xoan vo sạch. Khi cháo nhừ, để nồi cháo trên một lò than, lửa nhỏ, nồi cháo phải luôn luôn sôi lăn tăn. Múc cháo ra bát rồi múc lươn bỏ vào với khối lượng tương ứng rồi cho gia vị là mùi tàu, hành hoa, rau răm thái nhỏ, ớt th ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 811 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Quảng Bình

BÁNH LỌC BỘT SẮN - QUẢNG BÌNH

Bánh lọc vốn từ trong Huế, Đông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn nếm thử và mua bánh làm quà.
Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh chỉ là loại nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.

 

 

Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Đây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc. Bánh bột lọc chấm với nước mắm và nững lát ớt cay xè, rât ngon

 

 

Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới. Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ.

Ở Quảng Bình ngon nhất là bánh lọc của mệ Xá Đồng Hới. Loại bánh dày công, đủ chất bổ dưỡng ấy lạ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 721 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - II (Không có bản văn nhất định)

3. Vấn đề trật tự xã hội

Xã hội ta ngày xưa từ bộ lạc đã chuyển dần sang chế độ phong kiến: trên có vua quan, duới có lý huơng, chức sắc nông thôn.

a) Vua quan .


Dân gian đã hư cấu, sáng tạo ra một nhân vật xuất chúng, Trạng Quỳnh, để đứng ra tranh đấu cho công lý xã hội, chống lại uy quyền của vua chúa quan lại.
Suốt thời gian từ hạ bán thế kỉ thứ XIX đến tiền bán thế kỉ thứ XX, ở khắp nước ta từ thành thị đến thôn quê, những câu chuyện nghịch ngợm, ranh mãnh của Trạng Quỳnh đã được mọi người ham thích, kể đi kể lại không bao giờ chán. Như thế là vì những hành dộng của Trạng Quỳnh đã phù hợp với cảm nghĩ của mọi người, và đi đúng với khát vọng của toàn dân.

Truyện Dê đực có chửa

" Dưới triều nhà Lê trung hưng, đời Chúa Trịnh Cương, nước sông Mã, tại khu vực Hàm Rồng, bỗng tự nhiên đỏ như máu trong mười ngày.
" Quần thần có người bàn rằng: Theo câu sấm của Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm:
" Bao giờ nước đỏ Hàm Rồng,
" Là điềm báo trước Trạng Ngông ra đời,
thì đó là điềm trời sẽ giúp cho quốc gia có nhân tài để giữ vững bờ cõi, Chúa nên tuầ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 868 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Quảng Trị

ỚT DẦM CÂU NHI QUẢNG TRỊ

Ớt dầm Câu Nhi - Quảng Trị: Từ thế kỷ XVI, trong tác phẩm Ô châu cận lục, tiến sĩ Dương Văn An đã nhắc đến những mặt hàng nông sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Trị như hồ tiêu, ớt… Đặc biệt, cây ớt dễ dàng trồng ờ vuờn nhà, ngoài đất bãi. Khi trái ớt chín, ăn vào cay đến xé lưỡi, cháy lòng. Ở Quảng Trị, ớt ngon nhất phải nói đến ớt của làng Câu Nhi. Bao đời qua, món ớt dầm như là thức ăn chính trong bữa cơm hằng ngày của người dân Câu Nhi.

Ớt dầm Quảng Trị đang được các công ty nông sản hàng đầu Âu Á nhòm ngó đến. Chuyện thẩu ớt dầm Tôi về làng Câu Nhi (huyện Hải Lăng) để tìm mua thẩu ớt dầm đặc sản làm quà tặng cho một người bạn xa quê. Nhiều người vẫn nói đùa đó là thứ đặc sản… đắng cay. Chưa ăn thì chưa biết, lỡ ăn rồi thì cái vị chua chua, cay cay của ớt dầm làm cho người ta ghiền không chịu nổi. Đến làng thì đồng hồ chỉ qua con số 11. Bữa cơm trưa của một gia đình nông dân đầu làng vừa dọn xong với ớt trái dầm muối và rau lang luộc, trong đó 7 phần ớt, 3 phần rau. Thấy tôi hơi ngạc nhiên, ông Hoàng Tấn Phiên năm nay ngoài 60 tuổi, kể: Từ xưa, dân làng này đã ăn ớt nhiều hơn ăn rau. Từ khi ông ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 913 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - III (Không có bản văn nhất định)

3) Các ông Trạng gặp thời may

Thời xưa, Trạng nguyên là bằng cấp cao nhất trong hàng khoa bảng, được dân gian kính trọng. Nhưng trong các truyện kể, dân gian hư cấu nên một loại "Trạng" xuất thân là những kẻ không học hành gì, không thi cử gì, song được may mắn một cách kỳ lạ: nói vớ vẩn gì cũng đúng, làm vớ vẩn gì cũng hay, được vua ban chức "Trạng", giàu sang, phú quí.

Truyện Trạng Ếch

" Xưa có ông quan lấy một vợ lẽ rất đẹp. Nhưng vì vợ cả ghen tuông quá lắm, ông quan phải đưa tiền bạc cho người vợ lẽ về đi lấy chồng khác.
" Người vợ lẽ đi đường, gặp một anh câu ếch, hai bên thương nhau lấy làm vợ chồng.
" Một hôm, anh câu ếch câu được một con ếch vàng rất to. Làm thịt thấy trong mình có một hòn ngọc. Cách đó ít lâu, có chiếu trong triều ban ra nói nhà vua bị đau mắt, ai có ngọc ếch đem dâng để vua nhỏ mắt, nếu khỏi vua sẽ phong làm quan. Anh câu ếch đem ngọc đến chữa khỏi, nên được vua cho làm một chức quan nhỏ.
" Năm sau, có đại hạn, vua ban chiếu ai cầu được trời mưa thì được chức trạng nguyên. Anh câu ếch quen xem chân ếch, biết trời gần mưa nên ra ứng chiếu tình nguyện đứng ra cầu đảo. Sáng làm lễ cầu đảo, thì quả nhiên chiều mưa to và mưa rất nhiều. Vua và triều đình ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 780 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Bánh củ cải nhà nghèo

 

Mỗi buổi trưa hè, cái nắng nóng gay gắt thỉnh thoảng dịu đi một chút, khi thoáng có cơn gió nhẹ thổi qua. Trong con hẻm nhỏ núp mình dưới bóng những cây bàng, cây gòn, tiếng rao: "Ai ăn bánh củ cải hông?” của người phụ nữ bán bánh dạo cất lên xóa tan cái im ắng, tĩnh mịch, làm nhốn nháo lũ trẻ trong hẻm. Chúng nhao nhao đòi người lớn kêu bà bán bánh củ cải vào ăn. Chỉ chờ người lớn gật đầu "Ừ” một tiếng, là vội vàng ba chân bốn cẳng chạy ra đứng trước cửa nhà gào to: "Bánh củ cải”, rồi đứng đó làm "cán bộ đường lối” dẫn đường cho bà bán bánh gánh hàng đi theo vào nhà.

