Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 5, ngày 25/04/2024, lúc 9:32 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 22
Trong số các tài liệu tìm thấy có "Bản trả lời thẩm vấn tại tòa án Bắc Ninh" vào năm 1931 - văn bản đầu tiên và cho đến nay được coi là duy nhất có bút tích (chữ ký) của ông.
Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh với sự giúp đỡ của Cục Lưu trữ văn phòng Trung ương Đảng vừa tìm thấy và tiến hành trưng bày nhiều tài liệu, trong đó có văn bản đầu tiên và duy nhất có bút tích của ông Ngô Gia Tự, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Tài liệu trưng bày gồm có: Ngọ báo Hà Thành tháng 3/1930, Nghị quyết Đông Dương Cộng sản Đảng và 20 tư liệu, hồi ký do các đồng chí lão thành cách mạng trước đây cùng hoạt động, bị tù đày cùng ông Ngô Gia Tự kể lại. Trong số đó có "Bản trả lời thẩm vấn tại tòa án Bắc Ninh" vào năm 1931 - văn bản đầu tiên và cho đến nay được coi là duy nhất có bút tích (chữ ký) của ông.

Ngô Gia Tự sinh năm 1908, tại làng Tam Sơn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1927, ông tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc. Năm 1929, ông tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam và được bầu làm Bí thư xứ Ủy lâm thời của Đảng bộ Nam Kỳ. Đến cuối năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn và đày ra Côn Đảo năm 1933. Ông bị mất tích trong một chuyến vược ngục đầu năm 1935 cùng với các bạn tù khác.
                              & ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Thông tin văn hóa | Lượt xem: 780 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Tối 9-1, tại núi Bân thuộc phường An Tây, thành phố Huế đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài Quang Trung và tái hiện lễ đăng ngôi của vị anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.

Lễ hội năm nay diễn ra với quy mô hoành tráng, mở màn cho Festival Huế 2010, đồng thời hướng tới chào mừng 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.

Đây là lần thứ 2 lễ hội đăng quang của hoàng đế Quang Trung được tổ chức tại thành phố Huế sau kỳ Festival năm 2008. Nếu như kỳ trước buổi lễ diễn ra trên núi Bân thì năm nay diễn ra trước sân hành lễ của tượng đài.

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung cao 21m, thân tượng cao 11m, được làm từ 8 khối đá với 18 mảng, mỗi mảng có trọng lượng từ 10-16 tấn, do nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ thực hiện. Đây là công trình tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc đã có công đánh tan 29 vạn quân Thanh, đem lại sự bình yên cho dân tộc.

Chủ đề: Thông tin văn hóa | Lượt xem: 741 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Sau khi được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1997, khu mộ cổ (mường ma) Đống Thếch, nơi ghi dấu nhiều nét văn hóa đặc sắc về tập tục mai táng của người Việt cổ ở Kim Bôi, Hòa Bình, đang "ngủ quên” ngay trước sự bất lực của chính quyền địa phương.

Khu mộ cổ 400 năm tuổi 

Tương truyền, khu mộ cổ này có niên đại hơn 400 năm. Hầu hết, các phiến đá được khắc chữ Hán cổ, ghi lại thân thế, công danh, gia tộc của người nằm dưới mồ - dòng họ Đinh Công, một trong những dòng họ lớn của Mường Động xưa. Dân bản xứ lưu truyền câu "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” để chỉ những vùng Mường sầm uất giàu có khi xưa. Mường Động là một trong bốn xứ ấy. 

Một bản dịch từ những dòng chữ khắc trên đá ghi lại công trạng của Quận công Đinh Công Kỷ, người có công giúp vua Lê xây dựng triều chính, có nội dung như sau: "Ông Đinh Công Kỷ, tước Uy Lộc hầu, thổ tù kiêm cai quản vùng Mường Động. S ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Vốn Xưa | Lượt xem: 812 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Là nơi thờ Tổ một phân chi. Tổ miếu về sau, qua nhiều đời được trùng tu làm lớn hơn, trở thành Tổ đình. Một làng thịnh, đông dân cùng họ có thể có được hai hoặc ba Tổ miếu. 
Cũng như Tổ đình, Tổ miếu được xây dựng tại những địa điểm quan trọng trong làng, thuận lợi cho con cháu trong phân chi lui tới cúng bái, giỗ kỵ. Cách sắp xếp các bàn thờ trong Tổ miếu như trong Tổ đình nhưng có phần ít về số lượng bàn thờ, vật thờ và vẻ uy nghiêm. 

