Lễ Hội Ninh Thuận LỄ YÔH YANG - NINH THUẬN
|
Lễ Hội Bình Thuận
LỄ HỘI NGHINH ÔNG - BÌNH THUẬN
|
Lễ Hội Tây Ninh LỄ HỘI NÚI BÀ ĐEN TÂY NINH Thời gian: 15/1 âm lịch Địa điểm: huyện Tràng Bảng, tỉnh Tây Ninh. Đối tượng suy tôn: Linh Sơn Thánh Mẫu Đặc điểm: Hội xuân Núi Bà không chỉ là sự tự do tín ngưỡng tôn giáo mà còn biểu hiện đậm đà bản sắc dân tộc. Núi Bà - thường được gọi là Núi Bà Ðen do truyền thuyết, có một người con gái tên là Ðênh (sau gọi chệch sang là Ðen) sùng phật đạo, con một viên quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng, nàng Ðênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là "Linh Sơn Thánh Mẫu". Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 tết nguyên Ðán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch - nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương,
...
Đọc tiếp nào »
|
Lễ Hội Bình Phước LỄ HỘI MIẾU BÀ RÁ PHƯỚC LONG LỄ HỘI MIẾU BÀ RÁ PHƯỚC LONG: Miếu được dựng lên năm 1943, và đến năm 1958 được dời đến nơi ở toạ lạc hiện nay và được gọi là "Miếu Bà”, thuộc xã Sơn Giang- Phước Long. Theo lời của nhân dân địa phương, năm 1943 miếu được xây dựng để tưởng nhớ các tù chính trị bị chôn sống ở gốc cây cầy hiện nay, miếu do những tù nhân chính trị ở nhà tù Bà Rá bí mật xây dựng và làm bài vị thờ tượng trưng có ghi 4 chữ Hán ” Chúa xứ nương nương” nhằm che mắt bọn tay sai nên đặt tên là miếu Bà để cho bọn thực dân công nhận ngôi miếu này. Năm 1956-1957 tỉnh Phước Long được thành lập, một số người dân đã tiến hành dời miếu lên sát đường lộ ( cách nơi cũ 5
...
Đọc tiếp nào »
|
Lễ Hội Bình Dương LỄ HỘI CHÙA BÀ THIÊN HẬU - BÌNH DƯƠNG Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương không chỉ được người dân Bình Dương mà còn được nhiều người ở các vùng lân cận biết đến.Tọa lạc ở thị xã Thủ Dầu Một, chùa do người Hoa thành lập vào thế kỷ 19. Tuy dân gian gọi là Chùa Bà nhưng thực chất đây là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần được cư dân Châu Á thờ phụng và tôn kính.
Hàng năm vào ngày rằm (15) tháng giêng có lễ rước
...
Đọc tiếp nào »
|
Lễ Hội Bà Rịa - Vũng Tàu LỄ HỘI NGHINH ÔNG - VŨNG TÀU Nghinh Ông Vũng Tàu là một trong những lễ hội được Bộ văn hoá Thông tin và Tổng cục Du lịch chọn trong 15 lễ hội lớn của cả nước năm 2000.
Lễ hội Nghinh Ông và tục thờ cá Ông (cá voi) bắt nguồn từ dạng tín ngưỡng vật tổ cư dân vùng ven biển nước ta, phổ biến rộng rãi từ vùng biển Thanh Hoá đến tận Kiên Giang.
...
Đọc tiếp nào »
|
Lễ Hội TP HCM LỄ HỘI NGHINH ÔNG - CẦN GIỜ Lễ hội nghinh "Ông", hay là lễ cúng cá "Ông cá voi" là tục thờ phổ biến của ngư dân từ đèo Ngang trở vào. Có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ nghinh ông Thuỷ tướng nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên. Lăng ông Thuỷ tướng tại xã Cần Thạnh huyện Cần Giờ được vua Tự Đức ban sắc phong Nam hải Tướng quân. Hàng năm lễ tế diễn ra rất trang trọng để tưởng nhớ công ơn cá "Ông"
Ngày 15/8 không khí lễ hội đã diễn ra nhộn nhịp ở bên ngoài lăng với nhiều hoạt động văn hoá sôi nổi. Sáng ngày 16/8, khoảng 10h, các vị trong hội lăng trong trang phục chỉnh tề làm lễ
...
Đọc tiếp nào »
|
Lễ Hội Long An LỄ HỘI LONG CHU - LONG AN Lễ hội Long Chu ở Hội An: Long Chu là từ chỉ chiếc thuyền làm theo hình con rồng. Đây là phương tiện sang trọng dành riêng cho vua chúa ngự lãm hoặc tuần du ngày xưa. Với dân gian xưa, ôn hoàng, dịch lệ là lực lượng siêu nhiên gây hại cho người, đáng ghét đáng sợ nhưng cũng cần kính nể. Vì vậy, làm Long Chu là dựa theo loại thuyền của vua để chở thần, tướng, âm binh áp tải, tống quái, tống ôn và xú uế đi, mong hưởng cái tốt lành cho nơi cư trú của con người.
Long Chu có bộ sườn đóng bằng tre, ngoài phết giấy vẽ phẩm xanh đỏ, giữa mình là thuyền, đầu đuôi hình rồng có đủ sừng, râu, kỳ, vẩy…
...
Đọc tiếp nào »
|
Lễ Hội Tiền Giang HỘI TỨ KIỆT - TIỀN GIANG Thờ :4 ông Đuốc, Long, Rông, Thận chống thực dân Pháp Thời gian : Ngày 15 đến 16 tháng 8 Tại :Xã Thanh Hoá, huyện Cai Lậy Đặc điểm :Nêu cao tinh thần bất khuất của tứ kiệt làm gương sáng soi chung. Bốn người anh hùng được gọi là tứ kiệt này tên là Đuốc, Long Rông và Thận (không ai nhớ họ của các ông) đều quê xã Thanh Hoà, huyện Cai Lậy, tỉnh Đồng Tháp. Truyền rằng, khi quân Pháp chiếm Nam Bộ (cuối thế kỷ XIX) bộc lộ rõ âm mưu cướp nước bằng những hành động tàn ác và biến dân ta thành nô lệ, thì 4 ông đã tìm tới nhau, đồng tâm nhất trí kêu gọi mọi người hợp lực đánh đuổi chúng đi
...
Đọc tiếp nào »
|
|