Trang chủ » Files » Cac bài tiểu luận |
19/07/2011, 11:23 PM | |
ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ HÃY DOWLOADN VỀ NHÉ MỞ ĐẦU 1.
Lí do chọn đề tài Không chỉ là đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người mà ăn uống
còn là một nghệ thuật, hơn thế nó còn là cả một nền văn hóa. Nó liên quan mật
thiết đến lối sống, truyền thống dân tộc, thể hiện lịch sử dân tộc, nền văn hóa
dân tộc. Vì thế nên người ta gọi nó là "văn hóa ẩm thực”. Nước ta có 3 miền, mỗi miền
có những món ăn khác nhau. Trong mỗi vùng miền, ở từng địa phương khác nhau lại
có những đặc sản khác nhau. Ẩm thực miền Bắc cũng mang một nét đặc
trưng rất riêng, mỗi món ăn đều mang dấu ấn và nét đặc trưng của mỗi miền đất
khác nhau. Hà Nội có chả cá Lã Vọng, cốm làng Vòng; Bắc
Giang có bánh đa Kê, rượu làng Vân; Bắc Ninh có bánh su sê; Hà Tây có bánh dày
Quán Gánh; Hải Dương có bánh lá gai; Hưng Yên có ếch om Phượng Tường, chè long
nhãn hạt sen, tương Bần… Có thể nói bản sắc văn hóa của từng địa phương
hiện nên rõ nét qua những món ăn mang đậm phong vị địa phương ấy. Trong mỗi mâm cơm của người Việt không
thể thiếu bát nước chấm – một trong những biểu tượng của tính cộng đồng trong bữa
ăn của người Việt. Nước chấm có thể là nước tương, nước mắm hay xì dầu. Trong
đó Xì dầu là đặc trưng của văn hóa ẩm thực trung Hoa, về sau này nó mới du nhập
vào Việt Nam. Còn nước mắm và nước tương chính là đặc trưng của văn hóa ẩm thực
Việt Nam, gắn với nông nghiệp lúa nước và nuôi trồng thủy sản. Nếu như ở miền
Nam có các loại mắm đặc biệt: mắm cái, mắm nêm, mắm cá hèn..thì miền Bắc cũng
có các loại tương nổi tiếng. Tương là loại thực phẩm dân dã truyền thống của Việt
Nam đã gắn bó với bữa ăn của đa số người dân Bắc bộ từ bao đời qua cho đến nay.
Tương là món ăn mang ý nghĩa cộng đồng cao. Hầu hết các hộ nông dân ở
khắp các làng quê xứ Bắc đều đều biết làm tương
nhưng để làm được cực ngon thì không phải nơi nào cũng làm được. Nước ta có nhiều địa
phương làm tương ngon và nổi tiếng như tương Cự Đà (Hà Tây), tương Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì Tương Bần, húng Láng còn gì ngon
hơn... Tương Bần là tên riêng và gọi cho ngắn gọn của loại
tương sản xuất ở thôn Bần Yên Nhân, trước kia thuộc xã Văn Phú, huyện Mỹ Hào.
Thôn Bần Yên Nhân hiện đã được nâng lên thành thị trấn, thuộc tỉnh Hưng Yên bây
giờ, chỉ cách Hà Nội 25 km. Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Hưng Yên nói chung và tương Bần
nói riêng là giúp ta tìm hiểu phần nào bản sắc văn hóa của vùng đất này, góp phần
làm cho nền văn hóa Việt 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.
Đối tượng Đối tượng chính mà đề tài xác định là
những giá trị và đặc trưng văn hóa hàm chứa trong đặc sản tương Bần của Hưng
Yên được xem như biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hóa Hưng Yên. Đối tượng khảo sát : đặc sản tương Bần
của Hưng Yên. 2.2.
Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: tại thị trấn Bần
Yên Nhân huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên. Phạm vi nội dung: Khảo tả về cách chọn
nguyên liệu, chế biến tương Bần, tìm hiểu đặc trưng, mùi vị của tương Bần để từ
đó rút ra bản sắc văn hóa của Hưng Yên. 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được
sử dụng trong đề tài là: Phương pháp khảo tả, điền dã, quan
sát, điều tra, sưu tầm, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu. Trên cơ sở những tư liệu điền dã và
những tư liệu từ văn bản, chúng tôi phân tích tổng hợp so sánh, đối chiếu tương
Bần với một số loại tương nổi tiếng khác trên cơ sở đó trình bày những luận giải
của mình, rút ra bản sắc văn hóa ẩm thực của Hưng Yên. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn
đề Nghiên cứu về ẩm
thực tuy đã có nhiều người nghiên cứu nhưng nghiên cứu về văn hóa Hưng Yên qua ẩm
thục thì vẫn chưa được chú trọng nhiều. Tiêu biểu ta có thể kể đến một số công
trình, bài viết sau: Thạc sĩ Nguyễn
Thị Diệu Thảo trong giáo trình "Văn hóa ẩm
thực Việt Nam” đã xây dựng nên những nét đại quát, toàn diện về diện mạo của
ẩm thực Việt Nam. Đặc biệt tác giả có nêu vài nét khái quát nhất về tương Bần.
Trong cuốn "100 món ăn đổi bữa” thì
bà lại trình bày một cách khái quát các thự đơn, cách chế biến phục vụ ăn uống
phù hợp theo bữa, theo khẩu vị. Trong đó tương tuy không được bà trình bày về
quy cách chế biến nhưng lại là thứ nước chấm được bà đề cập đến làm nổi bật
hương vị của một số món ăn… Trong cuốn
sách "đầu tay” của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hưng Yên – "văn hóa – văn nghệ dân gian Hưng Yên đôi nét phác thảo”, các tác giả
đã khắc họa nên gương mặt muôn nẻo đời thường của vùng quê nhãn lồng với những
nét vừa dung dị vừa lung linh sắc màu. Đặc biệt trong đó có bài viết về làng
nghề làm tương của thị trấn Bần. Qua đó các tác giả đã nêu nên đầy đủ nguyên liệu,
quy trình chế biến tương Bần. Mới đây trong
cuốn Hưng Yên vùng phù xa văn hóa cũng có giới thiệu tổng hợp những lĩnh vực
văn hóa của vùng đất Nhãn, trong đó có đặc sản tương Bần. Các đề tài
nghiên cứu về đặc sản tương Bần chủ yếu mới chỉ dùng lại ở việc khảo tả món ăn
hoặc làng nghề. Tuy vậy đó cũng là những tư liệu quý giá đặt nề móng bước đầu
cho chúng tôi đi vào tìm hiểu nghiên cứu đề tài này. 5. Bố cục
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung Chương
1.Những vấn đề chung Chương
2. Hưng Yên - đất và người Chương
3: Bản sắc văn hóa ẩm thực Hưng Yên qua đặc sản tương Bần
C. Phần kết luận Tài liệu tham khảo | |
Lượt xem: 1198 | Tải về: 48 | Bình luận: 1 | Rating: 1.0/1 |
Tổng số ý kiến: 1 | |
Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng == Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011== ![]() ![]() ![]() |