Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 4, ngày 09/10/2024, lúc 7:04 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Files » TÀI LIỆU HỌC TẬP

Ẩm thực Nhật Bản và cái đẹp trong tâm thức người Nhật
03/10/2011, 1:04 AM

ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ CÁC BẠN HÃY DOWNLOAD VỀ NHẾ

Ẩm thực Nhật Bản và cái đẹp trong tâm thức người Nhật (Nhóm 4)

Mở đầu:

Mỗi nền văn hóa, mỗi dân tộc đều mang đặc trưng rất riêng thể hiện được bản sắc, bản lĩnh của dân tộc mình. Nói đến văn hóa Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến cái đẹp của sự hùng vĩ núi non, cái đẹp của rừng hoa anh đào rơi như "mưa”, cái thanh tao và tinh tế trong những món ăn đậm chất nghệ thuật. Đứng giữa một thiên nhiên hùng vĩ, hà khắc, bản lĩnh người Nhật vẫn tỏa sáng. Nhiều người cho rằng họ là những con người hiếu chiến, hung dữ, rắn rõi, mạnh mẽ…nhưng đằng sau cái vẻ bề ngoài mà lịch sử để lại ấy là những tâm hồn biết yêu, biết trân trọng cái đẹp. Họ quý trọng, nâng niu cái đẹp cho dù nó mỏng manh nhất, nó dễ vỡ, dễ biến mất nhất. Tâm thức về cái đẹp đã ảnh hưởng lên mọi lĩnh vực trong đời sống văn hóa, nghệ thuật của người Nhật Bản. Cái đẹp ấy đặc biệt biểu hiện rõ qua văn hóa ẩm thực.

Với người Nhật, ẩm thực không phải là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày, họ ăn uống không cốt để no mà hơn hết ẩm thực Nhật Bản đã nâng lên thành một nghệ thuật tinh tế. Với họ ăn uống là một cách thể hiện của cái đẹp, chính vì vậy họ có tập quán "ăn bằng mắt”. Họ thưởng thức món ăn với tất cả các giác quan và bằng cả tâm hồn lắng động, tao nhã mang chút trầm tư, chiêm nghiệm của thiền. Ẩm thực Nhật Bản được cho là ẩn chứa một linh hồn và mang tính triết lý cao. Một bàn ăn Nhật Bản là "một bộ sưu tập”, một khu vườn đa màu sắc và hương vị của các món ăn với sự kết hợp hài hoà và khéo léo. Từ cách thức chế biến, cách trình bày, đến cách thưởng thức đều mang nét rất riêng của ẩm thực Nhật Bản. Để các bạn hiểu hơn về cái rất riêng ấy, nhóm chúng tôi xin đưa các bạn đến với xứ sở của đất nước Phù Tang, để rồi được ngắm, thưởng thức và lắng lòng mình cùng suy tư và chiêm nghiệm về cuộc sống, về cái đẹp qua văn hóa ẩm thực Nhật Bản.      

 

Nội dung:

I.      Các nhân tố hình thành nền ẩm thực Nhật Bản

1.     Yếu tố bản địa

Một nền văn hóa khởi nguyên bao giờ cũng chịu sự ảnh hưởng đậm nét yếu tố bản địa. Điều đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi nền văn hóa, cho mỗi dân tộc. Đặc biệt là yếu tố tự nhiên. Khi nói đến điều kiện tự nhiên Nhật Bản, ai cũng nghĩ đến cái khắc nghiệt đầy biến động sống thần, động đất, thiên tai…gây ra bao mất mát, đau thương nhưng cũng không thể phủ nhận những thuận lợi và ưu đãi mà điều kiện tự nhiên ở đây mang lại.

Văn hóa Nhật Bản nói chung và ẩm thực Nhật nói riêng đều chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên. Người Nhật đã đưa hương vị biển cả vào món ăn và ngày càng làm phong phú hơn đời sống thưởng thức của họ. Nhiều món ăn làm từ nguyên liệu cá và các hải sản đã vượt ra khỏi biên giới của đất nước lan tỏa ra thế giới, trở thành biểu tượng văn hóa của người nhật. Đó là sushi, sashimi…làm từ cá, tôm, bạch tuộc, mực…

Khí hậu với nhiều biến đổi theo mùa cũng ảnh hưởng đến cách chế biến và chọn món ăn phù hợp. Tùy vào khí hậu từng mùa, từng vùng mà có những món ăn đặc trưng riêng.

