Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 4, ngày 24/04/2024, lúc 2:19 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 20 » Lễ Hội An Giang
1:19 PM
Lễ Hội An Giang

Lễ Hội An Giang

LỄ HỘI MIẾU BÀ CHÚA XỨ (Châu Đốc) - AN GIANG

Hàng năm vào tháng 4 âm lịch, mùa lễ vía Bà Chúa Xứ lại bắt đầu vào hội. Người dân trong vùng và các tỉnh khác bắt đầu hành hương về Núi Sam (Châu Đốc) vía Bà, nhưng rộ nhất là vào những ngày từ 23 — 27/4 âm lịch.Vía chính là ngày 24/4 âm lịch. Đây cũng là dịp người dân trong vùng xuống giống đã xong, có thời gian rảnh rỗi để tổ chức lễ hội ăn mừng và tạ ơn bề trên.

 

Có người lại cho rằng: ngày 25/4 là ngày người dân trong vùng đưa tượng Bà xuống núi hoặc là ngày Bà đạp đồng xưng tước vị "Bà Chúa Xứ”. Đêm 23/4 âm lịch là đêm đông du khách tới dự lễ nhất. Tại chợ Châu Đốc, các khách sạn, nhà trọ đều kín chỗ. Ngoài đường hàng ngàn người dập dìu tiến chậm rãi về miếu Bà.

 

Lễ đầu tiên là "Lễ Tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24/3 âm lịch. Mở đầu là 2 ngọn nến to được đốt sáng lên trong chánh điện. Ông lễ chánh bái nghi cùng với 2 vị bô lão, ban quản tự chùa niệm hương, dâng rượu và trà. Bức màn vải có viền ren lộng lẫy kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng, 9 cô gái trẻ được phân công trước bắt đầu vén màn tắm cho tượng Bà. Đầu tiên là cởi mũ, áo, khăn đai từ lớp ngoài vào trong để lộ toàn thân pho tượng tạc ở tư thế ngồi bằng đá xanh, đường nét tạc tinh tế, sắc sảo. Cánh tay trái bị gãy đã được phục chế lại rất khó phân biệt được. Bà được tắm bằng một loại nước thơm ướp từ nhiều loại hoa và trộn thêm nước hoa đắt tiền. Sau đó bộ đồ đẹp nhất của khách đến cúng viếng được khoác lên bức tượng cùng với áo mũ, cân đai. Chiếc màn vải kéo qua, khách hành hương đến thắp hương, dâng lễ xin lộc. Phần Lễ Tắm Bà kết thúc…

 

Tiếp theo là "Lễ Cúng Túc Yết”, được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26/4 âm lịch. Đây là lễ cúng chánh thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, nhị vị phu nhân và các tướng lĩnh của ông về miếu Bà. Đoàn thỉnh sắc có đội lân đi trước, tiếp theo là chiếc kiệu sơn son thiếp vàng do 4 người khiêng. Hai hàng học trò đứng lễ tay cầm cờ phướn suốt đoạn đường lên lăng Nguyễn Ngọc Thoại. Lễ vật dâng cúng gồm một con heo trắng làm sẵn (chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết, một ít lông heo gọi là "mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây — trầu cau và một đĩa gạo — muối. Đúng giờ hành lễ, ban quản trị đốt hưong đèn nghi ngút, dâng tuần trà rượu và đọc văn tế, sau đó đốt đi cùng với một ít vàng mã, con heo cũng được lật trở lại.

 

Các ngày lễ tiếp theo gồm có: Xây chầu, Lễ Cúng Chánh Tế, Lễ Hồi Sắc… sẽ nối tiếp diễn ra nhằm nhớ ơn các bậc tiền nhân có công trong những buổi đầu mở đất - cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nhân dân khỏe mạnh, trường thọ… Cuối dịp lễ sẽ là Lễ Thỉnh Sắc Thần (tức Lễ Rước sắc Thoại Ngọc Hầu cùng chư vị về lại lăng) - kết thúc nghi lễ dịp lễ hội vía Bà.

 

Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đang ngày càng chứng tỏ là một lễ hội văn hóa dân gian lớn ở Nam bộ. Mỗi năm thu hút hàng chục vạn khách thập phương về hành lễ. Khách về đây không những chỉ xin lộc của Bà mà còn muốn tận mắt được chứng kiến những chứng tích lịch sử dân tộc khác nữa mà cha ông ta đã dày công vun dựng trên vùng đất An Giang hùng vĩ.

