Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 3, ngày 23/04/2024, lúc 2:06 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 20 » Lễ Hội Quảng III
1:46 PM
Lễ Hội Quảng III

Lễ Hội Quảng Nam  III

QUẢNG NAM HÀNH TRÌNH DI SẢN

Lễ hội "Quảng Nam - Hành trình Di sản": Là một sự kiện văn hoá - du lịch lớn của tỉnh được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, sinh động nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá đặc trưng và quảng bá sản phẩm du lịch Quảng Nam. 
Các hoạt động của lễ hội tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch lớn như Hội An, Mỹ Sơn, Cù lao Chàm, hồ Phú Ninh và các làng nghề truyền thống. Lễ hội "Quảng Nam - Hành trình di sản" lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2003, từ đó được tiếp nối tổ chức định kỳ 2 năm một lần. Đến với lễ hội, du khách sẽ được đắm mình trong bầu không khí nhộn nhịp, say mê thưởng thức những loại hình nghệ thuật truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Quảng Nam và các vùng miền trong cả nước, tham gia vào các cuộc tranh tài trong những trò chơi dân gian và các hoạt động thể thao, giải trí... Lễ hội cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên... và đông đảo du khách đến từ nhiều nước trên thế giới. (internet)

 

___________________________________

 

HỘI BÀI CHÒI HỘI AN - QUẢNG NAM

Khi đã hiểu luật chơi, dường như ai cũng muốn ít nhất được một lần thử khám phá tên gọi các quân cờ. Hay chí ít, khi đến với hội bài chòi, ai ai cũng đều được thưởng thức những làn điệu dân ca vừa như quen, vừa như lạ qua tiếng hát của người hô. Ra về, những câu hát sẽ như còn đọng lại mãi, quyến luyến, khó quên...

 

Cảnh tượng nơi đây thật lạ, có ca sĩ, nhạc sĩ, có diễn viên, có sân khấu hẳn hoi, nhưng khán giả thì chẳng hề ngồi không thưởng thức như thường thấy. Trên sân khấu, lũ trẻ tha hồ... chạy nhảy, chơi đùa. Đám đông xung quanh không chỉ lắng nghe từng câu hát, mà chốc chốc lại thấy reo lên với những chiếc thẻ gỗ trên tay để rồi hớn hở đón nhận những chiếc cờ vàng từ tay các "anh thị vệ" của đoàn diễn. Những cụ già thì dường như lại như chỉ biết đến lời ca và ngồi gõ nhịp phách say sưa cùng tiếng trống...

 

Phố cổ Hội An nhỏ lắm và cũng yên tĩnh lắm. Vọng đến tai hầu như chỉ thấy có tiếng cười, tiếng nói của những người khách du lịch. Vậy mà bỗng dưng đêm nay, nơi cuối con phố lại bỗng rộn ràng những âm thanh của lời ca, tiếng trống hoà trong giai điệu lả lướt của chiếc đàn nhị. Tò mò tìm tới... Dường như toàn bộ cư dân của khu phố cổ đang tập trung tại sân chơi cũng nho nhỏ và ngập đầy sắc màu vàng xuộm hắt ra từ những chiếc đèn "măng - xông hiện đại" này. Tách một em gái nhỏ ra khỏi dòng chảy sôi động của cuộc vui, chúng tôi được biết, đây là đêm hội bài chòi thường được tổ chức vào tối thứ bảy hàng tuần tại khu phố cổ Hội An.Một sân chơi đầy lý thú.

 

Đêm hội bài chòi hiện nay đã trở thành một sân chơi quen thuộc của người dân Hội An. Cứ vào tối các ngày thứ bảy, mọi người lại tụ tập về khoảng sân giữa phố Hội và sông Hoài (hay còn gọi là sông Bạch Đằng) để được có những giờ phút thư giãn một cách đầy hứng khởi cho kỳ nghỉ cuối tuần. Chính sân chơi này đã đem lại chút không khí sôi nổi giúp khu phố cổ thêm phần sinh động mà vẫn không hề làm mất đi vẻ đẹp yên bình rất đặc trưng của Hội An. Vì rằng, đêm hội bài chòi vừa mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống hiện đại, vừa chứa đựng vẻ dịu dàng, duyên dáng của một nét văn hoá truyền thống đầy ý nghĩa.

