Những khối đá huyền bí Bài 3:
Đám Cưới Của Nữ Thần Núi Tuyết
Sau
lời khấn ấy "mỗi ngày (Bố) đánh cá càng được nhiều hơn, bèn (cùng dân
làng) dựng đền tranh ở bến sông để thờ viên đá. Chợt có thuyền khách
buôn từ Nhật Bản đi qua đền, trông thấy viên đá, họ bảo nhau rằng: "Đây
là đá ngọc”, rồi họ lấy búa lớn để bổ, thì tự nhiên người lăn đùng ra.
Khiêng xuống thuyền thì không có sóng gió mà thuyền bị đắm, người trong
thuyền không một ai sống sót cả. Từ đấy (đá) lừng lẫy anh linh. Hồi đầu
bản triều (Nguyễn) cầu gió thường được linh ứng, bèn sửa làm đền miếu,
có lệ quốc tế. Năm Gia Long thứ 10 sắc lập đền riêng, hằng năm tế vào
ngày quý của mùa xuân và mùa thu” (Đại Nam nhất thống chí).
Vậy đã có
...
Đọc tiếp nào »
|
Những khối đá huyền bí Bài 5: Bãi Đá Cổ Sapa
Ncon
suối Mường Hoa, nơi có những tảng đá khắc nhiều ký hiệu và hình ảnh với
những nét ngoằn ngoèo mà đến thế kỷ 21 này vẫn chưa ai giải thích được
sự có mặt của chúng.
Theo nhiều người suy đoán, đó có thể là những "trang sử” của một tiểu
vương quốc, một vùng đất thiêng, hoặc như một nhà thơ nói: "Cũng có thể
đó là lời tỏ tình xa xưa của một hoàng tử với công chúa Sapa đang nằm
ngủ trong rừng đào thuở trước”. Nếu muốn nhìn tận mắt tảng đá "chép thơ
tình kia” thì đi chỉ khoảng 7 - 8 cây số là đến.
Ở đó có 159 tảng đá nằm rải rác trên các thửa ruộng bậc thang, trên
đá có khắc những hình thù kỳ lạ, hoặc đường vẽ chạm, những nét vạch
giống như những chữ viết cổ mà cho đến nay các nhà khảo cổ học và ngôn
ngữ học vẫn chưa đọc ra. Nếu cộng các tảng đá nhỏ nằm quanh đó nữa thì
có ngót đến 200 tảng trên một diện tích khoảng 8 km2 thuộc thung lũng
Mường Hoa.
Người dân bản Pho sinh sống ở đây tin chắc rằng những dấu khắc trên
đá chính là những câu thần chú có năng lực siêu phàm, khi đọc lên sẽ đẩy
lùi những thế lực ma quỷ. Họ cũng truyền miệng qua nhiều đời rằng, thuở
trước có một bầy hổ rất hung hăng trên đỉnh núi mây mù xuất hiện kéo
xuống giẫm đạp hoa màu, phá hoại nhà cửa, cây trồng trong bản, lại còn
bắt giết gia súc và sát hại cả người nữa. Một hôm có vị cứu tinh chẳng
biết từ đâu tới đã dạy cho nhóm thợ làm đá đọc và học các câu thần chú
trên làm cho bầy hổ đang giương nanh vuốt bỗng khựn
...
Đọc tiếp nào »
|
Những khối đá huyền bí Bài 6:
Những Huyền Thoại Đá Ở Là Cai
"Con
sụp lạy, bái kính thần Đá. Con tên... ở làng... Con có thằng con nhỏ
khó nuôi tên là... Con xin được bán hoặc ký thác cho ngài thần Đá với
lời khẩn nguyện chân thành là (xin thần) cho thằng bé ăn chơi mạnh khỏe.
Hằng năm cứ vào ngày tháng (định trước) con sẽ trở lại dâng cúng (lễ
vật) lên ngài. Khi thằng bé được 12 tuổi, con sẽ trở lại tạ ngài, xin
tháo gỡ lời cam kết hôm nay”.
Sau lời khấn, chủ lễ lạy 4 lạy rồi đứng dậy, nghiêng mình lần nữa
trước khi cáo từ thần Đá. Những người dự lễ đem rượu cúng ra uống, tin
rằng rượu ấy sẽ xua đuổi hết tà khí lạnh lẽo trong người. Đồ cúng gồm
xôi chuối, gà luộc có thể mang về nhà dùng như những "món lộc” được ban
hưởng sau khi thần Đá đã dùng hết tánh linh của thực phẩm.
