Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 7, ngày 21/12/2024, lúc 11:23 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 20 » Lễ hội Quảng Nam II
1:44 PM
Lễ hội Quảng Nam II

LỄ NGUYÊN TIÊU - HỘI AN

Lễ Nguyên Tiêu: Tổ chức tại hội quán Triều Châu và hội quán Quảng Triệu (Hội An) vào ngày 16 tháng giêng âm lịch. Đây là lễ cúng đầu năm của những Hoa kiều gốc bang Triều Châu và Quảng Đông đang sinh sống tại Hội An. Ngoài phần nghi lễ truyền thống, trong lễ Nguyên Tiêu còn tổ chức múa lân, chơi xổ số. Lễ hội thu hút khá đông du khách tham dự. (internet)

Dòng người lễ chùa, xin xăm đông ngẹt mấy tuyến phố

(Dân trí) - Khác với các địa phương, hôm nay 18/2, nhằm ngày 16 tháng Giêng âm lịch, hàng ngàn người dân và du khách mới đổ về các đền chùa ở Hội An (Quảng Nam) lễ Nguyên tiêu, cầu an và xin xăm.


Từ sáng sớm nay, ngõ vào các chùa ở khu vực trung tâm phố cổ đã đông kín người trẩy hội Tết Nguyên tiêu


Tết Nguyên tiêu tại Hội An đặc biệt nhộn nhịp do nơi đây vẫn còn nhiều Hội quán của cộng đồng người Hoa sinh sống lâu đời tại phố cổ, cùng hàng trăm chùa chiền, đền miếu với nhiều truyền thuyết linh thiêng. Không giống các địa phương khác, người dân Hội An đến chùa làm lễ Rằm tháng Giêng vào ngày 16 âm lịch. Trước đó ngày 14 - 15, các nhà chùa đóng cửa làm lễ, ngày 16 mới mở cửa đón phật tử, nhân dân.


Từ tờ mờ sáng nay, đường phố Hội An đã đông người hơn hẳn thường nhật. Tại các điểm chùa có tiếng linh thiêng trong khu vực trung tâm phố cổ như chùa Ông, chùa Phúc Kiến, người người "rồng rắn” lễ chùa, xin xăm. Nhiều người buôn bán quanh năm ở ngã tư chợ cũ, giao lộ đường Trần Phú - Nguyễn Huệ, đối diện chùa Ông, phải thảng thốt: "Chừa bao giờ thấy người đi lễ cùa đông như năm ni”. Đoàn người kiên trì nối duôi dài từ chính điện ra đường, và kéo dài đến hết đường Nguyễn Huệ, chỉ mong xin được lộc chùa, cầu may.


Tại khu vực Hội quán Phúc Kiến, Hội quán của cộng đồng người Hoa gốc Quảng Đông sinh sống lâu đời ở phố cổ Hội An, cũng kín người xếp hàng mua vé. Do đây là một trong các điểm di tích trên bản đồ du lịch Hội An, nên người viếng chùa phải mua vé với mức 15.000 đồng/người. Khu vực vào chánh điện đông người, nhưng người thắp hương lễ phật, cầu an vẫn có lối vào.


Khổ nhất là những người lễ chùa, xin xăm, "không biết đợi bao giờ mới đến lượt”, khi đoàn "rồng rắn” xếp hàng kéo dài cả cây số dẫn vào lối bên hông chùa. Xăm ở đây thường nêu lên một điển tích của một nhân vật nổi tiếng ở Trung Hoa, từ đó nói lên thời vận của người xin được lá xăm đó tốt hay xấu. Nhiều người tin tưởng xăm xin được ở Hội quán này rất linh ứng nên mặc cho trời lạnh, mà phải chen chân đến toát mồ hôi, họ vẫn kiên trì. Thậm chí có người xin được quẻ xăm hạ (xăm xấu) lại xin trả lại chùa, sẵn sàng xếp hàng từ đầu để được xin quẻ khác, khiến ai biết chuyện cũng phải vừa buồn cười, vừa nể phục.


