Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 5, ngày 28/03/2024, lúc 4:20 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 21 » Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Thái Bình
11:39 PM
Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Thái Bình

Món Ăn Đặc Thù Miền Bắc: Thái Bình

CỐM THANH HƯƠNG THÁI BÌNH

Cốm Thanh Hương Thái Bình: Dù ai đó không thích đồ ngọt đi chăng nữa, nhưng đã nếm bánh cốm Thanh Hương một lần hẳn nhớ mãi hương vị. Những hạt nếp xanh màu lá lúa, thơm nức, ngọt ngào, từ bao đời làm nên thứ bánh ''quốc tuý, quốc hồn'' dân tộc là bánh chưng, bánh dầy. Cái tinh tuý của hạt gạo mới ấy thời kinh tế thị trường vẫn có cơ hội nổi trội giữa trăm ngàn loại bánh ngon, của lạ trong ngoài nước. Bánh cốm Thanh Hương, thành lễ vật ngày ăn hỏi, chạm ngõ nối duyên chồng vợ. Thưởng thức món quà từ hạt gạo quê, nào mấy ai biết rằng, những hạt cốm đó lại có xuất xứ từ làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh (Vũ Thư), một xã nằm ven sông Hồng êm ả, vốn thanh bình như tên gọi.
Ai mang nghề làm cốm về Thanh Hương, tôi mang câu hỏi đó theo suốt chiều dài mùi hương nếp man mác đầu làng, cuối thôn nhưng đều nhận đựơc câu trả lời: Từ thời các cụ xưa đã có nghề làm cốm ở nơi đây. Các cụ giã bán tuần rằm, mùng một để thắp hương, trước là cúng tiên tổ, sau là con cháu thụ lộc. Không thể thiếu mỗi rằm tháng 8 đón tết Trung thu, đĩa cốm xanh gói lá sen ăn với chuối tiêu trứng cuốc, hay chục hồng Thanh Hương khi ngắm trăng rằm lồng lộng. Tháng 10 mùa gặt nếp cái hoa vàng, tiếng chày giã cốm rải hương lúa mới khắp làng. Quanh năm, chồng cày, vợ cấy, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, đón tay hạt cốm thơm lành cũng là đón mùa vàng no ấm.
Vào cuối chiều, mấy bố con anh Nguyễn Viết Toại chưa ngừng tay đóng cốm vào bao. Gia đình anh gắn bó với nghề làm cốm từ năm 1992, nhưng anh bảo thủa bé, anh từng chạy thau, tức là phục vụ bưng bê ở chỗ giã cốm. Mỗi cối làm cốm, ngoài hai thợ giã loại cối giã chân, một người đảo, một người ngồi bếp rụt củi lửa và đổ thóc vào rang, vẫn phải có một người đứng chạy thúng, bê ra, bê vào phục vụ người giã.

