Tối ngày 22 tháng 10 năm 2011 tại ký túc xá trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng đã tổ chức "Lễ hội ẩm thực Việt- Trung – Lào” với sự tham gia của các bạn lưu học sinh Trung Quốc, lưu học sinh Lào và sinh viên Việt Nam. Đây là một cơ hội để các bạn trẻ học hỏi giao lưu và tìm hiểu về đặc trưng văn hóa ẩm thực của mỗi nước. Lễ hội diễn ra trong không khí tưng bừng với các tiết mục văn nghệ của các đội tham gia. Các gian hàng ẩm thực các bạn sinh viên chen trúc nhau đợi để thưởng thức các món ăn. Trong tất cả các gian hàng thì các gian hàng của các bạn lưu học sinh Trung Quốc và lưu học sinh Lào luôn thu hút được sự chú ý của các bạn trẻ Việt Nam. | |
Các bạn trẻ chen nhau sếp hàng chờ đợi để được thưởng thức những món ăn do các bạn lưu học sinh Trung Quốc và lưu học sinh Lào tự tay làm, những món ăn này mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Trung quốc và văn hóa Lào. Các món ăn, đồ uống rất phong phú và đa dạng nhưng có điều đặc biệt là trong lễ hội ẩm thực này thì những món ăn được bán với giá rất rẻ nhưng mà lại rất ngon rất phù hợp với túi tiền của các bạn sinh viên, đặc biệt là món Sủi cảo của các bạn học sinh lưu Trung quốc với bàn tay khéo léo của các bạn đã làm nên một món ăn rất đặc sắc.
...
Đọc tiếp nào »
|
Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Phú Thọ
THỊT CHUA - PHÚ THỌ Thịt chua là một loại đặc sản của người Mường vùng
Thanh Sơn -Phú Thọ. Nếu ai đã từng thưởng thức chắc hẳn sẽ không quên
hương vị đặc trưng của nó.
Thịt lợn để làm món thịt chua phải là loại lợn lửng
được người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng, loại
thịt lợn bán ngoài thị trường không thể cho ra món thịt chua thơm mát,
béo ngậy và khô ráo được. Loại lợn này thường chỉ nặng từ 15kg - 30kg,
thịt ít mỡ và rất thơm, người ta sẽ chọn vùng nạc vai, nạc mông và nạc
thăn đem thui chín cùng các loại lá thơm sau đó thái ra thành từng lát
nhỏ, ướp cùng thính. Thính được làm từ bột ngô, bột gạo, bột đậu xanh
rang vàng.
Khâu rang thính phải đảm bảo được yêu cầu thính chín kỹ, vàng thơm và
không bị cháy, sau đó xay nhỏ .Thịt được trộn đều với thính sao cho bột
thính bám thật đều trên bề mặt các miếng thịt.
Người Mường sẽ chuẩn bị những ống nứa to rửa sạch, để
khô, lót lá ổi xuống dưới rồi cho thịt đã được ướp thính vào, đậy lớp
lá ổi lên trên bề mặt và nút chặt miệng ống lại. Khi làm xong người ta
thường treo lên hoặc bảo quản ở những nơi cao ráo, thoáng đãng. Thời
gian đảm bảo cho thịt lên men và dùng được là từ 04 - 05 ngày vào mùa
hè, từ 05 - 07 ngày vào mùa đông.
|
Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Bắc Kạn
MỨT MẬN - BẮC KẠN
Món
mứt mận ở Bắc Kạn được người dân coi là đặc sản. Vì nó có những hương
vị đặc trưng riêng và rất hấp dẫn. Hầu như người dân Bắc Kạn đi đâu xa
đều mang món mứt mận để làm quà biếu và giới thiệu sản phẩm của quê
hương mình. Quả mận có ở rất nhiều địa phương nhưng chỉ có Bắc Kạn
với giống mận vàng quả to và được những bàn tay khéo léo của các cô gái
chế biến mới tạo nên món đặc sản không nơi nào có. Nhìn quả mứt mận
nâu sậm, trong veo, cắn vào thấy dai và có vị ngọt hấp đẫn, không ai có
thế nghĩ rằng nó được làm ra từ những quả mận vừa chua vừa chát mà
người ăn chua giỏi nhất cũng không thể ăn quá ba quả.
