Lễ Hội Đà Nẵng
Các Lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm
Người
Đà Nẵng, cũng như du khách đến với thành phố xinh đẹp bên sông Hàn rất
thích tham gia các lễ hội truyền thống, đây là dịp để mỗi người gặp gỡ,
gần gũi nhau, cùng cầu mong mưa thuận gió hoà, tổ tiên phù hộ và mong
ước người thân gặp nhiều may mắn.
Lễ hội ở
Đà Nẵng có nhiều điểm giống các vùng duyên hải Miền Trung, song cũng
mang rất nhiều nét đặc trưng tạo nên vẻ đẹp rất riêng của miền đất này.
Trong những ngày lễ hội, cả một vùng rực rỡ màu sắc, và rộn ràng những
khúc hát cầu an, nhịp điệu bài chòi tha thiết.
Các lễ hội của Đà Nẵng có từ rất xưa, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội Quan Thế Âm, Lễ hội đình làng Hoà Mỹ, Lễ hội đình làng An Hải... Qua thời gian, cũng có những lễ hội không còn nữa như Lễ rước Mục đồng, là lễ hội rất đặc biệt dành riêng cho trẻ chăn
...
Đọc tiếp nào »
|
Lễ Hội Quảng Nam III
QUẢNG NAM HÀNH TRÌNH DI SẢN
|
Lễ Hội Quảng Nam I LỄ HỘI CẦU BÔNG - HỘI AN
|
1.3. TẾT NĂM MỚI CỦA NGƯỜI CA DONG Tết năm mới của người Ca Dong, có tên gọi là Ố Krế, cũng tổ chức trong ba ngày chính, vào khoảng từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11 Âm lịch (tương đương tháng 12 dương lịch), tức khoảng thời gian kết thúc một chu kỳ làm lúa rẫy. Mỗi plây cũng tổ chức ăn Tết cho plây mình theo sự lựa chọn của chủ làng qua nghi thức giống như việc chọn ngày Tết của người Hrê, người Cor. Do luân phiên ăn Tết nên Tết của người Ca Dong nói riêng và Tết của người miền núi Quảng Ngãi nói chung kéo dài hàng tháng. Để đón Tết, mỗi gia đình người Ca Dong đều ủ rượu cần, lo giã gạo, làm bánh, dựng nêu, chuẩn bị củi, heo, gà, săn bắt thú rừng... Ngày tết thứ nhất bắt đầu bằng việc người đàn bà chủ của gia đình lên rẫy lấy lúa pađăm về để giã làm bánh thiêng. Tùy số người trong gia đình mà người chủ trong gia đình làm bấy nhiêu chiếc bánh từ lúa pađăm. Sau khi bánh đã chín, họ làm lễ cúng thần linh (diễn ra tại cây cột thiêng gần bếp chính của ngôi nhà sàn). Mỗi người trong gia đình sẽ được ăn một chiếc bánh thiêng từ lúa pađăm. Sau lễ thức này, mọi thành viên trong gia đình lo chuẩn bị làm bánh nếp, làm heo, gà... Chủ làng, thầ
...
Đọc tiếp nào »
|
Hội đua thuyền Tịnh Long Hội đua thuyền Tịnh Long diễn ra vào hai ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội đua thuyền lớn nhất và được duy trì thường xuyên trên dòng sông Trà Khúc. Tham gia hội đua thuyền Tịnh Long có 4 thôn: An Đạo, An Lộc, Gia Hòa và Tăng Long. Mỗi thôn/làng có một thuyền đua, dài khoảng 8m, được trang trí theo các con vật trong tứ linh. Cách chạm trổ, trang trí các thuyền đua ở Tịnh Long đơn giản hơn ở Lý Sơn, không có phần đầu và phần đuôi thuyền riêng.
...
Đọc tiếp nào »
|
2.2. LỄ HỘI CẦU NGƯ Lễ hội cầu ngư thực chất cũng là lễ hội gắn liền với lễ hội cúng Cá Ông. Cư dân ven biển làm lễ cầu ngư vào dịp đầu năm mới với ý nghĩa cầu mong cho mùa màng bội thu, yên bình trong cả năm lênh đênh trên biển cả. Đây là lễ thức có khi chỉ riêng của cá nhân, gia đình, và có khi là của cả cộng đồng. Có nơi gọi lễ cầu ngư là lễ ra nghề, hay lễ xuống nghề. Tiêu biểu cho lễ cầu ngư của cư dân ven biển Quảng Ngãi là lễ cầu ngư Sa Huỳnh, mà nay có một tên gọi mới là "Lễ ra quân đánh bắt thủy sản Sa Huỳnh", hoặc có năm gọi là "Lễ ra quân nghề cá". Tên gọi này ít nhiều mang dáng vẻ "hành chính", bởi cốt lõi của nó là lễ cầu ngư, nhưng đã có sự tham gia của chính quyền trong việc thực hành nghi lễ.
...
Đọc tiếp nào »
|
Lễ Hội Cổ Truyền ở Quảng Ngãi Các tộc người ở Quảng Ngãi có nhiều loại hình lễ hội khá phong phú và đa dạng. Mỗi loại hình lễ hội mang một hoặc nhiều mục đích, ý nghĩa. Khác với những lễ hội hiện đại, các loại hình lễ hội truyền thống luôn gắn liền với tín ngưỡng, hội tụ nhiều tinh hoa văn hóa dân tộc và đóng một vai trò khá quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, trao truyền các giá trị văn hóa của tộc người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chương này chỉ trình bày những lễ hội tiêu biểu của các dân tộc trong tỉnh, và trong phạm vi các lễ hội cổ truyền (1). Việc phân chia các loại hình lễ hội dưới đây chỉ mang tính tương đối, với mục đích là để tiện theo dõi các loại hình lễ hội.
...
Đọc tiếp nào »
|
|