Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào CN, ngày 22/12/2024, lúc 7:14 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 19 » Lễ Hội Bắc Ninh
9:17 PM
Lễ Hội Bắc Ninh

Lễ Hội Bắc Ninh

Vào ngày 8 tháng tư âm lịch hàng năm, tại chùa Dâu vùng Thuận Thành, Bắc Ninh lại diễn ra long trọng lễ hội tứ pháp.Lễ hội diễn ra với mong ước mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu có từ gần 2000 năm trước và bản thân lễ hội này lại có nguồn gốc từ xa xưa hơn nữa.

 

Khoảng thế kỷ thứ II, III một số nhà sư phật Ấn Độ đã đến Dâu truyền bá đạo Phật. Vùng đất này sau đó nhanh chóng trở thành trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất nước ta, gồm một loạt chùa cổ ở vùng Dâu như: chùa Cổ Châu, chùa Thành Đạo, chùa Bình Văn, chùa Linh Thông, chùa Trí Quả, chùa Phúc Nghiêm... Năm 1313, Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi xây dựng lại chùa Dâu với quy mô rất lớn với "chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp". Sau đó tiếp tục được trùng tu vào các đời Lê - Nguyễn, đến nay còn khá nguyên vẹn, với cấu trúc mô phỏng chữ "Quốc".

 

Ngoài giá trị kiến trúc cổ đời Trần, chùa Dâu còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật quý, là những bức chạm khắc gỗ và các tượng Phật nổi tiếng: Pháp Vân, Tam Thanh, Tam Thế, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Sư tổ tì- ni- đà - lưu - chi, Mạc Đĩnh Chi ... Pho tượng Ngọc Nữ có kích thước như người thật, mang dáng dấp đời thường là pho tượng đẹp, đặc biệt thu hút sự chú ý của du khách.

 

Nhưng đặc biệt thu hút du khách nhất vào ngày lễ hội mồng 8 tháng tư âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết thì hôm ấy là ngày bà Man Nương (Phật Mẫu) sinh con, sau này là hiện thân Phật Thạch Quan và Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Theo dân gian truyền lại thì vào thế kỷ thứ II có một người con gái tên là Man Nương, người làng Mãn Xá được ông bà Tu Định cho theo sư Khâu Đà La ở chùa LInh Quang. Rồi Man Nương có thai 14 tháng, ngày 8/4 sinh con gái. Man Nương gửi trả cho Khâu Đạt La. Sư đặt đứa bé vào trong thân cây Dung thụ. Gặp khi trời mưa to gió lớn làm đổ cây đó, cây trôi về bến sông thành Luy Lâu. Sĩ Nhiếp - thái thú thành Giao Châu đã cho quân kéo cây về định làm cung điện. Nhưng đêm nằm mơ thấy vị thần tiên bảo phải làm tượng Phật. Sĩ Nhiếp bèn kén thợ giỏi vào thành tạc tượng mà ngày nay vẫn còn di tích Bãi Đống Răm là nơi tạc tượng. Thợ tạc được 4 pho tượng lớn là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Sĩ Nhiếp cho đặt ở 4 chùa : Dâu, Đậu , Tướng, Dàn. Tại chùa Phúc Nghiêm (chùa Tổ) có tượng Man Nương ( Phật Mẫu) cũng to đẹp như tượng Tứ Pháp. Ngoài ra trong cây Dung thụ còn có hòn đá hình đứa trẻ, gọi là Phật Thạch Quang, cũng đặt ở chùa Dâu.

 

 

Ngày hội Tứ Pháp

 

Lại có truyện kể rằng (ở vùng Dâu, Keo): sau khi tạc bốn pho tượng, còn thừa một cành to, thợ bèn tạc thêm một pho tượng đặt tên là Pháp Vân (bà Út), Sĩ Nhiếp cho đặt ở chùa Keo. BÀ Út vào dự hội hay nghịch ngợm, gây mất trật tự lễ hội nên về sau không cho vào dự lễ hội nữa. Và ngày lễ hội có lệ : trai tráng Giao Tất (Keo) "chạy ngựa" đến chùa Thầm nửa đường vào chùa Dâu hỏi thăm Dâu có mở hội không và được trả lời là "không" và Keo mở hội riêng, cúng vọng vào chùa Tổ.

