Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 4, ngày 09/10/2024, lúc 6:16 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » Files » TÀI LIỆU HỌC TẬP

Văn học Chăm -Nhóm 5 (Học phần văn hóa Chăm)
15/05/2011, 11:27 AM

ĐÂY CHỈ LÀ PHẦN TÓM TẮT ĐỂ XEM ĐƯỢC ĐÀY ĐỦ THÌ CÁC BẠN HÃY DOWLOAN VỀ MÁY NHÉ 1LINHK LÀ BÀI WORLD VÀ 1 LINHK LÀ POWERPOINT NHÉ.

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử hình thành và phát triển của của nền văn hóa Việt Nam đa dân tộc, văn hóa của người Chăm chiếm một vị trí đáng chú ý.Văn hóa Chăm nó không chỉ được coi như là một biểu hiện về tính đa dạng của văn hóa Việt Nam, mà còn góp phần tạo nên một sắc thái riêng trong văn hóa dân tộc. Với đức tính thông minh, cần cù, và sáng tạo, người Chăm đã tạo ra cho mình một nền văn hóa hết sức độc đáo và phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn học. Đối với văn học của Chămpa thì đó là một nền văn học như thế nào, diện mạo của nó ra sao,và những nét đặc sắc gì ? Nó đă có nhưng đóng góp gì vào lịch sử văn học Việt Nam ? Đó chính là những câu hỏi mà chúng ta cần giải quyết để góp phần vào việc tìm hiểu và khôi phục lại bức tranh văn học của người Chăm.

B . NỘI DUNG

Nền văn hóa Chămpa là sản phẩm mang tính tổng hòa mối quan hệ của các nền văn hoá khác nhau, thông qua giao lưu tiếp xúc giữa các nền văn hóa trong khu vực cũng như trong cùng một quốc gia đa dân tộc. Nó là sự hòa quyện, thống nhất của nhiều nền văn hóa đã tạo nên một nền văn hóa Chăm phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Góp phần vào sự đóng góp cho nền văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung.

Trong tất cả các lĩnh vực văn hóa cũng như nghệ thuật thì văn học cũng là một lĩnh vực không thể không nhắc đến trong quá trình hình thành và phát triển của một dân tộc, nó là một lĩnh vực mang tính đa dạng của tổng thể các thể loại như thần thoại, ca dao, dân ca hay trong những câu chuyện dân gian hay trong thơ. Có chứa đựng trong các văn bia hay trong bài tụng kinh với nhiều sắc thái khác nhau, để tạo nên một nền văn hoc Chăm có đặc trưng riêng biệt.

 2. Văn học Chăm

2.1 Các thời kỳ phát triển của văn học

2.2. Các bộ phận cấu thành văn học Chăm

2.2.1. Văn học dân gian

          Trong kho tàng văn hóa dân gian của một dân tộc thì văn học dân gian, hay còn gọi là văn học truyền miệng có một vị trí đặc biệt. Một mặt nó luôn gắn bó với các bộ phận văn hóa dân gian khác như dân ca, dân nhạc, dân vũ …mặc khác nó lại có mối liên hệ với văn học viết của dân tộc đó. Bàn về lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu văn học dân gian viết: "Văn học dân gian chia làm hai bộ phận lớn: truyện và thơ ca. Truyện gồm có thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. Thơ ca gồm tục ngữ, ca dao và dân ca”. Được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, các sản phẩm của văn học dân gian được chắt lọc dần dần để ngày càng uyển chuyển, linh động, giản dị và điển hình hơn về mặt hình ảnh và phong cách nghệ thuật để có thể phản ánh tốt nhất cuộc sống đa dạng của cộng đồng. Có thể xem đây là đặc điểm hàng đầu của văn học dân gian. Văn học dân gian Chăm cũng mang những đặc điểm của văn học dân gian nói chung.

