Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 7, ngày 20/04/2024, lúc 7:33 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Ẩm Thực

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Quảng Trị

ỚT DẦM CÂU NHI QUẢNG TRỊ

Ớt dầm Câu Nhi - Quảng Trị: Từ thế kỷ XVI, trong tác phẩm Ô châu cận lục, tiến sĩ Dương Văn An đã nhắc đến những mặt hàng nông sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Trị như hồ tiêu, ớt… Đặc biệt, cây ớt dễ dàng trồng ờ vuờn nhà, ngoài đất bãi. Khi trái ớt chín, ăn vào cay đến xé lưỡi, cháy lòng. Ở Quảng Trị, ớt ngon nhất phải nói đến ớt của làng Câu Nhi. Bao đời qua, món ớt dầm như là thức ăn chính trong bữa cơm hằng ngày của người dân Câu Nhi.

Ớt dầm Quảng Trị đang được các công ty nông sản hàng đầu Âu Á nhòm ngó đến. Chuyện thẩu ớt dầm Tôi về làng Câu Nhi (huyện Hải Lăng) để tìm mua thẩu ớt dầm đặc sản làm quà tặng cho một người bạn xa quê. Nhiều người vẫn nói đùa đó là thứ đặc sản… đắng cay. Chưa ăn thì chưa biết, lỡ ăn rồi thì cái vị chua chua, cay cay của ớt dầm làm cho người ta ghiền không chịu nổi. Đến làng thì đồng hồ chỉ qua con số 11. Bữa cơm trưa của một gia đình nông dân đầu làng vừa dọn xong với ớt trái dầm muối và rau lang luộc, trong đó 7 phần ớt, 3 phần rau. Thấy tôi hơi ngạc nhiên, ông Hoàng Tấn Phiên năm nay ngoài 60 tuổi, kể: Từ xưa, dân làng này đã ăn ớt nhiều hơn ăn rau. Từ khi ông ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 871 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Bánh củ cải nhà nghèo

 

Mỗi buổi trưa hè, cái nắng nóng gay gắt thỉnh thoảng dịu đi một chút, khi thoáng có cơn gió nhẹ thổi qua. Trong con hẻm nhỏ núp mình dưới bóng những cây bàng, cây gòn, tiếng rao: "Ai ăn bánh củ cải hông?” của người phụ nữ bán bánh dạo cất lên xóa tan cái im ắng, tĩnh mịch, làm nhốn nháo lũ trẻ trong hẻm. Chúng nhao nhao đòi người lớn kêu bà bán bánh củ cải vào ăn. Chỉ chờ người lớn gật đầu "Ừ” một tiếng, là vội vàng ba chân bốn cẳng chạy ra đứng trước cửa nhà gào to: "Bánh củ cải”, rồi đứng đó làm "cán bộ đường lối” dẫn đường cho bà bán bánh gánh hàng đi theo vào nhà.

Hai cái quang gánh bằng mây bện, treo hai đầu đòn gánh tre cong vút lên nước nâu bóng, kẽo cà kẽo kẹt trên đôi vai của người phụ nữ đứng tuổi có nước da ngăm, đôi mắt to đen thẳm với hàng mi dài mượt cong vút, đặc trưng của người Miên (Khmer miền Tây Nam Bộ). Đầu bà đội nón lá, dưới vành nón là cái khăn rằn đội đầu màu nâu đỏ. Chiếc áo bà ba và cái quần đen cũ kỹ, chân mang dép nhựa. Trong quang gánh, một đầu bà để cái sọt tre chứa dĩa, muỗng, đũa, keo dưa chua, keo ớt, keo nước mắm tỏi chua ngọt, rau sống gồm: cải xà lách, húng, rau thơm, dưa leo bằm sợi, giá đậu xanh sống trộn lẫn nhau. Một đầu bà để cái thúng, trong thúng là cái thau nhôm xếp đầy bánh củ cải đã tráng sẵn; đậy trên mặt thau nhôm là cái mâm nhôm trắng cũng xếp đầy bánh, được bọc lại bằng miếng ni-lông trắng. Khi bánh trên mâm bán hết, bà sẽ lấy bánh dưới thau xếp thêm lên mâm. Những cái bánh củ cải của bà  da  bằng bột gạo trắng ngần bóng loáng, nhờ mỡ hành điểm tí xanh xanh, bột bánh hơi trong, ửng lên màu đỏ cam, màu vàng vàng, màu trắng đục lẫn điểm đen đen của nhân bánh. Da bánh mỏng như t ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 771 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Thừa Thiên - Huế


CƠM HẾN - HUẾ

Bạn đã về Huế, bạn sẽ đi thăm cảnh đẹp khắp nơi: ngược dòng sông hương nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ, thấy cảnh hương khói sương mờ Điện Hòn Chén, hay xuôi về dòng vỹ dạ thả hồn chìm đáy nước, vào Đại nội hoặc viếng lăng tẩm: Minh Mạng, Tự Đức...

