Hà Nội: Chùa Một Cột Chùa này nằm ở phía tây thủ đô, thuộc thôn Ngọc Thanh, khu Ngọc Hà. Nơi đó nguyên có một cái hồ hình vuông, giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước, đầu trụ đặt một tòa chùa ngói nhỏ, hình như một đóa hoa sen dưới nước mọc lên, người ta gọi là chùa Nhất Trụ hay là chùa Chùa Một Cột. Chùa xây từ năm 1049, tức là năm 1049, tức là năm đầu tiên Sùng Hưng Đại Bảo vua Thái Tôn nhà Lý. Tục truyền khi ấy vua Thái Tôn tuổi đã cao mà chưa có con trai, thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm nằm chiêm bao thy đức phật Quan Âm, hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía tây thành, tay bế một đức con trai đưa cho nhà vua. Sau đó nhà vua quả sinh được con trai. Nhà vua liền sia lập chùa Một Cột để thờ Quan Âm. Khi chùa làm xong, nhà vua triệu tậphàng trăm ngàn tăng ni đứng chầu chung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày bảy đêm và lập thêm mộ ngôi chùa lớn ở ngay bên cạnh để thờ chư phật, gọi là ch
...
Đọc tiếp nào »
|
Ngôn Ngữ Huế Với giáo dục phổ cập, sự thống nhất chính tả Việt ngữ và do ảnh hưởng của các truyền thông dùng chữ viết cũng như lời nói, các ‘’tiếng’’ địa phương như tiếng Huế chắc sẽ dần dần mai một. Tiếng Huế, tuy không phải là một thứ tiếng riêng biệt, và tuy chỉ được nói bởi một số dân không đông chừng vài trăm ngàn ngườI trong khuôn khổ của một thành phố nhỏ, lại có tầm quan trọng lớn hơn nhiều. Huế nay đã được Liên Hiệp Quốc xem như là một phần đáng bảo vệ của di sản văn hoá nhân loại; kiến trúc Huế , áo dài, nón bài thơ Huế, nhạc Huế , ca Huế, món ăn Huế đang được hồi phục (dù động cơ lắm khi chỉ là thương mại du lịch). Tiếng Huế là sợi dây nối liền mọi khía cạnh trên của Huế xưa. Biết đâu sau này hoặc đã có những học giả tìm về nguồn gốc của những tiếng, từ Huế mà soi sáng thêm vào nguồn gốc của người Huế và văn hoá Huế, nơi đã là chốn kinh kỳ trong mấy trăm năm, từ thời còn là đất Chàm, rồi thành thủ phủ Ðàng trong Chúa Nguyễn và biến thành thủ đô của nhà Nguyễn.Tuy nhiên đây không có tham vọng là một công trình văn hóa mà chỉ là kết quả của một số cố gắng cá nhân đào sâu về một chốn xưa chỉ còn trong ký ức:‘’Cửa động, đầu non, đường lối cũ.N
...
Đọc tiếp nào »
|
Hồng Lĩnh một vùng đất danh nhân - danh thắng (TĐKT)-Thị xã Hồng Lĩnh thuộc Tỉnh Hà Tĩnh được thành lập (02/3/1992), thật là hợp với Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà! Bởi nơi đây vốn có một nền văn hoá lâu đời, có bề dày hàng ngàn năm lịch sử, là nơi giao lưu giữa 2 miền Bắc - Nam và Quốc tế, với cái thế kề sông, tựa núi, "hình long cuốn, hổ ngồi" của các bậc Đế Vương xưa. Như ông cha ta thường nói: "Đất lành, chim đậu" chính vì vậy mà những cánh chim Hồng đã về đây đậu đỉnh non cao và cái tên "Hồng Lĩnh" cũng bắt nguồn từ đó. Tương tuyền vào buổi mới khai sơn, phá thạch ông Đùng là người sắp xếp các núi non, số núi ông vừa điểm được 99 đỉnh, thì cũng vừa lúc đó có một đàn chim Hồng bay đến đậu. Nên núi cũng mang tên là Hồng Lĩnh hay Hồng Sơn, tiếng địa phương gọi là ngàn Hống. Dòng tư duy dân dã trôi chảy theo Lịch sử hội tụ lại để coi đây là cái nôi của tổ tiên Hồng Lạc, có dòng
...