 

Phần lễ nghi long trọng kết thúc thì phần hội cũng bắt đầu với những trò: "Mẹ đuổi con", "Vái chị vái em" rồi trò "Cướp nước", trò múa gậy dẹp hội rất độc đáo và vui nhộn. Sự linh nghiệm của Tứ Pháp được các triều vua nước ta kể từ thời Lý đến thời Trần, Lê rất ngưỡng mộ. Các vị vua đã nhiều lần đến chùa Dâu cầu đảo hoặc cho rước tượng Pháp Vân chùa Dâu về kinh đô Thăng Long cúng tế cầu đảo.

___________________________________

LỄ HỘI LÀNG ĐÌNH BẢNG

"Thứ nhất là Đình Đông Khang 
Thứ hai Đình Bảng, vẻ vang đình Diềm"

 

Câu ca xưa vẫn được người Kinh Bắc lưu truyền lại cho các thế hệ sau với niềm tự hào. Đây là một ngôi đình cổ được xây dựng từ đầu thế kỉ 18, còn giữ lại được rất nhiều nét kiến trúc độc đáo đời Lê - Trịnh, đồng thời là nơi thường xuyên tổ chức lễ hội Đình vào tháng 2 âm lịch hàng năm.

 

Truyền thuyết kể rằng, từ xa xưa, dân Đình Bảng phải vật lộn với nạn thú dữ, thủy quái mà chưa biết trồng trọt, chăn nuôi. Một hôm, có một vị lão nông xuất hiện dạy mọi người biết cách khai phá đất đai, đất thấp trồng lúa, đất cao trồng bầu bí ngô lạc... Cuộc sống dân làng trở nên ấm no, hạnh phúc. Đến một năm, khi mùa màng bội thu, vị lão nông đó họp mọi người và đưa ra một bức tranh vẽ Lệ Thần và bảo dân làng lập miếu thờ thần bảo hộ. Sang ngày hôm sau, cụ già biến mất. Lúc đó dân làng mới biết là thần hiển linh và thờ làm thành hoàng làng với hiệu là Bạch Lệ Đại Vương. Từ đó, dân làng mở hội vào ngày 12 âm lịch đến hết ngày 15 âm lịch để tưởng nhớ công lao của thần.

 

Khi tiếng trống hội gióng lên vào sáng ngày 12 âm lịch thì các lễ tế được diễn ra liên tục cho đến khi tan hội. Phẩm vật tế thần chủ yếu là xôi nếp và thịt lợn luộc, riêng đêm 13 có tục tế thần bằng một cặp lợn sống. Tế xong, lợn được mổ và chia đều cho các "hiệu" mang thịt về từng nhà.

 

Đặc biệt, trong các ngày hội đình, dân làng Đình Bảng còn dành riêng một ngày đón "chạ anh" từ Cẩm Giàng (Hải Dương) sang dự hội. Đây là một nét văn hóa cổ của người Việt còn được lưu giữ qua tục "kết chạ" - tương tự như phong trào kết nghĩa giữa các địa phương như hiện nay - thể hiện truyền thống hiếu khách của người Kinh Bắc.

 

 

Hát Quan Họ

 

Nếu bạn có mặt ở đây trong những ngày này, bạn sẽ được thấy lại những nghi lễ cổ gìn giữ nhiều đời với lễ tế, lễ dâng phẩm vật ... gợi lại ký ức về quá trình mở đất, mở làng từ thủa xa xưa. Những nghi lễ này được giới nghiên cứu văn hóa đánh giá là gần như nguyên bản từ khi hình thành mà không bị thời gian mai một.

 

Bạn cũng sẽ rất hào hứng khi được xem các trò diễn hội đình như chọi gà, thả chim câu, hát tuồng, diễn chèo ... cùng các trò chơi lễ hội khác được tổ chức. Nhưng thú vị nhất vẫn là xem chèo đò hát Quan họ và đấu vật.

 

Trên ao đình là những chiếc thuyền được trang trí lộng lẫy với các liền anh, liền chị và luôn có hai người được cử ra để đối đáp thi tài. Các tay chèo và người ngồi thuyền thêm phần hát đệm. Trong gió xuân ấm áp, hương lúa nồng nàn, tiếng hát Quan họ vút lên đượm đà, đằm thắm, âm vang trên những làn sóng hồ làm người hát, người nghe đều bị cuốn vào một không khí vui tươi, tràn trề sức sống.

 

 

Đấu vật trong hội đình

 

Nếu như nói hát Quan họ thể hiện tinh thần và khả năng nghệ thuật của người Kinh Bắc thì hội vật lại tượng trưng cho sức mạnh tộc Việt có từ ngàn đời nay.

 

Hội được tổ chức ngay tại sân đình và trên các bãi đất trống. Sới vật là cát và đất nện được phủ bạt với vòng người xem lớp lớp trong ngoài.

