Truyền Thuyết và Huyền Thoại Trên Vùng Đất Sông Cầu I
Huyện
Sông Cầu nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Yên, là điểm dừng chân đầu tiên trên
đất Phú Yên của các bậc tiền nhân trên đường đi mở cõi, phía đông là
biển Đông với bờ biển dài 80 km, phía tây giáp huyện Đồng Xuân, phía nam
giáp huyện Tuy An, phía bắc giáp tỉnh Bình Định. Trước kia, kể từ năm
1611 (khi tên gọi Phú Yên chính thức xuất hiện) đến năm 1954 huyện Sông
Cầu nằm trong huyện Đồng Xuân.
Để có được một vị trí độc lập trong bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên
như hiện nay, Sông Cầu đã trải qua nhiều lần tách nhập. Năm 1954, chính
quyền Sài Gòn thành lập Nha đại diện hành chánh Sông Cầu trực thuộc
tỉnh, đến năm 1957 thành lập quận Sông Cầu. Sau ngày giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước, huyện Sông Cầu lại nhập với huyện Đồng Xuân lấy
tên là huyện Đồng Xuân, đến năm 1977 Đồng Xuân lại hợp nhất với huyện
Tuy An thành huyện Xuân An nhưng chỉ sau một năm lại tách ra. Từ năm
1985 huyện Đồng Xuân lại tách ra thành 2 huyện là Đồng Xuân và Sông Cầu
ngày nay. Về mặt hành chính, tuy nhiều lần bị tách nhập như vậy, song
Sông Cầu đã từng có giai đoạn là tỉnh lỵ của Phú Yên, có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
Đó là thời kỳ từ năm 1888-1889 tỉnh lỵ Phú Yên đặt tại Vũng Lắm, từ năm
1899-1945 đặt tại Long Bình.
Hiện nay, Sông Cầu có diện tích 487 km2, dân số trên 87 ngàn người
...
Đọc tiếp nào »
|
TIẾNG KHÓC TRÊN ĐÈO CÙ MÔNG
Núi Cù Mông nằm ở phía bắc huyện Đồng Xuân và huyện Sông Cầu. Nửa núi
phía bắc thuộc về địa giới huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, trên núi có
trạm Bình Phú là một trạm dịch để liên lạc, thông tin, chạy giấy tờ giữa
các địa phương; Phía tây có núi Nhuệ, núi Giả và Hùng Sơn, phía đông có
núi Hùng, phía bắc có núi Qui. Núi đồi trùng điệp, địa thế rất hiểm
yếu. Nằm chếch lên hướng tây có núi Phú Cốc, còn có tên khác là núi Hổ
có hình giống như con hổ nằm phủ phục.
Đèo Cù Mông Ảnh: Internet
Kế cận với Cù Mông, đáng chú ý hơn cả là núi Chóp Vung nằm ở phía
đông cao 676 mét, núi Ông Bai ở phía nam cao 381 mét, núi Hòn Khô ở
tây-nam cao 806 mét. Gò Cà trên dãy Cù Mông có một ngôi miếu rất cổ xưa
gọi là miếu Phò Giá Đại Vương, trong miếu lại có ba ngôi tháp lớn đựng
đầy xương khô.
Truyền thuyết "tiếng khóc” dựa trên cuộc hành trình Nam tiến gian nan
vất vả và nhiều nguy hiểm, được các cụ già ở Xuân Lộc (huyện Sông Cầu,
Phú Yên) và Phú Tài (bên kia chân đèo Cù Mông thuộc địa phận Bình Định)
kể lại như sau:
|
TRUYỀN THUYẾT VỀ VẾT CHÂN NGUYỄN ÁNH Ở VŨNG LA
Theo
truyền thuyết, Bãi Ôm ở Vũng La là nơi trú ẩn một thời gian dài của
nhân vật huyền thoại: Chàng Lía trước khi trở về Bình Định lãnh đạo khởi
nghĩa bị quan quân vây bắt.
...
Đọc tiếp nào »
|
Huyền thoại núi Ba Thê – An Giang
Núi
Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn. Đây là một
ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị
trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Núi
Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn. Đây là một
ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị
trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Xe
chạy xuyên qua cánh đồng Thoại Sơn mênh mông, bát ngát, lúa chín vàng.
Từ thành phố Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, chúng ta đi về hướng Tây
hướng về Núi Sập. Dòng Thoại Giang (còn gọi là Thoại Hà) là một công
trình thế kỷ do ngài Thoại Ngọc Hầu chỉ huy. Đã có hàng vạn lượt dân
công, cơm nắm mo cau, chân đất đầu trần, tứ phương tụ họp về đây phá
rừng, đào đắp, nạo vét kênh
bằng những công cụ thô sơ để cho hôm nay dòng Thoại Giang chảy xuôi về
biển.
Dưới
chân núi Ba Thê, du khách tập trung mua vé để lên núi, bảy ngàn đồng
cho hai người, một xe. Có một co
...