Đọc tiếp nào »
|
MỴ CHÂU TRỌNG THỦY Thục Phán diệt họ Hồng Bàng lên làm vua (275 trước C.N), lấy hiệu An Dương vương, đặt tên nước là Âu Lạc. An Dương vương xây thành Cổ loa để ngăn giặc nhưng xây mãi không xong vì yêu quái quấy rối. Sau được Thần Kim Qui hiện lên dạy nhà vuacách trừ yêu quái, thành mới xây được. Thần lại cho An Dương vương một cái nỏ thần, bảo rằng hễ có giặc, đem nỏ ra bắn thì giặc mạnh thế nào cũng phải tan. Nỏ thần đã chứng tỏ đuợc sức mạnh phi thường của nó nên An Dương vương rất vững dạ. Lúc đó có Triệu Ðà nhòm ngó Âu Lạc, tấn công Thục Phán. Nhờ nỏ thần, Thục Phán thắng luôn mấy trận. Triệu Ðà cầu hoà, phải cho con trai là Trọng Thủy sang Âu Lạc làm con tin. Trọng Thủy ra vào cung cấm, gặp công chúa Mỵ Châu là con gái An Dương vương. Hai người yêu thưong nhau, đến tai An Dương vương, được An Dương vương chấp thuận. Trọng Thủy thưa với cha đem lễ sang cầu hôn. Rồi hai người thành vợ chồng, rất yêu thương nhau. Trong lúc âu yếm, có hẹn với nhau, nếu có chiến tranh xẩy ra, sẽ rắc lông ngỗng dọc đường đi để vợ chồng dễ tìm thấy nhau.
...
Đọc tiếp nào »
|
Một Góc Kho Tàng Văn Chương Bình Dân Việt Nam Thuở bé, lúc còn nằm võng, để ru cho tôi ngủ, mẹ hoặc dì tôi đã thường kể chuyện cổ tích cho tôi nghe và đó là những dấu ấn khó phai của tuổi thơ tôi.Buổi trưa hè ở thôn quê êm đềm và thanh vắng. Nắng chói chang trên nóc nhà và ngòai vườn. Tôi nằm đó, chỉ còn nghe tiếng võng kẽo kẹt trộn lẫn tiếng "chiêm chiếp”đàn sẻ ríu rít nhặt thóc ở sân trước , đôi khi có tiếng gà gáy báo ngọ và tiếng hót lảnh lót vài con chim chích ch
...
Đọc tiếp nào »
|
Lễ Ok Om Bôk Và Hội Đua Ghe Ngo
Dân tộc : khmer Nam Bộ Thờ : Thần mặt trăng Thời gian : rằm tháng 12 (Phật lịch khmer) Địa điểm : lễ cử hành tại các chùa và gia đình Đặc điểm : - Thả đèn trên nước - Đua ghe ngô tại Sóc Trăng (các tỉnh về dự)
I. LỄ OK OM BÔK :
Lễ Ok Om Bôk , tiếng Khmer có tên khác là lễ Cúng Trăng (vì tổ chức vào đúng đêm hôm trăng rằm và bắt đầu từ khi trăng lên) của người Khmer Nam Bộ sống ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ, Sóc Trăng, Minh Hải cũ, Kiên Giang.
Xuất phát từ một tín ngưỡng dân gian cho rằng mặt trăng là thần bảo vệ mùa màng, người Khmer hằng năm cứ đến ngày rằm tháng 12 theo Phật lịch, tương ứng tháng 10 âm lịch, tổ chức lễ Ok Om Bôk để tỏ lòng biết ơn vị thần đã làm cho mùa màng tốt tươi, mang lại lương thực dồi dào cho con người. Đặc điểm của nghi lễ này là sự có mặt của những em nhỏ, được người ta lấy những hạt cốm dẹt đút vào miệng để "lấy khước”.
Vào lúc này, thời tiết bắt đầu khô ráo, gió chướng thổi nhẹ, lúa ngoài đồng bắt đầu chín lốm đốm. Đặc biệt đối với tuổi trẻ, vào những ngày này trai gái thường rủ nhau đi chơi, ngắm trăng, tâm sự và t
...
Đọc tiếp nào »
|
|