 

Không ai biết chính xác hội bài chòi xuất hiện vào thời điểm nào. Tuy nhiên, từ khoảng 300 - 400 năm trước đây, loại hình vui chơi này đã được tổ chức thường xuyên ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế vào những dịp lễ hội ngày xuân. Sau đó, bởi nhiều lý do nên hội bài chòi không còn phổ biến được như trước, thậm chí là đứng trước nguy cơ "thất truyền". Cho đến khi khu phố cổ Hội An được tổ chức UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, Trung tâm văn hoá thể thao Hội An đã quyết định khôi phục lại sân chơi văn hoá này tại đây, vừa để bảo tồn, vừa để quảng bá một nét văn hoá đặc sắc của dân tộc tới khách du lịch cả trong và ngoài nước.

 

Có thể hiểu một cách nôm na rằng hội bài chòi là sân chơi của những ván cờ. Mỗi ván gồm có 30 quân cờ với 30 tên gọi khác nhau chia thành 10 loại thẻ gỗ (3 quân cờ là một thẻ) và người chơi sẽ được chọn mua các loại thẻ đó. Sau khi "nhà cái" phát hết thẻ cho mọi người, ván cờ sẽ được bắt đầu bằng việc rút thăm que tre có ghi tên một quân cờ. Lúc này, anh "hiệu" (người hô) sẽ dẫn dắt cuộc chơi bằng những câu hát có liên quan đến tên quân cờ ghi trên chiếc thăm đó, lần lượt cho đến khi ba thẻ tre được rút liên tiếp có tên gọi trùng với các tên quân cờ ghi trên cùng một thẻ gỗ... Khi tham gia, nếu thấy tên quân cờ của mình được nhắc đến trong câu hát, người chơi sẽ phải hô lên và trình thẻ gỗ để được phát một lá cờ vàng, tương đương với một phần thưởng nhỏ. Nếu người chơi có được chiếc thẻ gỗ ghi tên 3 quân cờ được nêu tên liên tục, người đó sẽ đoạt được phần thưởng lớn nhất của cuộc chơi và ván cờ kết thúc... Nhiều người có thể cho rằng hình thức vui chơi này có vẻ dễ dàng và đơn giản, dựa vào sự may rủi là chính, chẳng khác chơi... xổ số lô tô. Nhưng thực ra, ý nghĩa và cách thức chơi hội bài chòi không hẳn vậy. Và thực tế, đây là một hoạt động văn hoá đáng được tôn trọng và giữ gìn. Điều gửi gắm sau những cuộc vui

 

Thuở ban đầu, luật chơi hội bài chòi khá nghiêm khắc. Tên quân cờ sẽ không được nhắc đến trực tiếp trong mỗi câu hát mà người nghe sẽ phải tự suy đoán lấy. Ví dụ, nếu tên quân cờ là chữ "nghèo", người hô sẽ hát một số câu có nội dung nói về chữ nghèo, người nghe tự suy luận ra và giơ thẻ của mình lên để nhận cờ vàng. Người nào không đoán được sẽ mất cơ hội được nhận phần thưởng.

 

Tuy nhiên, nhiều người hiện giờ chưa theo được luật chơi này, bởi vậy, nhiều khi người hô đã sử dụng các câu hát gọi trực tiếp tên quân cờ để người chơi dễ theo dõi. Dù đã có đôi chút biến đổi song hội bài chòi vẫn giữ được đặc thù riêng của mình: là một loại hình sinh hoạt văn hoá lý thú và bổ ích. Có thể khẳng định như vậy là bởi nội dung các câu hát sử dụng trong hội bài chòi đều mang ý nghĩa nhân văn và có tính giáo dục cao (nét khác biệt căn bản để có thể phân biệt hội bài chòi với các trò... cờ bạc khác). Các câu hát được sử dụng ở đây thường nói về tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi tình phụ mẫu, tình phu thê, đề cao những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con người, phê phán những tệ nạn xã hội, những tập tục lỗi thời, lạc hậu... Vì vậy, hình thức vui chơi này không chỉ có ý nghĩa giải trí đơn thuần. Đồng thời, còn có thể coi hội bài chòi chính là một sân khấu trình diễn của làn điệu dân ca đặc trưng khu Nam (Nam Trung Bộ).

 

Phần thưởng dành cho người thắng cuộc trong hội bài chòi thực ra không lớn và không mang giá trị vật chất. Thông thường, cuối mỗi cuộc vui, người thắng cuộc sẽ được nhận một chiếc đèn lồng, "đặc sản" của Hội An. Song, điều quan trọng nhất đối với người chơi hiện nay không phải ở những món quà ấy mà ở chỗ họ đã có được một sân chơi văn hoá sôi nổi và đặc biệt lôi cuốn.