Những năm đó, cốm làm thủ công 100% nên năng suất không thể như bây giờ từng khâu đã bán cơ giới máy móc thay người. Muốn có cốm dẻo ngon, không thể không kén thóc. Nhà nào cấy nếp, thợ làm cốm đến xem tận ruộng, trả giá rồi định ngày gặt. Vì quen nghề, nên phải gặt lúc thóc vừa đỏ đuôi. Non quá khó giã bết dính, già quá, khi rang thóc nở thành nẻ. Gặt về, tuốt thóc đem đãi sạch sẽ, hạt lép, đem rang bằng chảo gang vũm lòng, đun bằng củi. Rang xong cho ngay vào cối giã, rồi sàng sảy sạch. Để tạo màu xanh của hạt cốm có nhiều cách, nhưng chủ yếu vẫn là dùng lá cơm nếp, lá lúa, lá gừng hoặc lá cau, giã lấy nước cốt rồi hoà vào cốm, đảo đều tay.
Anh Toại kể: Hơn mười năm trước, có một người thợ cơ khí đến làng, xem làm cốm rồi nói với mọi người sẽ chế ra máy giã, máy rang, nếu anh đồng ý mua giá tiền như thế, ông sẽ mang máy đến. Tưởng nói đùa cho vui, ai ngờ người đó mang máy đến thật. Sau này, cứ học kiểu cách, khuôn mẫu chiếc máy đầu tiên, rồi thợ khác cứ như thế mà làm, mà cải tiến. Thời điểm đó, anh Toại mua 1,8 triệu đồng/1 máy giã, hơn 1 triệu đồng/máy rang thóc, giờ nguyên vật liệu đắt lên mua trọn bộ khoảng trên 6 triệu đồng. Ba thôn Thanh Hương I, 2,3 có trên chục hộ chuyên đi mua thóc nếp khắp các xã trong tỉnh, hàng ngày cung ứng cho bảy, tám chục máy rang, máy giã. Được ưa chuộng nhất là dòng nếp N87, N97, thóc mẩy, sáng hạt. Thóc già đã phơi nỏ, đem về ngâm nước lã hoặc nước ấm tay trong một đêm. Vớt ra thúng hoặc rá cho ráo nước. Mỗi mẻ rang không nhiều, chỉ miệng bơ đong gạo 8 lạng là vừa. Chảo rang đặt trên bếp than, phía trên chảo có dụng cụ cải tiến, đảo liên tục cho thóc chín đều. Khi nào nghe thấy tiếng nổ tách tách của hạt thóc là xúc ra cho vào máy giã. Cần cối làm bằng gỗ nhóm 4, nhóm 5, có bộ phận cắm điện, để cối giã tự động. Một người ngồi đầu cối dùng 1 đĩa sắt tây đảo liên tục. Sau khi giã cho vào máy gần giống máy sát, thổi hết vỏ trấu và loại các phôi thóc. Để tạo ra thành phẩm sạch hơn, còn phải sàng sảy hoàn toàn thủ công. Từng đó công đoạn mới cho ra hạt cốm mộc, không nhuộm màu. Nếu chủ hàng cần cốm màu vàng thì nhuộm nước dành dành, nghệ, cốm màu xanh dùng màu thực phẩm. Tốt nhất vẫn là dùng nước cốt của lá nếp để nhuộm, vừa thơm vừa dẻo và an toàn. Anh Toại là một trong số 10 đại lý lớn của thôn Thanh Hương I chuyên nhận cốm của các hộ, làm công đoạn cuối sàng sẩy sạch sẽ đóng bao thuê xe đem lên Hà Nội. Mỗi hộ có trên dưới chục mối hàng ở Hà Nội. Họ mua cốm Thanh Hương về chế biến bánh cốm, chè cốm... Cả thôn có 10 đại lý thu mua cốm của 35 máy giã. Anh cho biết, vào mùa cưới hỏi, cứ 4 ngày anh giao 1 tấn hàng, lúc ế cũng phải 3-5 tạ. Nhẩm tính: nếu mỗi hộ cung cấp cho Hà nội 7,5 tấn/tháng, chỉ 10 đại lý ở thôn Thanh Hương I xuất 75 tấn/tháng. Hai thôn Thanh Hương 2 và Thanh Hương 3, làm ít hơn, cộng lại cũng lượng bằng đó, mỗi năm, làng nghề chế biến tiêu thụ chừng trên 2000 tấn thóc, chưa tính những hộ làm bánh cuốn...

Với gần 100 hộ gắn bó với nghề làm cốm quanh năm và chuyên tráng bánh cuốn, làm đậu, làng Thanh Hương nay đã và đang vươn lên thoát khỏi đói nghèo từ chuyển đổi cây trồng vật nuôi, khôi phục nghề truyền thống. Thanh Hương được công nhận là làng nghề chế biến lương thực năm 2004. Trên trục đường về UBND xã, xuất hiện ngày càng nhiều những ngôi nhà cao tầng kiểu dáng Thành phố của những đại lý nghề cốm... Cấp uỷ, chính quyền và nhân dân ở đây rất mong huyện và ngành chức năng của tỉnh giúp bà con xây dựng thương hiệu cho hạt cốm Thanh Hương, để hạt gạo nếp thơm của quê nhà được khách xa gần biết đến.