Bên cạnh đó, thiên nhiên, cái đẹp của xứ sở này đã tạo cảm hứng cho nghệ thuật ẩm thực Nhật thăng hoa. Từ cái đẹp của thiên nhiên, từ cách cảm nhận cái đẹp nhỏ bé, mỏng manh, người Nhật đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp từ những món ăn giản dị nhất. Đồng thời, do ảnh hưởng của tôn giáo, nhất là phật giáo, đã tạo nên cung cách thưởng thức món ăn của họ. Có chút ý nhị, thanh tao pha chút chiêm nghiệm, triết lý, suy tư… đậm chất thiền môn.

Nhìn chung các yếu tố bản địa vốn có đã tạo những tiền đề, những điểm nhấn văn hóa độc đáo rất riêng của người Nhật. Dường như văn hóa ẩm thực Nhật Bản là bức tranh phản ánh rõ nét thiên nhiên, đời sống cũng như tâm thức, cách nghĩ của người Nhật ? Đó là điều khiến cho ẩm thực Nhật Bản trở thành một trong mười quốc gia có nền ẩm thực phong phú nhất trên thế giới.

2.     Yếu tố bên ngoài ( ảnh hưởng văn hóa phương Đông - phương Tây)

Văn hóa Nhật Bản là kết tinh của thành quả lao động hàng ngàn năm của những cư dân trên quần đảo Nhật Bản, là sự kết hợp sáng tạo những giá trị văn hóa bản địa và các giá trị văn hóa nước ngoài. Chính vì vậy, đây cũng là nơi hội tụ của văn hóa Đông – Tây. Tuy là một nền văn hóa phát triển mang tính hỗn dung, song việc tiếp thu các thành quả văn hóa nước ngoài của Nhật không hề cứng nhắc mà luôn có sự cải biến. Văn hoá Nhật Bản có đặc điểm chung đó là sự kết hợp hài hoà giữa những yếu tố ảnh hưởng từ nước ngoài với yếu tố bản địa càng làm phong phú và đa dạng nhưng vẫn không làm phai nhạt yếu tố "linh hồn” Nhật Bản.

Ẩm thực Nhật Bản cũng không là trường hợp ngoại lệ. Qua hơn nhiều năm ảnh hưởng cách nấu ăn được du nhập từ nước ngoài, ẩm thực Nhật Bản ngày nay là kết quả của sự vận dụng tài tình yếu tố ảnh hưởng nước ngoài nhưng được thay đổi để phù hợp với khẩu vị và "thẩm mỹ” của người Nhật, để lại cho ẩm thực Nhật Bản một phong cách rất riêng. Những ảnh hưởng từ nước ngoài mang tính lịch sử có thể thấy rõ trong sự lựa chọn của ẩm thực Nhật Bản, trong kỹ thuật chuẩn bị món ăn, trong tập quán ẩm thực, và trong sự chăm chút đến từng chi tiết, màu sắc, và sự cân đối hài hoà của từng dụng cụ ăn với nhiều sắc thái của gốm sứ, mây tre, sơn mài

Nhiều món ăn tiêu biểu của Nhật Bản du nhập từ nước ngoài nhưng đã được người Nhật sáng tạo thành các món ăn dân tộc mang tinh thần quốc hồn quốc túy của Nhật và nổi tiếng trên khắp thế giới bằng óc thẩm mỹ, sự khéo tay và khẩu vị tinh tế. Nhật Bản đã tiếp thu nhiểu món ăn từ Trung Hoa như củ cải, đậu hũ, các loại mì, cách chế biến nước tương, cách ăn bằng đũa… Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của Phật Giáo và sự có mặt của các nhà sư nên món chay cũng được tiếp thu, từ đó người Nhật hạn chế ăn thịt hơn. Đặc biệt là sự du nhập của trà Trung Hoa từ đầu thế kỷ 9. Về sau trà Trung Hoa bị lu mờ dần và được phục hồi với tinh thần của thiền tông vào thế kỳ 12. Đến nay, trà Nhật Bản đã trở thành một biểu tượng văn hóa của xứ sở này và tạo thành một thương hiệu nỗi tiếng trên thế giới.

