Ấn vàng và kiếm bạc
Tục
truyền ở một làng Ba Na thượng nguồn sông Côn, từ ngàn xưa có một
thanh gươm lạ. Không biết đích xác thanh gươm có từ bao giờ, chỉ biết
rằng từ khi các già làng thì đã thấy lưỡi gươm cắm sâu sừng sững
trên một tảng đá lớn nằm ven đường dẫn đến làng. Trải bao mưa
nắng, lưỡi gươm vẫn sáng chói, không hề hoan rỉ.
Dân làng truyền rằng, đây là thanh gươm quí trời
ban cho người tài hiền trong thiên hạ để giúp dân dựng nước. Biết
bao bàn tay tráng sĩ đã ướm vào chuôi gươm nhưng không một ai
lay chuyển nổi thanh gươm. Đời này qua đời khác, chuôi gươm càng
lên nước bóng loáng, và lưỡi gươm sáng lòa ánh mặt trời như tỏa
hào quang. Cho đến ngày kia có một người "con Kinh” ngược dòng
sông Côn vì hâm mộ thanh gươm tìm đến làng. Dân làng thấy người khách
lạ tướng mạo xuất chúng, thông hiểu mõi lẽ trời đất, lại ăn nói có
nghĩa, có nhân, nên đem lòng kính phục và dẫn chỉ chỗ thanh gươm
báu. Đến nơi, trước sự khâm phục của dân làng, người khách lạ lễ
tạ mọi người rồi bước lên tảng đá ướm đặt bàn tay vạm vỡ của mình
vào chuôi gươm. Khi cánh tay của người đó vung mạnh, nâng thanh
gươm lên thì hòn đá rung chuyển và cả thanh gươm quí hiện ra tỏa
sáng lòa trước mặt mọi người. Người tráng sĩ có sức mạnh hơn
người ấy chính là Nguyễn Huệ, vốn sinh cơ lập nghiệp ở đất Kiên
Mỹ, theo anh ngược dòng sông Côn đi tìm người tài hiền trong thiên hạ
để mưu nghiệp lớn. Cảm phục tài năng, dân làng mời anh họ Nguyễn ở
lại rồi mở tiệc khoản đãi. Quanh làng thường xuất hiện một con gà
cồ to lớn khác thường sống trên trăm năm, nhân ngày vui, dân
làng bèn săn con gà nọ làm thịt đãi khách quí. Khi mổ gà ra,
trong bụng gà có một cái ấn lớn bằng vàng. Dân làng cho rằng đấy
là điềm trời giúp Nguyễn Huệ lập nghiệp lớn, bèn cung kính dâng
lên Nguyễn Huệ. Cầm ấn và kiếm trong tay, Nguyễn Huệ nói với dân
làng rằng: "Trời đất đã có ý chọn ta trao ấn vàng và kiếm bạc, ta
sẽ quyết qui tụ giang sơn về một mối để không phụ sự chờ mng của trăm
họ và lượng cao dầy của trời đất”. Ai nấy đều tỏ lòng quy phục,
muốn được theo anh em Tây Sơn dựng cờ nghĩa gây nghiệp lớn.
Nguyễn Huệ hỏi già làng, trong làng có bao nhiêu người? Già làng
đáp: "Phía Bắc thượng có 200 người, phía Nam thượng có 200 người,
giữa làng là con sông nước chay xiết, không ai dám qua lại viếng
thăm nhau”. Nguyễn Huệ nghe vậy bèn ra sông rạch đôi dòng nước
chay xiết. Lập tức dòng nước rẽ hai bên, để hiện ra một lối qua
sông rộng rãi. Từ đó dân làng càng mang ơn anh em nhà Tây Sơn, hết lòng
giúp đỡ anh em Tây Sơn dương cao cờ nghĩa thống nhất sơn hà.
Nguyễn Phan Vũ
Sưu tầm tại Tây Sơn, An Khê
Chúa Xà Đàng và bầy ngựa rừng
Xa xưa, dân tộc Xà Đàng lừng danh là một bộ tộc không hề
khuất phục ai. Sống riêng một cõi, tung hoành bốn phương, họ làm
náo động từ rừng sâu đến đồng nội. Người Xà Đàng chỉ tin và sợ
trời. Một buổi sáng nọ, tin anh em Tây Sơn dấy binh, chiêu dụ
anh tài chống lại triều đình lan đi khắp nơi, làm xao xuyến cả
buôn làng Tây Nguyên. Vị chúa Xà Đàng gương mặt tự phụ, nói với
thủ hạ rằng: "Huệ sao dám làm điều kinh thiên động địa ? Nếu Huệ
có tài như con trời, thì hãy dụ được bầy thiên mã của trời nuôi
trên núi. Khi đó, ta sẽ đem cả làng theo hết”. Nguyễn Huệ nghe
tin ấy, mỉm cười. Mấy ngày sau ông cùng mấy chàng trai lực lưỡng
cưỡi ngựa vào rừng. Ông chọn con ngựa cái khỏe, đẹp, lông nó mướt
nhưng nhung, đuôi dài và óng ả như cánh phượng, mắt ướt long lanh, thả
nó vào rừng. Hàng ngày nó hí lên những tiếng dài khêu gợi, vọng
vào rừng sâu, như nhắn gọi. Nguyễn Huệ cắt cỏ thật non, bỏ cho nó
ăn. Trong bầy ngựa trời, có con đực chúa đàn, nghe tiếng hí, từ
trong rừng sâu lần ra. Nó thấy con ngựa cái tơ của ông Nguyễn Huệ
có vẻ "dễ thương”, liền lân la đến làm quen. Dần dần ngựa cái rủ
được cả bầy cùng theo đến. Ngày nào chúng cũng hí gọi, nô giỡn
với nhau rất thân thiết. Ông Huệ rình ở đằng xa, thấy bầy ngựa
rừng đã có vẻ say cô ngựa của mình, ông liền ra mặt. Bầy ngựa
rừng lúc đầu hoảng sợ, muốn chạy, nhưng đã bị "nàng ngựa cái” giữ lại.