Chế biến mứt mận rất cầu kỳ, trước tiên phải chọn
loại mận chát và đắng, rồi sau đó phải khía từng quả mận để khi nấu mận
ngấm đường. Khi đã khía mận thật mỏng ngâm xuống chậu nước lã, những
cánh mận được khía nở ra như một bông hoa rừng thật đẹp. Muốn mận vừa
dai vừa mềm và không bị chát
...
Đọc tiếp nào »
|
Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Yên Bái
XÔI NGŨ SẮC - YÊN BÁI
Về Mường Lò, mảnh đất miền Tây của tỉnh Yên Bái những
ngày đầu xuân, du khách không chỉ được đắm chìm trong cảnh sắc êm ả
của núi rừng Tây Bắc mà còn được đắm say trong điệu khắp điệu xoè, cùng
thưởng thức các món ăn dân dã đặc sản của người Thái Mường Lò như cơm
lam, xôi ngũ sắc.
Xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống và
hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý
nghĩa nhân sinh cao đẹp. Khẩu cắm lanh là cơm xôi màu đỏ tượng trưng
cho khát vọng.
Khẩu cắm lăm là cơm xôi màu tím tượng trưng cho trái đất trù phú. Khẩu
cắm hương là cơm xôi màu vàng tượng cho sự no ấm đầy đủ. Khẩu khiêu là
cơm xôi màu xanh tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Khẩu
nón là cơm xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng thuỷ
chung.
Để có xôi ngon, thơm dẻo người làm nghề phải tuân thủ
nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuộm màu đến việc đồ
xôi. Nguyên liệu để nấu xôi phải là gạo nếp Tú Lệ hạt to, trong, một
loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng. Bốn loại lá rừng dùng để
nhuộm các màu xanh - đỏ - tím - vàng được người dân lựa chọn kỹ lưỡng,
lá không được quá non hay quá già. Sau đó rửa sạch nấu với nước lấy từ
suối nguồn ở xã Tú Lệ. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm
khoảng 10 tiếng rồi vớt để ráo nước. Gạo ráo nước sẽ được đồ trong chõ
xôi truyền thống c
...
Đọc tiếp nào »
|
Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Tuyên Quang
GẠO THƠM VỊT BẦU - TUYÊN QUANG
Ở huyện Hàm Yên của Tuyên Quang có một thứ đặc sản mà
ai đến đây cũng khó chối từ, đó là các món ăn chế biến từ vịt bầu Minh
Hương. Vịt bầu, còn gọi là vịt suối có thể chế biến thành món luộc,
quay, hấp hoặc om với sấu thì ngon không cưỡng nổi. Cũng là những con
vịt có bộ lông màu xám, cũng gạo bao thai lùn nhưng sao miếng thịt lại
ngọt ngào, béo ngậy và hạt gạo lại dẻo thơm khác thường đến thế?
Người dân ở đây nói rằng, vịt Minh Hương ngon là do
được nuôi dưới suối. Con suối này dài hơn 10km, bắt nguồn từ đại ngàn
Cham Chu.
Dòng suối trong mát quanh năm, dọc theo hai bên bờ suối, gia đình nào
cũng nuôi vài chục con vịt bầu. Thức ăn cho vịt cũng đơn giản, ngoài
cám, thóc, chủ yếu là tôm, cua, ốc bắt được dưới suối. Vịt bầu cái lông
vằn, chân ngắn, con trưởng thành nặng 1,8 - 2kg. Vịt bầu đực đầu xanh
biếc, nặng 2 - 2,5kg/con. Gạo ở đây ngon, dẻo, có vị thơm riêng biệt
nhờ được tưới bằng nước suối Minh Hương trong vắt.
Những ngày du lịch Tuyên Quang, bạn nhớ ghé thăm động
Tiên và thưởng thức món vịt bầu Minh Hương cùng thứ gạo dẻo thơm đặc
biệt của vùng đất này.
_____________________________________________
...
Đọc tiếp nào »
|
Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Ninh Bình
NEM CHUA YÊN MẠC - NINH BÌNH
"Yên Mạc đặc sản nem chua, Tiệc tùng đình đám thường mua về dùng"
Nem chua Yên Mạc có từ lâu lắm rồi, nhưng hiện nay ở
Yên Mạc số người làm được loại nem đặc biệt này không nhiều, bởi ngoài
bí quyết nhà nghề đòi hỏi phải có niềm đam mê, yêu nghề. Quy trình chế
biến phải tuân thủ nghiêm ngặt: nem làm ra bảo đảm phải sạch, thơm
ngon, mầu sắc tươi, sợi thái phải đều, để hàng tuần vẫn dùng được và
không bị biến chất.
