Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 29/03/2024, lúc 0:05 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 22 » Một thời “sơn son thếp vàng”.
5:01 PM
Một thời “sơn son thếp vàng”.
Nói đến trang trí trong di tích Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những cung điện được sơn son thếp vàng lộng lẫy trong và ngoài công trình, bên cạnh những trang trí phù điêu bằng vữa đắp khảm sành sứ. Trang trí trên gỗ bằng kỹ thuật sơn thếp truyền thống đã trở thành một đặc điểm nổi bật của kiến trúc cung đình Huế.

Tất tượng cục 

 
Bức Trấn phong bằng sơn mài do nhóm hoạ sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thực hiện năm 1937, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. 

Nghề sơn thếp ở Huế được "khai sinh” vào khoảng đầu thời nhà Nguyễn, khi triều đình ở Huế tập hợp thợ thủ công ở toàn quốc về các Tượng cục (công xưởng của triều đình) nhằm tập trung cho việc xây dựng cung điện, sản xuất hàng hoá, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và quốc phòng của triều đình. Lúc hưng thịnh, số Tượng cục của triều Nguyễn lên đến 95.

Cùng với Nội kim tượng ty (Ty thợ vàng), Ngân tượng ty (Ty thợ bạc), Hoạ tượng cục (cục thợ vẽ), Pháp lam tượng cục (Cục thợ làm đồ pháp lam)..., Tất tượng cụ (cục thợ làm nghề sơn thếp) được triều đình thành lập để chuyên trách về việc trang trí trên gỗ bằng kỹ thuật sơn son thếp vàng.

Thời kỳ đầu, Tất tượng cục chỉ là một nhóm thợ từ Bắc vào. Sau đó, Tất tượng cục được bổ sung thêm nhiều người có nguồn gốc ở các làng Tiên Nộn, Dương Nổ (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế ngày nay) lên để học nghề.

Năm 1945, triều Nguyễn cáo chung, chế độ Tượng cục cũng theo đó mà chấm dứt. Những người thợ trong Tất tượng cục số trở về Bắc, số trở về các làng Tiên Nộn, Dương Nổ để tiếp tục duy trì nghề sơn thếp.  

Tuy nhiên vì nhiều lý do, đặc biệt là sự sa sút trình độ chạm khắc, kinh nghiệm thất truyền, kỹ thuật sa sút và thiếu vắng các mẫu mã nguyên gốc, việc sử dụng nguyên liệu mới từ Trung Quốc, Nhật Bản..., nên hiện nghề sơn mài truyền thống ở các làng Tiên Nộn, Dương Nổ đã ngày một mai một dần. Giờ ở Huế gần như không còn ai sống bằng nghề sơn thếp, ngoài những người làm công tác trùng tu di tích ở Trung tâm BTDTCĐ Huế.

Vẻ đẹp không lẫn lộn

Hộp đựng trà bằng sơn mài dùng trong cung, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.

Theo KTS Phùng Phu – Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế thì xuất phát từ các kỹ thuật dân gian, nhưng sơn thếp trên các kiến trúc cung đình Huế đã tiến đến một mức độ hoàn hảo, tạo nên một vẻ đẹp không lẫn lộn, với hai nhóm trang trí chính.  

Nhóm 1 gồm trang trí có khắc, chạm trên gỗ, hình khối, phù điêu. Nhóm này  thường áp dụng trên các trang trí liên ba, hoành phi hoặc câu đối..., nội dung thể hiện thường là các chủ đề truyền thống: bát Tiên (Lý Thiết Quải, Lã Đồng Tân...); bát bửu (có các loại của Phật, Lão, Nho); tứ thời theo kiểu hoa lá (mai, lan, cúc, trúc...). Hoặc theo kiểu kết hợp chim - cây (én + đào, vịt + sen, tùng + hạc...); kiểu cây - thú (mã - liễu, tùng - lộc ...). Cũng có khi là những chủ đề dân gian quen thuộc: Ngư - Tiều - Canh - Mục...

Nhóm 1 khá phổ biến trong trang trí kiến trúc gỗ ở di tích Huế. Thông thường các hình trang trí dạng phù điêu thường được thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàn kim. Màu nền của trang trí thường là xanh, vàng hoặc đỏ làm cho ánh kim loại được nổi bật, tương phản tạo nên một phong cách trang trí lộng  lẫy.

Nhóm 2 gồm những trang trí trên mặt phẳng (trên các cửa đi, vách gỗ và cột, các trang trí viền mang tính lặp lại). Loại hình trang trí này là các đường nét, hoặc đơn độc, hoặc tập hợp; đôi lúc chỉ xuất hiện một lần, nhưng thường khi chúng lặp đi lặp lại theo chu kỳ tạo nên những đường diềm, nét viền hay các đoạn trang trí đẹp mắt.

Đôi khi, các đường nét hoa văn được nâng lên thành các hình tượng như là sóng biển, dãy núi, vân mây...Cũng có khi những hình tượng trở nên rõ nét hơn thành các tích như là "dây hoá giao”, "cá hoá rồng” nhưng tổng thể thì vẫn là các nét. 

Theo KTS Phùng Phu thì trang trí gỗ Việt Nam, đặc biệt ở di tích Huế mặc dù có nhiều tương đồng với các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản..., nhưng vẫn có những đặc điểm riêng biệt như phong cách trang trí,  đặc biệt là chất liệu sơn. So với loại sơn truyền thống của Nhật bản thì cả về cảm giác và về tính chất cơ lý, sơn Việt Nam mềm dẻo hơn. 

Ngoài những cung điện lộng lẫy ở di tích Huế, các công trình mang tính chất tôn giáo cũng áp dụng hình thức trang trí này, tuy nhiên mang một thần thái khác.
                                                                                                                                                    Nguồn: nhandan.com.vn
Chủ đề: Vốn Xưa | Lượt xem: 835 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm các ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==