_________________________

LỄ HỘI ĐUA BÒ - AN GIANG

Lễ hội đua bò đã xuất hiện từ lâu tại vùng Bảy Núi, An Giang, tổ chức vào ngày lễ "Đôn ta" hay còn gọi là lễ cúng ông bà của người Khmer Nam bộ từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. "Đôn-ta" là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khơ-me để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất.

 

Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, người dân thường chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200m, ngang 100m có nước xăm xắp, được "trục" xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.

 

Trước khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau hoặc bốc thăm và thoả thuận một số qui định cần thiết như ai sẽ đi trước, đi sau... Nhưng thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa coi như thua cuộc.

 

Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3cm, đầu có tra cây đinh nhọn - cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng cuộc.

 

Ngày hội đua, từ sáng sớm nhân dân quanh vùng đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt.

Bài 2

Lễ hội đua bò Bảy Núi

Lễ hội đua bò đã có từ lâu trong cộng đồng người dân tộc Khơme, được tổ chức vào dịp lễ Dolta - lễ hội truyền thống của dân tộc Khơme, để cầu phước cho linh hồn tổ tiên và người thân đã khuất. Từ năm 1992, mỗi dịp lễ Dolta đều có lễ hội đua bò, nhằm vào các ngày từ 29-8 đến 1-9 âm lịch.

Lễ hội đua bò truyền thống tại vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang trong những năm gần đây đã thực sự trở thành sinh hoạt thể thao - văn hóa ngày càng phát triển ở vùng này.

Mỗi năm một lần, vào lễ Dolta của người Kh'mer (cuối tháng tám, đầu tháng chín âm lịch) những người nông dân lũ lượt đổ về đấu trường với tinh thần thể thao, lòng ham muốn chiến thắng chẳng hề thua kém bất cứ cuộc thi tài nào. Còn tiếng hò reo vang dậy trời đất bằng tiếng Kh'mer lẫn tiếng Việt là minh chứng sự cuồng nhiệt của những khán giả chân đất.

Lễ hội đua bò những năm gần đây ngày càngcuốn hút không chỉ cư dân vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, mà rộng ra đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí cả dân Tp. Hồ Chí Minh cũng chẳng quản đường sá xa xôi đến với hội đua bò. Được biết, xưa kia nhiều nông dân người Kh'mer tử các phum, sóc thường về giúp nhà chùa làm ruộng. Dịp này các vị sư cả tổ chức đua bò để thưởng cho đôi bò nào khỏe nhất, giỏi nhất. Vào mùa cấy (mùa khô) đua bò đôi kéo xe có bánh bằng gỗ trên lộ cát. Vào mùa gặt (mùa mưa) đua bò đôi kéo bừa trên ruộng nước. Dần dần đua bò trở thành lễ hội dân gian truyền thống.

Từ năm 1992 chính quyền huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang) phối hợp luân phiên tổ chức và có sự trợ giúp của ngành thể dục - thể thao, ngành văn hóa, xây dựng thành văn bản điều lệ cuộc đua. Theo đó, mỗi lượt đua có hai đôi bò tham dự, trọng tài cho bốc thăm xem đôi nào đi trước, đôi nào đi sau. Các đấu thủ phải thực hiện hai vòng, vòng một gọi là vòng hô: vòng này các đôi bò chạy đều quanh đường đua, nếu chạy ra ngoài bị coi là thua cuộc. Vòng hai là vòng thả, đây là vòng hấp dẫn nhất đặc biệt là đoạn 100m về đích.

Năm nay là lần thứ 14 lễ hội đua bò được tổ chức tại chùa Thơ Mít, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với 45 cặp bò đua. Giải Nhất trị giá 5 triệu đồng đã thuộc về đôi bò của ông Nguyễn Văn Tân dưới sự điều khiển tài nghệ của anh Châu Bi.

Về với lễ đua bò, bạn không những được chứng kiến một môn thể thao độc đáo, hấp dẫn mà còn có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp Bảy Núi nổi lên giữa một vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, đến lễ đền thờ Bà Chúa Xứ linh thiêng, viếng thăm nhữngngôi chùa Kh'mer xinh đẹp.

