Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 3, ngày 19/03/2024, lúc 9:15 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Văn hóa
        Sách Nho gia có viết: "食 色 性 者, 飲 食 男 女 人 之 大 欲 存 焉 = Thực sắc tính giả, ẩm thực nam nữ nhân chi đại dục tồn yên = Chuyện ăn uống, nam nữ là một trong những ham muốn lớn nhất, là bản tính của con người”. Ẩm thực là biểu hiện của sự tận dụng môi trường tự nhiên và chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội. Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần định hình nền văn hóa của một dân tộc và là tiêu chí để nhận diện bản sắc văn hóa cũng như đánh giá trình độ phát triển của mỗi dân tộc. Văn hóa ẩm thực Việt Nam khởi nguồn và hòa trong dòng chảy văn hóa Việt Nam và từ lâu đã được đặt thành vấn đề học thuật. Đặc biệt, trong tình hình đời sống vật chất ngày càng nâng cao và xu thế giao lưu hội nhập toàn cầu như ngày nay, văn hóa ẩm thực Việt Nam càng được chú ý sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, khai thác (tiêu biểu nhất là trong lĩnh vực dịch vụ ẩm thực hay thương mại du lịch)[1].

Đối với Việt Nam, đặc biệt là xứ Huế (kinh đô), ẩm thực không chỉ giản đơn là nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là một loại hình văn hóa độc đáo, đồng thời cũng là một loại hình phương thang trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ dưỡng và chữa bệnh. Văn hóa ẩm thực ở Huế được chia làm hai dòng, văn hóa ẩm thực cung đình và văn hóa ẩm thực dân gian[2]. Văn hóa ẩm thực dân gian xưa nay được tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu tương đối nhiều. Song, v ... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Văn hóa | Lượt xem: 1221 | Ngày đăng:30/08/2011 | Bình luận (0)

CẢM NHẬN TRẦU CAU TỪ TÂM THỨC HUYỀN THOẠI

Ts. Lê Đức Luận

Huyền thoại là phương pháp tư duy của người xưa bắt nguồn từ thể chế xã hội trong giai đoạn từ chế độ cộng sản nguyên thủy đến thị tộc mẫu quyền, đã trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác văn học từ dân gian đến hiện đại. Tư duy huyền thoại thể hiện trong các thể loại thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích nhưng đậm đặc nhất là ở thần thoại.

 Cổ tích là thể loại sáng tác vào giai đoạn sau nhưng ảnh hưởng tâm thức huyền thoại. Con người của các thời đại sau, dù đã đoạn tuyệt với các thể chế xã hội cũ nhưng trong tiềm thức sâu kín, tâm thức đồng loại vẫn giữ một vùng lưu trú của các nếp sống cổ xưa. Một ngày nào đó, trong một hoàn cảnh bất ngờ, nó sẽ trỗi dậy một cách vô thức. K.G. Jung, một nhà nghiên cứu văn học theo thuyết tâm lý cho rằng bên dưới cái vô thức cá nhân của mỗi người đều có một tầng vô thức tập thể, đó là ký ức chủng loại, thể hiện hành động bản năng chủng loại. Quan niệm của Jung đã dẫn đến một trào lưu phê bình "cố mẫu thần thoại” rất thịnh hành ở phương Tây nửa cuối TK XX. Sau này nó mở rộng cho cả việc nghiên cứu văn học nói chung. Nó chủ trương đi tìm cố mẫu cho các hì ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Văn hóa | Lượt xem: 918 | Ngày đăng:15/08/2011 | Bình luận (0)

Ngôn Ngữ Huế

Với giáo dục phổ cập, sự thống nhất chính tả Việt ngữ và do ảnh hưởng của các truyền thông dùng chữ viết cũng như lời nói, các ‘’tiếng’’ địa phương như tiếng Huế chắc sẽ dần dần mai một.