Hai cái quang gánh bằng mây bện, treo hai đầu đòn gánh tre cong vút lên nước nâu bóng, kẽo cà kẽo kẹt trên đôi vai của người phụ nữ đứng tuổi có nước da ngăm, đôi mắt to đen thẳm với hàng mi dài mượt cong vút, đặc trưng của người Miên (Khmer miền Tây Nam Bộ). Đầu bà đội nón lá, dưới vành nón là cái khăn rằn đội đầu màu nâu đỏ. Chiếc áo bà ba và cái quần đen cũ kỹ, chân mang dép nhựa. Trong quang gánh, một đầu bà để cái sọt tre chứa dĩa, muỗng, đũa, keo dưa chua, keo ớt, keo nước mắm tỏi chua ngọt, rau sống gồm: cải xà lách, húng, rau thơm, dưa leo bằm sợi, giá đậu xanh sống trộn lẫn nhau. Một đầu bà để cái thúng, trong thúng là cái thau nhôm xếp đầy bánh củ cải đã tráng sẵn; đậy trên mặt thau nhôm là cái mâm nhôm trắng cũng xếp đầy bánh, được bọc lại bằng miếng ni-lông trắng. Khi bánh trên mâm bán hết, bà sẽ lấy bánh dưới thau xếp thêm lên mâm. Những cái bánh củ cải của bà  da  bằng bột gạo trắng ngần bóng loáng, nhờ mỡ hành điểm tí xanh xanh, bột bánh hơi trong, ửng lên màu đỏ cam, màu vàng vàng, màu trắng đục lẫn điểm đen đen của nhân bánh. Da bánh mỏng như t ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 810 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Thiên thứ năm. Cổ tích thế sự - IV (Không có bản văn nhất định)

II - Đường lối đấu tranh của dân tộc

Qua những cổ tích, ta có thể thấy được lối nhận thức về cuộc đời, cũng như đường lối ứng xử, hành động của dân gian để tranh đấu duy trì nòi giống và bảo tồn đất đai của ông cha. 

1. Nhận thức quan.

Hiện nay, chúng tôi chưa có thể thu thập cho đầy đủ tất cả cổ tích của kho  tàng văn chương truyền khẩu. Song chúng tôi vẫn cố gắng hệ thống hóa những cổ tích mà chúng tôi đã có, để thử tìm lại phần nào nhận thức quan của người xưa.

Truyện hai vợ chồng anh thầy bói

" Xưa có anh thầy bói chưa vợ, nghe thiên hạ đồn trong làng kia có cô con gái đẹp, chưa chồng. Anh liền lần mò đến nhà, xin ở trọ một đêm, rồi dụng tâm bói toán thế nào mà lừa được cô con gái ăn phải bùa mê thuốc lú nên đâm ra mê anh và theo ngay anh về làm vợ.
" Nhưng trời sinh người con gái có sắc đẹp mà lại bị nặng tai, nghe không được rõ. Chồng đui, vợ điếc, thật đã xứng đôi!
" Một hôm hai vợ chồng đem nhau ra chợ bói, dọc đường gặp một đám rước ở đầu làng kia đi lại.
" Vợ thấy, nói với chồng:
- ' ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 900 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Thừa Thiên - Huế


CƠM HẾN - HUẾ

Bạn đã về Huế, bạn sẽ đi thăm cảnh đẹp khắp nơi: ngược dòng sông hương nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ, thấy cảnh hương khói sương mờ Điện Hòn Chén, hay xuôi về dòng vỹ dạ thả hồn chìm đáy nước, vào Đại nội hoặc viếng lăng tẩm: Minh Mạng, Tự Đức...

 

Trước lúc ngao du sơn thủy, xin mời bạn dừng chân ở gốc đầu đường con đường Trương Định để điểm tâm món cơm hến Huế ngon nồng và thơm cay ríu cả lưỡi. Cơm hến là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: "Cao lâu cồn" để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.

 

Hến đươc xúc dưới sông lên, ngâm lại nước gạo một thời gian, rửa sạch, đem luộc đến lúc vỏ hến rã ra hết, lấy nước sau khi đã lắng động, dùng rá ( rổ) sàng lọc lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của món cơm hến. Cơm dùng với hến thông thường là cơm trắng để nguội, những phần phụ phải có để làm tăng thêm vẻ thơm ngon của món ăn là: khế chua, rau thơm, bạc hà, bắp chuối thái thật nhỏ, cùng với nước mắm tỏi hành, muối mè, ớt, tương, tóp mở, ruốc sống, rồi đậu phụng giã nhỏ

 

Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 780 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Bánh Huế - Tinh hoa trời đất

 

Từng là kinh đô trong nhiều thế kỷ, trải bao năm tháng thăng trầm, nhưng xứ Huế vẫn giữ được nét cổ kính, trầm mặc. Một trong những đặc trưng nổi bật của Huế là văn hóa ẩm thực. Những món ăn xứ Huế dù ở thời nào cũng khiến bao người dẫu chỉ thưởng thức qua một lần đều nhớ mãi. Và những loại bánh Huế là một trong những nét đặc sắc ấy.

 

 

Có lẽ bởi Huế là nơi phủ chúa, cung vua, nơi hàng mấy trăm năm quy tụ tinh hoa khắp mọi miền đất nước. Món quê mùa dân dã lại theo người đẹp, người tài xâm nhập cung vua phủ chúa, rồi được dọn lên bàn yến tiệc thành quốc túy, quốc hồn...

Tới nơi nào ở Huế ta cũng gặp những hàng bánh. Bánh Huế xuất phát từ hai nguồn là dân gian và cung đình, được chia làm 2 dòng: bánh lá và bánh trần. Theo lời giới thiệu của những người dân địa phương, quán bánh bà Đỏ vốn nổi tiếng bởi những loại bánh như bánh bèo, bánh nậm và bánh bột lọc.

... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 709 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Quảng Nam: Kim Bồng – Mỹ Sơn

 

Tôi giật mình thức dậy, ngơ ngác không biết mình đang ngủ ở đâu, Cái Bè hay Vĩnh Long?  Căn phòng tối, ánh sáng lờ mờ ban mai xuyên qua khe hở của bức mành rọi lên những con cò con hạc lơ lửng trên tường. Phải mất hết mấy phút tôi mới định thần được mình đang nằm trong phòng ngủ của nhà mình, và mấy con cò con hạc ấy là những tấm ảnh do tôi chụp cách đây vài năm.

Như một giấc mơ, tôi rời Việt Nam.

Như một giấc mơ, tôi trở về Việt Nam.

Ba tuần lễ sau ba mươi hai năm, tôi lại rời Việt Nam một lần nữa.

Hãy Đi Cùng Tôi...

Kim Bồng - Mỹ Sơn

Từ Hội An chúng tôi được chở đi thăm làng mộc Kim Bồng và thánh địa Mỹ Sơn. Chiếc tàu nhỏ chở chúng tôi ra Cửa Đại và cập bến vào một làng nhỏ mang tên Kim Bồng.  Chúng tôi được nhìn thấy những rễ cây, thân cây được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đẽo gọt thành những hình tượng xinh đẹp, những bàn ghế chạm trổ tỉ mỉ. Bên trong một xưởng mộc nóng bức, các nghệ nhân mình trần, cắt, đục, dùi, mài một cách chăm chú và kiên nhẫn. Một chú bé khoảng 13, 14 tuổi ngồi nắn nót mài một hình tượng, mồ hôi lấm tấm trên trán trong không khí nóng bức của buổi trưa nắng gắt.

 

... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Di tích Thắng cảnh | Lượt xem: 818 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Rắn báo oán !

Truyền thuyết

Về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đã có nhiều bài viết, công trình làm sáng tỏ, nhất là vào dịp kỷ niệm 600 năm, năm sinh của ông (1980).

Về cái chết thảm khốc của Nguyễn Trãi cùng ba họ bước đầu cũng đã có người đề cập tới, chỉ ra nguyên nhân. Đó là sự tranh giành quyền lực của các phe phái trong triều ở đầu thời Lê, mà ông chỉ là nạn nhân.

Tuy vậy, trong dân gian từ rất lâu vẫn còn lưu truyền truyền thuyết Rắn báo oán, là một cách lý giải huyền bí và có những chỗ bóp méo sự kiện ấy, do vô tình hoặc cố ý.

Điều ấy cũng chẳng đến nỗi khó hiểu, khi áp lực của nền quân chủ chuyên chế quá nặng, đè xuống tâm lý của mọi tầng lớp xã hội, đến nỗi ngay cả những học giả uyên bác nhất (chẳng hạn, Lê Quí Đôn) cũng không cưỡng lại được, nên vẫn có những lời dị nghị, thậm chí chê cười những hành vi của Nguyễn Trãi dẫn đến thảm họa ấy.

Chúng tôi sẽ trình bày truyền thuyết này theo cả hai quan điểm, với hy vọng có thể tránh được những sự hiểu lầm đáng tiếc.

Ở làng Nhị Khê (thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây ngày nay) xưa kia có một gò đất cây cối mọc um tùm gọi là gò Rùa. Cư ngụ ở đây có một đàn rắn mà con rắn mẹ tu luyện lâu ngày đã sắp thành tinh.

Ngày ấy, người ông của Nguyễn Trãi từ làng Chi Ngại, Hải Dương lên đây mở trường dạy học. Ông là một nhà nho uyên bác, lại hết lòng dạy dỗ học trò, mặc dù ông chẳng đỗ đạt gì, bởi vì chưa một lần vác lều chõng vào trường thi.

Ông có hai người con trai, một là Nguyễn Phi Khanh, cùng định cư ở làng Nhị Khê, và một người nữa, không rõ tên, sau về định cư ở làng Canh Hoạch thuộc huyện Thanh Oai (Hà Tây).

Đoạn sau đây sẽ kể sơ qua về các đời sau của người con trai thứ hai ấy. Tuy phát tích có muộn hơn so với Nguyễn Phi Khanh nhưng không phải là không lừng lẫy.

Ông cũng ... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 834 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Kinh Nghiệm Sống của Dân Gian

Qua Văn Chương Bình Dân

 

Đã nhiều tháng qua, tôi bị hấp dẫn bởi những tiếng nổ của các kho đạn, những chuyện kỳ cục, những điều "trồi", "nổi" quanh mình nen trong một chừng mực nào đó, tôi đã quên bẵng đi những vần ca dao mà bà nhà Bắc Kỳ của tôi đã chép ra từ trong trí nhớ của bả, để trên bàn viết mỗi ngày như một sự nhắc nhở tôi đừng quên chuyện ngày xưa. Càng hít thở không khí trên cõi đời phiền muộn, đầy dẫy oái ăm này càng lâu chừng nào, người ta càng nhớ và sống với quá khứ nhiều chừng nấy. Vui hay buồn gì, ai trong chúng ta cũng đều có quá khứ và sống với nó ít hay nhiều thì tùy thuộc tâm trạng mỗi người.

Thế nhưng, cái "chuyện xưa" mà tôi đề cập dưới đây là chuyện chung, không thuộc về ai cả. Và tôi cũng xin tầm phào tào lao một chút về những kinh nghiệm sống trong dân gian qua những vần ca dao, xem người xưa đã suy nghĩ, và sinh hoạt ra sao, âu cũng là một điều "vệ sinh và bổ". Bây giờ, xin mời bạn đọc những vần ca dao sau:

Rau răm ngắt ngọn lại trồng
Em thương anh lắm sợ lòng chị ghen.
Anh về bảo chị đừng ghen,
Để em thấp thoáng ánh đèn cho vui.



Bạn cũng như tôi, có lẽ đều thuộc "nòi tình"? Bạn nghĩ gì và có thấy vừa thương vừa tội nghiệp cho người con gái xưng "em" ấy không? Thương và tội nghiệp cho nàng vì nàng biết phận mìn ... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Văn hóa | Lượt xem: 884 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Ấn vàng và kiếm bạc
Tục truyền ở một làng Ba Na thượng nguồn sông Côn, từ ngàn xưa có một thanh gươm lạ. Không biết đích xác thanh gươm có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ khi các già làng thì đã thấy lưỡi gươm cắm sâu sừng sững trên một tảng đá lớn nằm ven đường dẫn đến làng. Trải bao mưa nắng, lưỡi gươm vẫn sáng chói, không hề hoan rỉ. 