2.2.2. Văn bia kí

Văn bia kí được sáng tác từ thế kỷ III đến thế kỷ XV bằng cả hai thứ ngôn ngữ là văn tự Chăm cổ và Sanskrit, có mặt khắp miền duyên hải Trung Bộ. Văn bia Chăm Pa là một mảng quan trọng của văn học Chăm Pa, các bia ký Chăm Pa bằng chữ Phạn được viết chủ yếu theo thể thơ của Ấn Độ, văn học Ấn Độ qua hình thức truyền khẩu trong dân gian cũng có mặt tại Chăm Pa.

2.2.3. Văn học viết

         Người Chăm biết sử dụng chữ viết từ khá sớm. Văn học vừa là nhân vừa là quả của ngôn ngữ - tư duy Chăm, cả tư duy bình dân lẫn tư duy bác học (tư duy phức hợp, tư duy trừu tượng, siêu hình, tư biện, suy lí…), biểu hiện ở bề nổi lẫn phần chìm trong mọi khía cạnh, lĩnh vực. Ngôn ngữ - chữ viết phát triển thúc đẩy văn học phát triển. Nên ở Chăm, song hành với văn học dân gian: panwơc yaw tục ngữ, panwơc pađit ca dao, dalikal truyện cổ…, là nền văn học viết: sử thi, trường ca, thơ thế sự, thơ triết lí, gia huấn ca…Nhìn chung văn học viết của dân tộc Chăm có thể chia làm các thể loại sau:

2.3. Đặc điểm văn học Chăm

         - Văn học Chăm pa phong phú, đa dạng về hình thức lẫn nội dung và có những nét đặc sắc riêng.

   +  Về hình thức: văn học Chămpa có nhiều thể loại khác nhau như: thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, sử thi, trường ca, thơ thế sự, thơ triết lí, gia huấn ca…

   +  Về nội dung: văn học thành văn phản ánh thời cuộc, khắc hoạ nhiều mặt của đời sống xã hội, ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình yêu gia đình và quê hương. Thơ ca rất dồi dào âm điệu, nội dung trữ tình và thường là thơ lục bát gieo vần lục tứ và bát lục.

   +  Nét riêng của văn học Chămpa:

·                    Thể thơ lục bát Chăm linh hoạt trong cấu trúc, có khả năng sáng tạo lớn.

·                    Về nội dung và đề tài: có tới 250 minh văn Chămpa được sáng tác từ thế kỉ III đến thế kỉ XV bằng cả tiếng Phạn lẫn tiếng Chăm cổ. Là điều mà lịch sử văn học Việt Nam chưa hề có, nhưng chỉ chưa đầy 10% minh văn đó được dịch sang tiếng Việt chủ yếu là phục vụ cho nghiên cứu chứ chưa là chọn lọc mang tính chất văn chương. Năm sử thi Akayet Chăm có xuất xứ hoặc mang âm hưởng Mã Lai hoặc Ấn Độ được viết vào thế kỉ XVI – XVIII là sáng tác thành văn đắc trưng Chăm, một hiện tượng không có trong văn học sử Việt Nam. Bốn sử thi nổi tiếng của Chăm khác với các dân tộc anh em ở Tây Nguyên như Êđê, Bana…sử thi Chăm đã được văn bản hoá từ thế kỉ XVI. Cuối cùng ba trường ca Ariya trữ tình nổi tiếng mà nội dung mang chở sự đối kháng quyết liệt giữa Hồi giáo – Bàlamôn giáo dẫn đến đổ vỡ và cái chết cũng là một dị biệt khác.

      -  Hầu hết các tác phẩm văn học Chăm không có tên tác giả và chưa xác định được năm sáng tác cụ thể.

      -  Văn học Chăm pa có một quá trình phát triển lâu dài gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc.

       -  Văn học Chăm pa mang tính nhân văn sâu sắc, nhất là ở thể loại sử thi và cụ thể là trong 2 bộ sử thi quan trọng của văn học Chămpa là Akayet Inra Patra và Akayet Dewa Mưnô.

        -  Văn học Chăm pa chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo và ảnh hưởng của các nền văn học khác.