Tiếng Huế, tuy không phải là một thứ tiếng riêng biệt, và tuy chỉ được nói bởi một số dân không đông chừng vài trăm ngàn ngườI trong khuôn khổ của một thành phố nhỏ, lại có tầm quan trọng lớn hơn nhiều. Huế nay đã được Liên Hiệp Quốc xem như là một phần đáng bảo vệ của di sản văn hoá nhân loại; kiến trúc Huế , áo dài, nón bài thơ Huế, nhạc Huế , ca Huế, món ăn Huế đang được hồi phục (dù động cơ lắm khi chỉ là thương mại du lịch). Tiếng Huế là sợi dây nối liền mọi khía cạnh trên của Huế xưa. Biết đâu sau này hoặc đã có những học giả tìm về nguồn gốc của những tiếng, từ Huế mà soi sáng thêm vào nguồn gốc của người Huế và văn hoá Huế, nơi đã là chốn kinh kỳ trong mấy trăm năm, từ thời còn là đất Chàm, rồi thành thủ phủ Ðàng trong Chúa Nguyễn và biến thành thủ đô của nhà Nguyễn.

Tuy nhiên đây không có tham vọng là một công trình văn hóa mà chỉ là kết quả của một số cố gắng cá nhân đào sâu về một chốn xưa chỉ còn trong ký ức:

‘’Cửa động, đầu non, đường lối cũ.

N ... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Văn hóa | Lượt xem: 827 | Ngày đăng:11/06/2011 | Bình luận (0)

MỴ CHÂU TRỌNG THỦY

 

Thục Phán diệt họ Hồng Bàng lên làm vua (275 trước C.N), lấy hiệu An Dương vương, đặt tên nước là Âu Lạc. An Dương vương xây thành Cổ loa để ngăn giặc nhưng xây mãi không xong vì yêu quái quấy rối. Sau được Thần Kim Qui hiện lên dạy nhà vuacách trừ yêu quái, thành mới xây được. Thần lại cho An Dương vương một cái nỏ thần, bảo rằng hễ có giặc, đem nỏ ra bắn thì giặc mạnh thế nào cũng phải tan. Nỏ thần đã chứng tỏ đuợc sức mạnh phi thường của nó nên An Dương vương rất vững dạ. Lúc đó có Triệu Ðà nhòm ngó Âu Lạc, tấn công Thục Phán. Nhờ nỏ thần, Thục Phán thắng luôn mấy trận. Triệu Ðà cầu hoà, phải cho con trai là Trọng Thủy sang Âu Lạc làm con tin. Trọng Thủy ra vào cung cấm, gặp công chúa Mỵ Châu là con gái An Dương vương. Hai người yêu thưong nhau, đến tai An Dương vương, được An Dương vương chấp thuận. Trọng Thủy thưa với cha đem lễ sang cầu hôn. Rồi hai người thành vợ chồng, rất yêu thương nhau. Trong lúc âu yếm, có hẹn với nhau, nếu có chiến tranh xẩy ra, sẽ rắc lông ngỗng dọc đường đi để vợ chồng dễ tìm thấy nhau.

 

... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Văn hóa | Lượt xem: 817 | Ngày đăng:11/06/2011 | Bình luận (0)

Một Góc Kho Tàng Văn Chương Bình Dân Việt Nam

Thuở bé, lúc còn nằm võng, để ru cho tôi ngủ, mẹ hoặc dì tôi đã thường kể chuyện cổ tích cho tôi nghe và đó là những dấu ấn khó phai của tuổi thơ tôi.

