Sách Nho gia có viết: "食 色 性 者, 飲 食 男 女 人 之 大 欲 存 焉 = Thực sắc tính giả, ẩm thực nam nữ nhân chi đại dục tồn yên = Chuyện ăn uống, nam nữ là một trong những ham muốn lớn nhất, là bản tính của con người”. Ẩm thực là biểu hiện của sự tận dụng môi trường tự nhiên và chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội. Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần định hình nền văn hóa của một dân tộc và là tiêu chí để nhận diện bản sắc văn hóa cũng như đánh giá trình độ phát triển của mỗi dân tộc. Văn hóa ẩm thực Việt Nam khởi nguồn và hòa trong dòng chảy văn hóa Việt Nam và từ lâu đã được đặt thành vấn đề học thuật. Đặc biệt, trong tình hình đời sống vật chất ngày càng nâng cao và xu thế giao lưu hội nhập toàn cầu như ngày nay, văn hóa ẩm thực Việt Nam càng được chú ý sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, khai thác (tiêu biểu nhất là trong lĩnh vực dịch vụ ẩm thực hay thương mại du lịch)[1]. Đối với Việt Nam, đặc biệt là xứ Huế (kinh đô), ẩm thực không chỉ giản đơn là nhu cầu thiết yếu của con người mà còn là một loại hình văn hóa độc đáo, đồng thời cũng là một loại hình phương thang trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ dưỡng và chữa bệnh. Văn hóa ẩm thực ở Huế được chia làm hai dòng, văn hóa ẩm thực cung đình và văn hóa ẩm thực dân gian[2]. Văn hóa ẩm thực dân gian xưa nay được tìm hiểu, nghiên cứu, giới thiệu tương đối nhiều. Song, v
...
Đọc tiếp nào »
|
|