 

Mở màn của cuộc đấu là các đô thực hiện các động tác múa "xe đài", biểu thị sự tôn trọng thần linh, các cụ cao niên, khán giả và chính đối thủ. Trong tiếng trống thúc giục giã, các đô xoắn vào nhau, thể hiện sức mạnh và sự khéo léo qua những miếng vật cổ truyền như "lộn cối", "giát bốc", "móc chảo" ... để giành lấy chiến thắng vinh quang. Phần thưởng không có giá trị lớn về kinh tế nhưng đặc biệt có giá trị lớn về danh dự bởi người thắng cuộc là người vượt qua rất nhiều đối thủ từ các lò vật đổ về.

 

Thấm thoắt mà mấy ngày lễ hội đình đã tan. Người Quan họ hát câu giã bạn nhưng chỉ là tạm thời chia tay. Trong tiết xuân, không khí lễ hội còn nồng, chỉ bấm đốt ngón tay là đã đến hội Đền Đô vào trung tuần tháng 3 với quy mô hoành tráng và chứa đựng nhiều điều khám phá dành cho bạn.

___________________________________

LỄ HỘI CHÉM LỢN - BẮC NINH

Cứ vào mồng 6 tết âm lịch, hàng ngàn người từ các vùng lân cận lại đến thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh tham dự một lễ hội liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: lễ hội chém lợn tế thánh.

 

"Đi qua Kinh Bắc bến hồ, 
Về hội đình Thượng lễ chùa Đại Bi. 
Đi hội Ném Thượng cùng đi, 
Hội thi xôi nếp chém thi lợn thờ”.

 

Tục truyền rằng: có một vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn Thượng, khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.

 

Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu...

 

Hai cụ ỉ (lợn, còn gọi là ỉn) được rước đi vòng quanh làng với các phường trống, kèn, cờ, táng lọng cùng các đội múa sênh tiền, đội tế lễ, đội dâng hương bồi bái viên...

 

Dân làng bày mâm cúng, góp tiền công đức khi đoàn rước lễ đi qua.

 

Khi lễ rước trở lại sân đình, hai thủ đao Nguyễn Văn Sơn và Nguyễn Đăng Mạnh- được dân làng chọn từ những gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải đúng 50 tuổi - ra tay chém hai cụ ỉ tế thánh.

 

Người dân mang tiền, dây cột gia súc, nông cụ... ra thấm máu lợn cầu may.

 

Thịt lợn tế thánh được chia cho mọi người với mong muốn cả làng được phát tài, phát lộc.

___________________________________

LỄ HÔI BÀ CHÚA XỨ - BẮC NINH

Truyện xưa kể lại rằng: Những năm 1820 - 1825, Quân Xiêm thường sang nước ta quấy nhiễu, cướp bóc. Mỗi khi giặc đến, người dân quanh vùng lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn chúng mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, lạ thay tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được nữa. Khi đó, một tên trong bọn tức giận đập vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị Bà trừng phạt.

 

Thời gian sau, Bà thường hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, dạy dân làng khiêng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành. Thấy vậy, dân làng họp nhau lên núi khiêng tượng về thờ cúng. Nhưng lạ thay, dù mấy chục thanh niên trai tráng hò nhau gắng sức vẫn không lay chuyến nổi tượng Bà. Trong lúc mọi người đang rất thất vọng, có ý định bỏ dở thì một cô gái trong làng bỗng dưng lên đồng cho biết : "Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng". Dân làng làm theo lời dạy ấy và qủa đúng thật 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà đi xuống một cách nhẹ nhàng.

 

Bỗng nhiên khi đi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, không thể khiêng nổi thêm một bước nào nữa. Khi đó mọi người đã hiểu rằng, Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lập miếu thờ cúng chỗ đó.

 

Hàng năm vào ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch người dân nơi đây lại làm lễ vía Bà với những lễ nghi vô cùng trọng thể .Vào đêm 23 rạng sáng 24 mở đầu lễ hội là nghi thức tăm Bà, bức màn vải có viền ren thêu chữ, hoa nhiều màu sặc sỡ được kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng. Một nhóm từ 4- 5 phục nữ đã được chọn lựa, họ dùng nước thơm lau khắp thân tượng, sau đó thay mũ miện và quần áo mới. Lễ tắm Bà xong, bức màn được kéo qua một bên, mọi người chen nhau đến gần để chiêm ngưỡng, khấn vái, ai cũng cố đến sát bên bệ thờ để xin lộc bà. Lộc bà bây giờ chỉ là một vài cành hoa, một vài trái cây để trên bàn, chứ không như trước đây có người sử dụng nước tắm Bà xem như nước thánh để chữa bệnh, hay uống vào để được mạnh giỏi, không bị tà ma quấy nhiễu. Hủ tục này ngày nay không còn nữa.