Dân làng truyền rằng, đây là thanh gươm quí trời ban cho người tài hiền trong thiên hạ để giúp dân dựng nước. Biết bao bàn tay tráng sĩ đã ướm vào chuôi gươm nhưng không một ai lay chuyển nổi thanh gươm. Đời này qua đời khác, chuôi gươm càng lên nước bóng loáng, và lưỡi gươm sáng lòa ánh mặt trời như tỏa hào quang. Cho đến ngày kia có một người "con Kinh” ngược dòng sông Côn vì hâm mộ thanh gươm tìm đến làng. Dân làng thấy người khách lạ tướng mạo xuất chúng, thông hiểu mõi lẽ trời đất, lại ăn nói có nghĩa, có nhân, nên đem lòng kính phục và dẫn chỉ chỗ thanh gươm báu. Đến nơi, trước sự khâm phục của dân làng, người khách lạ lễ tạ mọi người rồi bước lên tảng đá ướm đặt bàn tay vạm vỡ của mình vào chuôi gươm. Khi cánh tay của người đó vung mạnh, nâng thanh gươm lên thì hòn đá rung chuyển và cả thanh gươm quí hiện ra tỏa sáng lòa trước mặt mọi người. Người tráng sĩ có sức mạnh hơn người ấy chính là Nguyễn Huệ, vốn sinh cơ lập nghiệp ở đất Kiên Mỹ, theo anh ngược dòng sông Côn đi tìm người tài hiền trong thiên hạ để mưu nghiệp lớn. Cảm phục tài năng, dân làng mời anh họ Nguyễn ở lại rồi mở tiệc khoản đãi. Quanh làng thường xuất hiện một con gà cồ to lớn khác thường sống trên trăm năm, nhân ngày vui, dân làng bèn săn con gà nọ làm thịt đãi khách quí. Khi mổ gà ra, trong bụng gà có một cái ấn lớn bằng vàng. Dân làng cho rằng đấy là ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 801 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Văn Hóa Làng

 

Dân cư Thái Bình phần lớn sống ở nông thôn, quây quần trong các làng - một đơn vị kinh tế tương đối độc lập bởi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu mang nặng tính tự cung tự cấp.

Nền văn hóa Thái Bình mang đậm chất văn hóa làng, có nguồn gốc và cơ sở là văn hóa làng.

Dòng họ - thành tố trực tiếp cấu thành văn hoá làng

 

Hầu hết các làng ở Thái Bình đều có rất nhiều dòng họ cùng sinh sống, thường từ 10 đến 20 dòng họ, phổ biến là họ Nguyễn, Lê, Trần,... có những dòng họ có bề dầy hàng ngàn năm như họ Bùi ở Tân Bình - Vũ Thư, từ đường họ thờ Bùi Quang Dũng từ thời Đinh (thế kỷ X). Mỗi dòng họ có người hiển đạt thường gắn liền với danh tiếng và niềm tự hào của cả làng, nhiều khi làng được biết đến qua những nhân vật lịch sử của một dòng họ cụ thể, như Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ quê ở làng Hải Triều thì gọi là Trạng Hải Triều. Về tên gọi, có khoảng 100 tên gọi các dòng họ, nhưng số chi phái thì rất nhiều.

 

Trong làng thường có một vài họ có số lượng vượt trội so với các họ còn lại, hôn nhân thường theo xu hướng lấy người trong làng khác họ, quan hệ "họ hàng" giao thoa với nhau chằng chịt; mối quan hệ giữa dòng họ này với dòng họ kia thường được xem xét bằng quan hệ đan xen từ những thành viên của bố họ, do vậy những mâu thuẫn nảy sinh thường được giải quyết nội bộ. Quan hệ giữa người làng với nhau trong các mối quan hệ cộng đồng, cộng cảm, cộng mệnh đã tạo nên nguyên lý cố kết bền chặt theo tâm thức "mộ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Văn hóa | Lượt xem: 877 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (1)

Di tích và danh thắng Nga Sơn



Thần Phù là một địa danh xưa, khá nổi tiếng. Đó là cửa sông Chính Đại đổ ra biển, nay thuộc địa bàn xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Cửa này xưa có tên là Thần Đầu, đời Trần gọi là Thần Phù.

Cửa Thần Phù nổi tiếng trong lịch sử là là nơi linh thiêng, hiểm trở, luôn có sóng to gió lớn nguy hiểm, thường hay lật thuyền bè qua lại. Ai đi qua cũng phải cúng tế Thủy thần. Ca dao xưa có câu: "Lênh đênh qua cửa Thần Phù; Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.




Theo thư tịch cổ, tháng 11 năm 43, sau khi tiêu diệt xong lực lượng kháng chiến của Hai Bà Trưng, Mã Viện trực tiếp chỉ huy 20.000 quân cùng 2.000 tàu thuyền lớn nhỏ tiến vào Cửu Chân (Thanh Hoá) tiến đánh lực lượng kháng chiến của lão tướng Đông Dương bằng hai đường thuỷ, bộ. Cánh quân bộ bị chặn đứng lại trước núi rừng vùng Tam Điệp ngày nay. Cánh quân thuỷ bị chao đảo trước sóng to, gió lớn của biển Thần Đầu (Thần Phù). Mã Viện phải sai quân đào sông qua dãy núi đá vùng này mà thư tịch cổ gọi là Tạc Khẩu.

Di chỉ Yên Ngự
Di chỉ tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Phát hiện được gốm thô năm 1974.
Bãi Huyền Tiêm
Bãi Huyền Tiêm, thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Tương truyền đây là nơi Mai An Tiêm bị đày.
Chùa Không Lộ

Chùa Không Lộ toạ lạc tại xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ngôi chùa được dựng ở cuối núi Hàn, thờ Thiền sư Không Lộ. Trong chùa có tượng Thiền sư, tạc bằng gỗ.

< ... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Di tích Thắng cảnh | Lượt xem: 899 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Tiếp cận truyện cổ Tà Ôi

TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

Cho đến nay, đã có các công trình sưu tầm và biên soạn truyện cổ Tà Ôi khá đầy đặn về văn bản. Qua các công trình nầy chúng ta thấy rằng người Tà Ôi sinh sống trên dãy Trường Sơn, quần cư chủ yếu trên địa bàn hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đang lưu giữ một kho tàng tri thức phong phú về văn học dân gian mà trong đó thể loại An xoar (chuyện cổ tích) là một thí dụ điển hình.