Ông Huệ ra cho cỏ, vuốt ve con ngựa của mình, khiến bày ngựa rừng
dạn người. Lần sau ông ra, chúng không lạ lùng nữa. Ngày này qua
ngày khác, ngựa rừng đã quen, ông Huệ cắt nhiều cỏ non, dắt con
ngựa cái về. Lũ ngựa rừng nhớ bạn, lại đã dạn người, nên đi theo.
Ông Huệ kiên nhẫn theo dõi, nắm đặc tính từng con ngựa rừng để
thuần phục chúng. Dụ được bầy ngựa rồi, ông Huệ chưa vội báo cho
dân làng biết. Lúc chúng thuần như lũ ngựa nuôi trong tàu của
mình, Nguyễn Huệ mới báo tin được cho dân làng. Không ai tin-nhất là
mấy già làng. Họ vẫn nói: "Không ai khiến được ngựa trời đâu. Chỉ có
trời sai được chúng thôi!” Một số người muốn đi xem, ông Huệ
bằng lòng. Ông cho lũ thanh niên trèo lên núi cao, rừng rậm, ngồi
im trên ngọn cây, để xem ông sai khiến ngựa trời. Đám thanh niên
hồi hộp theo dõi ông Huệ gọi bầy ngựa trời ra, sai khiến chúng
thật ra ngoan. Họ phục ông Huệ là "người trời”, đã sai khiến được
ngựa trời, nên về khoe với các già làng. Già làng vẫn chưa tin.
Có người phải thề: "Mắt tao thấy, tai tao nghe, tao nói sai trời
phạt. Ông Huệ đúng là con trời xuống dạy lũ ngựa trời như lính của
ông rồi”. Nhiều già làng đi xem, thấy quả đúng như vậy. Lúc ấy họ mới
phục và tôn ông Huệ là thần, làm kiệu rước ông về, vật trâu vật
heo, đón ông Huệ "con trời”, làm lễ huyết thề, quyết đi theo Tây
Sơn, theo ông "con trời” dấy binh khởi nghĩa.
Nguyễn Lý (Sưu tầm tại Kiên Mỹ, Tây Sơn)
Sức khỏe và tài trí
Bữa ấy, binh sĩ Tây Sơn đang hành quân. Đường rừng cheo
leo, một bên là khe suối sâu, một bên là cây gai chằng chịt, chỉ
có lờ mờ vết tích một con đường nhỏ đã bị cây rừng mọc lấn. Đã
thế, lại một hòn đá rất to chắn lối. Nghĩa quân từng người leo
qua tảng đá. Hàng quân đi chậm lại. Nguyễn Huệ đang đi ở đoạn
giữa, thấy vậy liền tiến lên coi. Nhìn tảng đá lớn, ông ngấm
nghía, xem xét. Rồi ông ra hiệu mấy anh em lực lưỡng ghé vào một
bên, còn bên to hơn ông ghé vai vào. Huệ "hự” một tiếng, tất cả nhất
loạt cùng đẩy. Tảng đá lăn kềnh xuống lòng khe. Ai nấy đều trầm trồ,
con người có sức khỏe phi thường ấy. Lần khác, cũng
trên đường hành quân. Có con trăn mộc to tướng nằm ngang chắn
lối. Anh em dừng lại, lùi xa. Trăn đang cuộn mình, đầu dấu kín trong
bụi. Chỉ một tiếng động là trăn nhanh chóng phát hiện được mục tiêu
và nó sẽ vươn mình tới trong nháy mắt. Anh em bàn cách giết trăn,
nhưng không ai biết làm cách nào giết được, vì đầu nó dấu kín.
Huệ đến, thấy rõ sự thể. Ông liền lấy cây cung và rút mũi tên tẩm
thuốc độc ra. Mọi người hồi hộp, không hiểu Nguyễn Huệ làm cách
nào để biết được đầu trăn. Phút chờ đợi im lặng Nguyễn Huệ giương
cung, đặt chân lên tảng đá. Bất thình lình, ông đạp mạnh tảng đá
cho nó lăn xuống khe sâu, tạo nên tiếng động lớn. Con trăn
giật mình, chưa biết sự thể ra sao, liền thó đầu ra khỏi bụi rậm
cất lên tìm mục tiêu. Ngay lúc ấy, nhanh như tia chớp, mũi tên tẩm thuốc
đọc từ tay Nguyễn Huệ cắm phập vào đầu trăn. Nó quằn quại dãy
dụa hồi lầu rồi lăn xuống khe sâu bên đường nhừng lối cho quân
đi.
Lê Xuân Lít (Sưu tầm tại Tây Sơn)
Tieuboingoan cung cấp
|