Nhà thờ riêng của phân chi này còn được gọi là "Bổn (hay Bản) Chi từ đường”. 

Toan Ánh có mô tả: 

"Nhiều họ to chia ra làm nhiều chi, và mỗi chi lại đông con cháu. Các chi này ngoài việc tham dự ngày giỗ tổ toàn họ, còn có ngày giỗ Tổ riêng của chi họ, và như vậy các chi đều có nhà thời riêng gọi ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Thuật ngữ | Lượt xem: 782 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Cây cầu trăm năm tuổi từ lâu đã thành nơi du khách đến ghi lại nhịp sống Hà Nội, nơi những đôi bạn làm quen nhau những buổi học về, và được bao lớp người tuổi ”tri thiên mệnh” giữ gìn trong cuốn phim ký ức
Vào mùa mưa, nước sông Hồng  có thể dâng cao thêm 8m. Hơn 100 năm trước, vào tháng 9-1898, toàn quyền Đông Dương làm lễ khởi công một cây cầu vắt ngang dòng sông Mẹ, người thiết kế nó cũng chính là Gustave Eiffel, tác giả của tháp Eiffel, biểu tượng nước Pháp. Cầu được đặt tên là Paul Doumer, tên toàn quyền Đông Dương lúc đó,  nhưng người Hà Nội vẫn gọi là cầu Long Biên hay cầu sông Cái.

Thay cho những công nhân Trung Quốc được tuyển trước đó, bằng sự khéo léo, tinh nhanh, năng động, chính những người thợ Việt Nam đã lắp ráp các cấu kiện kim khí, tán đinh chốt, sử dụng cần cẩu... dưới sự hướng dẫn của các kỹ sư người Pháp. Cầu xây đúng vị trí mà chiếc tàu của thực dân Pháp nổ súng bắn vào Ô Quan Chưởng và Cửa Bắc mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam khi xưa.

Chủ đề: Vốn Xưa | Lượt xem: 810 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Nói đến trang trí trong di tích Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những cung điện được sơn son thếp vàng lộng lẫy trong và ngoài công trình, bên cạnh những trang trí phù điêu bằng vữa đắp khảm sành sứ. Trang trí trên gỗ bằng kỹ thuật sơn thếp truyền thống đã trở thành một đặc điểm nổi bật của kiến trúc cung đình Huế.

Tất tượng cục 

 
Bức Trấn phong bằng sơn mài do nhóm hoạ sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thực hiện năm 1937, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế. 

Nghề sơn thếp ở Huế được "khai sinh” vào khoảng đầu th ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Vốn Xưa | Lượt xem: 844 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Nói tới việc giỗ cũng là phải nghĩ tới chi phí tốn kém. Có khi một người, một gia đình nhỏ không thể kham nổi. Thậm chí nhiều gia đình đang lúc lâm vấp, làm ăn khó khăn không thể chu toàn một giỗ trọng theo lệ hàng năm.
Do đó, các bậc tiên nhân đã lo liệu, để lại "của hương hỏa” thường là bất động sản có sinh hoa lợi để con cháu sau này dùng để chi vào việc khói nhang, giỗ kỵ. 

Nhà thờ với đất dựng nhà thờ, những đồ thờ và những ruộng vườn có hoa lợi dùng vào việc thờ cúng đều gọi là "của hương hỏa”. "Của hương hỏa” không được phép bán. Luật lệ xưa nay của các chế độ qua các thời kỳ cũng không cho phép sai áp hay tịch biên bất cứ vì lẽ gì các "của hương hỏa”. 