Theo các nhà nghiên cứu mô tả thì: "Chuyện kể (An xoar) của người Tà Ôi là sinh hoạt của những ngày mưa, lúc rảnh rỗi hoặc khi đêm về... Sinh hoạt chuyện cổ là tiếng gọi của sự quây quần, nhiều thế hệ cùng ngồi với nhau, nhiều người từ "dung” (nhà) này, "vel” (làng) nọ đến bên nhau. Ngồi nghe chuyện cổ để giải trí, để được giáo dục tri thức, truyền thống và đạo lý làm người, làm "đứa con ngoan” của rẫy, của vel... (1). Đi sâu vào việc tìm hiểu truyện cổ Tà Ôi chúng ta sẽ thấy cả một thế giới quan và nhân sinh quan rộng lớn, phản ánh đầy đủ mọi mặt của đời sống cộng đồng. Ở đó, người Tà Ôi luôn đề cao các vị thần, vì những đấng siêu nhân nầy đã từng che chở, giúp họ vượt ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 843 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Quảng Nam

MÌ QUÀNG - QUẢNG NAM

Mì Quảng, từ lâu đã được biết đến như cái "hồn" nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam. Bây giờ, ngoài Quảng Nam ra, nhiều nơi cũng có quán ăn mì Quảng. Mì Quảng theo chân những người Quảng Nam tha hương và cùng họ có mặt khắp nơi như người bạn đồng hành tri kỷ. Mì Quảng thường có mặt trong những bữa tiệc "vọng cố hương" của người Quảng Nam xa xứ.

Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản.

Gạo ngon sau khi đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng để có những lá mì mềm mướt, trắng nõn. Sau khi tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng như cọng phở. Vậy là xong bước chuẩn bị mì.

 

Rau ăn mì khá phong phú, thường là rau muống, búp chuối, thân cây chuối non xắt mỏng, các loại rau thơm... Nước nhưng (nước lèo) thì tùy gia chủ giàu hay nghèo, giàu thì làm tôm thịt, gà, cua, cá... nghèo thì vài con cá nục cũng có thể nấu được tô nước nhưng thơm ngon.

 

Và có cả mì chay dành cho người hành đạo. Nhưng là nhân gì đi nữa thì mì Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Rau để ăn mì Quảng thường là rau muống chẻ nhỏ hoặc cây cải con trộn với búp chuối non thái mỏng, rau thơm, rau quế...

 

Đến Quảng Nam, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều quán ăn mì Quảng nằm dọc trên tuyến đường quốc lộ 1A luôn đông đúc khách sành ăn: quán mì gà Bình Nguyê ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 784 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Truyện cổ tích: Chàng ngốc K' Tồng

Ngày xửa ngày xưa, ở bon làng nọ có cặp vợ chồng sinh được một đứa con trai đầu lòng. Họ đặt tên nó là K’Tồng. Hai vợ chồng muốn có thêm con gái để mai sau chăm nhà chăm cửa. Họ còn mong có con gái để mai mốt nó lấy chồng, để nhà có con rể về làm nương làm rẫy, chứ K’Tồng thì mai mốt nó đi lấy vợ, nó về nhà người ta…

 

Ngày xửa ngày xưa, ở bon làng nọ có cặp vợ chồng sinh được một đứa con trai đầu lòng. Họ đặt tên nó là K’Tồng. Hai vợ chồng muốn có thêm con gái để mai sau chăm nhà chăm cửa. Họ còn mong có con gái để mai mốt nó lấy chồng, để nhà có con rể về làm nương làm rẫy, chứ K’Tồng thì mai mốt nó đi lấy vợ, nó về nhà người ta…

Rồi mấy mùa rẫy trôi qua, hai vợ chồng vẫn không có thêm đứa con nào. K’Tồng mỗi ngày mỗi lớn, nhưng nó cứ ngốc nghếch, khờ khạo, nó không hiểu được việc gì cả. Cả ngày nó lầm lũi một mình. Chắc là nó không có trí khôn. Nghĩ như thế, mẹ cha nó lại càng buồn hơn.

Ngày tháng trôi qua, K’Tồng bây giờ đã lớn. Nhưng cái đầu nó thì vẫn ngốc nghếch. Bỗng một hôm, K’Tồng nhìn cha mẹ và nói:

-        Con muốn có em.

Cha mẹ nó nghe như thế lại càng buồn hơn. Nhưng như có phép lạ, qua tháng sau bỗng mẹ nó có bầu. Đến mùa rẫy, mẹ nó sinh ra một đứa con gái. Cha mẹ và nó đều vui mừng.

Trong lúc mẹ K’ Tồng ngốc nghếch bận công ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 771 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Đà Nẵng

 

MÍT TRỘN - ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng lâu nay nổi tiếng là vùng đất có nhiều thắng cảnh đẹp và hũng vĩ. Con người Đà Nẵng dễ mến, cảnh vật Đà Nẵng thơ mộng và đặc biệt, ẩm thực Đà Nẵng vô cùng phong phú. Bất kỳ ai đã một lần đặt chân đến đó, đều không thể quên được những phong vị đậm đà của những món ăn xứ Quảng. Và bên cạnh những món cao lương mĩ vị, còn có món rất dân dã: mít trộn, dùng bánh tráng xúc ăn.

Về những chợ quê ở Đà Nẵng, bạn sẽ gặp nhiều người mua chất hàng gánh mít non bên lề đường. Hoặc bạn có thể mua mít non ở chợ Túy Loan, hay các chợ trong thành phố cũng rất sẵn.

Với người Đà Nẵng, khi khách đến chơi nhà, không cần phải tiếp món ăn sang trọng, ra vườn hái trái mít non vừa tầm, chọn trái đều đặn, không sâu, chọn khéo để được quả có ít xơ, ngọt và bùi.

Sau khi cắt bỏ phần có cuống khoảng 5 phân, dùng một cây nhọn (nhỏ hơn cán liềm) một đầu đóng vào phần lõi vừa cắt của trái mít, nhằm dễ gọt vỏ. Một tay nắm cọc đã đóng, tay kia gọt vỏ. Sau đó cắt dọc từng miếng nhỏ dày cỡ 3cm, rửa sạch mủ, lạng bỏ cùi mít và bỏ vào nồi nước sôi, vớt ra để ráo, trộn sơ với vài cọng rau thơm như rau húng, rau quế... chấm mắm tôm, mắm nêm... tỏi, ớt.