 

___________________________________

LỄ GIỔ TỔ NGHỀ YẾN CÙ LAO CHÀM - QUẢNG NAM

Với mỗi một nghề, người Việt đều có ông tổ nghề và mỗi năm đến một ngày nhất định người dân lại có tục cúng tổ sư với lòng thành kính, tri ân. Nghề lấy yến ở Cù Lao Chàm - Hội An cũng thế. Theo người dân Cù Lao Chàm thì nghề khai thác yến sào chính thức ra đời tại làng vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, với hai tổ nghề là ông Trần Tiến và Hồ Văn Hòa.

 

Vào ngày mồng 9 và 10 tháng Ba âm lịch hàng năm tại xã đảo Tân Hiệp- Cù Lao Chàm người dân lại tổ chức lễ tế nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo. Ngày tế lễ diễn ra như ngày hội với nhiều hoạt động phong phú: Tế Tổ nghề Yến, Vui hội làng chài ( đua ghe ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, hội Bài chòi, trò chơi bịt mắt đập nồi), đêm hội Cù lao (biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, giao lưu văn nghệ đất liền- hải đảo- du khách), Chợ ẩm thực món ngon Cù Lao Chàm (các đặc sản biển, rau rừng, bánh ít, tổ yến khô, yến chưng hột sen, rượu yến, rượu hải sâm- bào ngư...), tour tham quan thắng cảnh biển đảo- các khu du lịch Cù Lao Chàm, hang Yến sào (hang Tò Vò), làng chài Bãi Hương, xem san hô, các loài hải sản dưới biển bằng thuyền đáy kính và thúng đáy kính khu vực Bãi Nần.

 

Nếu có dịp đến Hội An vào những ngày này, du khách đừng quên ra Cù Lao Chàm tham gia ngày hội cùng người dân nơi đây.

 

___________________________________

LỄ HỘI CỔ TRUYỀN PHỐ CỔ HỘI AN

Hội An, tỉnh lỵ cũ tỉnh Quảng Nam, một phố cổ miền Trung, có truyền thống thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội, mỗi năm theo âm lịch, bởi tại đó, phần lớn cư dân đều là con cháu của các thương gia Hoa kiều, những nhà lập nghiệp tiên phong đến Hội An đã mấy trăm năm, đã chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Khổng Giáo, nên tổ chức các lễ hội tùy theo thời tiết trong năm. Tết Nguyên Đán cử hành xong, tiếp theo là những đêm hát bội công cộng miễn phí tại các Chùa, các Bang Hội Hoa kiều, trong suốt tháng giêng, cử hành đại lễ Rằm Thượng Nguyên, tháng hai thì liên hoan giữa các chùa, tháng 3 thì tiết Thanh Minh, tảo mộ, tháng tư lễ Phật Đản v.v... cư dân muốn tìm những sinh hoạt náo nhiệt qua các lễ hội vui nhộn hầu lay động không khí tĩnh mịch của phố cổ này. Ngoài những lễ lớn 2 lần trong một năm mà thường gọi là Xuân kỳ, Thu tế, ngày trước, tại Hội An cư dân hay tổ chức thường niên, 3 loại lễ hội lớn, mà mỗi khi nhắc đến thì người dân Hội An hiểu rõ tường tận. Đó là lễ Xô Cộ, lễ Cúng Xóm và lễ Siêu Bạt và Soi Môi.

 

1.- Lễ Xô Cộ

 