Của hương hỏa truyền từ đời nọ sang đời kia cho người thừa tự đứng tên. Việc khai thác ruộng, đất, vườn hương hỏa lấy hoa lợi tùy thuộc tục lệ riêng của mỗi gia Tộc. Một số Tộc phả, Gia phả của những tông, chi lớn có ghi cả tục lệ này cùng với ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Thuật ngữ | Lượt xem: 706 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Đây không phải là Tổ miếu của phân chi họ mà là một gian nhà dành riêng để thờ, thường thì thờ ba đời. Ông bà cố, ông bà nội, cha mẹ.
Nhà thờ này cũng có thể thờ ông bà nội, ông bà ngoại, cha mẹ. Hoặc là ông bà nội và cha mẹ hai bên, tùy theo sắp đặt của gia trưởng, từng thời. 

Còn có tên gọi là Gia Từ, tức là nhà thờ riêng của từng gia đình. Chỉ những nhà giàu mới có thể có riêng một ngôi nhà để thờ. Tại những gia đình bình thường, bàn thờ được thiết lập ngay trong nhà, nếu khá hơn một chút, người ta có thể sắp xếp trong nhà có quy củ thì dành riêng một tầng, nếu nhà có lầu, hay một phòng riêng để thờ trang nghiêm. 

Cũng có những gia đình con thứ không phải cúng giỗ, đáng lẽ không cần phải bàn thờ, tuy nhiên vì lòng thành kính đối với tổ tiên, người ta cũng lập ra bàn thờ để thờ vọng, và để cúng vọng trong những ngày giỗ, và vì lý do gì người ta không thể tới nhà trưởng tộc hay gia trưởng (huynh trưởng) được, nhất là tr ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Thuật ngữ | Lượt xem: 792 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Từ thời đại đồ đá tiến lên thời đại kim khí - thời đại đồ đồng và đồ sắt - là một chuyển biến lớn lao của lịch sử nhân loại. Đó là thời kỳ cách mạng luyện kim, thời kỳ xuất hiện những nền văn minh và nhà nước đầu tiên, và cũng là thời kỳ mở đầu sự nghiệp dựng nước của dân tộc.
Trên lãnh thổ Việt Nam, nền văn minh sớm nhất là nền văn minh sông Hồng gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng, với quá trình hình thành nước Văn Lang đời Hùng Vương và nước Âu Lạc đời An Dương Vư 

Di tích văn hóa Đông Sơn phân bố rộng khắp miền Bắc Việt Nam trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Văn hóa Đông Sơn tồn tại trong khoảng 7-8 thế kỷ trước công nguyên đến 1-2 thế kỷ sau công nguyên, thuộc thời kỳ thịnh đạt của đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt. Đó là sự hội tụ của nhiều chặng đường dẫn đến Đông Sơn. 

Trên lưu vực sông Hồng, khảo cổ học đã xác lập được một phổ hệ gồm 3 giai đoạn trước Đông Sơn diễn ra trong thiên kỷ 1 trước công nguyên:&nb ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Việt Nam Sử ký | Lượt xem: 685 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Sau khi giành lại độc lập, trong thế kỷ thứ X, đất nước còn đứng trước nhiều khó khăn do hậu quả hơn nghìn năm Bắc thuộc để lại.
Dưới các vương triều Ngô (939-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009), chính quyền độc lập còn non trẻ, các thế lực cát cứ nhiều lần trỗi dậy, đặc biệt quan trọng là loạn Mười hai sứ quân (965-968) đã làm sụp đổ triều Ngô. Từ phương Bắc, triều Tống (960-1279) cũng lăm le xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo đã khẳng định chủ quyền quốc gia và cuộc đấu tranh dẹp loạn Mười hai sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh đã xác lập nền thống nhất đất nước. Đó là những thắng lợi trọng đại tạo lập điều kiện đưa đất nước bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển mạnh mẽ dưới các vương triều Lý (1010-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), và Lê (1428-1527) với tên nước Đại Việt (Đại ngu dưới triều Hồ) và kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Đó là kỷ nguyên văn minh Đại Việt và nền văn hóa Thăng Long rực rỡ trong lịch sử Việt Nam. 

Nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là nền tảng của văn minh Đại Việt. Nhiều công trình khai hoang của nhà nước (đồn điền), của quý tộc (trang trại, điền trang) và của nông dân (lập làng) được thực hiện thành công, mở rộng đất đai trồng trọt và xóm làng ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Việt Nam Sử ký | Lượt xem: 717 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) phân bố trên địa bàn miền Trung từ nam đèo Hải Vân đến đông Nam Bộ. Các di tích văn hóa này thường được phát hiện trên vùng gò đồi và cồn cát ven biển, phát triển liên tục từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, với thời gian tồn tại trong khoảng thiên niên kỷ 1, 2 trước công nguyên.
Những di vật thường tìm thấy là mộ chum, đồ gốm tô màu đỏ và màu chì, đồ trang sức. Vào giai đoạn cuối, đồ sắt rất phát triển với các loại di vật như dao, rìu, thuổng... Văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ giao lưu với văn hóa Đông Sơn ở phía bắc và lan tỏa ảnh hưởng sang Thái Lan và vùng hải đảo. 

Cư dân Sa Huỳnh biết trồng lúa nước và các loại cây ăn quả, biết luyện kim, làm đồ gốm, dệt vải kết hợp với nghề rừng, nghề biển. 

Văn hóa Sa Huỳnh là cơ sở dẫn đến sự thành lập nước Champa cổ vào thế kỷ đầu công nguyên 

Chủ đề: Việt Nam Sử ký | Lượt xem: 654 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Khi các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam vừa mới hình thành nhà nước thì ở phương bắc đế chế Tần (221-206 trước công nguyên) thành lập và bắt đầu bành trướng xuống phương nam.
Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã bền bỉ chiến đấu chống lại cuộc xâm lược đại quy mô của đé chế Tần, giữ yên bờ cõi. Chính trong cuộc kháng chiến này, người Lạc Việt và người Âu Việt đã thắt chặt quan hệ liên kết, và từ nước Văn Lang lập ra nước Âu Lạc. Người chỉ huy cuộc kháng chiến thắng lợi là Thục Phán trở thành vua nưóc Âu Lạc với danh hiệu An Dương Vương. 

Nhưng đến năm 179 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị Triệu Đà - vua nước Nam Việt ở Nam Trung Quốc -thôn tính. Từ đó người Việt bị chìm đắm trong một thời kỳ mất nước kéo dài hơn nghìn năm (179 trước công nguyên - 938). Các triều đại Trung Quốc từ Hán (206 trước công nguyên - 220) đến Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907) đã áp dụng nhiều thủ đoạn đàn áp nhằm dập tắt ngọn lửa đấu tranh của người Việt và thục hiện nhiều chính sách đồng hóa nhằm sáp nhập đất nước Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc. Năm 111 trước công nguyên, triều Hán thôn tính nước Champa, mở rộng đé chế vào đến nam Trung Bộ. 
Chủ đề: Việt Nam Sử ký | Lượt xem: 675 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Chẳng biết từ bao giờ, người dân khắp nơi trong vùng đã truyền miệng câu; "Đông Cổ Am, nam Hành Thiện" để chỉ về những vùng đất học nổi tiếng từ xa xưa. Tuy Cổ Am chưa có người xuất chúng đứng đầu nhà nước nhưng ở thời nào mảnh đất nơi đây cũng sản sinh ra nhiều hiền tài cống hiến nhiều công lao to lớn cho quốc gia dân tộc.