_______________________________________________

CỐM THANH HƯƠNG THÁI BÌNH

Cốm Thanh Hương Thái Bình: Dù ai đó không thích đồ ngọt đi chăng nữa, nhưng đã nếm bánh cốm Thanh Hương một lần hẳn nhớ mãi hương vị. Những hạt nếp xanh màu lá lúa, thơm nức, ngọt ngào, từ bao đời làm nên thứ bánh ''quốc tuý, quốc hồn'' dân tộc là bánh chưng, bánh dầy. Cái tinh tuý của hạt gạo mới ấy thời kinh tế thị trường vẫn có cơ hội nổi trội giữa trăm ngàn loại bánh ngon, của lạ trong ngoài nước. Bánh cốm Thanh Hương, thành lễ vật ngày ăn hỏi, chạm ngõ nối duyên chồng vợ. Thưởng thức món quà từ hạt gạo quê, nào mấy ai biết rằng, những hạt cốm đó lại có xuất xứ từ làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh (Vũ Thư), một xã nằm ven sông Hồng êm ả, vốn thanh bình như tên gọi.
Ai mang nghề làm cốm về Thanh Hương, tôi mang câu hỏi đó theo suốt chiều dài mùi hương nếp man mác đầu làng, cuối thôn nhưng đều nhận đựơc câu trả lời: Từ thời các cụ xưa đã có nghề làm cốm ở nơi đây. Các cụ giã bán tuần rằm, mùng một để thắp hương, trước là cúng tiên tổ, sau là con cháu thụ lộc. Không thể thiếu mỗi rằm tháng 8 đón tết Trung thu, đĩa cốm xanh gói lá sen ăn với chuối tiêu trứng cuốc, hay chục hồng Thanh Hương khi ngắm trăng rằm lồng lộng. Tháng 10 mùa gặt nếp cái hoa vàng, tiếng chày giã cốm rải hương lúa mới khắp làng. Quanh năm, chồng cày, vợ cấy, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày, đón tay hạt cốm thơm lành cũng là đón mùa vàng no ấm.
Vào cuối chiều, mấy bố con anh Nguyễn Viết Toại chưa ngừng tay đóng cốm vào bao. Gia đình anh gắn bó với nghề làm cốm từ năm 1992, nhưng anh bảo thủa bé, anh từng chạy thau, tức là phục vụ bưng bê ở chỗ giã cốm. Mỗi cối làm cốm, ngoài hai thợ giã loại cối giã chân, một người đảo, một người ngồi bếp rụt củi lửa và đổ thóc vào rang, vẫn phải có một người đứng chạy thúng, bê ra, bê vào phục vụ người giã.