Lễ này thường tổ chức vào tháng giêng hay tháng 7 âm lịch, có mục đích dâng cúng các phẩm vật lên các vị thần hộ mạng thờ trong chùa các Ban Hội, cầu xin sự an bình trong cuộc sống, sự tiến đạt trong công việc làm ăn, buôn bán, và dâng cúng cho các giới vô hình như ma, qủy, các cô hồn...khỏi quấy phá địa phương. Số người Hoa tại Hội An được sắp xếp vào 5 Ban Hội lớn: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam. Mỗi Bang đều có riêng một Chùa, vừa làm chỗ thờ tự vị Thần Bổn Mạng bên trong, vừa làm văn phòng điều hành bên ngoài, và 2 cánh 2 bên dùng làm hội trường và phòng họp. Ngoài việc tổ chức các ngày rằm lớn: Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên để dâng lễ cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần bảo hộ các thuyền nhân trên biển cả, Quan D9ế Quân hay Phục Ba đại tướng Mã Viện, các Bang Hội còn tổ chức trọng thể lễ Xô Cộ tại các chùa Bang Hội. Mỗi Bang Hội tổ chức xô cộ riêng biệt của Bang Hội mình. Tùy theo khả năng tài chánh thu hoạch mỗi năm, tùy theo sự cầu nguyện của mỗi Bang Hội, các cộ quả phẩm dâng cúng được đặt làm theo tiêu chuẩn khác nhau, như cộ heo, cộ bánh, cộ gạo nếp, cộ muối, cộ trái cây v.v... Mỗi cộ có một sườn cốt làm bằng tre, đan vành tròn làm đế, và trên đế tre nầy, người ta đan một vĩ tre hình chóp nón, bên ngoài phất bằng giấy màu, thường là màu vàng hay đỏ từ dưới đế lên tận trên chóp cộ. Nếu là cộ heo, thì phải dùng 3 con heo quay, rọc xẻ trước ngực, căng 4 chân, gắn úp vào trên sườn giàn tre chóp nón. Nếu là cộ bánh, thì sườn tre được đắp bằng bánh như bánh thuẩn, bánh bò ngũ sắc, bánh lá đủ màu mang các danh hiệu các cửa tiệm buôn, hay các công ty đắp từ dưới đế lên tận trên chóp cộ, trông từ xa như một trái bắp mà các bánh là các hột bắp sắp theo hàng lối đủ màu. Nếu là cộ gạo muối thì sắp các bao vải đủ màu, to bằng nắm tay, độn gạo và muối cho căng đầy, may miệng bao lại, sắp từ dưới lên tới chóp, gắn trên đầu chóp một trái châu đỏ quay tròn theo gió như một chong chóng. Nếu là cộ bánh lá, bánh chưng hay bánh giò thì các bánh nầy cũng được sắp như vậy. Các cộ được đặt trên một giàn tre cao hơn 3 thước, dựng trước cổng chùa. Một vị cao tăng, đầu đội mũ hiệp chưởng, mặc điều y, ngồi trên giàn tre, tay bắt ấn, miệng trì chú lâm râm giữa âm thanh của chiêng trống vang rền pha lẫn với tiếng tang, linh theo nghi lễ Phật giáo, kêu gọi các linh hồn uổng tử, cô hồn thập loại tập trung đông đủ tại lễ đàn. Theo tiếng hú của vị Hòa thượng vừa dứt thì lệnh đẩy các cộ đầy quả phẩm được xô từ trên giàn tre xuống đất, do đó người ta mới đặt cho cái tên là Xô Cộ. Một số cư dân trong phố, trang bị gậy gộc, nai nịt gọn gàng đã tập trung sẵn dưới chân giàn, chờ cộ xô xuống là nhào vô giành chiếm. Những binh sĩ các đồn trại cũng đứng chờ sẵn, xông vào giựt cả một cộ heo quay ôm chạy về đồn, có các đàn em bao che tập hậu, trong khi các băng đoàn khác đuổi theo giành lại trong tiếng la ó gào thét. Theo tín ngưởng dân gian, người ta tin rằng những phẩm vật bắt được từ các cộ xô xuống mang nhiều may mắn, vì đó là các tặng phẩm của các vị thần linh đã làm phép, có khả năng làm cho những bệnh nhân kinh niên mau lành, con trẻ khó nuôi sẽ khoẻ mạnh chóng lớn. Lễ xô cộ nầy không còn tổ chức hằng năm nữa, vì Trung Hoa đã bị Nhật Bản chiếm đóng và quân đội Nhật đổ bộ ở bán đảo Đông Dương nên cư dân người Hoa bỏ lễ hội nầy từ năm 1940.

 

2. Lễ Rước Long Chu Và Cúng Xóm

 