Những chi tiết này được Đỗ Trinh Huệ ghi lại qua cuốn biên khảo về
văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan của học giả
Cadière. Những trường hợp tương tự
...
Đọc tiếp nào »
|
Những khối đá huyền bí Bài 7:
Ramayana trên Đài Thờ Xứ Việt
Một
kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc Champa là đài thờ Trà Kiệu bằng đá
được phát hiện từ năm 1901 đến nay, cùng với nhiều cách giải thích khác
nhau quanh các bức phù điêu chạm trên đài ấy.
Cách giải thích của nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương khá tỉ mỉ và thuyết
phục khi ông cho rằng đó là những minh họa trên đá về anh hùng ca
Ramayana của Ấn Độ cổ đại. Nguyên bản của anh hùng ca Ramayana rất đồ
sộ, có đến 24.000 sloka, mỗi sloka gồm 2 câu thơ có vần, thuật lại sự
tích của hoàng tử Rama và công chúa Sita. Rama được xem là hóa thân thứ 7
của thần Vishnu - giáng trần để bảo vệ chân lý và tiêu trừ điều ác.
Những hình ảnh của hai nhân vật trên có mặt trên đài thờ Trà Kiệu nói
lên sự giao lưu xa xưa giữa văn hóa tư tưởng Ấn Độ và Champa.
Trường ca Ramayana được cả sử gia nổi tiếng người Âu châu là Michelet
(1798-1874) ca ngợi: "Ai đã sống trong khao khát vì dục vọng quá nhiều
giờ đây hãy uống cạn ly rượu hừng hực sức sống và trẻ trung này của
Ramayana
...
Đọc tiếp nào »
|
Những khối đá huyền bí - Bài 10:
Thánh ca Veda và miếu thần dâu bể
Phải
chăng người ta đã suy diễn quá đáng từ câu chuyện cổ về một hoàng tử bị
chọn để tế thần Varuna, từ đó cho rằng xưa kia con người có thể đã bị
thiêu sống để tế thần trong các lễ cúng theo truyền thống Veda?
Hoàng tử nói trên đã bắt một người khác dưới quyền tên là Shunashepa
thay mình lên dàn hỏa. Nhưng sư phụ của Shunashepa là một đạo sĩ nắm
trong tay những quyền năng siêu nhiên đã cầu nguyện các thần thương xót
và tha cho Shunashepa. Shunashepa thoát chết.
Thật ra, những nghiên cứu sau này cho thấy trong các lễ cúng theo
truyền thống Veda đã không giết người để tế, mà dùng ngựa, dê đực, cùng
các vật khác. Ngay cả tục lệ giết tế các con vật cũng bị kinh Sama Veda
xóa bỏ và khẳng định:"Chúng con không đưa các vật sinh tế lên dàn hỏa để
thiêu sống chúng. Chúng con không giết hại sinh linh nào để làm ô uế
bàn thờ. Ch
...
Đọc tiếp nào »
|
Những khối đá huyền bí bài 8:
Tiền thân của Đại bàng Kim Sí Điểu
Trước
khi hóa thành Đại bàng Kim Sí Điểu, loài chim hộ pháp này đã là thần
điểu Garuda trong một tiền kiếp ở sông Hằng và có mặt trên các đền đài,
phù điêu bằng đá của người Chăm...
Chuyện nổi tiếng nhất về Garuda là đã vô hiệu hóa sức mạnh bạt ngàn
của thần gió Vayu. Lúc Vayu dồn hết sức mạnh của mình để nổi trận cuồng
phong dữ dội suốt một năm nhằm thổi bay đỉnh núi Meru, nhưng thần điểu
Garuda luôn dùng đôi cánh khổng lồ che cho ngọn núi vô tội ấy, khiến
Vayu không làm gì được. Một hôm thừa lúc Garuda bay đi để uống ánh sáng
từ thần mặt trời rót xuống, thần gió dồn hết sức thổi bay ngọn Meru từ
đất liền ra biển, tạo thành đảo Lanka (Sri Lanka ngày nay).
Garuda là thần điểu thường được Vishnu cưỡi trong phù điêu tạc ở
nhiều nơi trên vương quốc Chămpa (như trên phù điêu ở làng Ưu Điềm nói ở
các bài trước). Sau này, Garuda hóa thân thành Đại bàng Kim Sí Điểu là
một trong Thiên long bát bộ của nhà Phật. Kim
...
