Vua Quang Trung có nhiều sáng kiến đặc biệt, phát sinh từ một tinh thần Quốc Gia cấp tiến và sáng suốt về việc sử dụng chữ Nôm, một ý niệm Cách Mạng Tự chủ Độc Lập.
1. Vinh Danh Anh Hùng Dân Tộc
Người Pháp tự hào về Napoléon Bonaparte. Ông là một thiên tài quân sự, đã chinh phục một phần lớn lãnh thổ Âu Châu, nhưng cuối cùng thất bại trận Waterloo tại nước Bỉ.
|
Đình Lạc Giao ở thành phố Buôn Ma Thuột hình thành năm 1928, là đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây lập nghiệp. Là nơi thờ Thần Hoàng (còn gọi là Thành Hoàng), là người có công lập làng. Đình cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt tập tục có tính cộng đồng, cũng là nơi tôn thờ các anh hùng đã có công lớn trong việc bảo vệ, xây dựng làng.
Năm 1932, Vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thần Hoàng của đình Lạc Giao. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới.
|
| Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh). |
Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán. Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê
Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế.
Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.
|
| Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch (7-5), và 40 năm Ngày ông hy sinh trên chiến trường miền nam ác liệt, chúng ta tưởng nhớ đến công lao của vị Bộ trưởng lỗi lạc, một trí thức tiêu biểu của đất nước. |
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đảm đương nhiệm vụ Bộ trưởng trong hoàn cảnh nhân dân ta vừa trải qua mười năm kháng chiến chống thực dân Pháp, miền bắc nước ta đã hòa bình, nhưng kinh tế rất khó khăn, chế độ cũ để lại nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe, bệnh dịch. Thấm nhuần các quan điểm cách mạng của Ðảng và của Bác Hồ, từ thực tế công tác qua những năm đến với dân, ông đã đề ra năm phương châm nguyên tắc chỉ đạo của ngành y tế: Một là, y tế phục vụ sản xuất, phục vụ nhân dân; hai là, phòng bệnh là chính; ba là, chữa bệnh là quan trọng; bốn là, kết hợp đông y với tây y; năm là, đi đúng đường lối quần chúng. Các quan điểm chỉ đạo đó phù hợp với quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới về chăm sóc sức khỏe ban đầu được thể hiện trong Tuyên ngôn An-ma A-ta của Bộ trưởng Y tế hơn 100 nước trên thế giới năm 1978. Ðó cũng là những quan điểm cơ bản về đường lối xây dựng ngành y tế của Ðảng ta.
Từ phương châm, nguyên tắc đó, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đề ra nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện. Ðó là xây dựng cho được mạng lưới y tế cơ sở ở nông thôn. Trong công tác vệ sinh phòng bệnh, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, ông chủ trương phát động nhân dân tham gia các phong trào vệ sinh yêu nước, ba sạch, bốn tốt, sạch làng, tốt ruộng. Ông quan
...
Xem tiếp>>>
|
| "Việt Nam có thể có những bước thăng trầm, nhưng ký ức về vị lãnh tụ cộng sản được sinh ra từ cuối thế kỷ XIX sẽ tồn tại mãi mãi”, phóng viên Denis Gray của Hãng tin AP khẳng định. |
Không riêng Gray, nhiều phóng viên nước ngoài khác cũng cảm nhận rất rõ tình cảm của người dân Việt Nam dành cho vị lãnh tụ của dân tộc, và đã viết về Hồ Chủ tịch với sự kính phục.
Trong bài viết Hồ Chí Minh – Chiến thắng một tầm nhìn trên tạp chí In Asien của Đức, tác giả Dierk Szekielda nói rằng, sự ngưỡng mộ của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nhân dân Việt Nam đầy sức sống đã thôi thúc ông viết bài báo này. Ông ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước và là người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, một người có phẩm chất phi thường.
Nhà báo Canada George Fogarasi kể lại trong bài Con phượng hoàng của Bác Hồ đứng dậy từ tro tàn của cuộc chiến tranh trên tờ the Straits Times của Singapo
...