 

Trước lúc ngao du sơn thủy, xin mời bạn dừng chân ở gốc đầu đường con đường Trương Định để điểm tâm món cơm hến Huế ngon nồng và thơm cay ríu cả lưỡi. Cơm hến là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: "Cao lâu cồn" để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.

 

Hến đươc xúc dưới sông lên, ngâm lại nước gạo một thời gian, rửa sạch, đem luộc đến lúc vỏ hến rã ra hết, lấy nước sau khi đã lắng động, dùng rá ( rổ) sàng lọc lấy thịt hến. Thịt hến và nước hến là hai vị chính của món cơm hến. Cơm dùng với hến thông thường là cơm trắng để nguội, những phần phụ phải có để làm tăng thêm vẻ thơm ngon của món ăn là: khế chua, rau thơm, bạc hà, bắp chuối thái thật nhỏ, cùng với nước mắm tỏi hành, muối mè, ớt, tương, tóp mở, ruốc sống, rồi đậu phụng giã nhỏ

 

Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 751 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Bánh Huế - Tinh hoa trời đất

 

Từng là kinh đô trong nhiều thế kỷ, trải bao năm tháng thăng trầm, nhưng xứ Huế vẫn giữ được nét cổ kính, trầm mặc. Một trong những đặc trưng nổi bật của Huế là văn hóa ẩm thực. Những món ăn xứ Huế dù ở thời nào cũng khiến bao người dẫu chỉ thưởng thức qua một lần đều nhớ mãi. Và những loại bánh Huế là một trong những nét đặc sắc ấy.

 

 

Có lẽ bởi Huế là nơi phủ chúa, cung vua, nơi hàng mấy trăm năm quy tụ tinh hoa khắp mọi miền đất nước. Món quê mùa dân dã lại theo người đẹp, người tài xâm nhập cung vua phủ chúa, rồi được dọn lên bàn yến tiệc thành quốc túy, quốc hồn...

Tới nơi nào ở Huế ta cũng gặp những hàng bánh. Bánh Huế xuất phát từ hai nguồn là dân gian và cung đình, được chia làm 2 dòng: bánh lá và bánh trần. Theo lời giới thiệu của những người dân địa phương, quán bánh bà Đỏ vốn nổi tiếng bởi những loại bánh như bánh bèo, bánh nậm và bánh bột lọc.

... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 679 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Quảng Nam

MÌ QUÀNG - QUẢNG NAM

Mì Quảng, từ lâu đã được biết đến như cái "hồn" nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam. Bây giờ, ngoài Quảng Nam ra, nhiều nơi cũng có quán ăn mì Quảng. Mì Quảng theo chân những người Quảng Nam tha hương và cùng họ có mặt khắp nơi như người bạn đồng hành tri kỷ. Mì Quảng thường có mặt trong những bữa tiệc "vọng cố hương" của người Quảng Nam xa xứ.

Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản.

Gạo ngon sau khi đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng để có những lá mì mềm mướt, trắng nõn. Sau khi tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng như cọng phở. Vậy là xong bước chuẩn bị mì.

 

Rau ăn mì khá phong phú, thường là rau muống, búp chuối, thân cây chuối non xắt mỏng, các loại rau thơm... Nước nhưng (nước lèo) thì tùy gia chủ giàu hay nghèo, giàu thì làm tôm thịt, gà, cua, cá... nghèo thì vài con cá nục cũng có thể nấu được tô nước nhưng thơm ngon.

 

Và có cả mì chay dành cho người hành đạo. Nhưng là nhân gì đi nữa thì mì Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Rau để ăn mì Quảng thường là rau muống chẻ nhỏ hoặc cây cải con trộn với búp chuối non thái mỏng, rau thơm, rau quế...

 

Đến Quảng Nam, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều quán ăn mì Quảng nằm dọc trên tuyến đường quốc lộ 1A luôn đông đúc khách sành ăn: quán mì gà Bình Nguyê ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 751 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Đà Nẵng

 

MÍT TRỘN - ĐÀ NẴNG

Đà Nẵng lâu nay nổi tiếng là vùng đất có nhiều thắng cảnh đẹp và hũng vĩ. Con người Đà Nẵng dễ mến, cảnh vật Đà Nẵng thơ mộng và đặc biệt, ẩm thực Đà Nẵng vô cùng phong phú. Bất kỳ ai đã một lần đặt chân đến đó, đều không thể quên được những phong vị đậm đà của những món ăn xứ Quảng. Và bên cạnh những món cao lương mĩ vị, còn có món rất dân dã: mít trộn, dùng bánh tráng xúc ăn.

Về những chợ quê ở Đà Nẵng, bạn sẽ gặp nhiều người mua chất hàng gánh mít non bên lề đường. Hoặc bạn có thể mua mít non ở chợ Túy Loan, hay các chợ trong thành phố cũng rất sẵn.