2.4 . Ảnh hưởng của tôn giáo và các nền văn học bên ngoài tới nền văn học Chămpa

            - Văn học Chămpa chịu ảnh hưởng của tôn giáo: Hinđu giáo, Hồi giáo trong đó đặc biệt là đạo Bàni. Thể hiện rõ nét sinh động sáng tạo trong nội dung, hình thức của các thể loại văn học làm cho văn học Chămpa vừa mang tính hiện thực lịch sử, vừa mang tính li kì. Tuy nhiên cũng đã có những biến đổi khác để phù hợp với dân tộc.

  2.5. Nhận xét, đánh giá

 * Đóng góp của văn học Chămpa đối với nền văn học của dân tộc:

       -  Như vậy, trong quá trình phát triển của mình người Chăm đã sáng tạo ra một nền văn học khá đăc sắc,với sự phong phú đa dạng về thể loại, nội dung phản ánh nhiều mặt của xã hội. Văn học Chăm đã để lại cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về xã hội Chăm lúc bấy giờ với những thăng trầm lịch sử, những biến cố và sự xung đột của các tôn giáo.

        -  Do nhiều nguyên nhân mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một hình dung đầy đủ về văn học Chăm. Nhưng với những gì hiện có,văn học Chămpa đã góp phần làm đa dạng, phong phú, đặc sắc cho diện mạo văn học Việt Nam. Nó đã bổ sung vào bức tranh văn học Việt Nam với những màu sắc riêng mà văn học bất kỳ dân tộc nào cũng không có được, điều đó thật là vô giá. Chúng ta có thể thấy rằng văn học Chăm đã có những đóng góp riêng vào văn học dân tôc như: thể thơ lục bát Chăm đã góp phần đa dạng thơ ca Việt Nam, sử thi Chăm đă được văn bản hóa từ thế kỷ XVI (sáng tác thành văn) chứ không chỉ mang tính truyền miệng, trường ca-Ariya trử tình nổi tiếng mà nội dung thể hiện sự xung đột tôn giáo Hồi giáo và Balamôn giáo dẫn đến những câu chuyện tình ngang trái,đổ vỡ chỉ có trong văn chương Chăm...

        -  Về vị trí của văn học Chăm trong lịch sử văn học Viêt Nam hiện nay, thì nó không phải chỉ là ở những tác phẩm văn học đã có mà là một thực thể sống động đang trực tiếp góp phần vào đời sống văn học dân tộc. Điều đó được thể hiện trên cả lĩnh vực văn học dân gian và văn học viết. Đối với văn học dân gian, thì những ảnh hưởng qua lại của văn học dân gian Chăm với văn học dân gian Việt đã góp phần quan trọng vào việc xác định đặc tính  Đông Nam Á trong văn học Việt Nam. Đối với văn học viết, những đóng góp của văn học Chăm được thể hiên rõ trên hai phương diện, thứ nhất là những hình thức văn học Chăm rất độc đáo, thứ hai là những cảm hứng nghệ thuật mang tính tôn giáo rất riêng lạ của người Chăm đã và đang tiếp tục tham gia vào đời sống văn học của dân tộc. Văn học Chăm là một bộ phận không chia cắt của văn học Việt Nam. Sự hiện diện của văn học Chămpa trong lịch sử văn học Việt Nam chắc chắn sẽ đem đến những nhận thức mới về các biên giới không gian và thời gian của văn học Việt Nam, cũng như tính toàn vẹn, và thống nhất của lịch sử văn học dân tộc.

   * Thực trạng và vấn đề bảo tồn, phát huy văn học Chăm.