 

Ở nhà quê, có thể lấy một lon tép khô, rửa sạch, để ráo. Khử dầu phụng bỏ vào vài tép tỏi đập dập, khi dầu đã bốc mùi thơm, bỏ tép vào khuấy đều, nêm nước mắm, gia vị... sau đó đổ mít trộn đã xắt nhỏ vào xoong ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 799 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Truyền Thuyết Đất Tuy An II

Chùa Lầu và Thiên Tình Sử

Chùa Lầu là tên gọi dân gian do rường cột xây theo lối cổ lầu. Tên chữ của ngôi chùa này là Phước Lâm Tự tại thôn Tuy Dương xã An Hiệp. Chùa được khai sáng vào đời Hậu Lê, cách nay khoảng 300 năm. Các di tích hiện còn  là năm ngôi tháp táng các vị hoà thượng và các tháp Bửu Đồng, tháp Ni cô…

 

Chùa Lầu cũng bình thường như bao ngôi chùa khác, được xây trên lưng chừng ngọn đồi thấp. Toàn khu vực chùa rộng trên dưới 600 mét vuông trồng nhiều cây ăn trái đã già cỗi. Cả vườn rậm rịt vì cỏ dại và gai góc. Nền chùa rộng chừng 20 mét vuông theo kiểu hình chữ MÔN. Rường chùa theo kiểu cổ lầu, vật liệu toàn bằng gỗ gồm cột, kèo, xá, trính, quyết, cửa sổ, cửa đi… được bào láng và chạm trổ rất công phu. Gỗ để dựng chùa hầu hết là gỗ quí như Lim, Gõ, Mìn Lin… Do vị trí chùa được xây dựng trên lưng chừng đồi nên khung cảnh ở nơi này rất tĩnh lặng, du khách đến dễ có cảm giác tâm hồn thanh thản, chay tịnh. Muốn đến chùa Lầu thì từ chợ Thứ [1] đi khoảng 3 cây số nữa đến chợ Lẫm ồi rẽ phải là đến chùa. Từ dưới dốc lên tới cổng tam quan dài 300 mét có lát những tảng đá lớn được đẽo gọt phẳng phiu, hai bên lề có những cây cổ thụ tán lá rộng xoè ra che kín cả lối đi, tạo thành bóng râm mát quanh năm. Do đường lên chùa dốc lài cao, nên nhà chù ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 837 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Bún Bò, Tré Từ Huế Vào Đà Nẵng

 

Việt Nam có những món ăn được gọi là đặc sản mà có lẽ xa xứ khó người Việt nào quên được. Miền Bắc có phở, miền Trung có bún bò (thật ra nó là đặc sản của Huế), miền Nam có hủ tiếu.

Mỗi món ăn có những vị ngon của nó. Nhà văn Vũ Bằng viết về tô phở Hà Nội, người đọc như cảm thấy mình đang ăn phở: vị béo, vị cay, vị nóng, vị ngọt. Rồi đến khứu giác, hương thơm ngào ngạt của nước phở, của hành, ngò, tiêu; đến thính giác: tiếng húp nghe xùm xụp giữa tiết trời Hà Nội lạnh giá bởi tô phở quá nóng...Nói chung khi nghe nhà văn nói về tô phở Hà Nội, ta rệu nước bọt, phải hít hà, ...

 

Bún bò không biết có phải là xuất xứ từ Huế hay không. Tôi lớn lên, trưởng thành tại Huế. Bơi chãi cuộc sống tại Đà Nẵng. Thỉnh thoảng đi công tác tại Sài Gòn và sau này nhiều lần đi Hà Nội. Ở đâu tôi cũng thấy có món bún bò. Mà thật ra nói bún bò tôi thấy cũng chưa ổn vì bước vào một quán bún, tôi thấy thực đơn ghi nhiều loại bún: Bún bò xáo, bún tái (bò), bún thịt (heo), bún gân, bún giò heo, bún đuôi bò, bún xương heo, bún móng,  ... trong bún giò heo lại phân biệt giò búp (nạc), giò khoanh. Ôi! rất nhiều loại bún nói chung là bún thịt. Như vậy khi nói bún bò Huế ta phải hiểu là một thức ăn trong đó gồm bún được thả trong một hổn hợp nước được nấu chín hay gọi là hầm chín từ thịt bò hoặc thịt heo hoặc vừa thịt bò vừa thịt heo.

Rồi lại thêm m ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 669 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Đầm Ô Loan

Đầm Ô Loan thuộc địa phận huyện Tuy An, có diện tích toàn mặt nước là 1.570ha, cách thành phố Tuy Hoà về phía bắc 20 km. Phía bắc đầm giáp xã An Ninh Đông ở hai thôn Tân Long và Phú Sơn, phía nam giáp xã An Hoà ở thôn Diên Hội và xã An Hải ở tại các thôn Đồng Môn, Tân Qui, Xuân Hoà, phía tây giáp xã An Hiệp tại thôn Mỹ Phú và Phú Tân. Như vậy, đầm Ô Loan bao bọc chung quanh bởi 5 xã và 10 thôn làng. Nước trong đầm thuộc loại nước lợ (nước xà hai) do đầm ăn thông ra biển bằng cửa Lễ Thịnh, đưa nước mặn vào đầm mỗi khi thuỷ triều lên; đầm cũng nhận nước ngọt từ sông Cái và các con suối nhỏ chung quanh đổ vào.

Do thế đất đồi là đất sỏi nhớt nên mùa mưa làm xói lở, kéo theo lượng phù sa khá lớn bồi lắng lòng đầm. Do vậy, lòng đầm chỗ sâu nhất khoảng 6 mét, chỗ cạn, thường là ven bờ, khoảng trên 1 mét. Riêng phía trên cửa Lễ Thịnh thuộc địa phận An Hải mực nước sâu tới 10 mét.

 

Tuy vậy, khi đứng trên đỉnh đèo Quán Cau, du khách phóng tầm nhìn bao quát khắp cả vùng thì đầm Ô Loan như một mặt hồ rộng yên ả được bao bọc bởi những dãy đồi thấp thoai thoải với những ruộng mía xanh ngắt…Nhìn từ phía nam, đầm Ô Loan giống như chim phượng hoàng đang xoải cánh, còn trên bản đồ Ô Loan giống con thiên nga đang thong thả bay trên bầu trời cao xanh thăm thẳm.