Lễ nầy không nhất thiết tổ chức đúng định kỳ, và tùy thuộc vào tình hình an ninh trong khu xóm. Khi một khu phố bị mất an ninh, như bị một bệnh dịch hoành hành, tư gia bị mất trộm hay hàng xóm thường hay gây gổ chưởi bới nhau vì một vài việc lặt vặt thì người ta nghĩ rằng khu xóm bị đất động và các vị thần quản nhiệm các khu xóm ấy quở trách, cần phải Cúng Xóm và rước Long Chu để trừ tà, trị quỷ đem lại bình an trong xóm. Một vài bô lão tự nguyện đi lạc quyên từng nhà trong xóm để gây quỹ tổ chức buổi lễ, sau đó chọn một góc phố nào đó dựng rạp, căng lều, che vải phía trên và bố trí bàn thờ, bài vị thổ thần, đầy đủ lư hương, chân đèn bằng đồng, trướng liễn, lọng tàn mượn của các nhà trong xóm, dâng đủ quả phẩm bông hoa và trái cây. Ngoài các lễ vật trên, còn có Long Chu. Long tức là Rồng, và Chu là chiếc thuyền làm bằng tre., bề dài khoảng 3 thước, bề ngang 1 thước rưởi, phất giấy màu ngũ sắc, mang hình một con rồng uốn khúc đủ cả râu ria, vi vảy, mắt lồi, nhe răng nhọn. Trên thuyền có bố trí một chỗ có ghế ngồi, bên cạnh một cột buồm bằng tre, trước mặt có chè xôi, chuối và giấy vàng mã. Trong buổi sáng ngày lễ, chiêng trống được gióng lên inh ỏi báo hiệu cho xóm biết buổi lễ cúng xóm bắt đầu để mọi người tập trung dự lễ. Một vị bô lão cao niên nhất trong xóm, mặc áo thụng xanh, đứng chủ tế cùng một số gia chủ thắp nhang khấn vái trước bàn thờ cầu mong sự bình an trong khu xóm, tiếp theo là lễ dâng sớ do một vị tăng sĩ rước từ chùa đến tụng kinh, và ông trưởng khu xóm qùy xuống đọc sớ văn theo nhịp điệu của chuông mõ, chiêng linh, tay bắt ấn, day mặt bốn phương hướng kêu gọi cô hồn các loại tập trung về đây để hưởng cúng thí thực. Vị pháp sư bốc những nắm muối gạo từ trong các tô lớn, miệng lâm râm niệm chú và tung vãi bốn phương, rót mấy tuần trà và rượu dâng lên bàn thờ và đốt các giấy vàng mã. Chiếc Long Chu được kê trên một cái giá gỗ đặt trước sân. Vị pháp sư miệng niệm chú, tay lần chuổi bước lên ngồi trên ghế đặt trên Long Chu, tay nắm chặt cột buồm và được đỡ bổng lên bởi 4 tay lực lưỡng mặc áo dài đen, bịt khăn, lưng thắt giây lụa đỏ ngang hông, khiêng trên vai giàn tre, trên ấy Long Chu được đặt và xuất hành từ nơi cúng để chạy rong trong thành phố. Thế là đám rước khởi hành mang theo sau một đám con trẻ và một số người hiếu kỳ rượt đuổi theo, khua chuông trống tạo thành những âm thanh rầm rộ, inh ỏi. Sau những người khiêng chiêng trống, có một số đi sau, cầm các roi dâu, vừa chạy vừa quất hai bên đường để đuổi tà ma chạy theo Long Chu. Các nhà bên lề đường đổ ra xem và có nhà đốt pháo và khua tiếng động đuổi tà, chạy theo Long Chu. Sau khi chạy qua các con đường chính, Long Chu đổi hướng chạy ra bờ sông và dừng lại ở bến sông, hạ Long Chu xuống đất, vị pháp sư bước ra khỏi thuyền. Long Chu được gở ra khỏi đòn tre và vị pháp sư khai hỏa đốt Long Chu và đẩy xuống nước, sau khi để cho trẻ con và các người ăn xin rước hết quả phẩm: chè xôi, cây trái. Ðoàn chạy Long Chu trở về lại xóm, vái trước bàn thờ và buổi lễ kết thúc. Rạp sẽ được hạ xuống, lư hương, chân đèn, liễn trướng, tàn lọng được tháo xuống đem trả lại cho gia chủ. Mọi người tỏ vẻ hân hoan nghĩ rằng các điều xấu xa, bất lợi đã được tống khứ theo Long Chu để đốt ra mây khói.

 

3.- Lễ Siêu Bạt và Soi Môi

 