 

Ngày 24, các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc.

 

Sáng 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà làm lễ Túc Kết. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.

 

Sau cúng túc yết là lễ xây chầu. Ông chánh bái sẽ bước tời bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng "ca công tiếp giá", lập tức đoàn hát bộ nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v...

 

Đến 4 giờ sáng ngày 26 lễ cúng chánh tế tiến hành giống như lễ Túc kết.Đến chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc hầu về Sơn Lăng, chương trình hát bộ chấm dứt và lễ cúng vía Bà cũng kết thúc.

 

Miếu Bà chúa Xứ là một trong những danh thắng của núi Lam được nhà nước xếp hạng. Nơi đây đã mang dấu ấn của cả một thời đại hào hùng, thời đại chống giặc ngoại xâm. Và ngay nay miếu Bà Chúa Xứ vẫn thật sự là điểm đến của du khách bốn phương, là nơi mà con người cầu mong về những điều thiêng liêng, tốt đẹp nhất.

___________________________________

HỘI NHỒI - BẮC NINH

Làng Hòa Đình xưa tên chữ là Lồi Đình, tên nôm làng Nhồi, nay thuộc xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Từ lâu, làng Nhồi đã là trung tâm giao lưu kinh tế-văn hóa và nổi tiếng "Hội Nhồi” vào mồng 7 tháng Giêng (âm lịch) với tục rước "Bà Đống”.

 

Làng Nhồi có quần thể di tích đình, đền, chùa cổ kính nằm ở phía Tây làng, ngay sát quốc lộ 1A. Tương truyền, xưa kia Thành hoàng làng Nhồi là "Bà Đống”, ngự tại một gò đất ngoài đồng (Đống Cả) thuộc làng Đống Cao. Mỗi khi vào hội làng, dân làng tổ chức rước Thành hoàng về đình và chùa. Lễ rước được tiến hành như sau:

 

Tối ngày mồng 6, đám con gái làng Nhồi gồm 12 cô chưa chồng, xinh đẹp, nết na tụ tập "ngủ bọn” tại một nhà. Đến quá nửa đêm, khi chuông chùa làng thỉnh, các cô gái lập tức cùng ông Tiên Chỉ rước kiệu Bà Đống đến gò Đống Cả làng Đống Cao, rước Thành Hoàng làng về. Sau khi ông Tiên Chỉ đốt hương khấn vái xin rước Bà Đống, các cô gái ngả kiệu kính cẩn rước Bà Đống về làng. Kiệu rước làm bằng tre tươi, trang trí bằng lá cây tươi và các loại hoa thơm. Đòn khiêng kiệu dán giấy ngũ sắc. Đi đầu đám rước là hai cô gái khiêng một trống cái, một cô đi bên vừa đi vừa đánh nhịp ba. Theo sau trống là hai cô gái khiêng chiêng đánh phối với nhịp trống. Kế đến là các cô gái rước kiệu Thành hoàng.

 

Khi chiêng trống nổi lên thì đám trai làng Đống Cao cũng 12 người chạy ra giằng kiệu. Bên đó đã chuẩn bị sẵn một số đòn lao nhỏ, nhẹ, dán giấy ngũ sắc. Trong khi hai bên giằng co ra vẻ quyết liệt, thì đám trai làng Đống Cao dùng đòn lao dí vào rốn các cô gái làng Nhồi. Cuộc "giao tranh” chỉ kết thúc khi đám con gái làng Nhồi ra khỏi địa phận làng Đống Cao. Đám rước Bà Đống về đến làng Nhồi cũng là lúc trời tảng sáng, người ta rước Bà Đống vào trong đình và sang chùa. Bên trong đình, chùa quan Đám làm lễ thờ Thành hoàng làng. Bên ngoài các "bọn” Quan họ cất tiếng hát ca ngợi công đức của Thần, Phật. Khách thập phương kéo đến dự hội rất đông. Để đón khách, các bọn Quan họ của làng ra tận cổng đón bằng những câu ca Quan họ ngọt ngào, niềm nở. Bên khách tay bưng cơi trầu vào lễ Phật cũng đáp lại chủ bằng những câu ca Quan họ mượt mà, tinh tế. Các bọn Quan họ chủ và khách cùng nhau vào đình, chùa lễ Thần, Phật, rồi quay ra hát Quan họ đối đáp giao lưu. Các Liền anh, Liền chị vừa hát vừa têm trầu, mời nước, hỏi thăm nhau... cứ như thế cuộc vui kéo dài suốt ngày hội.

