Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 4, ngày 09/10/2024, lúc 6:10 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Files » TÀI LIỆU HỌC TẬP

Ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo, đặc biệt là Thiền Tông trong đời sống văn hóa Nhật
22/09/2011, 12:48 PM
ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ BẠN HÃY DOWNLOADN VỀ NHÉ

MỞ ĐẦU

Nhật Bản là một nước nằm ở vùng Đông Bắc Á, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới. Nơi đây điều kiện tự nhiên và khí hậu vô cùng đa dạng và khắc nghiệt ngay từ buổi bình minh cuả lịch sử. Đến với Nhật Bản du khách không chỉ được thưởng thức những thắng cảnh đẹp, những món ăn ngon mà còn được hòa mình vào dòng chảy của Phật Giáo yên tĩnh, thanh tịnh. Phật Giáo Nhật Bản như là một tôn giáo của đời sống, nó chi phối sâu sắc cảnh quan Nhật Bản về mọi phương diện đặc biệt là tính chất Thiền trong Phật Giáo.

Thiền Tông du nhập vào Nhật Bản khá muộn (thế kỷ XII) nhưng mà nó ảnh hưởng sâu rộng tới văn hóa Nhật Bản, thậm chí trở thành hình thái ý thức xã hội Nhật, nó trở thành một triết lý sống, một lối tư duy có ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống văn hóa xã hội như hội họa, kiến trúc, văn học, sân khấu kịch, ẩm thực…. đồng thời Thiền còn có sự lan truyền mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến các nước trong khu vực và trên thế giới.

 

NỘI DUNG

 

1. Khái quát về Phật Giáo Nhật Bản

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phật Giáo Nhật Bản

Phật giáo được truyền vào Nhật Bản khoảng năm 552 sau công nguyên từ vương quốc Bách Tế (nay thuộc Triều Tiên). Lúc bấy giờ quốc vương Bách Tế đã cử một sứ đoàn mang đến biếu Thiên hoàng Nhật Bản một pho tượng Phật quý và một số sách kinh điển nhà Phật. Tuy lúc đầu có gặp một số khó khăn, song nhờ được sự bảo trợ của Nữ hoàng Suiko (593-628), đặc biệt là của Thái tử Shotoku (574- 622), Phật giáo được truyền bá rộng khắp đất nước.

Đầu thế kỷ thứ IX Phật giáo Nhật Bản chủ yếu phục vụ cho giới quý tộc cung đình.

Đến thời Hei-an (794- 1185) đã xuất hiện và phát triển hai tông phái lớn là Chân Ngôn tông và Thiên Thai tông.

Bước vào thời Kamakura (1185-1333) Phật giáo trên quần đảo này phát triển rực rỡ với sự truyền bá của hàng loạt các tông phái mới khác từ Trung Quốc như Thiền tông (Zen), Tào Động tông, Tịnh Thổ tông... đem lại hy vọng được giải thoát cho đông đảo các tầng lớp dân chúng.

Dưới thời Tokugawa (1603-1867), do sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Kitô giáo, Phật giáo và sinh hoạt của hệ thống chùa chiền trên khắp Nhật Bản cũng gặp nhiều trở ngại.

Trong thời Minh Trị, chính sách quốc giáo hoá Thần đạo đã làm cho Phật giáo phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn, không ít chùa chiền, tượng Phật bị huỷ hoại. Sau Thế chiến thứ II, xuất hiện hàng loạt tổ chức tôn giáo mới với tư cách những phong trào Phật giáo mà một số tổ chức lớn trong đó là Soka Gakkai, Risshò Kòseikai, Reiyùkai...Trong suốt lịch sử phát triển lâu dài ở Nhật Bản, Phật giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn góp phần đáng kể vào việc làm giàu nền nghệ thuật và vốn tri thức của Nhật Bản.

