Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 29/03/2024, lúc 0:23 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 06 » 11 » Hà Nội: Chùa Một Cột
9:39 PM
Hà Nội: Chùa Một Cột

Hà Nội: Chùa Một Cột

Chùa này nằm ở phía tây thủ đô, thuộc thôn Ngọc Thanh, khu Ngọc Hà. Nơi đó nguyên có một cái hồ hình vuông, giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước, đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình như một đóa hoa sen dưới nước mọc lên, người ta gọi là chùa Nhất Trụ hay là chùa Chùa Một Cột.
Chùa xây từ năm 1049, tức là năm 1049, tức là năm đầu tiên Sùng Hưng Đại Bảo vua Thái Tôn nhà Lý. Tục truyền khi ấy vua Thái Tôn tuổi đã cao mà chưa có con trai, thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm nằm chiêm bao thy đức phật Quan Âm, hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía tây thành, tay bế một đức con trai đưa cho nhà vua.

Sau đó nhà vua quả sinh được con trai. Nhà vua liền sia lập chùa Một Cột để thờ Quan Âm. Khi chùa làm xong, nhà vua triệu tậphàng trăm ngàn tăng ni đứng chầu chung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày bảy đêm và lập thêm mộ ngôi chùa lớn ở ngay bên cạnh để thờ chư phật, gọi là chùa Diên Hựu. 
Năm 1105,vua Nhân Tôn nhà Lý cho sửa chữa dựng lên một cây tháp bằng đá trắng gọi là tháp Bạch Tuyết, cao 13 trượng ở trước chùa Diên Hựu. Từ tháp Bạch Tuyết vào chùa Một Cột đi bằng một hành lang cầu vồng. Mỗi tháng hai ngày rằm, nhà vua cùng các hậu phi, cung tần và cận thần tới chùa lễ phật. Đặc biệt là hàng năm cứ đến ngày tám tháng tư là ngày phật sinh, nhà vua lại ngự ra chùa trước một đêm, giữ mình chay sạch, ngày hôm sau làm lễ tắm phật. Rất đông tăng ni và nhân dân các nơi toi dự, làm nên ngày hội lớn hàng hăm ở thủ đô. Ngày ấy, trước chùa lại có một lễ hội lớn gọi là lễ phóng sinh. Lễ tắmphật xong rồi, nhà vua, đứng lên đài cao, tay cầm một con chim thả cho bay tới đi rồi các tăng ni và các nam nữ thin tín, đùa nhau mỗi người thả một con, bóng bay rợp trời. 
Năm 1922, trường Viễn Đông bác Cổ có sửa chữa lại giữ theo đúng như quy chế cũ. 
Đêm ngày 11/9/1954, tay sai của thực dân Pháp, trước khi phải giao trả thủ đô cho chính phủ và nhân dân ta, đã cố ý đặt mìn để phá hoại chùa Một Cột. Ngay sau khi tiếp quản thủ đô, chính phủ ta đã cho chiếu theo đồ dạng cũ, sửa chữa lại ngay, tháng 4/1955, chùa Một Cột lại được hoàn nguyên như cũ. Từ đầu năm 1958, cây b đề của đất phật Ấn Độ kính tặng Hồ Chủ Tịch nhân dịp người đi thăm Ấn Độ được đem trồng trong chùa. 
Nói đến chùa Một Cột này, có một việc cần phải nói rõ là: chúng ta đọc sử về đời Lý- Trần vẫn thấy nói đến " An Nam tứ khí” nghĩa là bốn thứ kiến trúc lớn ở nước Nam, mà quả chuông Quy Điền ( quả chuông ở ruộng rùa) tức là quả chuông ở trước chùa Một Cột là một. 
Theo sử cũ chép: cũng về đời nhà vua Nhân Tôn nhà Lý, vào năm Long Phù thu tám (1108) nhà vua cho xuất kho một vạn hai ngàn cân đồng để đúc một quả chuông lớn gọi là Giác Thế Chung ( quả chuông thức tỉnh người đời) để treo ở chùa Diên Hựu, định mỗi khi đánh một tiếng chuông, tiếng sẽ vang đi mấy đặm. Xây một tòa phương đình toàn bằng đá xanh, cao 8 trượng, trên nóc đình bắc những dõng sắt to để treo chuông. Xây đình và đúc chuông, hơn một trăm năm mới xong, hàng ngày các nơi phải thay nhau đưa dân phu đến phục dịch. Thân hình quả chuông không biết to lớn thế nào, nên đánh không kêu. Rồi bao nhiêu lần dồn ép hàng ngàn người xúm vào ra sức vần xoay, lết cục chỉ vật ngã được quả chuông lăn kềnh trên mặt ruộng. lúc đầu người ta còn làm mái che chuông, lâu ngày chẳng ai đoái hoài, mặc cho chuông nằm phơi mưa gió. Nơi chuông nằm lại vốn là một ruộng nước, lòng chuông trở thành cái tổ êm ấm cho từng đàn rùa chui ra chiu vào. Vì vậy chuông lại được mang tên là chuông ruộng rùa. 
Bài thơ Vịnh Chuông Quy Điền của một nhà thơ đời cuối Trần đã phê bình việc làm của vua Lý chỉ là vô ích mà lại có hại. Bài thơ thuật theo đại ý như sau: 

Hơn vạn cân đồng tốn của kho 
Bày trò vua Lý đúc chuông to 
Lợi giặc nước gây tai vạ 
Phúc được bao nhiêu tội mấy bồ 

Về sự tích chùa Một Cột này lại có một truyền thuyết nói rằng: bà Linh Nhân thái hậu vợ vua Thái Tôn nhà Lý, không sinh đẻ, tính lại cả ghen, bà sai thái giám bắt giam 72 cung nữ có nhan sắc thường được chầu hầu nhà vua, giam vào phòng tối ở cung Thượng Dương, tới khi vua Thái Tôn mất, bà lại bắt 72 người ấy chịu chôn sống để chết theo vua. Sau bà hối hận, dựng 72 ngôi chùa để siêu độ các oan hồn. Chùa Một Cột này là một trong 72 ngôi chùa ấy. 
Trong thực tế, chùa Một Cột đã qua nhiều lần trùng tu. Một dấu mốc đáng tiếc cho chùa là ngà 11/9/1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, Pháp đã cho nổ mìn phá hủy Liên Hoa đài. Khi chính phủ ta tiếp quản Hà Nội đã cho xây dựng lại như lúc đầu. Tháng 4/1955 thì công trình hoàn tất nhưng phần nào đã mất đi những đường nét kiến trúc cổ của chùa. 
Cây bồ đề trước chùa là nhân chứng cho mối quan hệ hữu nghị thắm thiết giữa hai dân tộc Việt Nam- Ấn Độ. Cây bồ đề này do tổng thống Ấn Độ Prasat tặng bác năm 1958 trong dịp bác thăm Ấn Độ. Cây này được chiết nhánh từ cây bồ đề tương truyền là nơi đức phật thích ca thành phật cách đây 25 thế kỷ. Có thể nói rằng chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam tuy quy mô không lớn nhưng chúng ta có thể tự hào về lối kiến trúc cổ độc đáo và mang đậm những dấu ấn lịch sử dân tộc. 

Chủ đề: Di tích Thắng cảnh | Lượt xem: 834 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==