 

Tín ngưỡng thờ Bà Đống của hội làng Nhồi có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ nữ thần nông nghiệp của người Việt cổ trồng lúa nước vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung, của xứ Kinh Bắc nói riêng và làng Nhồi là một điển hình. Thần nữ nông nghiệp được người Việt cổ tôn thờ chính là các lực lượng tự nhiên gắn với nông nghiệp: đất, đá, gò, đống, cây cối, mây, mưa, sấm, chớp. Những yếu tố tự nhiên này được thần thánh hóa và bảo lưu đến ngày nay trong văn hóa lễ hội, trong đó có lễ hội làng Nhồi.

___________________________________

HỘI LÀNG PHÙ ĐỔNG - BẮC NINH

Hội làng Phù Ðổng: Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Thì về Hội Gióng.Hằng năm vào ngày mồng tám tháng Tư, tại đình làng Gióng, tên chữ là làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh có mở hội kỷ niệm đức Phù Ðổng Thiên Vương, tục gọi là Ðức Thánh Gióng, rất linh đình và trang trọng.Hội đền Phù Ðổng Thiên Vương tục gọi là hội Gióng rất vui với cuộc rước lịch sử, diễn lại trận đánh giặc Ân của đức Thánh Gióng. 

Sự tích: 
Ðời Hùng Vương thứ VI, có đám giặc gọi là giặc Ân hùng mạnh, không ai đánh nổi. Vua bèn sai sứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng Phù Ðổng, có đứa trẻ xin đi đánh giặc giúp vua. Sứ giả về tâu, vua lấy làm lạ, cho đòi vào chầu. Ðứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ vươn vai một cái, tự nhiên người cao lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. 
Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Ðổng, về sau phong làm Phù Ðổng Thiên Vương". 

Sửa soạn ngày hội: Hội đền Phù Ðổng Thiên Vương là một hội rất lớn do bốn xã thuộc tổng Phù Ðổng cùng tổ chức với sự tham gia của làng hội Xá, nên việc sửa soạn ngày hội cũng rất cẩn trọng, nhất là sửa soạn cho cuộc diễn lại thần tích đức Thánh Gióng phá giặc Ân. 
Trong bốn xã này có hai xã Phù Ðồng và Phù Dực được luân phiên cử chủ tọa đám hội. Hai xã Ðổng Xuyên và Ðổng Viên chỉ đóng vai phụ tá trong đám hội và chỉ được đóng vai quân lính do thám. Mỗi xã được chia làm nhiều giáp, mỗi giáp tựa như một ấp hiện nay. 
Hàng giáp phải cử lấy những người giữ các vai quan trọng trong cuộc diễn lại trận diệt giặc Ân. Những người này là các ông Hiệu, hiệu Cờ trông nom cờ lệnh, hiệu Chiêng điều khiển khiêng, hiệu Trống điều khiển trống. Còn một ông Hiệu Trung Quân để phối hợp điều hòa sự tiến quân và hai ông Hiệu Tiểu Cổ để đi tiên phong thám thính quân giặc. 
Tất cả các ông Hiệu đều phải kén trong đám thanh niên từ 12 đến 26 tuổi. Có thể là những chàng trai đã lập gia đình rồi nhưng phải chay tịnh trong suốt thời gian sửa soạn cho đến ngày hội. Quân được chọn trong dân đinh bốn xã từ 18 đến 36 tuổi họp thành 10 cơ, mỗi cơ gồm một cơ trưởng và 15 cơ binh. Kẻ địch là quân tướng nhà Ân được tượng trưng bằng 28 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 13 do hàng tổng cử ra để đóng vai 28 viên tướng giặc Ân, ăn mặc sặc sỡ, đeo đồ trang sức lộng lẫy. 
Cờ lệnh bằng lụa màu lòng đỏ trứng gà, rộng ba tấc rưỡi và dài bảy vuông. Cờ do giáp chủ tọa may, đây chính là cờ đức Thánh Gióng dùng trong ngày diễn trận. Mỗi năm thay cờ lệnh một lần. Cờ năm trước, ông Hiệu cờ năm sau dùng để luyện tập trước ngày diễn trận. 
Ðể phân biệt với những lá cờ khác, trên cờ sẽ có chữ "Lệnh" do một tay văn tự viết lên. Giáp chủ tọa trong mấy ngày đầu tháng tư sẽ lựa một ngày tốt, mời một bậc đại khoa nếu có, bằng không cũng phải mời một tay văn học tới viết chữ "Lệnh" này với sự chứng kiến của tất cả các ông Giáp trưởng bốn xã trong hàng tổng. 
Những nghi lễ trước ngày mồng chín tháng Tư 
Cuộc diện trận đã được sửa soạn từ ngày mồng sáu tháng Tư. N_ từ ba giờ chiều hôm mồng sáu, dân làng đã cử hành một đám rước tới giếng trước đền Mẫu, tức là Ðền Hạ, để lấy nước lau rửa tự khí dùng trong việc diễn trận. Nước đựng vào hai chỏe sứ. Hai mươi bốn quân sĩ của Phù Ðổng Thiên Vương sắp hàng hai theo bậc Giếng từ trên bờ tới mặt nước để lấy nước. Người cơ binh đứng ở bậc Giếng cuối cùng, sát mặt nước, múc nước vào một chiếc gáo đồng rồi chuyển cho người đứng cùng hàng với mình ở trước mặt. Người này nhận gáo nước rồi lại chuyển cho người đứng trước mặt mình bên bậc trên, đứng kế bên người vừa chuyển cho mình... 
Cứ lần lượt như vậy, gáo nước được chuyển theo đường chữ "CHI" cho tới miệng Giếng đến tay người đứng bên chóe sứ. Ngườ i này đổ nước vào choé, lọc qua một miếng vải điều theo hiệu lệnh Cơ trưởng. Cơ trưởng mặc áo thụng xanh, đánh Kiểng để ra lệnh cho người cơ binh đổ nước vào choé. Tự khí được rửa bằng nước đã lọc đựng trong choé sứ ở n_ sân đình. 
Ngày mồng bảy vào cuối giờ Tỵ, cờ lệnh được rước từ đền Mẫu đến đền Thượng và buổi chiều vào lúc giờ Mùi, hàng tổng đi kiểm soát lộ trình từ đền đến bãi trận. Có điều gì khiếm khuyết lập tức phải sửa chữa và bổ khuyết n_. 