Nằm tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, nơi giáp ranh với huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cái làng úm Mạt xưa (tên cũ của Cổ Am) lại được tạo nên bởi sự bồi đắp phù sa m àu mỡ của h ai con sông lớn là sông Thái Bình và sông Hóa . Phải chăng, chính tạo h óa đã ban cho mảnh đất nơi đây những tinh t úy  ... Xem tiếp>>>

Chủ đề: Địa Linh | Lượt xem: 769 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Sách cổ Hoan châu bi ký (văn bia châu Hoan - tức Nghệ An nay) chép: "Hoan Châu cảnh đẹp, Vạn Lộc nổi danh, tướng dòng nhà tướng, khác hẳn thường tình, uy phong lẫm liệt, tướng mạo đường hoàng. Rồng mây gặp hội, công nghiệp vẻ vang. Duyên may hòa hợp, sánh người tao khang...". Những dòng xưng tụng ấy nói về làng quê đất đẹp, người tài Vạn Lộc, nay thuộc phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò.

Làng xã ven biển Cửa Lò ấy do Thái úy, quận công, phò mã Nguyễn Sư Hồi (1444 - 1506) chỉ huy khai khẩn. Vị quận công này là con trưởng công thần khai quốc, Thái sư quận công Nguyễn Xí, danh tướng phò Lê Lợi từ Lam Sơn, xông pha trận mạc, có công đuổi giặc, lập triều Lê. Ba năm sau ngày đưa cha về quê an táng và lập đền thờ (tại làng Thượng Xá, nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc), năm 1469 Nguyễn Sư Hồi xin trấn thủ vùng các cửa biển Nghệ An, khai hoang lập ấp, làm mạnh phòng thủ vùng biển hệ trọng này. Vua Lê Thánh Tông chuẩn tấu, phong ông làm Trấn thủ thập nhị hải môn (trấn thủ 12 cửa biển từ Sầm Sơn đến Cửa Tùng). Ông đóng căn cứ với hạm thuyền mạnh ở Cửa Xá (nay là Cửa Lò) quê hương. Thế là một vệt làng mới ven biển được lập ra, Nguyễn Sư Hồi được ban cấp các làng Vạn Lộc, Tân Lộc...

Câu chuyện ấy ở quãng cuối đời vị quận công họ Nguyễn. Ông tuổi nhỏ được cha dạy văn, luyện võ, lớn lên có tài thao lược. Năm 1460, Lê Nghi Dân cùng vây cánh Lê Bân, Phạm Ð ... Xem tiếp>>>

Chủ đề: Địa Linh | Lượt xem: 801 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Mũi Điện còn có tên gọi là Mũi Đại Lãnh, dưới chân Mũi Đại Lãnh là Bãi Môn, tạo thành một quần thể danh thắng tuyệt mỹ đã được giới thiệu trên nhiều tạp chí du lịch trong nước và thế giới.
Sáng nay (6-7), năm /2009 UBND tỉnh Phú Yên tổ chức đón nhận bằng di tích danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện. Di tích danh thắng Bãi Môn - Mũi Điện nằm phía Đông Nam dãy núi Đại Lãnh, thuộc địa bàn thôn Đồng Bé, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hoà (Phú Yên), cách thành phố Tuy Hoà 35km về phía Đông Nam.

Mũi Điện còn có tên gọi là Mũi Đại Lãnh; Mũi Kê Gà; Cap Varella. Năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thể  hiện hình tượng núi Đại Lãnh vào tuyên đỉnh - một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu trong đại nội kinh thành Huế. Năm 1890 người Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng tại Mũi Đại Lãnh với mục đích định hướng cho tàu thuyền hoạt động trên biển và vào vịnh Vũng Rô.

Chủ đề: Địa Linh | Lượt xem: 749 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Vua Quang Trung có nhiều sáng kiến đặc biệt, phát sinh từ một tinh thần Quốc Gia cấp tiến và sáng suốt về việc sử dụng chữ Nôm, một ý niệm Cách Mạng Tự chủ Độc Lập.

1. Vinh Danh Anh Hùng Dân Tộc 

Người Pháp tự hào về Napoléon Bonaparte. Ông là một thiên tài quân sự, đã chinh phục một phần lớn lãnh thổ Âu Châu, nhưng cuối cùng thất bại trận Waterloo tại nước Bỉ.
Chủ đề: Nhân kiệt | Lượt xem: 744 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Đình Lạc Giao ở thành phố Buôn Ma Thuột hình thành năm 1928, là đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây lập nghiệp.
Là nơi thờ Thần Hoàng (còn gọi là Thành Hoàng), là người có công lập làng. Đình cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt tập tục có tính cộng đồng, cũng là nơi tôn thờ các anh hùng đã có công lớn trong việc bảo vệ, xây dựng làng.