Lễ này xuất phát từ chùa Kim Sơn của Bang Hội Phúc Kiến vào dịp rằm tháng bảy Trung Nguyên để cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị Thần hay che chở các ghe thuyền buôn bán, vượt biển khơi, mà thủy thủ phần đông là người Phúc Kiến, để truy điệu những người mất tích và phải vớt vong hồn họ ra khỏi biển cả, siêu độ họ. Sau chánh điện của chùa Kim Sơn, sau bàn thờ của Thiên Hậu Thánh Mẫu, 2 bên có 2 vị thần Thiên Lý Nhãn và Thiên Lý Nhĩ, có thờ 6 vị tướng nhà Minh chống đối triều Mãn Thanh bị tử nạn trên đường vượt biển. Trong 6 vị tướng này, có một vị rất linh thiêng thường xuất hiện qua các đồng cốt, mặt màu xanh nên người Hoa thường gọi là ông Mặt Xanh. Nhiều giai thoại linh thiêng thường được kể về vị thần này, thường hay giúp đỡ các trường hợp oan ức mà nạn nhân đến kêu ca. Một gia đình công chức bị mất một số nữ trang dấu trong tủ và nghi là cô tớ gái trong nhà lấy. Cô này bị chủ nhà đưa ra pháp luật tra hỏi, oan ức quá, đến chùa Kim Sơn kêu oan. Ông tướng Mặt Xanh lên đồng qua một người buôn bán ngoài chợ, bổng nhiên người này chạy vào chùa Kim Sơn la hét, bảo mọi người chạy theo ông ta. Đoàn người chạy thẳng vào nhà cô cháu gái của gia đình công chức mất nữ trang, ra sân sau và trong một chậu hoa để sau nhà, móc lên một gói giấy đựng số nữ trang bị mất, mà thủ phạm không ai khác là cô cháu gái của chủ nhà. Cô tớ gái được minh oan. Ông tướng Mặt Xanh này mỗi lần xuất hiện thích đi trên than hồng và những nhà hai bên phố thường đốt các lò than cho đỏ rực đem ra đổ ngoài đường, và những người lên đồng bước đi trên than đỏ ấy mà chân không bị cháy phỏng tí nào. Ngoài những vụ thi thố thần lực nói trên, ông Mặt Xanh còn giúp cho những người chết bất đắc kỳ tử như chết sông, chết tai nạn xe tàu hay những người tự tử hiện về khai với gia đình lý do của cái chết bất tử ấy, đồng thời siêu độ vong linh họ. Cư dân phố cổ Hội An đã một thời quen thuộc với các lễ hội nầy và không quên nhắc nhở những sự kiện xảy ra chung quanh các lễ hội nói trên, tiếc rẽ những đổi thay của xã hội đã đưa các lễ hội này vào quên lãng.

 

4. Đến Hội An nhớ xem hội bài chòi...

 

Khi đã hiểu luật chơi, dường như ai cũng muốn ít nhất được một lần thử khám phá tên gọi các quân cờ. Hay chí ít, khi đến với hội bài chòi, ai ai cũng đều được thưởng thức những làn điệu dân ca vừa như quen, vừa như lạ qua tiếng hát của người hô. Ra về, những câu hát sẽ như còn đọng lại mãi, quyến luyến, khó quên...

 

Cảnh tượng nơi đây thật lạ, có ca sĩ, nhạc sĩ, có diễn viên, có sân khấu hẳn hoi, nhưng khán giả thì chẳng hề ngồi không thưởng thức như thường thấy. Trên sân khấu, lũ trẻ tha hồ... chạy nhảy, chơi đùa. Đám đông xung quanh không chỉ lắng nghe từng câu hát, mà chốc chốc lại thấy reo lên với những chiếc thẻ gỗ trên tay để rồi hớn hở đón nhận những chiếc cờ vàng từ tay các "anh thị vệ" của đoàn diễn. Những cụ già thì dường như lại như chỉ biết đến lời ca và ngồi gõ nhịp phách say sưa cùng tiếng trống...

 

Phố cổ Hội An nhỏ lắm và cũng yên tĩnh lắm. Vọng đến tai hầu như chỉ thấy có tiếng cười, tiếng nói của những người khách du lịch. Vậy mà bỗng dưng đêm nay, nơi cuối con phố lại bỗng rộn ràng những âm thanh của lời ca, tiếng trống hoà trong giai điệu lả lướt của chiếc đàn nhị. Tò mò tìm tới... Dường như toàn bộ cư dân của khu phố cổ đang tập trung tại sân chơi cũng nho nhỏ và ngập đầy sắc màu vàng xuộm hắt ra từ những chiếc đèn "măng - xông hiện đại" này. Tách một em gái nhỏ ra khỏi dòng chảy sôi động của cuộc vui, chúng tôi được biết, đây là đêm hội bài chòi thường được tổ chức vào tối thứ bảy hàng tuần tại khu phố cổ Hội An.

 

 

Đêm hội bài chòi hiện nay đã trở thành một sân chơi quen thuộc của người dân Hội An. Cứ vào tối các ngày thứ bảy, mọi người lại tụ tập về khoảng sân giữa phố Hội và sông Hoài (hay còn gọi là sông Bạch Đằng) để được có những giờ phút thư giãn một cách đầy hứng khởi cho kỳ nghỉ cuối tuần. Chính sân chơi này đã đem lại chút không khí sôi nổi giúp khu phố cổ thêm phần sinh động mà vẫn không hề làm mất đi vẻ đẹp yên bình rất đặc trưng của Hội An. Vì rằng, đêm hội bài chòi vừa mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống hiện đại, vừa chứa đựng vẻ dịu dàng, duyên dáng của một nét văn hoá truyền thống đầy ý nghĩa.