Cuộc diễn trận chính thức: 
Vào giờ Tỵ ngày mồng Chín có lễ tế cờ tại đền, có cả mổ trâu giết bò. Mọi người đều sẵn sàng để xuất trận. Mặt trận sơ sài, dưới chân Ðê có một hồ sen, địch quân chiếm đóng nơi hồ. Quân Phù Ðổng Thiên Vương tiến chiếm bờ hồ bên này, có một khoảng đất trống với nhiều mô nhỏ. Có ba chiếc chiếu đã trải giữa những mô đấy này. Giữa mỗi chiếc chiếu có một chiếc bát úp trên một tờ giấy: Chiếu tượng trưng cho cánh đồng, Bát tượng trưng cho đồi núi, Tờ giấy cho mây. 
Cờ lệnh đã trương lên, ông Hiệu cờ tiếp lấy rồi tiến lên ba bước. Rồi ông đứng ở giữa chiếc chiếu, hai chân chụm vào nhau. Ông nhảy lên hai lần, sau đó ông quỳ gối bên phải xuống chiếu, bàn chân trái dẫm ra đằng trước như hình chữ "Lệnh", hai tay ông phất cờ lệnh, xoay mình ba lần. Dân chúng dự cuộc lúc đó mỗi lần ông xoay mình lại đếm theo. ông đứng lùi khỏi chiếc chiếu. Lập tức mọi người nhảy xô tới cướp lấy xé chiếc chiếu. Họ tin những mảnh chiếu mang may mắn cho họ, và những người hiếm con được mảnh chiếu có thể thấy được tin mừng. 
Khi chiếc chiếu thứ ba được dân chúng xâu xé chia nhau hết quân giặc cũng tan, các tướng giặc cũng rút lui hỗn loạn. Kiệu của các cô thiếu nữ được rước về làng Phù Ðổng. Một tiệc khao quân lớn diễ n ra n_ trước cửa đền. Trận tái chiến diễn ra ở bãi Sòi Bia thuộc làng Phù Ðổng. ở đây cũng lại có ba chiếc chiếu như ở Ðồng Ðàm. Ngày mùng mười tháng Tư, hàng tổng duyệt lại đạo binh thắng trận. Các khí giới được kiểm soát. Hàng tổng lạilàm lễ trước đền. Quân sĩ lại được khao thưởng. Thế là "thiên hạ Thái Bình". Sau ngày diễn trận, hàng tổng lại tổ chức rước nước để rửa lại khí giới, đồ thờ đã dùng trong việc chiến trận. Và có nhiều trò vui cho khách trẩy hội thưởng thức: đánh vật, hát chèo và có cô đầu hát thờ.