Sự giao thương của Nhật Bản với các nước bên ngoài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, cũng đem đến cho Nhật Bản những ảnh hưởng mới. Vào thế kỷ 16, từ Campuchia, những người Bồ Đào Nha đã đem văn hoá châu Âu vào Nhật Bản cùng những loại rau khác từ Tân thế giới và những vùng khác từ châu Á như kabocha (bí đao). Sau đó, các loại bắp, khoai tây, khoai lang, đậu tây được đưa vào Nhật Bản. Kỹ thuật nấu ăn của người phương Tây thật sự đã đem lại sự hứng thú mới trong cách nấu ăn của người Nhật. Cũng chính người Bồ Đào Nha được cho là có công khi giới thiệu món tempura (xuất phát từ templo, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đền thờ) nổi tiếng (món lăn bột chiên). Chẳng bao lâu sau, tempura được truyền khắp nước, đem lại món ăn ưa thích vừa có nguồn gốc Trung Quốc, vừa có nguồn gốc Châu Âu.

Người Nhật Bản luôn có chí hướng tiếp thu ảnh hưởng từ bên ngoài vào hương vị bản địa và vẫn luôn duy trì đặc trưng riêng: duy trì sự gặp gỡ Đông - Tây trong ẩm thực. Có thể thấy điều này qua món kem trà xanh Nhật Bản, khoai tây chiên với hương vị rong biển… Chúng ta có thể thấy rất rõ bản lĩnh dân tộc của người Nhật. Đứng trước cái mới họ không hề hờ hững mà luôn tiếp thu theo cách riêng hòa nhập với yếu tố văn hóa bản địa của mình. Điều đó tạo nên một nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản vừa phong phú vừa đậm đà "linh hồn” Nhật.

II.   Đặc điểm ẩm thực Nhật Bản

1.     Ẩm thực theo mùa

Nhật Bản là một quần đảo có khí hậu bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rất rõ rệt. Điều này cũng ảnh hưởng rõ nét đối với cách ăn uống của người Nhật. Người Nhật, họ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thiên nhiên và thời tiết. Hòa mình và đồng nhất với thiên nhiên là cảm xúc tiềm ẩn trong cội nguồn đời sống tinh thần của họ. Thiên nhiên, khí hậu bốn mùa đều có những vẻ đẹp riêng của nó. Vẻ đẹp ấy được ca ngợi trong thơ văn và đặc biệt thể hiện trong ẩm thực. Điều này không chỉ phản ánh ẩm thực Nhật Bản gắn liền với yếu tố thiên nhiên, mà còn nói lên người Nhật biết tận dụng để thưởng thức những gì "tươi nhất, ngon nhất” tuỳ theo sự thay đổi của khí hậu.         

4.     Các món ăn, đồ uống tiêu biểu.

Không theo kiểu thể hiện hoành tráng về số lượng như ẩm thực Trung Hoa, ẩm thực Nhật Bản nghiêng về sự bắt mắt tinh tế. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn; hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm như món ăn Ấn Độ đã để lại cảm giác nhẹ nhàng sau khi thưởng thức.

Những món ăn truyền thống của người Nhật đảm bảo hài hòa giữa màu sắc và hương vị với nhiều phương pháp chế biến. Ẩm thực truyền thống của người Nhật được thế giới biết đến với các món như: sushi, sashimi, tempura, mì Udon, Soba… Các món này được xem như những món đem lại may mắn, hạnh phúc cho người thưởng thức. 

 

â Sushi

â Sashimi

â Mì Soba và mì udon.

â Cơm hộp bento

â Món ăn ngày tết

â Wagashi  - bánh ngọt Nhật Bản. 

â Rượu Sakê

â Trà đạo

Nói đến các loại trà không loại nào có thể vượt mặt trà Nhật Bản, thứ trà đã nâng lên tầm nghệ thuật và đạo đức triết lý – Trà đạo. Đối với người Nhật, uống trà là cả một nghệ thuật, một nghi lễ. Một lối sống truyền thống của người Nhật chính là nghệ thuật dùng trà ở mức độ hoàn hảo, tuân theo những quy định chặt chẽ. Sở dĩ như vậy bởi lẽ trà đạo đưa con người đạt tới tinh thần "hoà - kính - thanh - tịch”. 