Đọc tiếp nào »
|
Sự Tích Mặt Trời
Sự tích Mặt Trời, Mặt Trăng và hiện tượng Nhật Thực - Nguyệt Thực Ngày
xưa, có ba anh em mồ côi cha mẹ ở chung với nhau. Một hôm ba anh em
muốn dâng cơm cho một vị La Hán thường qua xóm khất thực. Hai anh lớn
bảo đứa em út chụm lửa nấu cơm. Vì củi ướt không cháy nên gần đến giờ
vị La Hán đi ngang mà cơm chưa chín. Hai người anh không biết nên rầy
mắng đứa em. Người anh lớn quá giận nên lấy muỗng xúc cơm đánh lên đầu
đứa em. Người em tức tối, khóc thầm mà chịu. May nhờ đức tốt của anh em
mà nồi cơm kịp chín đúng lúc vị La Hán đó đi ngang qua. Khi đặt bát
dâng cơm, người em nghĩ rằng kiếp này nó là em nên mới bị hiếp đáp bèn
nguyện kiếp sau đầu thai thành thành một người có sức mạnh vô biên, xin
thành "Riahu" tức là thần gió bão, mạnh không ai chặn nổi.
Hai người anh nghe lời đứa em nguyện sợ kiếp sau bị em làm khổ nên
mới cầu nguyện cho kiếp sau của mình. Người anh lớn thành Mặt Trời,
người anh kế thành Mặt Trăng. Nhờ đức tốt của ba anh em đã "cúng dường"
cho vị La Hán nên nên kiếp sau cả ba anh em đều được toại nguyện. Anh
lớn thành thần Mặt Trời gọi là Preah A Tik, anh kế thành thần Mặt Trăng
gọi là Preah A Chan, còn em út thành thần Gió gọi là Riahu. Hai người
anh bị người em rượt chạy theo núi SAKMÊRUK. Hai người anh chạy nhanh
quá, em út Riahu rượt không kịp nên tức giận vô cùng bèn xuống ao
ANOTATAK tắm rửa. Ao này do chư thiên biến hóa ra, giao quyền cai quản
cho thần KOMPHONLAK và dặn rằng dù là
...
Đọc tiếp nào »
|
Mèo Với Chuột Và Chó
Cách đây không lâu trên báo "Tuổi Trẻ Cười”, một độc giả đã nêu lên câu hỏi như sau:
"Tôi sinh năm 1975, mẹ
tôi bảo tuổi Mẹo, cầm tinh con mèo, cha tôi thì bảo tuổi Mão, cầm tinh
con thỏ. Như vậy có phải Mão là thỏ, còn Mẹo là mèo hay không? Đến nay
tôi biết trong 12 con giáp không có con thỏ. Vậy năm 2011 này, gọi là
Tân Mão hay Tân Mẹo, cầm tinh con thỏ hay con mèo?”
Và Cô Tú, chủ "quán Mắc Cở”, đã trả lời như sau:
"Theo cách tính của âm
lịch, lịch Can-Chi, thì Tí, Sửu, Dần, Mão… là 12 chi. Người làm lịch
chọn cho mỗi chi một con vật làm biểu tượng. Ví dụ: Tí biểu tượng là con
chuột. Sửu biểu tượng là con trâu… Cần hiểu rằng: Theo chữ Hán, Tí
không có nghĩa là chuột và Sửu cũng không có nghĩa là trâu. Tương tự như
vậy, Mão không phải là mèo và cũng không phải là thỏ. Riêng từ Mẹo là
tiếng Việt thì rất có thể do từ mèo mà ra.
Âm lịch của người Trung
Hoa có rất sớm, khoảng đời nhà Thương (thế kỷ 16 TCN). Khi ấy nước
Trung Hoa chưa có mèo thuần dưỡng, chỉ có loại mèo rừng. Hầu hết giống
mèo thuần dưỡng đều có nguồn gốc từ Ai Cập. Châu Âu mãi đến thời Trung
Cổ mới biết nuôi mèo. Vì chưa có mèo, nên các nhà làm lịch Can-Chi của
Trung Hoa lấy con thỏ làm biểu tượng cho chi Mão.
Khi người Việt Nam biết
sử dụng lịch Ca
...
Đọc tiếp nào »
|
Chuyện Phiếm Gã Siêu: Cò
Theo
"Việt Nam tự điển” của Lê văn Đức thì cò được định nghĩa là một loại
chim cẳng cao, mỏ dài, mình thon, đuôi nhọn, ăn cá, bình thường lông màu
trắng, nhưng cũng có loại lông màu xám như cò hương, hay lông màu đỏ
như cò lửa…
Khi tìm hiểu về ca dao, gã thấy hình ảnh con cò là một hình ảnh quen thuộc và thân thương nhất của người bình dân.
Thực vậy, vãi mồ hôi trên đồng ruộng, người nông
dân có con trâu làm bạn để giúp đỡ họ. Thế nhưng trâu thì nặng nề, chậm
chạp và suốt đời vất vả.
Vì vậy, để đầu óc được thư giãn, thảnh thơi và bay
bổng, người nông dân đã mượn hình ảnh con cò, một hình ảnh vừa thơ mộng
lại vừa đẹp đẽ để nói lên những ước mơ và những hiện thực của đời mình.
Như người nông dân, con cò cũng đã phải vất vả kiếm sống :
- Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo xèo mặt nước buổi đò đông,
Như người nông dân, con cò đã chết đi trong cô đơn nghèo túng :
- Cái cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngay làm ma.
- Cái cò chết tối hôm qua,
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền,
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau rong
Đem về thái nhỏ thờ
...
Đọc tiếp nào »
|
|