1.2. Thiền Tông (Zen), một nét đặc trưng văn hóa Nhật Bản

Thiền (Zen) là một trong những tông phái của Phật giáo. Thiền bắt nguồn từ thời Phật Thích Ca, rồi được Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma, con của vua Chí Cương, thuộc dòng Sát Đế Lợi, nước Quốc Hương, Nam Thiên Trúc, vùng Cao nguyên Dekkan, miền Nam Ấn Độ. Ngài là Tổ sư thiền tông đời thứ 28 của Ấn Độ). Năm 480 vâng lời Thầy, Ngài đến Trung Hoa để truyền bá pháp môn thiền. Ở Trung Hoa lúc đầu thiền bị ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Lão và Khổng. Thiền chỉ độc lập và nổi tiếng từ thế kỷ thứ bảy và đã trở thành một tông phái chính cho tới ngày nay tại Trung Hoa. 

So với các quốc gia vùng Đông Á, Thiền Tông du nhập Nhật khá muộn màng.  Phật Giáo tuy đã có mặt tại Nhật từ thế  kỷ thứ VI, qua sự truyền nhập  của Trung Quốc và Triều Tiên,  nhưng Thiền Tông chỉ được  xác lập ở Nhật từ thế kỷ XII. Khởi đầu là do đại sư Eisei (Vinh Tây, 1141- 1215), ngài là người đầu tiên cho xây các thiền viện ở Nhật Bản. Nhưng thời kỳ đầu ảnh hưởng của Thiền Tông bị các hệ phái khác phản đối mạnh mẽ, Thiền Tông do đại sư Năng Nhẫn thành lập bị tan rã do những vụ đốt hàng loạt các chùa ở Nara.

Thiền Tông thực sự phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản là nhờ sức mạnh tư tưởng của thiền sư Dogen (Đạo Nguyên, 1200- 1253). Ngài đã sang du học tại Trung Quốc, ở đây ngài đã chứng ngộ sâu xa được lý thiền theo truyền thống nguyên thủy, với chủ trương "tu chứng thất như” hay còn gọi là "tu chứng nhất đẳng”. Khác với những thiền sư sang Trung Quốc, Dogen trở về tay không . Không văn tự, không kinh sách, không ảnh tượng, không nghi lễ. Với ông, ngồi thiền, chỉ ngồi thiền (chỉ quán lập tọa) là quan trọng hơn cả. Khi ông mất, các đệ tử của ông đã mất phương hướng và phân hóa dần, sau này lại nhập thêm những nghi lễ như tụng kinh, niệm chú và trọng sự tu tập. Đến đời thứ 4 thiền phái Tào Động do sáng lập đã trở thành một trong ba hệ phái lớn nhất tại Nhật Bản lúc bấy giờ, kết hợp chặt chẽ thiền tông với những nghi lễ có tính cách thần bí, chủ trương xây dựng chùa chiền và phổ độ chúng sinh.

Thiền Tông thời kỳ này được phổ cập trong giới thượng lưu trí thức, mang đậm tính văn học nghệ thuật, nhất là thời Muromachi, các thiền sư trở thành nghệ nhân, những văn sĩ và học giả. Các tăng sĩ đem sắc thái thiền vào những nghệ thuật như nghệ thuật cây cảnh, thi văn, trà đạo, kịch nghệ.

Ngày nay, thiền tông thấm nhuần trong văn hóa Nhật Bản, không chỉ ảnh hưởng đến nghệ thuật, Thiền còn đi vào đòi sống thường ngày của người dân Nhật trong ăn uống, nghỉ ngơi và cả trong kinh doanh. Có thể nói thiền được xem như là một đặc trưng trưng văn hóa của Nhật Bản. Người Nhật luôn tìm thấy ở thiền một nhân sinh quan đem lại sự trong sáng và sức mạnh cho sự thưởng thức nét đẹp tinh tế của cuộc sống.

Vậy thiền là gì ?

Trước hết, về mặt ngữ nguyên Zen là cách phát âm Nhật Bản của chữ Thiền và cách gọi đó đã trở nên quen thuộc trên toàn thế giới. Người Trung Quốc đã phiên âm các chữ Dhyanna, Jhana của Ấn Độ thành Ch’an. Cách gọi đó sang Nhật là Zen cũng như sang Việt Nam là Thiền.