Với người Đà Nẵng, khi khách đến chơi nhà, không cần phải tiếp món ăn sang trọng, ra vườn hái trái mít non vừa tầm, chọn trái đều đặn, không sâu, chọn khéo để được quả có ít xơ, ngọt và bùi.

Sau khi cắt bỏ phần có cuống khoảng 5 phân, dùng một cây nhọn (nhỏ hơn cán liềm) một đầu đóng vào phần lõi vừa cắt của trái mít, nhằm dễ gọt vỏ. Một tay nắm cọc đã đóng, tay kia gọt vỏ. Sau đó cắt dọc từng miếng nhỏ dày cỡ 3cm, rửa sạch mủ, lạng bỏ cùi mít và bỏ vào nồi nước sôi, vớt ra để ráo, trộn sơ với vài cọng rau thơm như rau húng, rau quế... chấm mắm tôm, mắm nêm... tỏi, ớt.

 

Ở nhà quê, có thể lấy một lon tép khô, rửa sạch, để ráo. Khử dầu phụng bỏ vào vài tép tỏi đập dập, khi dầu đã bốc mùi thơm, bỏ tép vào khuấy đều, nêm nước mắm, gia vị... sau đó đổ mít trộn đã xắt nhỏ vào xoong ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 767 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Bún Bò, Tré Từ Huế Vào Đà Nẵng

 

Việt Nam có những món ăn được gọi là đặc sản mà có lẽ xa xứ khó người Việt nào quên được. Miền Bắc có phở, miền Trung có bún bò (thật ra nó là đặc sản của Huế), miền Nam có hủ tiếu.

Mỗi món ăn có những vị ngon của nó. Nhà văn Vũ Bằng viết về tô phở Hà Nội, người đọc như cảm thấy mình đang ăn phở: vị béo, vị cay, vị nóng, vị ngọt. Rồi đến khứu giác, hương thơm ngào ngạt của nước phở, của hành, ngò, tiêu; đến thính giác: tiếng húp nghe xùm xụp giữa tiết trời Hà Nội lạnh giá bởi tô phở quá nóng...Nói chung khi nghe nhà văn nói về tô phở Hà Nội, ta rệu nước bọt, phải hít hà, ...

 

Bún bò không biết có phải là xuất xứ từ Huế hay không. Tôi lớn lên, trưởng thành tại Huế. Bơi chãi cuộc sống tại Đà Nẵng. Thỉnh thoảng đi công tác tại Sài Gòn và sau này nhiều lần đi Hà Nội. Ở đâu tôi cũng thấy có món bún bò. Mà thật ra nói bún bò tôi thấy cũng chưa ổn vì bước vào một quán bún, tôi thấy thực đơn ghi nhiều loại bún: Bún bò xáo, bún tái (bò), bún thịt (heo), bún gân, bún giò heo, bún đuôi bò, bún xương heo, bún móng,  ... trong bún giò heo lại phân biệt giò búp (nạc), giò khoanh. Ôi! rất nhiều loại bún nói chung là bún thịt. Như vậy khi nói bún bò Huế ta phải hiểu là một thức ăn trong đó gồm bún được thả trong một hổn hợp nước được nấu chín hay gọi là hầm chín từ thịt bò hoặc thịt heo hoặc vừa thịt bò vừa thịt heo.

Rồi lại thêm m ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 639 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

Món Ăn Đặc Thù Miền Trung: Quảng Ngãi

NHUM - QUÃNG NGÃI

Mùa hè, đi tắm biển Sa Huỳnh, du khách có thể bắt gặp những con cầu gai di chuyển dưới nước. Cầu gai thường sống ở vùng biển cạn, nước trong, có nhiều rong rêu hoặc nhiều san hô và đá ngầm. Cầu gai được người Sa Huỳnh gọi là con nhum.

 

Nhum sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Thịt nhum có thể kho để ăn cơm, trộn trứng chưng cách thủỵ.., nhưng ngon nhất là làm mắm. Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi.

 

Nhum là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, có họ hàng với trai, sò; sống ở những gành đá ven bờ biển nước ấm, lẫn trong rong rêu.
Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc "giang" ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, sền sệt, mầu đỏ đục như mắm sò Hải Vân, thơm rưng rức. Mặn, chua, ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy quyến rũ. Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon.
Nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng. Sản lượng nhum đánh bắt không nhiều, nhum ta - nguyên liệu để làm mắm - lại càng ít. Người ta làm mắm nhum chỉ để dùng trong gia đình và làm quà cho người thân, bạn bè. Lượng mắm nhum bán ra rất ít ỏi và thường chỉ dành cho khách đã đặt từ trước. Vì mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác. Đó không phải là loại thức ăn nhà ào cũng có, hoặ chí ít, có bán đây đó ở chợ. Thế nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được mắm nhum, vì không biết nơi bán, và người c ... Đọc tiếp nào »

Chuyên mục: Ẩm Thực | Lượt xem: 759 | Ngày đăng:21/05/2011 | Bình luận (0)

« 1 2 3
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==