Buổi trưa hè ở thôn quê êm đềm và thanh vắng. Nắng chói chang trên nóc nhà và ngòai vườn. Tôi nằm đó, chỉ còn nghe tiếng võng kẽo kẹt trộn lẫn tiếng "chiêm chiếp”đàn sẻ ríu rít nhặt thóc ở sân trước , đôi khi có tiếng gà gáy báo ngọ và tiếng hót lảnh lót vài con chim chích ch ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Văn hóa | Lượt xem: 886 | Ngày đăng:11/06/2011 | Bình luận (0)

Kinh Nghiệm Sống của Dân Gian

Qua Văn Chương Bình Dân

 

Đã nhiều tháng qua, tôi bị hấp dẫn bởi những tiếng nổ của các kho đạn, những chuyện kỳ cục, những điều "trồi", "nổi" quanh mình nen trong một chừng mực nào đó, tôi đã quên bẵng đi những vần ca dao mà bà nhà Bắc Kỳ của tôi đã chép ra từ trong trí nhớ của bả, để trên bàn viết mỗi ngày như một sự nhắc nhở tôi đừng quên chuyện ngày xưa. Càng hít thở không khí trên cõi đời phiền muộn, đầy dẫy oái ăm này càng lâu chừng nào, người ta càng nhớ và sống với quá khứ nhiều chừng nấy. Vui hay buồn gì, ai trong chúng ta cũng đều có quá khứ và sống với nó ít hay nhiều thì tùy thuộc tâm trạng mỗi người.

Thế nhưng, cái "chuyện xưa" mà tôi đề cập dưới đây là chuyện chung, không thuộc về ai cả. Và tôi cũng xin tầm phào tào lao một chút về những kinh nghiệm sống trong dân gian qua những vần ca dao, xem người xưa đã suy nghĩ, và sinh hoạt ra sao, âu cũng là một điều "vệ sinh và bổ". Bây giờ, xin mời bạn đọc những vần ca dao sau:

Rau răm ngắt ngọn lại trồng
Em thương anh lắm sợ lòng chị ghen.
Anh về bảo chị đừng ghen,
Để em thấp thoáng ánh đèn cho vui.



Bạn cũng như tôi, có lẽ đều thuộc "nòi tình"? Bạn nghĩ gì và có thấy vừa thương vừa tội nghiệp cho người con gái xưng "em" ấy không? Thương và tội nghiệp cho nàng vì nàng biết phận mìn ... Đọc tiếp nào »
Chuyên mục: Văn hóa | Lượt xem: 840 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Văn Hóa Làng

 

Dân cư Thái Bình phần lớn sống ở nông thôn, quây quần trong các làng - một đơn vị kinh tế tương đối độc lập bởi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu mang nặng tính tự cung tự cấp.

Nền văn hóa Thái Bình mang đậm chất văn hóa làng, có nguồn gốc và cơ sở là văn hóa làng.

Dòng họ - thành tố trực tiếp cấu thành văn hoá làng

 

Hầu hết các làng ở Thái Bình đều có rất nhiều dòng họ cùng sinh sống, thường từ 10 đến 20 dòng họ, phổ biến là họ Nguyễn, Lê, Trần,... có những dòng họ có bề dầy hàng ngàn năm như họ Bùi ở Tân Bình - Vũ Thư, từ đường họ thờ Bùi Quang Dũng từ thời Đinh (thế kỷ X). Mỗi dòng họ có người hiển đạt thường gắn liền với danh tiếng và niềm tự hào của cả làng, nhiều khi làng được biết đến qua những nhân vật lịch sử của một dòng họ cụ thể, như Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ quê ở làng Hải Triều thì gọi là Trạng Hải Triều. Về tên gọi, có khoảng 100 tên gọi các dòng họ, nhưng số chi phái thì rất nhiều.

 

Trong làng thường có một vài họ có số lượng vượt trội so với các họ còn lại, hôn nhân thường theo xu hướng lấy người trong làng khác họ, quan hệ "họ hàng" giao thoa với nhau chằng chịt; mối quan hệ giữa dòng họ này với dòng họ kia thường được xem xét bằng quan hệ đan xen từ những thành viên của bố họ, do vậy những mâu thuẫn nảy sinh thường được giải quyết nội bộ. Quan hệ giữa người làng với nhau trong các mối quan hệ cộng đồng, cộng cảm, cộng mệnh đã tạo nên nguyên lý cố kết bền chặt theo tâm thức "mộ ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Văn hóa | Lượt xem: 839 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (1)

 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==