5.     Đặc trưng ẩm thực Nhật Bản

a.     Tập quán "ăn bằng mắt

Người Nhật thường chú ý nhiều đến kiểu cách và rất cầu kỳ trong chế biến thực phẩm. Chính những điều này tạo nên hương vị đặc trưng của các món ăn Nhật như các món ăn sống, hấp, luộc, nướng, chiên… Tính đặc trưng và hấp dẫn nhất của ẩm thực Nhật Bản chính là sự thể hiện một cách đầy đủ tính thẩm mỹ trong các món ăn qua các giác quan: thị giác, khứu giác, và vị giác. Người Nhật quan niệm trong các món ăn phải có "Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp” gọi là "Tam ngũ”:

+ Ngũ vị: ngọt, chua, cay, đắng, mặn.  
+ Ngũ sắc: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. 
+ Ngũ pháp: để sống, ninh, nướng, chiên và hấp.

Một bàn ăn Nhật Bản là "một bộ sưu tập” các món ăn với sự kết hợp hài hòa và khéo léo giữa nhiều yếu tố màu sắc, hương vị và cách bày trí nghệ thuật. Có thể nói sức hấp dẫn của ẩm thực Nhật Bản không phải bởi số lượng mà là sự sắp xếp, trưng bày các món ăn luôn "bắt mắt”, kích thích sự thèm ăn và sự phối hợp hài hòa giữa các món trên bàn ăn. Quả không sai khi nói rằng "Người Nhật ăn bằng mắt”.

Cũng như người Việt Nam, các món ăn Nhật Bản được dọn ra một lúc và ai muốn ăn món nào thì gắp món đó. Có người từng nói rằng, nhìn trên mâm cơm của Nhật Bản, ta có thể liên tưởng đến "có một chút gì đó của núi, và một chút gì đó từ biển cả”. Núi là các loại rau ở nhiều địa phương cùng với món chính là gạo. Biển không gì khác hơn đó là nguồn hải sản, nhất là cá. Trong khi chế biến thức ăn, người Nhật sắp xếp thức ăn theo cách làm cho màu sắc và bố cục hài hòa.

Yếu tố thẩm mỹ trong trình bày món ăn Nhật chính là tái tạo lại thiên nhiên: "Món măng hấp trình bày trên đĩa như một mụt măng xúm xít dưới gốc tre… Món cá thu chiên y hệt như một dãy núi có cỏ mọc phía trên” hay những cái bánh hình hoa anh đào bên cạnh chén trà đạo thanh tao…Món ăn Nhật trình luôn được bày sao cho màu sắc, hình dạng và nguyên liệu phải hài hòa với món ăn và mùa. Yếu tố mùa ảnh hưởng đến ẩm thực Nhật Bản không chỉ đơn thuần là "mùa nào thức ấy” mà chủ yếu là ở chỗ thức ăn phải phản ánh được cảm quan thiên nhiên của mùa đó. Có thể nói cả một thiên nhiên trong tâm thức người Nhật hiện hữu gần gũi trong các món ăn.

Khi trình bày, trang trí món ăn, người Nhật đặc biệt chú ý đến bát hoặc đĩa phù hợp với màu sắc, hình dạng thức ăn cũng như phù hợp với từng mùa trong năm. Thủy tinh và trúc được xem là thích hợp vào mùa hè. Còn mùa đông thì thích hợp với các loại bát, đĩa sứ và gỗ. Đĩa có hình dáng, kích thước và hoa văn tương phản để đạt được sự cân bằng mỹ học giữa thức ăn và đồ đựng. Nếu món ăn có hình tròn thường sẽ được trưng bày trong một loại đĩa hình vuông hay tam giác. Họ dùng nhiều loại đĩa bát với đủ mọi hình dạng khác nhau từ trước khi người phương Tây vượt qua được cái giới hạn chặt chẽ của mình đối với các loại đĩa tròn. Và trên mỗi đĩa thức ăn, thường người Nhật không để vun đầy thức ăn hết cả đĩa, mà chỉ là một góc nào đó để người ăn còn có thể thưởng thức được cả nét đẹp của vật dụng đựng nó.