Tương truyền: Vào thời nhà Nguyễn, ở làng Yên Mô
Thượng (xã Yên Mạc), có cụ Phạm Thận Duật, giữ chức Thượng thư trong
triều đình Huế. Con gái cụ là bà Phạm Thị Thư, theo cha vào kinh thành
Huế. Biết cha thích uống rượu với món nem chua Huế, do đó bà đã học hỏi
các đầu bếp nổi tiếng của cung đình để làm món nem chua cho cha nhắm
rượu. Có khách đến nhà chơi nhà, cụ Phạm đều thết đãi món nem chua do
chính tay con gái làm. Ai cũng cho là ngon, hơn cả nem chua trong mâm
tiệc của triều đình ban cho. Khách ra về thường mua và được cụ Phạm
biếu làm quà.
Về sau, bà Thư về quê, truyền nghề làm nem chua cho
ông Phạm Xủy (chắt của cụ Phạm Thận Duật) ở Yên Mạc. Ông Xủy mở quán
nem chua ở phố cầu Bút (xã Yên Mạc), tiếng đồn
...
Đọc tiếp nào »
|
Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Hà Nam
QUÝT LÝ NHÂN HÀ NAM
Lý
Nhân là một huyện nằm ven sông Hồng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt một số cây ăn quả như nhãn, chuối,
cam chanh, hồng, quýt... Quýt Lý Nhân đã từng nổi tiếng khắp nơi
không những trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vào
những năm 1960 - 1970 của thế kỷ XX, quýt Lý Nhân đã được xuất khẩu
sang Liên Xô và một số nước Đông Âu cũ. Quýt có nhiều loại nhưng thơm,
ngon, chất lượng hơn cả là Quýt Hương. Quýt Hương có mùi thơm riêng
biệt. Xưa kia quýt Hương đã từng dùng làm đặc sản tiến vua.
Khác với giống quýt của địa phương khác, quýt Lý Nhân quả dẹt, vỏ
giòn, mỏng vừa phải, khi chín màu vàng ươm. Cũng giống như cam, bề mặt
của vỏ quýt có những hạt tinh dầu nhỏ li ti khi bóc tỏa ra mùi thơm đặc
trưng của quýt. Hàng năm cứ vào mùa Rươi (tháng 9 - 10 Âm lịch) cũng là
mùa quýt chín, người ta dùng vỏ quýt để làm tăn
...
Đọc tiếp nào »
|
Chuyện về cái bánh tráng (bánh đa)
(Toquoc)- Bánh tráng thì có gì mà phải nói. Ở đâu trên đất nước ta
chả có bánh tràng. Đúng vậy. Nhưng có chuyện để nói đấy, nói về cái bánh
tráng của quê tôi - Thanh Hóa.
Cứ
đến mùa nghỉ mát ở Sầm Sơn, gần như bà du khách nào, trước ngày giã
biệt cũng ra chợ Sầm Sơn mua hàng chục cái bánh đã nướng về ăn ngay và
hàng chục cái bánh sống về làm quà hoặc để ăn dần. Tôi có bà thông gia
quê tận Tuy Hòa - Phú Yên sau khi được biết hình dạng và hương vị của
bánh tráng Thanh Hóa, thì năm nào ra thăm con cháu, lúc trở về cũng
không quên mua hàng mấy chục cái chưa nướng đem về để đãi họ hàng bè bạn
bữa nhậu có bánh tráng Thanh Hóa. Mặc dù ở Phú Yên cũng không thiếu gì.
Chỉ bởi bánh tráng Thanh Hóa hình dạng đẹp và có mùi thơm, vị bùi hơn
hẳn.
Nhưng tại Thanh Hóa thì cũng chỉ các địa phương vùng biển hoặc cận kề
vùng biển là có bánh tráng ngon nôi tiếng mà thôi. Có thể kể Ngư Lộc
(Hậu Lộc), chợ Môi, chợ Đình, chợ Ghép (Quảng Xương), chợ Kho, chợ Còng,
Nghi Sơn (Tĩnh Gia). Bánh tráng ở thành phố Thanh Hóa cũng khá ngon,
nhưng mỏng hơn và ít vừng hơn.
Thông thường là bánh tráng có vừng, vừng vàng. Có khi thấy bánh tráng
vừng đen. Nhưng vừng đen không thơm bằng vừng vàng. Mùa đông có gấc
chín, người ta làm một ít bánh
...