Xem tiếp>>>
|
| "Nhớ tới Ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân vốn là bí danh đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn tên chính thức Võ Văn Kiệt", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. |
Mới đây mà đã đến ngày giỗ đầu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mà tên tuổi đã in sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Nhớ tới Ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân, vốn là bí danh, đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn tên chính thức – Võ Văn Kiệt. Đó chính là nhân cách, phẩm chất và bản lĩnh của đồng chí Sáu Dân, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một đảng viên Cộng sản kiên trung, trọn đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Con người đã dành cho chúng ta lòng yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc ấy đã đi xa, song từ sự kính trọng và gắn bó trong tâm khảm của mình, tôi cảm thấy Ông vẫn như đang đồng hành với chúng ta, đang chia sẻ cùng chúng ta mọi buồn vui, đang tha thiết giãi bày tất cả những gì mà Ông ấp ủ trong lòng về sự phất triển nhanh và bền vững của đất nước.
|
| Cuộc giới thiệu công trình nghiên cứu công phu gồm hai tập sách mang tên "Trầu cau - Việt điện thư” và "Trầu cau - Nguyên nhất thư” vừa được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, do Tạp chí Văn hóa nghệ thuật tổ chức đã mang đến cho người tham dự những bất ngờ về chân dung một nhà nghiên cứu hơn 30 năm miệt mài tìm hiểu cội nguồn văn hóa Việt qua một "vật thể” tưởng quá bình thường nhất: trầu cau. |
Con đường bước vào khoa học của Nguyễn Ngọc Chương đầy bất ngờ, nhưng là bất ngờ chỉ có được ở một người hay ưu tư và giàu óc liên tưởng. "Suốt đời tôi, tôi không nhớ được bao nhiêu lần nhận chia trầu cau, và không bao giờ tôi để ý đến một sự việc quá bình thường đến vậy. Một hôm vào những năm 1970, một cô gái duyên dáng, dịu hiền, nết na, e thẹn vào nhà tôi mang đến chia trầu cau cho cô em gái của cô, đặt trên một đĩa sứ trắng. Cô vừa ra khỏi một lúc thì còi báo động và tiếng máy bay xa rồi to dần, chắc cô cũng đang vào hầm trú ẩn lúc này, hoặc nép vào một bức tường, một cái cổng không quen biết nào đó. Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi, cái việc nghìn lần không gợi ý cho tôi một cái gì, thì lần này làm tôi tự hỏi: tại sao một hành động nhỏ như thế mà một thiếu nữ bất chấp cả máy bay siêu âm đến bắn phá và rải bom đạn. Hẳn có một cái gì”.
|
Nhà trí thức, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947), hiệu là Ứng Hòe, sinh tại Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống Nho học. Ðương thời, ông được coi là một trong bốn nhà trí thức Tây học xuất sắc lúc bấy giờ. Trên hết và trước hết, ông là nhà sử học, có nhiều trang viết về sử học. Khi còn làm việc tại Học viện Viễn Ðông bác cổ, Nguyễn Văn Tố có điều kiện viết bài khảo cứu, tập trung giới thiệu truyền thống văn hóa dân tộc bằng tiếng Pháp trên những tạp chí uy tín như Kỷ yếu của Học viện (BEFEO), các báo Avenir du Tonkin (Tương lai của xứ Bắc Kỳ - xuất bản tại Hà Nội), Courrier d' Hai phong (Thư tín Hải Phòng - xuất bản ở Hải Phòng), đồng thời viết nhiều bài khảo cứu, bình luận, trao đổi, phản biện, trở thành tay bút chủ lực của các báo và tạp chí nổi tiếng như Nam phong, Ðông thanh, Trí tri, Tri tân... Thống kê riêng trên tạp chí Tri tân (1941-1945), chỉ với chừng bốn năm, Nguyễn Văn Tố đã có tới 114 mục bài, trung bình mỗi năm viết hơn hai chục bài, đủ thấy tính chuyên nghiệp và niềm say mê, tận tụy với nghề của nhà khoa học...
|
|