Thiền có nghĩa là bộc lộ toàn bộ sức mạnh tinh thần của mình và bước vào vòng vô ngã, chiêm nghiệm tính toàn vẹn của thế giới. Tình trạng thiện đạt tới bằng trầm tư mạc tưởng, tập chung sức mạnh tinh thần vào một điểm (Thiền Quán) và lãnh ngộ được bản chất sự việc (đốn ngộ).

 Thiền Tông khác với các tôn giáo khác ở chỗ cho rằng sự giác ngộ chỉ có thể được bằng nhận thức trực giác. Nó không dựa trên hiệu quả của một công thức thiêng liêng nào đó hay quyền lực của một đấng cứu thế từ bi, mà là dựa trên cố gắng cá nhân để nắm được ý nghĩa của vũ trụ. Cái cảm giác nội tại về sự thống nhất giữa cá nhân với thiên nhiên thấm đượm tư duy của người Nhật.

Thiền hiện hữu trong mọi hoạt động ăn, ngủ, làm vườn, trang trí nhà cửa, tạo thành một "không gian sống” mà con người sẽ đạt đến trạng thái bình an, cởi bỏ tất cả những ràng buộc ưu tư. Thiền xoá bỏ được ý thức về không gian và thời gian, xoá bỏ những ý niệm về vĩnh cửu, vô biên, vô hạn…

2. Ảnh hưởng của Phật Giao, đặc biệt là Thiền Tông trong đời sống văn hóa Nhật.

2.1. Ảnh hưởng của Phật Giáo nói chung.

Một đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản đó là sự dung hòa của nhiều nền văn hóa khác nhau, là nơi hội tụ của văn hóa phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên đặc điểm này không làm cho văn hóa Nhật bị đồng hóa mà lại làm cho văn hóa Nhật có một bản sắc độc đáo riêng. Điều này giải thích vì sao trong quá trình phát triển của mình Phật Giáo luôn được người dân Nhật đón nhận. Có thể nói Phật Giáo là tôn giáo hết sức mềm dẻo khi phát triển mạnh thì Phật Giáo không bài xích những tôn giáo khác hay khi thất thế thì nó luôn tìm cách dung hợp với những tôn giáo bản địa của địa phương để cùng phát triển. Chính vì thế Phật Giáo ở thời kỳ nào cũng giữ vị trí quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của người dân Nhật.

+ Lễ Setsubun (vào mùa xuân)

 + Nehan Service (Cõi Niết Bàn của Đức Phật)

+Higan Service

+ Hana Matsuri (Ngày Đức Phật đản sanh)

 + Segaki Service (Phật Giáo Tạ Ơn)

 + Jodo Service ( Đức Phật Giác Ngộ)


2.2. Thiền trong đời sống văn hóa Nhật

2.2.1. Ảnh hưởng trong tính cách con người Nhật

* Yêu thiên nhiên và cái nhìn tinh tế.

* Tinh thần võ sĩ đạo

2.2.2. Kiến trúc

 Kiến trúc là một trong những đặc trưng của một nền văn hóa. Nói cụ thể hơn, nhìn vào kiến trúc của một dân tộc chúng ta có thể biết được đặc tính văn hóa của dân tộc đó. Nó còn phản ánh tư tưởng, tâm hồn, trí tuệ... mà qua đó, chúng ta có thể đoán được sự hưng vong của khuynh hướng hay trường phái phát sinh ra nó. Đối với đất nước Nhật Bản, kiến trúc đã chịu sự ảnh hưởng khá sâu sắc của Thiền và ta cũng có thể thấy được một nét văn hóa tiêu biểu của người Nhật.

a. Kiến trúc nhà ở

=> Các kiến trúc Thiền đã thể hiện tính cởi mở, nhẹ nhàng, và hoà vào thiên nhiên giúp rất nhiều có các ngôi nhà hay đền đài Nhật Bản vượt qua được thử thách của các địa chấn. Tuy nhiên, mục tiêu chính của kiểu kiến trúc này là để tạo bầu không khí an nhiên và cởi mở của tâm.

b, Vườn Thiền (Zen garden)

Vườn Thiền (vườn dành cho việc thực hành Thiền) xuất hiện ở Nhật vào khoảng thế kỷ XIV.