Đọc tiếp nào »
|
Đậm đà mắm ruốc xào
Dân gian có câu: "Ăn được ngủ được là tiên”, còn cụ Phan Văn Trị thì
viết trong đời có Tứ Khoái là: "Cơm Phiếu mẫu, gối Trần Đoàn/ Nửa đêm
loan phụng, nhẹ nhàng nương long”. Tích xưa bên Tàu kể Hàn Tín đời nhà
Hán thuở còn là anh học trò nghèo xác, một hôm đói quá phải xin chén cơm
của bà già đang giặt quần áo (Phiếu mẫu) bên bờ sông. Ăn xong, Hàn Tín
nói: "Ngày sau xin đa tạ ngàn vàng”. Sau này, Hàn Tín vinh hiển, được
phong chức Tề Vương bèn đem ngàn vàng trở lại bến sông tìm bà già đền ơn
thì bà không còn ở đó nữa. Thiên hạ cho rằng Phiếu mẫu là tiên xuống
giúp kẻ có tài chưa gặp thời khỏi chết đói. Trần Đoàn là tên một vị tiên
thời Gia Tĩnh Minh Thế Tông. Tương truyền khi buồn ngủ thì ông nằm đâu
cũng ngáy pho pho được hết, thường gối đầu lên tảng đá ngoài đường mà
ngủ, ai kêu cũng không dậy. Ngủ như Trần Đoàn nghĩa là ngủ rất ngon, ngủ
rất say.
Người thôn quê miền Nam, dù
cuộc sống cực nhọc "một nắng hai sương”, dù không phải là bậc túc Nho
như cụ Phan Văn Trị, không phải anh hùng như Hàn Tín, cũng chẳng phải
thần tiên như Trần Đoàn, họ vẫn tự hào: "Lựa là chợ búa kinh kỳ/ Ở đồng ở
ruộng ăn gì cũng ngon/ Sáng thì rau ngổ xào lươn/ Trưa thì mắm ruốc cà
um ngoài vườn...”. Xem ra thì dân quê miền Nam ngày nào cũng được hưởng
cái "đệ nhất khoái” của đời người vậy. Mắm ruốc dĩ nhiên được
...
Đọc tiếp nào »
|
Chuyện Khoai Mỡ
Khoai mỡ là loại dây leo cho củ được trồng nhiều ở
Ấn Độ, Malaysia, Châu Phi. Chúng còn có tên khác là khoai sọ, khoai
tím, khoai vạc, củ cái, củ mỡ, củ cầm, củ đỏ, củ tía, khoai tía, khoai
ngà, khoai long, khoai bướu, khoai trút, khoai ngọt...Người Việt Nam
không xa lạ với cây khoai mỡ.
Tại Việt Nam, khoai mỡ được trồng nhiều ở
khắp vùng nông thôn để lấy củ ăn. Khoai mỡ bắt đầu vụ thu hoạch vào
cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch hàng năm và lấy giống trồng vụ mới.
Khoai mỡ có hai loại: ruột trắng
và ruột tím. Loại ruột tím lại chia ra
giống tím than và tím bông lau, loại này củ suông, dài, tuy củ nhỏ hơn
loại ruột trắng nhưng ăn ngon, hơn, khi chế biến thành món ăn màu sắc
cũng đẹp hơn nên người dùng rất thích.Người Việt dùng khoai mỡ tím nấu
xôi, làm bánh, chiên giòn, nấu cháo, nhưng phổ biến và dễ làm nhất là
nấu canh ăn trong bữa cơm hằng ngày.Khoai mỡ nấu canh với thịt (heo)
bằm nhuyễn, tôm khô hoặc tép đồng còn tươi đều được, nhưng nấu với tép
tươi là ngon nhất. Nếu dùng tôm khô phải ngâm tôm trước với nước ấm,
rửa nhiều nước cho sạch mùi rồi vớt lên để ráo, cho vào cối giã hơi nát
nát một chút, tôm nhỏ quá không cần giã. Nấu bằng tép tươi thì lột bỏ
vỏ tép, lấy phần thịt, để lên tấm thớt, lấy con dao nào bự bự nặng nặng
một chút, đập hơi bẹp bẹp ra cho tép ngọt nước, đừng đập con tép bẹp
dí, nát nhừ sẽ mất đẹp.Nấu bằng thịt hay tôm, tép gì cũng phải có vài
...
Đọc tiếp nào »
|
|