Cũng từ đỉnh đèo Quán Cau nhìn xuống, khi tầm mắt chạm vào núi Từ Bi có một doi đất chảy ra đầm Ô Loan, thì lại thấy đầm trông giống như con chim hạc vừa giang ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 918 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Quảng Ngãi

NHUM - QUÃNG NGÃI

Mùa hè, đi tắm biển Sa Huỳnh, du khách có thể bắt gặp những con cầu gai di chuyển dưới nước. Cầu gai thường sống ở vùng biển cạn, nước trong, có nhiều rong rêu hoặc nhiều san hô và đá ngầm. Cầu gai được người Sa Huỳnh gọi là con nhum.

 

Nhum sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Thịt nhum có thể kho để ăn cơm, trộn trứng chưng cách thủỵ.., nhưng ngon nhất là làm mắm. Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.

 

Nhum là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò; sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu.
Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc "giang" ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, sền sệt, mầu đỏ đục như mắm sò Hải Vân, thơm rưng rức. Mặn, chua, ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy quyến rũ. Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon.
Nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng. Sản lượng nhum đánh bắt không nhiều, nhum ta - nguyên liệu để làm mắm - lại càng ít. Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè. Lượng mắm nhum bán ra rất ít ỏi và thường chỉ dành cho khách đã đặt từ trước. Vì mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác. Đó không phải là loại thức ăn nhà ào cũng có, hoặ chí ít, có bán đây đó ở chợ. Thế nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được mắm nhum, vì không biết nơi bán, và người c ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 788 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Sánh giữa huyền thoại với thần thoại và cổ tích

*So sánh huyền thoại với thần thoại.

Đặc điểm của truyện huyền thoại là: Chuyện dân gian truyền miệng. Mang yếu tố huyền hoặc hay kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng. Chuyện không liên quan đến nhân vật hay sự kiện lịch sử. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, nhân vật lịch sử có thể trở thành nhân vật huyền thoại.

Còn thần thoại là: Truyện kể dân gian về các vị thần, phản ánh những khát vọng của con người thời cổ trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên”.

Đặc điểm chung của 2 thể loại này: Đều là truyện dân gian.

Truyện thần thoại là về các vị thần. Điều này có nghĩa là truyện mang yếu tố huyền hoặc hay kỳ lạ vì đây là khả năng đặc biệt của các vị thần-là điểm khác biệt quan trọng so với người trần. Và lẽ dĩ nhiên, truyện về các vị thần là do con người tưởng tuợng ra chứ hoàn toàn không có trong lịch sử. Nghĩa là, thần thoại cũng mang yếu tố huyền hoặc hay kỳ lạ và hoàn toàn do con người tưởng tượng ra.

Từ đây, ta có thể rút ra nhận xét: Huyền thoại và thần thoaị có nét tương đồng là truyện dân gian, đều mang yếu tố huyền hoặc hay kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng. Điểm khác biệt là thầ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Đại Cương | Lượt xem: 803 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Truyền Thuyết và Huyền Thoại Trên Vùng Đất Sông Cầu I

 

Huyện Sông Cầu nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Yên, là điểm dừng chân đầu tiên trên đất Phú Yên của các bậc tiền nhân trên đường đi mở cõi, phía đông là biển Đông với bờ biển dài 80 km, phía tây giáp huyện Đồng Xuân, phía nam giáp huyện Tuy An, phía bắc giáp tỉnh Bình Định. Trước kia, kể từ năm 1611 (khi tên gọi Phú Yên chính thức xuất hiện) đến năm 1954 huyện Sông Cầu nằm trong huyện Đồng Xuân.

Để có được một vị trí độc lập trong bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên như hiện nay, Sông Cầu đã trải qua nhiều lần tách nhập. Năm 1954, chính quyền Sài Gòn thành lập Nha đại diện hành chánh Sông Cầu trực thuộc tỉnh, đến năm 1957 thành lập quận Sông Cầu. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, huyện Sông Cầu lại nhập với huyện Đồng Xuân lấy tên là huyện Đồng Xuân, đến năm 1977 Đồng Xuân lại hợp nhất với huyện Tuy An thành huyện Xuân An nhưng chỉ sau một năm lại tách ra. Từ năm 1985 huyện Đồng Xuân lại tách ra thành 2 huyện là Đồng Xuân và Sông Cầu ngày nay. Về mặt hành chính, tuy nhiều lần bị tách nhập như vậy, song Sông Cầu đã từng có giai đoạn là tỉnh lỵ của Phú Yên, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. Đó là thời kỳ từ năm 1888-1889 tỉnh lỵ Phú Yên đặt tại Vũng Lắm, từ năm 1899-1945 đặt tại Long Bình.

Hiện nay, Sông Cầu có diện tích 487 km2, dân số trên 87 ngàn người ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 820 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

TIẾNG KHÓC TRÊN ĐÈO CÙ MÔNG

Núi Cù Mông nằm ở phía bắc huyện Đồng Xuân và huyện Sông Cầu. Nửa núi phía bắc thuộc về địa giới huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, trên núi có trạm Bình Phú là một trạm dịch để liên lạc, thông tin, chạy giấy tờ giữa các địa phương; Phía tây có núi Nhuệ, núi Giả và Hùng Sơn, phía đông có núi Hùng, phía bắc có núi Qui. Núi đồi trùng điệp, địa thế rất hiểm yếu. Nằm chếch lên hướng tây có núi Phú Cốc, còn có tên khác là núi Hổ có hình giống như con hổ nằm phủ phục.

 

 

 

Đèo Cù Mông  Ảnh: Internet

 

Kế cận với Cù Mông, đáng chú ý hơn cả là núi Chóp Vung nằm ở phía đông cao 676 mét, núi Ông Bai ở phía nam cao 381 mét, núi Hòn Khô ở tây-nam cao 806 mét. Gò Cà trên dãy Cù Mông có một ngôi miếu rất cổ xưa gọi là miếu Phò Giá  Đại Vương, trong miếu lại có ba ngôi tháp lớn đựng đầy xương khô.

 

Truyền thuyết "tiếng khóc” dựa trên cuộc hành trình Nam tiến gian nan vất vả và nhiều nguy hiểm, được các cụ già ở Xuân Lộc (huyện Sông Cầu, Phú Yên) và Phú Tài (bên kia chân đèo Cù Mông thuộc địa phận Bình Định) kể lại như sau:

 

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 694 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

TRUYỀN THUYẾT VỀ  VẾT CHÂN NGUYỄN ÁNH Ở VŨNG LA


Theo truyền thuyết, Bãi Ôm ở Vũng La là nơi trú ẩn một thời gian dài của nhân vật huyền thoại: Chàng Lía trước khi trở về Bình Định lãnh đạo khởi nghĩa bị quan quân vây bắt.