Điểm nổi bật của một mảnh vườn Thiền Nhật bản thường là: Khung cảnh khô tạo nên một sắc thái giống các tranh vẽ 3 chiều. Mảnh vườn không quá lớn, về kích cỡ gần với một sân chơi nhỏ hơn là một khu vườn. Có dùng tới các hiệu ứng tâm lý tạo cảm giác về không gian và khoảng cách như là việc thiết trí các cây bonsai nhỏ làm nền. Các non bộ (hay tảng đá) được đặt cẩn thận gợi cảm của núi non hùng vĩ. Cát được trải thành các dòng chảy nhỏ, tạo ra hình ảnh của nước. Cách bài trí không đối xứng và dùng cây cỏ sắp xếp giản dị và là loại cây dễ tìm.

Triết lý của vườn Thiền là một sự cố gắng nắm bắt tinh thần hay cốt tủy của thiên nhiên hơn là một sự bắt chước thiên nhiên. Do đó, các mảnh vườn này có thể rất trừu tượng.

Có nhiều phong cách khác nhau tuy nhiên nổi bật trong đó có các loại như: vườn khô Karesansui, vườn trà Chaniwa hay vườn đi dạo Kaiyushiki.

Vườn đá của Nhật Bản (karesansui) hay còn gọi là sân vườn thiền định (Zen garden) do ảnh hưởng đặc trưng mang phong cách Thiền tông và được áp dụng nhiều trong các thiền viện, trà thất. Không giống như những kiểu vườn truyền thống khác, vườn kiểu Karesansui không có sự hiện diện của yếu tố nước, đó đơn giản là sự sắp xếp của đá, sỏi, cát thành những hình gợi nên cảm giác sông, hồ, biển cả với núi đá, hòn đảo nhô lên. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ đơn giản, bình thường nhưng giá trị thực của nó đòi người ngắm cảnh phải ngồi trầm tư, mặc định và từ từ thấu hiểu ý nghĩa sâu xa hàm chứa bên trong những những hình dáng đơn giản kia.

2.2.3. Hội họa

Thiền tông có sức ảnh hưởng khá mạnh mẽ đối với nhiều mặt đời sống văn hóa Nhật, trong đó có hội họa. Sự ảnh hưởng đó đã hình thành nên trường phái hội họa Thiền ở Nhật Bản.

Tranh Thiền đã xuất hiện ở Trung Hoa từ cuối đời Đường và được phát triển mạnh ở đời Tống, sau đó du nhập sang Nhật và được phát triển bởi thiền sư Sesshu Toyo (1420-1506).

2.2.4. Thiền trong văn chương Nhật Bản

Sự phát triển mạnh mẽ của Đạo Phật trong thời đại Nara và Heian đã có tác động không nhỏ đến đời sống văn học Nhật Bản. Tuy nhiên chỉ khi thiền (Zen) xuất hiện thì sự ảnh hưởng này mới trở nên rõ nét nhất. Chúng ta có thể thấy điều này rất rõ qua qua việc tìm hiểu thơ Haiku.

Thơ haiku Nhật bản là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hoá đất nước Phù Tang. Nó là một thể thơ đặc biệt trong thơ cổ truyền của Nhật bản. Thơ bao gồm 17 âm tiết, thường được chia làm 3 dòng với 5 - 7 - 5 âm tiết. Phần lớn các nhà thơ haiku đều là các thiền sư. Chính những nhà thơ thiền sư này đã đưa thiền vào thơ. Vì thế, họ nhìn đời với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của người nghệ sĩ.