Những năm đó, cốm làm thủ công 100% nên năng suất không thể như bây giờ từng khâu đã bán cơ giới máy móc thay người. Muốn có cốm dẻo ngon, không thể không kén thóc. Nhà nào cấy nếp, thợ làm cốm đến xem tận ruộng, trả giá rồi định ngày gặt. Vì quen nghề, nên phải gặt lúc thóc vừa đỏ đuôi. Non quá khó giã bết dính, già quá, khi rang thóc nở thành nẻ. Gặt về, tuốt thóc đem đãi sạch sẽ, hạt lép, đem rang bằng chảo gang vũm lòng, đun bằng củi. Rang xong cho ngay vào cối giã, rồi sàng sảy sạch. Để tạo màu xanh của hạt cốm có nhiều cách, nhưng chủ yếu vẫn là dùng lá cơm nếp, lá lúa, lá gừng hoặc lá cau, giã lấy nước cốt rồi hoà vào cốm, đảo đều tay.
Anh Toại kể: Hơn mười năm trước, có một người thợ cơ khí đến làng, xem làm cốm rồi nói với mọi người sẽ chế ra máy giã, máy rang, nếu anh đồng ý mua giá tiền như thế, ông sẽ mang máy đến. Tưởng nói đùa cho vui, ai ngờ người đó mang máy đến thật. Sau này, cứ học kiểu cách, khuôn mẫu chiếc máy đầu tiên, rồi thợ khác cứ như thế mà làm, mà cải tiến. Thời điểm đó, anh Toại mua 1,8 triệu đồng/1 máy giã, hơn 1 triệu đồng/máy rang thóc, giờ nguyên vật liệu đắt lên mua trọn bộ khoảng trên 6 triệu đồng. Ba thôn Thanh Hương I, 2,3 có trên chục hộ chuyên đi mua thóc nếp khắp các xã trong tỉnh, hàng ngày cung ứng cho bảy, tám chục máy rang, máy giã. Được ưa chuộng nhất là dòng nếp N87, N97, thóc mẩy, sáng hạt. Thóc già đã phơi nỏ, đem về ngâm nước lã hoặc nước ấm tay trong một đêm. Vớt ra thúng hoặc rá cho ráo nước. Mỗi mẻ rang không nhiều, chỉ miệng bơ đong gạo 8 lạng là vừa. Chảo rang đặt trên bếp than, phía trên chảo có dụng cụ cải tiến, đảo liên tục cho thóc chín đều. Khi nào nghe thấy tiếng nổ tách tách của hạt thóc là xúc ra cho vào máy giã. Cần cối làm bằng gỗ nhóm 4, nhóm 5, có bộ phận cắm điện, để cối giã tự động. Một người ngồi đầu cối dùng 1 đĩa sắt tây đảo liên tục. Sau khi giã cho vào máy gần giống máy sát, thổi hết vỏ trấu và loại các phôi thóc. Để tạo ra thành phẩm sạch hơn, còn phải sàng sảy hoàn toàn thủ công. Từng đó công đoạn mới cho ra hạt cốm mộc, không nhuộm màu. Nếu chủ hàng cần cốm màu vàng thì nhuộm nước dành dành, nghệ, cốm màu xanh dùng màu thực phẩm. Tốt nhất vẫn là dùng nước cốt của lá nếp để nhuộm, vừa thơm vừa dẻo và an toàn. Anh Toại là một trong số 10 đại lý lớn của thôn Thanh Hương I chuyên nhận cốm của các hộ, làm công đoạn cuối sàng sẩy sạch sẽ đóng bao thuê xe đem lên Hà Nội. Mỗi hộ có trên dưới chục mối hàng ở Hà Nội. Họ mua cốm Thanh Hương về chế biến bánh cốm, chè cốm... Cả thôn có 10 đại lý thu mua cốm của 35 máy giã. Anh cho biết, vào mùa cưới hỏi, cứ 4 ngày anh giao 1 tấn hàng, lúc ế cũng phải 3-5 tạ. Nhẩm tính: nếu mỗi hộ cung cấp cho Hà nội 7,5 tấn/tháng, chỉ 10 đại lý ở thôn Thanh Hương I xuất 75 tấn/tháng. Hai thôn Thanh Hương 2 và Thanh Hương 3, làm ít hơn, cộng lại cũng lượng bằng đó, mỗi năm, làng nghề chế biến tiêu thụ chừng trên 2000 tấn thóc, chưa tính những hộ làm bánh cuốn...

Với gần 100 hộ gắn bó với nghề làm cốm quanh năm và chuyên tráng bánh cuốn, làm đậu, làng Thanh Hương nay đã và đang vươn lên thoát khỏi đói nghèo từ chuyển đổi cây trồng vật nuôi, khôi phục nghề truyền thống. Thanh Hương được công nhận là làng nghề chế biến lương thực năm 2004. Trên trục đường về UBND xã, xuất hiện ngày càng nhiều những ngôi nhà cao tầng kiểu dáng Thành phố của những đại lý nghề cốm... Cấp uỷ, chính quyền và nhân dân ở đây rất mong huyện và ngành chức năng của tỉnh giúp bà con xây dựng thương hiệu cho hạt cốm Thanh Hương, để hạt gạo nếp thơm của quê nhà được khách xa gần biết đến.