 

Không ai biết chính xác hội bài chòi xuất hiện vào thời điểm nào. Tuy nhiên, từ khoảng 300 - 400 năm trước đây, loại hình vui chơi này đã được tổ chức thường xuyên ở các tỉnh Thừa Thiên - Huế vào những dịp lễ hội ngày xuân. Sau đó, bởi nhiều lý do nên hội bài chòi không còn phổ biến được như trước, thậm chí là đứng trước nguy cơ "thất truyền". Cho đến khi khu phố cổ Hội An được tổ chức UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, Trung tâm văn hoá thể thao Hội An đã quyết định khôi phục lại sân chơi văn hoá này tại đây, vừa để bảo tồn, vừa để quảng bá một nét văn hoá đặc sắc của dân tộc tới khách du lịch cả trong và ngoài nước.

 

Có thể hiểu một cách nôm na rằng hội bài chòi là sân chơi của những ván cờ. Mỗi ván gồm có 30 quân cờ với 30 tên gọi khác nhau chia thành 10 loại thẻ gỗ (3 quân cờ là một thẻ) và người chơi sẽ được chọn mua các loại thẻ đó. Sau khi "nhà cái" phát hết thẻ cho mọi người, ván cờ sẽ được bắt đầu bằng việc rút thăm que tre có ghi tên một quân cờ. Lúc này, anh "hiệu" (người hô) sẽ dẫn dắt cuộc chơi bằng những câu hát có liên quan đến tên quân cờ ghi trên chiếc thăm đó, lần lượt cho đến khi ba thẻ tre được rút liên tiếp có tên gọi trùng với các tên quân cờ ghi trên cùng một thẻ gỗ... Khi tham gia, nếu thấy tên quân cờ của mình được nhắc đến trong câu hát, người chơi sẽ phải hô lên và trình thẻ gỗ để được phát một lá cờ vàng, tương đương với một phần thưởng nhỏ. Nếu người chơi có được chiếc thẻ gỗ ghi tên 3 quân cờ được nêu tên liên tục, người đó sẽ đoạt được phần thưởng lớn nhất của cuộc chơi và ván cờ kết thúc... Nhiều người có thể cho rằng hình thức vui chơi này có vẻ dễ dàng và đơn giản, dựa vào sự may rủi là chính, chẳng khác chơi... xổ số lô tô. Nhưng thực ra, ý nghĩa và cách thức chơi hội bài chòi không hẳn vậy. Và thực tế, đây là một hoạt động văn hoá đáng được tôn trọng và giữ gìn.

 

Thuở ban đầu, luật chơi hội bài chòi khá nghiêm khắc. Tên quân cờ sẽ không được nhắc đến trực tiếp trong mỗi câu hát mà người nghe sẽ phải tự suy đoán lấy. Ví dụ, nếu tên quân cờ là chữ "nghèo", người hô sẽ hát một số câu có nội dung nói về chữ nghèo, người nghe tự suy luận ra và giơ thẻ của mình lên để nhận cờ vàng. Người nào không đoán được sẽ mất cơ hội được nhận phần thưởng.

 

Tuy nhiên, nhiều người hiện giờ chưa theo được luật chơi này, bởi vậy, nhiều khi người hô đã sử dụng các câu hát gọi trực tiếp tên quân cờ để người chơi dễ theo dõi. Dù đã có đôi chút biến đổi song hội bài chòi vẫn giữ được đặc thù riêng của mình: là một loại hình sinh hoạt văn hoá lý thú và bổ ích. Có thể khẳng định như vậy là bởi nội dung các câu hát sử dụng trong hội bài chòi đều mang ý nghĩa nhân văn và có tính giáo dục cao (nét khác biệt căn bản để có thể phân biệt hội bài chòi với các trò... cờ bạc khác). Các câu hát được sử dụng ở đây thường nói về tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi tình phụ mẫu, tình phu thê, đề cao những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con người, phê phán những tệ nạn xã hội, những tập tục lỗi thời, lạc hậu... Vì vậy, hình thức vui chơi này không chỉ có ý nghĩa giải trí đơn thuần. Đồng thời, còn có thể coi hội bài chòi chính là một sân khấu trình diễn của làn điệu dân ca đặc trưng khu Nam (Nam Trung Bộ).

 

Phần thưởng dành cho người thắng cuộc trong hội bài chòi thực ra không lớn và không mang giá trị vật chất. Thông thường, cuối mỗi cuộc vui, người thắng cuộc sẽ được nhận một chiếc đèn lồng, "đặc sản" của Hội An. Song, điều quan trọng nhất đối với người chơi hiện nay không phải ở những món quà ấy mà ở chỗ họ đã có được một sân chơi văn hoá sôi nổi và đặc biệt lôi cuốn.