Năm 1932, Vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thần Hoàng của đình Lạc Giao. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây dựng nên nhiều vùng đất mới.

Chủ đề: Nhân kiệt | Lượt xem: 726 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh).

Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán. Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê

Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế.

Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Chủ đề: Nhân kiệt | Lượt xem: 731 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch (7-5), và 40 năm Ngày ông hy sinh trên chiến trường miền nam ác liệt, chúng ta tưởng nhớ đến công lao của vị Bộ trưởng lỗi lạc, một trí thức tiêu biểu của đất nước.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đảm đương nhiệm vụ Bộ trưởng trong hoàn cảnh nhân dân ta vừa trải qua mười năm kháng chiến chống thực dân Pháp, miền bắc nước ta đã hòa bình, nhưng kinh tế rất khó khăn, chế độ cũ để lại nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe, bệnh dịch. Thấm nhuần các quan điểm cách mạng của Ðảng và của Bác Hồ, từ thực tế công tác qua những năm đến với dân, ông đã đề ra năm phương châm nguyên tắc chỉ đạo của ngành y tế: Một là, y tế phục vụ sản xuất, phục vụ nhân dân; hai là, phòng bệnh là chính; ba là, chữa bệnh là quan trọng; bốn là, kết hợp đông y với tây y; năm là, đi đúng đường lối quần chúng. Các quan điểm chỉ đạo đó phù hợp với quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới về chăm sóc sức khỏe ban đầu được thể hiện trong Tuyên ngôn An-ma A-ta của Bộ trưởng Y tế hơn 100 nước trên thế giới năm 1978. Ðó cũng là những quan điểm cơ bản về đường lối xây dựng ngành y tế của Ðảng ta.

Từ phương châm, nguyên tắc đó, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đề ra nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện. Ðó là xây dựng cho được mạng lưới y tế cơ sở ở nông thôn. Trong công tác vệ sinh phòng bệnh, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, ông chủ trương phát động nhân dân tham gia các phong trào vệ sinh yêu nước, ba sạch, bốn tốt, sạch làng, tốt ruộng. Ông quan ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Nhân kiệt | Lượt xem: 685 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

"Việt Nam có thể có những bước thăng trầm, nhưng ký ức về vị lãnh tụ cộng sản được sinh ra từ cuối thế kỷ XIX sẽ tồn tại mãi mãi”, phóng viên Denis Gray của Hãng tin AP khẳng định.

Không riêng Gray, nhiều phóng viên nước ngoài khác cũng cảm nhận rất rõ tình cảm của người dân Việt Nam dành cho vị lãnh tụ của dân tộc, và đã viết về Hồ Chủ tịch với sự kính phục.

Trong bài viết Hồ Chí Minh – Chiến thắng một tầm nhìn trên tạp chí In Asien của Đức, tác giả Dierk Szekielda nói rằng, sự ngưỡng mộ của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh và với nhân dân Việt Nam đầy sức sống đã thôi thúc ông viết bài báo này. Ông ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước và là người soi sáng con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, một người có phẩm chất phi thường.

Nhà báo Canada George Fogarasi kể lại trong bài Con phượng hoàng của Bác Hồ đứng dậy từ tro tàn của cuộc chiến tranh trên tờ the Straits Times của Singapo ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Nhân kiệt | Lượt xem: 662 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

"Nhớ tới Ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân vốn là bí danh đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn tên chính thức Võ Văn Kiệt", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Mới đây mà đã đến ngày giỗ đầu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mà tên tuổi đã in sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Nhớ tới Ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân, vốn là bí danh, đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn tên chính thức – Võ Văn Kiệt. Đó chính là nhân cách, phẩm chất và bản lĩnh của đồng chí Sáu Dân, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một đảng viên Cộng sản kiên trung, trọn đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Con người đã dành cho chúng ta lòng yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc ấy đã đi xa, song từ sự kính trọng và gắn bó trong tâm khảm của mình, tôi cảm thấy Ông vẫn như đang đồng hành với chúng ta, đang chia sẻ cùng chúng ta mọi buồn vui, đang tha thiết giãi bày tất cả những gì mà Ông ấp ủ trong lòng về sự phất triển nhanh và bền vững của đất nước.