_______________________________________________

BÁNH CÁY - THÁI BÌNH

Nhắc đến Thái Bình người sành ẩm thực lại nghĩ ngay đến bánh cáy, một món quà quê đặc sắc của quê hương "năm tấn". Làng Nguyễn (huyện Đông Hưng) là nơi làm ra loại bánh cáy ngon nhất và có tiếng nhất.

 

Từ thành phố Thái Bình theo quốc lộ 10 tới thị trấn Đông Hưng,ta rẽ trái sang quốc lộ 39, đi một đoạn là tới làng Nguyễn quê hương của bánh cáy. Làng Nguyễn rất nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt, nghề chế biến thực phẩm song đồ quí tiến vua thì chỉ có bánh cáy. Các cụ già trong làng kể lại: ngày xưa khi quan đại thần triều đình đi kinh lý vùng châu thổ, khi qua làng Nguyễn được dân dâng lên tiến vua vào mỗi dịp tết đến.

 

Làm bánh cáy khá phức tạp. Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp, nhưng các nguyên liệu phụ thì rất nhiều như: gấc, quả hoặc là lá dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn.

 

Gạo nếp làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc tạo nên màu hồng thắm; phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành tạo nên màu vàng tươi. Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh giầy. Sau khi giã nhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô. Sấy xong cho vào chảo mỡ lợn đang sôi đảo đều tới khi lát bánh thơm giòn.

 

Các nguyên liệu phụ như lạc, vừng được rang chín ròn, xát bỏ vỏ. gạo nếp hoa vàng được rang nổ bỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm. Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửa tháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn. Cà rốt xào nước đường, nước gừng, vở quýt tươi được chuẩn bị đầy đủ.

 

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh trở nên cứng, sau đó lấy ra cho vào bao bì, ta sẽ được bánh cáy thành phẩm. Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làm đúng kỹ thuật. Tất cả các công đoạn là như thế nhưng khâu quyết định làm nên miếng bánh ngon chính là cách chế biến con. Con là bột nếp trộn dầu gấc, nước gừng, hương liệu nén chặt, thái nhỏ con toán giống như các bà nội trợ cầu kỳ hay thái su hào, rồi đem rán phồng.

 

Nghe tên bánh cáy nhiều người ngỡ đây là loại bánh làm từ con cáy biển, nhưng không phải. Bánh cáy được làm hoàn toàn bằng gạo nếp, lạc, vừng và các gia vị cũng như các loại hoa lá để tạo mầu cho bánh. Dân gian có truyền thuyết rằng loại bánh này là do thần cáy biển ban cho. Thuở ấy, cả một vùng phía tây tỉnh Thái Bình vẫn còn là những bãi lầy ven biển. cửa biển Đan Nhai cách không xa làng Nguyễn là mấy Không biết truyền thuyết kia đúng được bao nhiêu phần nhưng nếu nhìn kỹ lát bánh cáy, những màu vàng trắng xen lẫn hồng cam cho ta cảm giác nó giống như trứng cáy. Cũng có thể đây là lý do mà loại bánh cổ truyền này có tên là bánh cáy. Nhưng có lẽ do loại bánh cổ truyền này có vị hơi cay khi ăn nên gọi là bánh cay, rồi dần dần gọi lệch sang thành bánh cáy.