Có thể cảm nhận toàn bộ sự tinh tế, khéo léo trong cách bày trí của ẩm thực Nhật qua món cơm hộp Bento. Một hộp cơm với đầy màu sắc, màu xanh của rau, màu trắng của cơm, có khi là màu vàng rực của xôi, màu đen của các hạt đậu điểm tô xen kẽ, màu gạch tươi của cá, tôm…Dường như mọi màu sắc của thiên nhiên đều gói gọn trong chiếc hộp cơm nhỏ bé này.

Các món sushi hay sashumi cũng vậy…tất cả đều được chú trọng chăm chút trong cách trang trí hài hòa tạo nến sự bắt mắt rất ấn tượng. Đây chính là điều làm nên sự khác biệt của ẩm thực Nhật Bản: món ăn tao nhã, màu sắc bắt mắt, hương vị tự nhiên nhẹ nhàng… để lại trong lòng người thưởng thức những ấn tượng mạnh mẽ, khó quên.

b.    Tính hải dương

Là một quần đảo, mọi đời sống văn hóa của người dân Nhật đều chịu sự tác động của yếu tố biển. Vì vậy văn hóa ẩm thực Nhật Bản thể hiện rất rõ yếu tố hải dương. Rõ nét nhất là nguồn nguyên liệu hải sản phong phú chế biến món ăn. Có thể nói ẩm thực Nhật sẽ mất đi vẻ độc đáo, tinh tế của nó khi thiếu hải sản. Yếu tố hải dương quyết định rất lớn trong việc hình thành bản sắc văn hóa ẩm thực của người dân xứ sở hoa anh đào.

Từ nguồn nguyên liệu phong phú thiên nhiên ban tặng, người Nhật đã biết chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng, đẹp mắt. Có lẽ hiếm đất nước nào lại chuộng ăn đồ sống như đất nước Nhật Bản. Với chúng ta, hay nhiều người khác, các món ăn sống của Nhật tuy trong đẹp mắt nhưng lại rất ái ngại khi thưởng thức. Còn với người Nhật đó là những món ngon nhất. Họ biết cách chế biến món ăn sống làm mất đi vị tanh của cá, tôm, bạch tuộc…bằng các loại gia vị như mù tạt, giấm, các loại rau ăn kèm… Chính vì vậy họ vẫn thưởng thức những món ăn sống một cách ngon lành mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2004, người Nhật Bản là người dân sống thọ nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 81,9. Bí quyết sống lâu và khỏe mạnh của người Nhật một phần chính là từ các món ăn mang tính hải dương này.

III.           Ẩm thực - cái đẹp trong tâm thức người Nhật

Khi nói về cái đẹp người ta có nhiều quan niệm khác nhau nên khó có thể tìm được một định nghĩa rõ ràng cho cái đẹp. Nhà triết gia E.Kant nổi tiếng với câu nói: "Cái đẹp không ở trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà là ở trong con mắt của kẻ si tình”. Cũng giống như, đối với người này trước một hiện tượng, một vật thể…họ cho là đẹp nhưng người khác lại không cho là đẹp. Như vậy cái đẹp gắn với cách nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi người, mỗi cộng đồng khi mà họ cho cái đẹp đó hoàn thiện, hoàn mỹ và gợi lên trong cuộc sống, trong tâm thức của họ những ước mơ mang tính lý tưởng. Chính vì vậy, cái đẹp trong mỗi con người, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc có sự khác nhau. Người Nhật, họ cũng có cách nhìn nhận về cái đẹp riêng, cái đẹp đó in khảm trong tâm thức của họ và nó khiến cuộc sống của họ mới mẻ, tốt đẹp hơn. Đối với người Nhật, cách nghĩ, cách nhìn nhận về cái đẹp như một niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Thần đạo Shinto và Phật giáo đã ảnh hưởng đến tâm thức của họ.

3.1.    Cái đẹp gắn với thiên nhiên

          Có thể nói thiên nhiên đã gây ra  không ít đau thương cho người Nhật, nhưng thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật không hề vơi cạn. Hòa mình và đồng nhất với thiên nhiên là xúc cảm tiềm ẩn trong cội nguồn đời sống tinh thần của người Nhật Bản. Họ sống trong thiên nhiên và thiên nhiên sống trong họ trong một mối giao tình và hòa điệu thâm sâu. Chính vì vậy cái đẹp luôn đồng nhất với thiên nhiên, thiên nhiên cũng đồng nhất với cuộc sống của người Nhật.