- Wabi:

- Aware: 

- Karumi 

2.2.5. Ẩm thực

Nhắc đến văn hóa Nhật Bản thì chúng ta không thể không nhắc đến văn hóa ẩm thực của người Nhật, nó không chú ý đến số lượng nhiều mà chú trọng, cầu kỳ đến hình thức và hương vị.

Ẩm thực Nhật được biết đến với những món nhẹ nhàng, thanh tao nhưng thể hiện vẽ đẹp tinh túy và sự cầu kỳ từ hình thức đến hương vị. Đặc biệt tính lễ nghi, tính thẩm mỹ và các gia vị trong khoa ẩm thực Nhật đều có dấu tích phật giáo đặc biệt là Thiền tông. Đặc trưng phật giáo của kiểu nấu ăn Nhật được gọi là Shojin- ry ori, đây là sự kết hợp của hai từ có nghĩa là tôn giáo và mỹ thuật Shojin-ryori nguyên thủy là thức ăn để phục vụ cho các sư thiền tông thường từ làm gạo và rau quả. Cách thức ẩm thực như vậy nhằm giúp cho sự sáng suốt của tâm (cũng vì lý do này các thức ăn cay và kích thích như tỏi và hành đều bị tránh dùng)

Món ăn Nhật trang trọng thể hiện những nét đẹp của văn hóa, tâm lý dân tộc, ước muốn gửi gắm trong đó truyền thống ẩm thực lâu đời, khát vọng giao hòa, làm chủ thiên nhiên. Chính điều này đã để lại dư vị mạnh mẽ, ấn tượng trong lòng người thưởng thức.

Trong ẩm thực Nhật có lẽ trà đạp mang đậm tính thiền nhất.

Nghệ thuật dùng trà Thiền có nguồn gốc từ Trung Hoa được truyền sang từ Nhật. Trà đạo phát triển trên triết lý cho rằng uống trà như là một thứ tiêu khiển thanh tao cũng như việc lễ giáo, việc uống trà bởi các sư Thiền Tông để giữ cho mình thức tỉnh.

 Đối với  người Nhật, uống trà là cả một nghệ thuật, một nghi lễ. Nghệ thuật ở đây  là cái hay, cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kỹ năng, kỹ xảo cao, vượt lên mức thông thường phổ biến. Trà đạo của Nhật có sự tổng hợp của tính sáng tạo nghệ thuật, tính cảm thụ tự nhiên, tư tưởng tôn giáo và sự xã giao.

Việc uống trà ở Nhật Bản mang tính đại chúng đã lan rộng từ các Thiền viên tới dân chúng với những phong cách mang tính thẩm mỹ khác nhau. Các hội uống trà và thi hương vị trà đã thu hút chú ý của cả Thiên Hoàng và các tướng quân, các nhà buôn giàu có. Mặc dù việc uống trà không phải dành riêng cho các thiền viên nhưng trà lễ với tư cách là các quy tắc và nghi thức tỉ mỉ cho việc pha và uống trà do cách thiền sự tạo ra.

Trà lễ mang nhiều đặc tính của Thiền, trong đó có sự thanh tịnh, tính giản dị và mộc mạc đã trở thành những đặc trưng thẩm mỹ và uống trà, do đó dần dần trở thành một nghi lễ có tính nghệ thuật cao.

2.2.6. Sân khấu ( kịch No)

Kịch Nô là hình thái sân khấu truyền thống nhất và thực chất nhất, cũng phát triển toàn diện nhất của nước Nhật.

Kịch Nô là sân khấu trữ tình, là nơi kết tinh những giá trị văn chương cổ điển của Nhật, là nơi thể hiện tinh thần Thiền Tông đầy đủ. Kịch Nô là sân khấu biểu tượng, sân khấu của cái ảo, là nỗ lực vươn tới cái u huyền của cuộc sống.