Ðến dự hội, người xem được chứng kiến nghi thức về một hệ thống lễ với các động tác thuần tục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao. Ðến hội, người ta có dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữ a làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng, quá khứ và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền thống yêu làng-yêu nước được giữ gìn như một tài sản văn hóa. (Internet)

___________________________________

HỘI LÀNG PHÙ ĐỔNG - BẮC NINH

Hội làng Phù Ðổng: Mồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Thì về Hội Gióng.Hằng năm vào ngày mồng tám tháng Tư, tại đình làng Gióng, tên chữ là làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh có mở hội kỷ niệm đức Phù Ðổng Thiên Vương, tục gọi là Ðức Thánh Gióng, rất linh đình và trang trọng.Hội đền Phù Ðổng Thiên Vương tục gọi là hội Gióng rất vui với cuộc rước lịch sử, diễn lại trận đánh giặc Ân của đức Thánh Gióng. 

Sự tích: 
Ðời Hùng Vương thứ VI, có đám giặc gọi là giặc Ân hùng mạnh, không ai đánh nổi. Vua bèn sai sứ đi rao trong nước để tìm người tài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng Phù Ðổng, có đứa trẻ xin đi đánh giặc giúp vua. Sứ giả về tâu, vua lấy làm lạ, cho đòi vào chầu. Ðứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roi bằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ vươn vai một cái, tự nhiên người cao lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roi đi đánh giặc. 
Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Ðổng, về sau phong làm Phù Ðổng Thiên Vương". 

Sửa soạn ngày hội: Hội đền Phù Ðổng Thiên Vương là một hội rất lớn do bốn xã thuộc tổng Phù Ðổng cùng tổ chức với sự tham gia của làng hội Xá, nên việc sửa soạn ngày hội cũng rất cẩn trọng, nhất là sửa soạn cho cuộc diễn lại thần tích đức Thánh Gióng phá giặc Ân. 
Trong bốn xã này có hai xã Phù Ðồng và Phù Dực được luân phiên cử chủ tọa đám hội. Hai xã Ðổng Xuyên và Ðổng Viên chỉ đóng vai phụ tá trong đám hội và chỉ được đóng vai quân lính do thám. Mỗi xã được chia làm nhiều giáp, mỗi giáp tựa như một ấp hiện nay. 
Hàng giáp phải cử lấy những người giữ các vai quan trọng trong cuộc diễn lại trận diệt giặc Ân. Những người này là các ông Hiệu, hiệu Cờ trông nom cờ lệnh, hiệu Chiêng điều khiển khiêng, hiệu Trống điều khiển trống. Còn một ông Hiệu Trung Quân để phối hợp điều hòa sự tiến quân và hai ông Hiệu Tiểu Cổ để đi tiên phong thám thính quân giặc. 
Tất cả các ông Hiệu đều phải kén trong đám thanh niên từ 12 đến 26 tuổi. Có thể là những chàng trai đã lập gia đình rồi nhưng phải chay tịnh trong suốt thời gian sửa soạn cho đến ngày hội. Quân được chọn trong dân đinh bốn xã từ 18 đến 36 tuổi họp thành 10 cơ, mỗi cơ gồm một cơ trưởng và 15 cơ binh. Kẻ địch là quân tướng nhà Ân được tượng trưng bằng 28 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 13 do hàng tổng cử ra để đóng vai 28 viên tướng giặc Ân, ăn mặc sặc sỡ, đeo đồ trang sức lộng lẫy. 
Cờ lệnh bằng lụa màu lòng đỏ trứng gà, rộng ba tấc rưỡi và dài bảy vuông. Cờ do giáp chủ tọa may, đây chính là cờ đức Thánh Gióng dùng trong ngày diễn trận. Mỗi năm thay cờ lệnh một lần. Cờ năm trước, ông Hiệu cờ năm sau dùng để luyện tập trước ngày diễn trận. 
Ðể phân biệt với những lá cờ khác, trên cờ sẽ có chữ "Lệnh" do một tay văn tự viết lên. Giáp chủ tọa trong mấy ngày đầu tháng tư sẽ lựa một ngày tốt, mời một bậc đại khoa nếu có, bằng không cũng phải mời một tay văn học tới viết chữ "Lệnh" này với sự chứng kiến của tất cả các ông Giáp trưởng bốn xã trong hàng tổng. 
Những nghi lễ trước ngày mồng chín tháng Tư 
Cuộc diện trận đã được sửa soạn từ ngày mồng sáu tháng Tư. N_ từ ba giờ chiều hôm mồng sáu, dân làng đã cử hành một đám rước tới giếng trước đền Mẫu, tức là Ðền Hạ, để lấy nước lau rửa tự khí dùng trong việc diễn trận. Nước đựng vào hai chỏe sứ. Hai mươi bốn quân sĩ của Phù Ðổng Thiên Vương sắp hàng hai theo bậc Giếng từ trên bờ tới mặt nước để lấy nước. Người cơ binh đứng ở bậc Giếng cuối cùng, sát mặt nước, múc nước vào một chiếc gáo đồng rồi chuyển cho người đứng cùng hàng với mình ở trước mặt. Người này nhận gáo nước rồi lại chuyển cho người đứng trước mặt mình bên bậc trên, đứng kế bên người vừa chuyển cho mình... 
Cứ lần lượt như vậy, gáo nước được chuyển theo đường chữ "CHI" cho tới miệng Giếng đến tay người đứng bên chóe sứ. Ngườ i này đổ nước vào choé, lọc qua một miếng vải điều theo hiệu lệnh Cơ trưởng. Cơ trưởng mặc áo thụng xanh, đánh Kiểng để ra lệnh cho người cơ binh đổ nước vào choé. Tự khí được rửa bằng nước đã lọc đựng trong choé sứ ở n_ sân đình. 
Ngày mồng bảy vào cuối giờ Tỵ, cờ lệnh được rước từ đền Mẫu đến đền Thượng và buổi chiều vào lúc giờ Mùi, hàng tổng đi kiểm soát lộ trình từ đền đến bãi trận. Có điều gì khiếm khuyết lập tức phải sửa chữa và bổ khuyết n_. 