 


... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 675 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Huyền thoại núi Ba Thê – An Giang

Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn. Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn. Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Xe chạy xuyên qua cánh đồng Thoại Sơn mênh mông, bát ngát, lúa chín vàng. Từ thành phố Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, chúng ta đi về hướng Tây hướng về Núi Sập. Dòng Thoại Giang (còn gọi là Thoại Hà) là một công trình thế kỷ do ngài Thoại Ngọc Hầu chỉ huy. Đã có hàng vạn lượt dân công, cơm nắm mo cau, chân đất đầu trần, tứ phương tụ họp về đây phá rừng, đào đắp, nạo vét kênh bằng những công cụ thô sơ để cho hôm nay dòng Thoại Giang chảy xuôi về biển.

Dưới chân núi Ba Thê, du khách tập trung mua vé để lên núi, bảy ngàn đồng cho hai người, một xe. Có một co ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 670 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Sự Tích Mặt Trời

Sự tích Mặt Trời, Mặt Trăng và hiện tượng Nhật Thực - Nguyệt Thực
Ngày xưa, có ba anh em mồ côi cha mẹ ở chung với nhau. Một hôm ba anh em muốn dâng cơm cho một vị La Hán thường qua xóm khất thực. Hai anh lớn bảo đứa em út chụm lửa nấu cơm. Vì củi ướt không cháy nên gần đến giờ vị La Hán đi ngang mà cơm chưa chín. Hai người anh không biết nên rầy mắng đứa em. Người anh lớn quá giận nên lấy muỗng xúc cơm đánh lên đầu đứa em. Người em tức tối, khóc thầm mà chịu. May nhờ đức tốt của anh em mà nồi cơm kịp chín đúng lúc vị La Hán đó đi ngang qua. Khi đặt bát dâng cơm, người em nghĩ rằng kiếp này nó là em nên mới bị hiếp đáp bèn nguyện kiếp sau đầu thai thành thành một người có sức mạnh vô biên, xin thành "Riahu" tức là thần gió bão, mạnh không ai chặn nổi.
Hai người anh nghe lời đứa em nguyện sợ kiếp sau bị em làm khổ nên mới cầu nguyện cho kiếp sau của mình. Người anh lớn thành Mặt Trời, người anh kế thành Mặt Trăng. Nhờ đức tốt của ba anh em đã "cúng dường" cho vị La Hán nên nên kiếp sau cả ba anh em đều được toại nguyện. Anh lớn thành thần Mặt Trời gọi là Preah A Tik, anh kế thành thần Mặt Trăng gọi là Preah A Chan, còn em út thành thần Gió gọi là Riahu. Hai người anh bị người em rượt chạy theo núi SAKMÊRUK. Hai người anh chạy nhanh quá, em út Riahu rượt không kịp nên tức giận vô cùng bèn xuống ao ANOTATAK tắm rửa. Ao này do chư thiên biến hóa ra, giao quyền cai quản cho thần KOMPHONLAK và dặn rằng dù là ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 701 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Mèo Với Chuột Và Chó

Cách đây không lâu trên báo "Tuổi Trẻ Cười”, một độc giả đã nêu lên câu hỏi như sau:

"Tôi sinh năm 1975, mẹ tôi bảo tuổi Mẹo, cầm tinh con mèo, cha tôi thì bảo tuổi Mão, cầm tinh con thỏ. Như vậy có phải Mão là thỏ, còn Mẹo là mèo hay không? Đến nay tôi biết trong 12 con giáp không có con thỏ. Vậy năm 2011 này, gọi là Tân Mão hay Tân Mẹo, cầm tinh con thỏ hay con mèo?”

Và Cô Tú, chủ "quán Mắc Cở”, đã trả lời như sau:

"Theo cách tính của âm lịch, lịch Can-Chi, thì Tí, Sửu, Dần, Mão… là 12 chi. Người làm lịch chọn cho mỗi chi một con vật làm biểu tượng. Ví dụ: Tí biểu tượng là con chuột. Sửu biểu tượng là con trâu… Cần hiểu rằng: Theo chữ Hán, Tí không có nghĩa là chuột và Sửu cũng không có nghĩa là trâu. Tương tự như vậy, Mão không phải là mèo và cũng không phải là thỏ. Riêng từ Mẹo là tiếng Việt thì rất có thể do từ mèo mà ra.

Âm lịch của người Trung Hoa có rất sớm, khoảng đời nhà Thương (thế kỷ 16 TCN). Khi ấy nước Trung Hoa chưa có mèo thuần dưỡng, chỉ có loại mèo rừng. Hầu hết giống mèo thuần dưỡng đều có nguồn gốc từ Ai Cập. Châu Âu mãi đến thời Trung Cổ mới biết nuôi mèo. Vì chưa có mèo, nên các nhà làm lịch Can-Chi của Trung Hoa lấy con thỏ làm biểu tượng cho chi Mão.

Khi người Việt Nam biết sử dụng lịch Ca ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 747 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Chuyện Phiếm Gã Siêu: Cò

Theo "Việt Nam tự điển” của Lê văn Đức thì cò được định nghĩa là một loại chim cẳng cao, mỏ dài, mình thon, đuôi nhọn, ăn cá, bình thường lông màu trắng, nhưng cũng có loại lông màu xám như cò hương, hay lông màu đỏ như cò lửa…

Khi tìm hiểu về ca dao, gã thấy hình ảnh con cò là một hình ảnh quen thuộc và thân thương nhất của người bình dân.

Thực vậy, vãi mồ hôi trên đồng ruộng, người nông dân có con trâu làm bạn để giúp đỡ họ. Thế nhưng trâu thì nặng nề, chậm chạp và suốt đời vất vả.

 

Vì vậy, để đầu óc được thư giãn, thảnh thơi và bay bổng, người nông dân đã mượn hình ảnh con cò, một hình ảnh vừa thơ mộng lại vừa đẹp đẽ để nói lên những ước mơ và những hiện thực của đời mình.

Như người nông dân, con cò cũng đã phải vất vả kiếm sống :

- Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo xèo mặt nước buổi đò đông,

Như người nông dân, con cò đã chết đi trong cô đơn nghèo túng :

- Cái cò chết rũ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngay làm ma.

- Cái cò chết tối hôm qua,

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền,

Một đồng mua trống mua kèn

Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong

Một đồng mua mớ rau rong

Đem về thái nhỏ thờ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Truyện kể dân gian | Lượt xem: 741 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==