         Theo Zêami  "U huyền được xem như dấu son của thành tựu tối thượng trong mọi nghệ thuật và tài năng. Đặc biệt ở nghệ thuật Nô, sự thể hiện của u huyền là điều quan trọng bậc nhất..Người diễn viên phải nhận thấy rằng u huyền chỉ đạt được khi mọi hình thức biểu hiện cho người ta nhìn và nghe đều tuyệt đẹp”.

Thế giới  quan của Nô  bắt nguồn từ tư  tưởng Thiền Tông.  Các nhân vật chính của  Nô thường là những sinh linh, những tâm hồn còn vương tục lụy, nghĩa  là còn chìm đắm trong vòng sinh  tử luân hồi, oán  thù, ái ân. Họ chỉ được giải  thoát khi hiểu ra điều đó,  do một cơ  hội bất ngờ  đạt ngộ, nhìn  thấu bản chất vô thường và vô ngã. Chính thế giới quan ấy đã tạo cho sân khấu Nô  một kết  cấu độc đáo; chẳng  hạn: cuộc gặp gỡ  của một khách hành  hương và một  bóng ma, về cuộc đối  thoại kỳ lạ giữa thực  và ảo.

Những nền sân khấu mà ta quen thuộc thường xây dựng một vở kịch theo kết cấu: Mở đầu, phát triển và kết thúc. Trong khi đó toàn bộ vở kịch Nô là một kế thúc ngay từ đầu. Nhân vật Shitê đã chết trước khi bắt đầu vở kịch. Hành động thì diễn ra chậm chạp, có khi bất động. Và tình tiết không phát triển theo lối lên cao mà dường như theo đường dợn sóng.

 Dưới sự ảnh hưởng của Thiền Tông, mọi vận động trên sân khấu Nô dường như không phát ra ngoài mà hướng vào trong. Hành động trong bất động là một phong cách diễn xuất hầu như đặc thù của sân khấu Nô.

2.2.7. Cắm hoa

  Nghệ thuật cắm hoa hay còn gọi là Hoa Ðạo có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa trong các chùa để dâng cúng linh hồn người quá cố từ thế kỷ thứ VI rồi dần dần được các nhà truyền đạo  truyền lại và trở thành nghệ thuật cắm hoa từ thế kỷ thứ XV với nhiều trường phái khác nhau.

Ảnh hưởng của tư tưởng Thiền tông sau đó được tìm thấy qua chứng cớ về sự thiết trí hoa bất đối xứng để miêu tả sự biểu lộ có thể của thiên nhiên. Một kiểu (cắm hoa) gần gũi triết lý Thiền nhất được biết là chabana (hay nageive) rất đơn giản và không gò bó được tạo ra bởi trà sư Sen no Rikyu (1521-1591).

KẾT LUẬN

Như vậy, trong gần 15 thế kỉ, sự tồn tại và phát triển của phật giáo Nhật Bản có nhiều bước thăng trầm, bản thân Phật giáo khi du nhập đã dần hoà trộn dần dần vào hệ tư tưởng thần đạo truyền thống của Nhật Bản, Phật giáo và Thần đạo không những bổ sung cho nhau, mà còn hoà hợp lại với nhau. Người Nhật tiếp thu tư tưởng Phật giáo từ Trung Quốc, nhưng cũng không ngừng cải tiến hệ thống giáo lý cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình, sự ảnh hưởng của Thiền là một minh chứng sinh động cho điều đó. Người Nhật sẵn sàng du nhập những tông phái Phật Giáo mới được truyền bá vào, song song với việc giữ gìn những nét truyền thống mang tính bản sắc của dân tộc mình.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Nguyễn Phương Khánh (2011), Tài liệu học tập Văn hóa , văn học Nhật Bản, ĐHSPĐN.

2.     Nhật Chiêu (2003), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb Giáo dục, HN.

3.     Hữu Ngọc (2006), Hoa anh đào và điện tử, Nxb Văn nghệ.

4.     Nguyễn Trường Tân (2011), Tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, Nxb Văn hóa  thông tin.

 

Chủ đề: TÀI LIỆU HỌC TẬP | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86
Lượt xem: 883 | Tải về: 22 | Rating: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==