           Về thực trạng:

Thực tế cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một hình dung đầy đủ về toàn bộ nền văn học của Chămpa. Những mất mát, thất lạc bởi biến động của thời cuộc đã làm cho diện mạo văn học Chămpa không còn nguyên dạng. Nếu như việc hình dung về bộ phận văn học dân gian truyền thống của Chăm dù còn rất nhiều khó khăn nhưng có thể thực hiện được một cách có kết quả nhất định. Bởi vì các tác phẩm văn học dân gian vẫn ít nhiều được lưu truyền và gìn giữ trong các gia đình Chăm. Còn đối với văn học viết của Chăm thì số phận của nó lại tỏ ra lận đận hơn, nó lận đận như chính số phận của vương quốc này, dân tộc này. Bởi đăc điểm của các tác phẩm văn học viết đa phần là không có tên tác giả, và khó xác định được niên đại. Ngoài bia ký là loại hình có thể khôi phục lại được, còn các loại hình tác phẩm được ghi chép trên giấy đều là các bản viết tay hầu như chưa được khắc in khi chúng xuất hiện. Chúng ta không biết tới những tác gia văn học của dân tộc này trong qua khứ, và như hình dung của Inrasara là một nhà thơ,đồng thời là một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, thì những tác phẩm văn học viết của người Chăm đang bị thất lạc khắp nơi và cũng có thể phần lớn đã bị chôn vùi và lãng quên, đó là cả một tài sản khổng lồ.

 Như vậy, đó là tình trạng rất khó khăn trong việc nghiên cứu lịch sử văn học Chăm. Mặt khác, khi mở các bộ lịch sử văn học Việt Nam tư trước tới nay chúng ta không thấy bóng dáng văn học Chămpa ở đâu cả,chưa có một chương nào nói về văn học của người Chăm.

        *  Vấn đề bảo tồn và phát huy văn học Chăm.

Đứng trước thực trạng của văn học Chăm, chúng ta cần phải tăng cường công tác bảo tồn và phát huy văn học Chăm, thể hiện ở một số vấn đề sau:

       - Như chúng ta đã biết, hình bóng vương quốc Chămpa hùng cường đã bị xóa nhòa trong ký ức. Thế nhưng còn một dân tộc Chăm, còn một cộng đồng người Chăm đang tồn tại thì cũng có nghĩa rằng còn tiếng nói , còn văn hóa Chăm và còn văn học Chăm.Văn học đó phải có chỗ đứng trong lịch sử văn học Việt Nam, như con người Chăm đang tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Do đó cần phải đưa văn học Chămpa bộ lịch sử văn học Việt Nam.

        - Chúng ta phải có một chương trình,kế họach cụ thể và toàn diện để sưu tầm, nghiên cứu,dịch thuật, công bố những tác phẩm văn học Chăm đang còn thất lạc để làm sống dậy nền văn học đó. Nói chung là bảo tồn phát huy những giá trị hiện có,tăng cường tìm kiếm những giá trị còn tiềm ẩn.

       -  Đặc biệt, trong tình hình hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Do đó vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa là việc làm có ý nghĩa và tầm quan trọng hàng đầu mà bất cứ một dân tộc,quốc gia nào cũng đặc biệt quan tâm.Chính vì vậy mà công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người Chăm trong đó có văn học chính là bảo tồn một phần của tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam, và trách nhiệm này không phải của riêng ai. 

 

KẾT LUẬN

Mặc dù vương quốc Chămpa không còn tồn tại đến ngày nay nhưng tất cả những gì mà vương quốc Chămpa đã xây dựng nên và để lại đến ngày nay dều lag những ”tài sản” mang giá trị đặc biệt. Nhất là về mặt văn hoá trong đó có lĩnh vực văn học. Mạc dù văn học Chămpa cho đén giờ vẫn chưa được nghiên cứu và biên dịch nhiều nhưng chỉ cần với những tác phẩm đã có đó cũng có thể đánh giá được nền văn học Chămpa phát triển phong phú, đa dạng và rực rỡ như thế nào. Sự phát triển đó không chỉ làm nên sự phong phú cho văn hoă Chămpa, cho văn học Việt xưa kia mà còn cho nền văn học đa dân tộc Việt Nam ngày nay. 

Chủ đề: TÀI LIỆU HỌC TẬP | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86
Lượt xem: 863 | Tải về: 57 | Rating: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==