Trong dòng người đông nghịt ấy cũng không ít người ngán ngẩm: "Đi chùa cầu an phải lúc cảnh chùa thanh tịnh chứ đông đúc như thế này thì chịu. Trời Phật nào chứng cho hết”.


Kín người lễ chùa hội Tết Nguyên tiêu, nhưng tại Hội An, tình hình an ninh trật tự vẫn khá tốt do trước mỗi cổng chùa đều có rào chắn ngăn người xếp hàng đi lễ với người dân và du khách đi lại trên đường phố. Lực lượng an ninh cũng đứng chốt tại các ngã vào các tuyến trung tâm phố cổ để ngăn xe có động cơ đi vào khu vực dành cho người đi bộ và xe thô sơ, gây hỗn loạn giao thông.


Dưới đây là những hình ảnh PV Dân trí ghi nhận không khí lễ chùa, xin xăm dịp Tết Nguyên tiêu Hội An năm nay:


Đoàn người rồng rắn vào chùa  Ông bắt đầu từ 3h sáng

Đến 10h sáng, vẫn còn kéo dài từ đường Trần Phú cho đến hết đường Nguyễn Huệ vẫn chưa dứt


Hội quán Phúc Kiến cũng đông không kém

Người viếng chùa được nhắc nhở mỗi người chỉ được đốt tối đa 5 cây nhang

Nguồn: Dân Trí

___________________________________

LỄ VÍA BÀ THIÊN HẬU - HỘI AN

Lễ vía Bà Thiên Hậu: Do người Hoa kiều sinh sống ở Hội An tổ chức tại Hội quán Phúc Kiến và hội quán Ngũ Bang (Hội An) vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ, suy tôn Bà Thiên Hậu - một vị nữ thần chuyên cứu hộ tàu thuyền mỗi khi gặp nạn trên biển. Lễ vía gồm 2 phần: phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của người Hoa, sau đó là phần hội có múa lân, xin xăm. Trong khuôn viên rộng, trang hoàng rực rỡ, con cháu và du khách thập phương tham dự đông vui. (internet)

 




___________________________________

LỄ HỘI BÀ THU BỒN

Lễ hội Bà Thu Bồn: Đây là lễ hội truyền thống của người Champa cổ xưa được các thế hệ người Việt kế thừa và bảo lưu đến ngày nay. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch, tại dinh bà Thu Bồn thuộc xã Duy Tân - huyện Duy Xuyên để tưởng niệm bà BôBô phu nhân (người Champa). Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng náo nhiệt từ sáng sớm đến tối mịt. Ngoài phần tế lễ còn có đua thuyền, rước cộ, rước nước, múa Champa và hát bội... Trong những ngày này, có lúc con sông Thu Bồn như cuộn sóng bởi tiếng hò reo của các trạo thủ và tiếng cổ vũ nồng nhiệt của người xem từ hai bên bờ, nhưng có lúc lắng đọng, êm đềm trong sự hoài niệm về quá khứ.

Hiện nay, lễ hội Bà Thu Bồn đã được chính quyền địa phương quan tâm tổ chức thêm nhiều loại hình nghệ thuật và trò chơi dân gian, thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân và du khách tham gia. Đến với lễ hội, du khách sẽ có dịp thăm lại khu di tích Mỹ Sơn - một di sản văn hóa thế giới nổi tiếng. (internet)

Bài II

Theo dulich.chudu24.com/

Làng Thu Bồn thuộc xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có lăng thờ một nữ thần phù hộ cho những người sống nghề sông nước, gọi là Lăng Bà Thu Bồn.
Thu Bồn là một trong những dòng sông lớn của miền Trung Việt Nam. Cách đây hai ngàn năm, người Sa Huỳnh và sau đó là các Vương triều Champa đã dể lại những dấu vết đặc sắc của một nền văn minh rực rỡ, dọc theo hai bên bờ sông, từ Cửa Đại cho đến thượng nguồn. 

Ngày 12 tháng 2 âm lịch hằng năm là ngày lễ Bà Thu Bồn. Trước đây, các làng chài từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi, Bình Định đều cử những đội đua ghe về tham gia lễ hội. Lễ hội kéo dài 3 ngày đêm với nhiều nghi thức phong phú, sôi động. 