          Người Nhật yêu thiên nhiên như một tín ngưỡng tôn giáo vậy. Họ yêu thiên nhiên và thần hóa chúng thành những vị thần Kami. Cái đẹp của thiên nhiên được nâng lên sánh với cái đẹp của các vị thần trong cuộc sống tâm linh.

          Không chỉ là lễ hội ngắm hoa anh đào, mà trong hội họa, kiến trúc, ẩm thực…thiên nhiên được tái hiện rất sinh động. Trong ẩm thực, người Nhật rất chú trọng đến yếu tố thiên nhiên. Từ những nguyên liệu thiên nhiên, họ tái tạo lại thiên nhiên, biến những món ăn thành một bức tranh thiên nhiên với đủ màu sắc, hương vị. Với người Nhật, bản thân thiên nhiên đã là cái đẹp, bởi vậy họ sáng tạo ra rất nhiều thiên nhiên xung quanh cuộc sống của mình. Chìm đắm trong khung cảnh của một buổi thưởng thức trà đạo, thả hồn thanh tịnh trong cảnh vườn cô tịch, tao nhã, uống ngụm trà và thưởng thức những chiếc bánh ngọt wagashi…Đó chính là cách thưởng thức cái đẹp của người Nhật. Bánh ngọt wagashi tràn ngập cảnh sắc của bốn mùa với những chiếc bánh nhỏ xinh hình dáng hoa anh đào, chiếc lá, quả non…Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.

          Đặc biệt có thể lý giải phần nào sự đam mê ăn cá sống và hải sản sống của người Nhật. Người Nhật yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của thiên nhiên, họ cảm nhận từng chuyển động nhẹ của thiên nhiên và rồi muốn tận hưởng hết mọi hương vị tuyệt mỹ của thiên nhiên. Người Nhật ăn cá sống, hải sản sống đang còn tươi ngon, họ cảm nhận được vị thanh khiết, tinh khôi của món ăn. Đó là sự tinh khiết thiên nhiên mang lại mà họ muốn tận hưởng gần như tuyệt đối sự tinh khiết ấy. Họ thích ăn sống hay nói đúng hơn đó là niềm đam mê bởi họ cảm nhận được cái đẹp, cái ngon lành của thiên nhiên. Từng chút một, chút một họ muốn cảm nhận hết cái đẹp tinh túy ấy.

Đến cả những vật dụng đựng thức ăn đều là sản phẩm của thiên nhiên. Người Nhật chuộng những vật dụng được làm từ tre, gỗ trong cách trình bày thức ăn. Có thể đó là những thanh tre đan chéo thành một tấm, hay là một tấm gỗ xù xì, hay chỉ là vỏ cây…đều trở nên đẹp đẽ dưới con mắt người Nhật. Họ dùng những vật dụng ấy để làm đẹp thêm cho các món ăn. Rồi bỗng dưng những vật vô tri vô giác trở nên có linh hồn và sáng bừng lên cái đẹp. Hơn ai hết, người Nhật rất yêu cái đẹp của thiên nhiên, với họ thiên nhiên là cái đẹp thuần khiết nhất mà tạo hóa đã ban tặng.

3.2. Cái đẹp nhỏ bé, đơn giản, tự nhiên.

Với người Nhật, cái đẹp có khi là những cái rất kỳ vĩ, hoành tráng như núi Phú Sỹ - ngọn núi tâm linh của người Nhật, nhưng cũng có khi cái đẹp thật nhỏ bé. Khi tạo cho mình biết thỏa mãn với cái ít ỏi, nhỏ bé, người Nhật tìm thấy và đánh giá cái đẹp ở tất cả mọi nơi xung quanh cuộc sống đời thường của họ. Với người Nhật cái đẹp không chỉ là một bức họa được đầu tư công phu từng đướng nét, màu sắc mà có thể là những đồ dùng hằng ngày như một chiếc lọ hoa, một ấm trà hay đơn giản như cái bát bằng gỗ đều thể hiện cái đẹp và trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Và cũng có thể là màu xẫm của cây cổ thụ, hòn đá rêu phong ở trong vườn, thậm chí là dấu chân in trên con đường mòn hay vết tay người ta chạm vào một bức tranh … đều làm họ mê mẩn. Cái đẹp ấy đẹp một cách tự nhiên không hề được trau chuốt, sơn bóng mà giản dị, cổ sơ, mang dấu ấn của thời gian. Nếu như người phương Tây luôn kỳ cọ cho những cái bát, cái đĩa thật sáng bóng thì người Nhật lại coi trọng sự xù sì, hoen màu thời gian của chúng. Họ cho đó là đẹp bởi họ cảm nhận được sự chuyển động tinh tế của thời gian.