Đọc tiếp nào »
|
Những khối đá huyền bí - Bài 9:
Nơi dâng cúng thức ăn lên các thần
Phúc thần Ganesha mình người đầu voi - con của thần Shiva và công chúa núi tuyết Paravarti - Ảnh tư liệu của Lê Xuân Khoa
Bệ thờ Vân Trạch Hòa được tình cờ phát hiện năm 1991 ở xã Phong Thu,
huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) được xem là bệ thờ "biểu đạt truyền
thống balipitha của Ấn Độ - nơi dâng cúng thức ăn cho các vị thần”...
Theo mô tả của các nhà nghiên cứu, bệ gồm hai tầng vuông vắn với
nhiều tượng sư tử, thiên nga hamsa (Brahma thường cưỡi) và thần sấm sét
Indra, thần gió Vayu, thần chết Yama, thần không gian Varuna, thần tài
lộc Kubera, thần Isana, Đại tự tại thiên Mahadeva, thần Vishnu, và có
thể một hóa thân khác của thần Shiva...
 
...
Đọc tiếp nào »
|
Tâm Linh Bí mật bên trong Thánh địa
của nhà lang mường Động
Bây
giờ nơi đây không còn rậm rạp và nhiều cột đá nữa, song vẫn là nơi mang
đầy bí ẩn hấp dẫn sự tò mò, kích thích sự tìm tòi của những người quan
tâm.
Cũng có người đã biết đó là khu mộ cổ của nhà lang,
nhưng tên tuổi của chủ nhân khu mộ, những bí mật bên trong những ngôi
mộ ấy có gì hoặc lý do tại sao những cột đá xanh có nguồn gốc từ Thanh
Hoá lại có mặt làm hòn mồ trong khu mộ cổ thì chắc còn ít người biết
tới.
Đống Thếch chính là khu mộ cổ của dòng họ Đinh
mường Động, Kim Bôi, Hoà Bình. "Đống” theo quan niệm của người Mường -
dùng để chỉ những nơi có mồ mả. Còn "Thếch” là địa danh. Vì thế khu mộ
mang tên là Đống Thếch.
Khu mộ nằm trong một thung lũng nhỏ, bằng phẳng,
vây quanh ba mặt là những quả đồi thấp. Khu đất có địa thế hình miệng
rồng - thế đất tốt theo quan niệm thuật phong thuỷ ngày xưa, cho nên từ
lâu dòng họ quan lang Mường Động đã độc chiếm làm nghĩa địa.
...
Đọc tiếp nào »
|
Sánh giữa huyền thoại với thần thoại và cổ tích
*So sánh huyền thoại với thần thoại.
Đặc
điểm của truyện huyền thoại là: Chuyện dân gian truyền miệng. Mang yếu
tố huyền hoặc hay kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng. Chuyện không liên
quan đến nhân vật hay sự kiện lịch sử. Tuy nhiên trong một số trường hợp
cụ thể, nhân vật lịch sử có thể trở thành nhân vật huyền thoại.
Còn
thần thoại là: Truyện kể dân gian về các vị thần, phản ánh những khát
vọng của con người thời cổ trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên”.
Đặc điểm chung của 2 thể loại này: Đều là truyện dân gian.
Truyện
thần thoại là về các vị thần. Điều này có nghĩa là truyện mang yếu tố
huyền hoặc hay kỳ lạ vì đây là khả năng đặc biệt của các vị thần-là điểm
khác biệt quan trọng so với người trần. Và lẽ dĩ nhiên, truyện về các
vị thần là do con người tưởng tuợng ra chứ hoàn toàn không có trong lịch
sử. Nghĩa là, thần thoại cũng mang yếu tố huyền hoặc hay kỳ lạ và hoàn
toàn do con người tưởng tượng ra.
Từ
đây, ta có thể rút ra nhận xét: Huyền thoại và thần thoaị có nét tương
đồng là truyện dân gian, đều mang yếu tố huyền hoặc hay kỳ lạ, hoàn toàn
do tưởng tượng. Điểm khác biệt là thầ
...
Đọc tiếp nào »
|
Lễ Hội Trà Vinh
LỄ HỘI OK OM BOK - TRÀ VINH Lễ hội Ok -Om -Bok: Đây là lễ cúng trăng (như tết trung thu) được tổ chức hàng n
...
Đọc tiếp nào »
|
|