Lăng Bà tuy đã mang nhiều nét hoang phế bởi thời gian, nhưng dân làng Thu Bồn vẫn một lòng thành kính trước uy linh của Bà. Người già kể rằng : "Hồi xưa, Bà thiêng lắm ! ". Có người làng đến xin Bà cứu một người đẻ khó, Bà nhập vào xác đồng rồi cầm cây đèn cầy chạy băng qua cánh đồng rộng mà đèn vẫn không tắt, đến nơi bà đưa tay vuốt một cái, thai sổ ngay. Lần khác, năm Mậu Thìn (1928), làng Thu Bồn mất mùa, mọi người bàn nhau lễ hội Bà năm ấy làm đơn giản thôi. Đang bàn thì có một con bò đi vào giữa sân rồi nằm xuống, trên sừng có treo một xâu ba ngàn quan tiền. Mọi người biết là Bà cho tiền và lấy tiền tổ chức hội, còn bò thì thả vào rừng. Có người theo dõi thấy bò đi vào khu tháp Mỹ Sơn rồi nằm xuống và hoa thành đá. 

Lần sắc phong đầu tiên dưới triều Minh Mạng, Bà Thu Bồn không có tên. Bà nhập đồng ở giữa kinh thành Huế để chất vấn. Quan phụ trách hỏi rằng làm thế nào để tin bà thiêng ? Bà bảo : Sẽ làm cháy chợ Đông Ba ! Một lúc sau có người chạy vào báo chợ đang cháy. Quan xin đừng cháy nữa, lập tức có một trận mưa như trút nước. Tờ sắc phong của triều đình nhà Nguyễn cho Bà Thu Bồn ghi : "Thiên Y A Na diễn phi chu ngọc tôn thần, hộ quốc túy dân, hiển hữu công đức tiết mộng ban cấp tôn thần". 

Như vậy, Bà Thu Bồn chính là một nữ thần bảo hộ của người Chàm, và người Việt đã tiếp nhận sự linh thiêng của vị nữ thần này với một niềm tin mạnh mẽ và được duy trì qua các lễ hội thành kính hàng năm.

___________________________________

LỄ HỘI ĐÊM RẰM PHỐ CỔ HỘI AN

Lễ hội đêm Rằm phố cổ Hội An: Vào những đêm 14 âm lịch hằng tháng - đêm trăng tròn, khắp phố phường Hội An trở thành một sân khấu lớn, lung linh và huyền ảo trong muôn ngàn ánh đèn lồng. Người dân trong những bộ xiêm y cổ xưa, trở thành những diễn viên chính trong các hoạt cảnh ngâm thơ, đánh cờ, chơi mạt chược... làm sống lại khung cảnh phồn hoa của cảng thị xưa với những thú vui dân dã trong ngày hội hè.

Bắt đầu từ 18 giờ đến khuya, cả khu phố chìm trong tĩnh lặng, không còn tiếng động cơ xe máy, cả du khách và người dân địa phương, cả người Việt lẫn người nước ngoài cùng nhau thong dong bách bộ giữa bầu không khí chân tình tràn đầy cảm xúc và những ấn tượng khó phai. (internet)

___________________________________

Lễ hội Cá Ông

 

Thời gian: Hai ngày trung tuần tháng 3 âm lịch.

Đối tượng thờ phụng: Cá Ông

Đặc điểm: Ðã từ bao đời nay, lễ hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế cá Voi) là lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam - Ðà Nẵng.

Trong ngày lễ bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Lễ cầu an được tổ chức vào đêm đầu tiên tại làng Cá Ông dưới sự điều khiển của các vị chánh bái, là những vị cao niên, có uy tín lớn trong làng chài.

Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (thường không dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lọng an toàn.

Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức "xin keo". Ðó là lễ Cá Ông chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, dàn nhạc trình diễn, hát bội... Trong suốt ngày hội, các tàu thuyền dù ở xa cũng tập trung về bến để tham gia lễ hội Cá Ông.

Nguồn: vnexplore.net
Chủ đề: Lễ hội miền Trung | Lượt xem: 954 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==