 

_________________________

LỄ GIỖ NGUYỄN TRUNG TRỰC - AN GIANG

Đền Nguyễn Trung Trực ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thờ ông Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh nghĩa quân chông Pháp ở Nam Bộ. Lễ giỗ ông được tổ chức hàng năm vào ngày 18, 19 thang 10 âm lịch. Trước lễ giỗ chính thức 5-7 ngày hàng trăm người từ các tỉnh Ðông bằng sông Cửu Long đã kéo về ... để làm công quả. Họ chung tay sửa sang đền thờ, dựng trại, đắp lò nấu cơm... thành tâm như con cháu lo cung giỗ cho ông bà vâỵ nhiều người tiếp tục nấu cơm, rửa bát đũa, don dẹp cho đến hết lễ hội 3-5 ngày mới quay về nhà.

Trong lễ giỗ đóng góp là tuỳ tâm. Các bà, các chị buôn bán ở chợ thì thường 5-7 người góp lại gạo, rau cho đủ một xe đạp, xe lôi rồi gọi một xe nào ở gần, nói là gửi cho đền cụ Nguyễn. Chỉ cần nói vậy là đảm bảo số hàng trên được chuyển đến nợi chu đáo. Nhiều người đạp xe lôi còn không lấy tiền chở đò đến đền cụ Nguyễn.

Trong và sau lễ giỗ 3-5 ngày, nhân dân tự nguyện kê lo ở một khu riêng trong đền để nấu cơm chay phục vụ miễn phí cho tất cả khách đến dự lễ. Cơm và thức ăn được dọn lên mâm, ai đói cứ việc ăn, ăn xong lại có người dẹp. Nhà bếp phục vụ bà con tư 3 giờ sáng đến 12 giờ đêm hàng ngày. Gạo và thức ăn do người dân hỷ cúng, năm nào sau lễ giỗ cúng dư và trăm kg và Ban quản lý đem tặng người nghèo.

Chị Sáu Hồng ở An Giang năm nào cũng về đền thờ làm công quả cho biết : "Ðoàn chúng tôi đi hơn 10 người, đạp xe từ An Giang qua đây làm tiếp nhà bếp. Khách ăn đông, làm mệt nhưng bù lại rất vui. Có lẽ chỉ ở lễ giỗ cụ Nguyễn mọi người mới được bình đẳng trước mâm cơm như thế. Giầu có hay sang hèn đến đâu đều được phụ vụ chu đáo ".

Một du khách từ Nha Trang vào thì ngạc nhiên: "Tôi chưa thấy lễ hội nào đông mà trật tư như thế này. Ban ngày hay ban đêm đường phố chật như nêm nhưng không hề xẩy ra chuyện lộn xộn".

Khách xa đi thành đoàn có nhu cầu còn được bố trí chỗ ngủ chu đáo, miễn phí. Ðó có thể là trụ sở cơ quan nhà nước hoặc nhà dân gần đền...

_________________________

LỄ VÍA - AN GIANG

Lễ Vía : Lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội "Vía Bà Chúa Xứ - Núi Sam" được diễn ra hàng năm vào những ngày 23,24 đến 27 tháng 04 âl. (internet)

Bai 2

Hơn 50.000 người về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (04/06/2010
Theo Ủy ban Nhân dân phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, trong hai ngày 29 và 30/5, trên 50.000 người hành hương về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, mặc dù còn hơn một tuần nữa chính lễ mới bắt đầu. 

 

Rút kinh nghiệm các năm trước, mùa lễ hội năm nay, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã huy động cao nhất lực lượng vào cao điểm nhằm giữ gìn an ninh trật tự và kiểm tra xuyên suốt an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các đội kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra hàng ngày hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn, hàng quán, điểm bán rong, đường phố có nguy cơ cao về an toàn vệ sinh thực phẩm; yêu cầu các hộ kinh doanh, điểm bán phải niêm yết giá đầy đủ và bán đúng giá qui định.


Hiện Công an phường Núi Sam phối hợp với Công an thị xã tổ chức tuần tra canh gác nghiêm ngặt 24/24 giờ tại các điểm nóng trên đường bộ và các bến phà, bến tàu…. nhằm kịp thời giải tỏa ách tắc giao thông và phòng ngừa bọn xấu lợi dụng gây mất trật tự.