_______________________________________________

ỔI BO THÁI BÌNH

Ổi Bo Thái Bình: Đã từ lâu, ổi Bo Thái Bình đã trở nên quen thuộc với mọi người không chỉ đối với những người con sinh ra ở đất Thái Bình mà còn được biết đến ở nhiều tỉnh thành khác. Ổi Bo đã trở thành "đặc sản” được nhắc đến trong văn hoá ẩm thực của người Thái Bình.
Ổi thì dường như ở miền quê nào cũng có, nhưng ổi Bo Thái Bình không bị hoà trộn với bất cứ loại ổi nào, bởi dường như nó đã hội tụ những gì tinh tuý nhất của đồng đất và con người quê hương Thái Bình. Những ai đã từng một lần thưởng thức ổi Bo hẳn sẽ rất ấn tượng với vị thơm ngọt man mát, cùi dầy, ít hạt, thơm dòn.
Theo các bô lão thì từ khi còn rất nhỏ, các cụ đã được nghe thế hệ cha ông đi trước kể chuyện về xuất xứ cây ổi Bo rằng: Ngày xưa, có một ông nhà ở cạnh sông Trà Lý, trong một lần đi dạo cạnh bờ sông thấy có một quả lạ nổi trên dòng nước liền vớt về ném ở sau vườn, sau thấy cây lên quả ăn rất ngon mới đem nhân rộng ra để trồng. Mặc dù xuất xứ của cây ổi Bo (làng Bo, xã Hoàng Diệu, Thái Bình), còn mang nhiều "bí tích” nhưng để có được quả ổi thơm ngọt là cả một quá trình gồm nhiều công đoạn chăm sóc vun trồng cầu kỳ của bàn tay con người: từ gieo giống, chăm sóc tới khi thu hoạch.
Từ khâu gieo giống cũng đòi hỏi sự tỷ mỉ và hiểu biết nhất định, muốn lấy được giống tốt phải gieo hạt vào tháng 8 - là lúc thời tiết có mưa nhiều. Cây được chọn để lấy giống phải là cây mới bói, quả ở cành ngồng để cho thật chín, ruột ổi (chứa hạt) để trong khoảng một tuần cho nhũn ra thành nước, sau đó cho vào rá đãi lấy hột. Sau khâu chọn giống là khâu làm luống. Luống đất để gieo cây phải để thật khô đất phải đập thật mịn và nhỏ, kéo luống cao 20 phân so với mặt vườn, rộng 1m. Sau đó mới cho hạt giống đã chuẩn bị sẵn vào gieo, phủ lên trên bề mặt luống một lớp rạ mỏng, giữ độ ẩm liên tục trong mươi ngày. Sau khoảng 1 tháng cây mọc lên hẳn mặt đất mới rỡ rạ ra. Để như vậy trong vòng 5 tháng sau mới đánh thưa ra để trồng. Khi cây có quả (quả to) phải bón phân kali trước khi thu hoạch một tháng cho quả rắn lại. Từ công đoạn gieo hạt đến khi được thu hoạch trái ổi đầu mùa phải mất tới ba năm.

Quả ổi Bo cũng có nhiều loại: có loại quả nhìn giống như quả cam dẹt, có loại quả lại như quả lê (hay quả đu đủ nhỏ), lại có quả giống như quả găng có năm múi và năm khe. Nhưng chất lượng và vị ngon của giống ổi Bo chính hiệu - tức là loại quả được trồng trên đất nguyên thổ của làng Bo, với chất đất phù sa nhẹ tốt, mỗi năm chỉ cho thu hoạch một vụ vào tháng 7 hằng năm thì không giống ổi ở đâu sánh bằng. Bởi cũng là giống ổi Bo được ươm trồng ở đất Thái Bình, nhưng khi mang đi trồng ở tỉnh khác thì hương vị và chất lượng lại thay đổi hoàn toàn.
Cây ổi Bo cũng thể hiện nét riêng đặc biệt của mình đối với người trồng và thưởng thức nó: khi hái ổi phải hái bằng nèo không được trèo lên cây, và cành ổi cũng không được rũ xuống gần đất có như vậy ổi mới không bị chua. Khi ăn ổi Bo không nên dùng dao để cắt như vậy ăn miếng ổi sẽ thấy chua, phải ăn một cách bình dị dân dã mới ngon, cứ dùng răng cắn vào thịt quả ổi để cảm nhận hương vị đặc trưng của nó. Đầu tiên là thấy vị chát, sau là chua dịu, rồi vị ngọt thấm dần vào đầu lưỡi, vào khoang miệng và lưu lại trong cổ họng.

Chính những hương vị đặc trưng đó, mà ổi Bo đã trở thành một thứ đặc sản mang đậm hồn quê, như nhắc nhở những người xa luôn nhớ về quê lúa Thái Bình.(theo báo Thái Bình)

Nguồn: Saigontoserco

Chủ đề: Ẩm Thực | Lượt xem: 785 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==