___________________________________

LỄ VÍA QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN

vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, các vị cao tuổi trong Ban trị sự chùa cùng đông đảo người Hoa thị xã Hội An lại tổ chức lễ vía Ông, còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế.

 

 

Rước cộ Quan Thánh ngày hội

 

Đúng 9 giờ tiếng chuông trong chùa vang lên, báo hiệu đã đến giờ hành lễ. Khoảng 7-8 người, trong đó cử ra một người làm chủ lễ, tập trung, xếp hàng trước chánh điện. Thức cúng cũng được dọn sẵn ra gồm: chính giữa là một con heo quay, thân heo được trang trí hoa văn đẹp mắt.

 

Khi mọi người kề tựu xong, một hồi trống vang lên (người đánh trống phải là một ông cụ). Hồi trống vừa dứt, chủ lễ đọc bài văn tế thần bằng tiếng Hoa. Đọc văn tế thần xong, mọi người xá ba xá. Xá xong, có hai người rót trà và rượu (hai người này đã được chỉ định trước khi hành lễ) đổ một tí xuống đất cúng thần. Sau đó khiêng bàn dựng đồ cúng quay mặt ra hướng cổng chính để cúng thiên địa. Lễ cử hành xong, mỗi người một việc, người vào bếp phụ nấu ăn, người dọn bàn, dọn ly để chuẩn bị đãi khách. Khách chủ yếu là người từ các địa phương đến cúng. Loại nhang được dùng nhiều nhất trong lễ cúng là nhang khoanh. Loại nhang này cọng nhỏ, không thẳng mà được uốn thành vòng tròn từ nhỏ đến lớn. Khi người ta đem nhang đến thì có một cụ bà dùng cây móc để đưa cuộn nhang treo lên trần nhà, sau đó dùng một cây bằng gỗ dài trên có đặt một cây nến được đốt cháy, bà đưa cho khách dùng đốt cuộn nhang của mình. Khi cuộn nhang được treo lên, những cuộn nhang từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng, trên đó ghi tên người cúng bằng tiếng Hoa. Nhiều khoanh nhang như thế được đốt lên, khói bay phảng phất tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo.

___________________________________

LỄ HỘI RƯỚC CỘ CHỢ ĐƯỢC - QUẢNG NAM

Lễ hội rước Cộ chợ Được: Lễ hội rước Cộ diễn ra tại chợ Được thuộc xã Bình Triều - huyện Thăng Bình, gắn liền với truyền thuyết về cuộc đời "Bà" Nguyễn Thị Của. Theo truyền thuyết, "Bà” rất hiển linh, thường cho thuốc chữa bệnh cứu nhân độ thế và trị tội những bọn tham quan, ô lại ức hiếp dân lành. Cũng chính "Bà" đã linh ứng tạo dựng nơi bãi cát hoang vắng này thành ngôi chợ sầm uất, mệnh danh là Chợ được (có nghĩa tự dưng được chợ). Để tri ân, tôn vinh vị nữ anh linh này, hương chức và dân chúng địa phương đã lập lăng thờ Bà. Hằng năm vào ngày 11 tháng giêng âm lịch tại đây diễn ra lễ hội với các nội dung cầu an, truy niệm đức Bà, múa lân, hát bội, đua ghe và đặc biệt là lễ rước kiệu bà từ lăng thờ đi quanh vùng để dân chúng xa gần chiêm bái. (internet)

___________________________________

LỄ HỘI LONG CHU - HỘI AN

Lễ hội Long Chu: Lễ hội Long Chu được tổ chức vào rằm tháng giêng, rằm tháng bảy âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội của cư dân các làng ven biển Hội An để tống ôn dịch bệnh vào lúc chuyển mùa và thường được tổ chức ở đình làng hoặc nơi hội họp của thôn, ấp. Lễ hội có tục rước "Long Chu” (thuyền rồng - một biểu tượng oai linh để trừ ôn, tống dịch) từ đình làng đến nơi cần trấn yểm, sau đó đẩy Long Chu trôi ra biển. 
Trước ngày lễ, các thầy pháp đặt hương án và yểm bùa những nơi cho là có ma quỉ, theo sau là nam nữ thanh niên tay cầm giáo mác phát quang sạch sẽ đường làng, bờ bụi, miệng hát hò đối đáp trong không khí vui vẻ. Vào ngày lễ chính, Thầy Cả làm lễ tế và sau đó là lễ rước thuyền rồng đi trừ tà ma, dịch tế quanh làng. Các trò chơi dân gian, hát bộ, hát hò khoan... kéo dài suốt ngày đêm. (internet)

Nguồn: saigontoserco

Chủ đề: Lễ hội miền Trung | Lượt xem: 895 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==