Theo ông Thái Công Nô, Phó Ban Quản trị lăng miếu, Ban Quản trị lăng miếu đã đầu tư gần 100 triệu đồng trang bị mới sáu camera, nâng cấp 16 camera và chủ động hợp đồng trên 70 vệ sĩ kiểm tra chặt chẽ trong phạm vi Lăng miếu để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp xin đểu, cướp giật, bảo vệ tài sản cho khách hành hương.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam sẽ bắt đầu chính lễ từ ngày 5-9/6 (tức ngày 23-27/4 Âm lịch), với nhiều nghi thức như lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh sắc, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế./.Theo: angiang.gov.vn

 

_________________________

LỄ HỘI RAMADAN - AN GIANG

Người Chăm ở An Giang và lễ hội Ramadan : Đối với người Chăm theo đạo Hồi ở An Giang, lễ Ramadan là một trong những ngày lễ lớn nhất, quan trọng nhất đối với họ. 
Theo quy định, những người Chăm theo đạo Hồi phải nhịn ăn uống từ thời điểm mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn trong ngày. Do vậy dịp lễ Ramadan của họ còn được gọi là "tháng nhịn ăn”. Ramadan chính là tên gọi cho tháng thứ 9 của lịch Hồi giáo. Trong những ngày lễ hội này, nhịn ăn theo quan điểm của họ là thể hiện sự chia sẻ, sự cảm thông với những người trong giới và những người nghèo khó còn thiếu ăn, thiếu mặc. Đây cũng là một dịp để rèn luyện con người chống lại mọi cám dỗ của vật chất, sống thanh tao. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Chăm sống tập trung đông nhất tại tỉnh An Giang. Tất cả người Chăm theo đạo Hồi đều thực hiện nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Riêng người ốm và trẻ em dưới 5 tuổi có thể được miễn nhịn ăn ban ngày. Trong các làng người Chăm đều có thánh đường thờ. Tùy quy mô làng to, nhỏ mà các Thánh đường được xây to hoặc nhỏ nhưng đều rất nguy nga và đẹp. Mỗi Thánh đường của họ đều có kiểu kiến trúc khá giống nhau như: có các biểu tượng mặt trời và vầng trăng khuyết. Các cửa ra vào đều được xây cuốn theo hình vòm khá cao để lấy ánh sáng. Toàn bộ Thánh đường được sơn màu trắng là chủ đạo. Bên trong các Thánh đường đều rộng, đủ ánh sáng và thoáng mát… Tại An Giang một Thánh đường nổi tiếng là công trình kiến trúc độc đáo và đẹp, đó là Thánh đường Mubarak ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân. Công trình này do một người ấn Độ là kiến trúc sư thiết kế và xây dựng. Đây được xem như là một Thánh đường tiêu biểu của người Chăm ở An Giang. 
Vào dịp lễ Ramadan năm nay, lễ hội dân tộc Chăm được tổ chức tại làng Châu Phong, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Trong những ngày diễn ra lễ hội, có rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao của cộng đồng người Chăm diễn ra như: khai mạc lễ hội, biểu diễn nghệ thuật Chăm truyền thống, Liên hoan văn hóa ẩm thực người Chăm, trình diễn một số trò chơi dân gian, nghề truyền thống của người Chăm, trình diễn nghi lễ cưới của người Chăm và lễ đua thuyền v.v… 
Người Chăm ở An Giang có tập quán sống thân thiện với thiên nhiên, với thôn xóm và cũng rất mến khách. Họ có thể mời khách vào nhà và nghỉ lại qua đêm trong những ngày lễ hội. Tuy nhiên có thể khách sẽ không được mời ăn vào ban ngày khi đang diễn ra lễ Ramadan của họ. Tuy nhiên ngành Du lịch tỉnh An Giang đa tổ chức tốt các tuor du lịch phục vụ du khách. Tâm diểm của tuor du lịch trong mùa lễ hội Ramadan năm nay chính là làng Chăm Châu Phong. Ngoài việc thăm làng Chăm tham dự các hoạt động văn hóa thể thao, tâm linh của người Chăm, thưởng thức văn hóa ẩm thực, tìm hiểu đời sống của người Chăm, du khách có thể kết hợp tới thăm các địa danh khác trong tỉnh An Giang như Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, khu du lịch Vĩnh Tế hà. Mùa lễ hội Ramadan của người Chăm ở An Giang, đây là dịp tuyệt vời để bạn có thể thư giãn và vui chơi. (internet)

Nguồn: saigontoserco

Chủ đề: Lễ hội miền Trung | Lượt xem: 929 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==