Chủ đề: Nhân kiệt | Lượt xem: 776 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Cuộc giới thiệu công trình nghiên cứu công phu gồm hai tập sách mang tên "Trầu cau - Việt điện thư” và "Trầu cau - Nguyên nhất thư” vừa được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, do Tạp chí Văn hóa nghệ thuật tổ chức đã mang đến cho người tham dự những bất ngờ về chân dung một nhà nghiên cứu hơn 30 năm miệt mài tìm hiểu cội nguồn văn hóa Việt qua một "vật thể” tưởng quá bình thường nhất: trầu cau.
Con đường bước vào khoa học của Nguyễn Ngọc Chương đầy bất ngờ, nhưng là bất ngờ chỉ có được ở một người hay ưu tư và giàu óc liên tưởng. "Suốt đời tôi, tôi không nhớ được bao nhiêu lần nhận chia trầu cau, và không bao giờ tôi để ý đến một sự việc quá bình thường đến vậy. Một hôm vào những năm 1970, một cô gái duyên dáng, dịu hiền, nết na, e thẹn vào nhà tôi mang đến chia trầu cau cho cô em gái của cô, đặt trên một đĩa sứ trắng. Cô vừa ra khỏi một lúc thì còi báo động và tiếng máy bay xa rồi to dần, chắc cô cũng đang vào hầm trú ẩn lúc này, hoặc nép vào một bức tường, một cái cổng không quen biết nào đó. Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi, cái việc nghìn lần không gợi ý cho tôi một cái gì, thì lần này làm tôi tự hỏi: tại sao một hành động nhỏ như thế mà một thiếu nữ bất chấp cả máy bay siêu âm đến bắn phá và rải bom đạn. Hẳn có một cái gì”.

Hình như chỉ vậy, "hẳn có mộ ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Nhân kiệt | Lượt xem: 803 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

Nhà trí thức, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Văn Tố (1889 - 1947), hiệu là Ứng Hòe, sinh tại Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống Nho học. Ðương thời, ông được coi là một trong bốn nhà trí thức Tây học xuất sắc lúc bấy giờ.
Trên hết và trước hết, ông là nhà sử học, có nhiều trang viết về sử học. Khi còn làm việc tại Học viện Viễn Ðông bác cổ, Nguyễn Văn Tố có điều kiện viết bài khảo cứu, tập trung giới thiệu truyền thống văn hóa dân tộc bằng tiếng Pháp trên những tạp chí uy tín như Kỷ yếu của Học viện (BEFEO), các báo Avenir du Tonkin (Tương lai của xứ Bắc Kỳ - xuất bản tại Hà Nội), Courrier d' Hai phong (Thư tín Hải Phòng - xuất bản ở Hải Phòng), đồng thời viết nhiều bài khảo cứu, bình luận, trao đổi, phản biện, trở thành tay bút chủ lực của các báo và tạp chí nổi tiếng như Nam phong, Ðông thanh, Trí tri, Tri tân... Thống kê riêng trên tạp chí Tri tân (1941-1945), chỉ với chừng bốn năm, Nguyễn Văn Tố đã có tới 114 mục bài, trung bình mỗi năm viết hơn hai chục bài, đủ thấy tính chuyên nghiệp và niềm say mê, tận tụy với nghề của nhà khoa học...

Cách mạng Thá ... Xem tiếp>>>
Chủ đề: Nhân kiệt | Lượt xem: 670 | Ngày đăng: 22/05/2011 | Bình luận (0)

 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==