3.3. Cái đẹp phù du, mong manh.

Nếu chú ý đến sự sắp xếp trên một bàn ăn Nhật, với nhiều loại bát đĩa, trang trí hoa văn kiểu dáng khác nhau, không theo một trật tự nào, không một chút lặp lại, chúng ta sẽ hiểu hơn về giá trị cái được coi là đẹp trong tâm thức người Nhật. Nhìn một bàn ăn Nhật, ta sẽ ngạc nhiên trước sự lộn xộn ấy, nhưng với họ đó chính là cái đẹp...................................................................................................

3.4. Cái đẹp gắn với chất triết lý, suy tư đậm chất thiền môn.

Với người Nhật, cái đẹp dường như nhỏ bé, mong manh, phù du. Trước cái đẹp, họ không thoát ngay lên câu cảm thán mà để lửng dấu ba chấm rồi suy tư, chiêm nghiệm về nó. Chính vì vậy cái đẹp trong tâm thức của người Nhật không đơn giản là vẻ đẹp bề ngoài nữa mà là chiều sâu tâm thức. Đó là cái đẹp cảm nhận từ cái không nói ra và cái không nhìn thấy được.

 

 

 

Kết luận

Trãi qua bao nhiêu biến động địa chất, sóng thần…người Nhật càng khẳng định hơn nữa bản lĩnh thép của mình. Đất nước nhỏ bé này được thế giới biết đến không chỉ bởi thiên tai mà hơn hết là nghị lực sống, nghị lực sáng tạo của họ. Chính vì vậy người Nhật Bản đã tạo nên "thương hiệu” của mình trên "thị trường” thế giới.

Đặc biệt trong ẩm thực, những miếng sushi nhỏ nhắn, những sashimi tinh khiết hương vị của biển cả, và cả trà đạo hay chén rượu sake nồng ấm…đều vượt ra ngoài biên giới nước Nhật đem đến sự mới lạ, độc đáo cho bạn bè năm châu. Ngày nay, người Nhật tự hào là một trong mười nước có nền văn hóa ẩm thực phong phú, độc đáo nhất thế giới. Đến với ẩm thực Nhật, người ta không những được thưởng thức những món ngon, bổ dưỡng mà còn lắng lòng suy ngẫm về cuộc sống để rồi tự thấy cõi lòng thanh thản, tự tại hơn. Đó chính là điều đặc biệt của món ăn Nhật. Chúng luôn gợi mở sự suy tư, triết lý thâm sâu về cuộc sống, về cái đẹp đích thực.

Người Nhật yêu cái đẹp một cách thuần túy, giản đơn, không bóng bẩy. Với họ cái đẹp là cái gần gũi, thân quen, cái gắn liền với đời thường. Có thể nói, người Nhật có cách cảm nhận về cái đẹp rất đặc biệt, tinh tế mang sắc thái rất riêng. Cái đẹp ấy không cao xa mà hòa nhịp cùng cuộc sống đầy biến động. Trong cái hỗn loạn, trong cái xô bồ họ nhận ra cái đẹp chân chính. Trong mọi lĩnh vực, mọi hoàn cảnh cái đẹp luôn được đề cao. Với quan niệm ấy họ đã sáng tạo ra một nền văn hóa độc đáo không hòa lẫn với bất kỳ một dân tộc nào. Từ kiến trúc, hội họa, văn học, ẩm thực cho đến nền kinh tế, khoa học kỹ thuật…người Nhật đều khiến cả thế giới nghiên mình bái phục. Ngày nay, Nhật Bản được biết đến là một đất nước có nền văn hóa truyền thống độc đáo và nền khoa học vượt bậc với những chú robot thông minh, với những sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến.

 

Chủ đề: TÀI LIỆU HỌC TẬP | Đăng bởi: heomupmip_qtbl
Lượt xem: 775 | Tải về: 31 | Rating: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==