Cuộc diễn trận chính thức: 
Vào giờ Tỵ ngày mồng Chín có lễ tế cờ tại đền, có cả mổ trâu giết bò. Mọi người đều sẵn sàng để xuất trận. Mặt trận sơ sài, dưới chân Ðê có một hồ sen, địch quân chiếm đóng nơi hồ. Quân Phù Ðổng Thiên Vương tiến chiếm bờ hồ bên này, có một khoảng đất trống với nhiều mô nhỏ. Có ba chiếc chiếu đã trải giữa những mô đấy này. Giữa mỗi chiếc chiếu có một chiếc bát úp trên một tờ giấy: Chiếu tượng trưng cho cánh đồng, Bát tượng trưng cho đồi núi, Tờ giấy cho mây. 
Cờ lệnh đã trương lên, ông Hiệu cờ tiếp lấy rồi tiến lên ba bước. Rồi ông đứng ở giữa chiếc chiếu, hai chân chụm vào nhau. Ông nhảy lên hai lần, sau đó ông quỳ gối bên phải xuống chiếu, bàn chân trái dẫm ra đằng trước như hình chữ "Lệnh", hai tay ông phất cờ lệnh, xoay mình ba lần. Dân chúng dự cuộc lúc đó mỗi lần ông xoay mình lại đếm theo. ông đứng lùi khỏi chiếc chiếu. Lập tức mọi người nhảy xô tới cướp lấy xé chiếc chiếu. Họ tin những mảnh chiếu mang may mắn cho họ, và những người hiếm con được mảnh chiếu có thể thấy được tin mừng. 
Khi chiếc chiếu thứ ba được dân chúng xâu xé chia nhau hết quân giặc cũng tan, các tướng giặc cũng rút lui hỗn loạn. Kiệu của các cô thiếu nữ được rước về làng Phù Ðổng. Một tiệc khao quân lớn diễ n ra n_ trước cửa đền. Trận tái chiến diễn ra ở bãi Sòi Bia thuộc làng Phù Ðổng. ở đây cũng lại có ba chiếc chiếu như ở Ðồng Ðàm. Ngày mùng mười tháng Tư, hàng tổng duyệt lại đạo binh thắng trận. Các khí giới được kiểm soát. Hàng tổng lạilàm lễ trước đền. Quân sĩ lại được khao thưởng. Thế là "thiên hạ Thái Bình". Sau ngày diễn trận, hàng tổng lại tổ chức rước nước để rửa lại khí giới, đồ thờ đã dùng trong việc chiến trận. Và có nhiều trò vui cho khách trẩy hội thưởng thức: đánh vật, hát chèo và có cô đầu hát thờ. 
Ðến dự hội, người xem được chứng kiến nghi thức về một hệ thống lễ với các động tác thuần tục, uy nghi mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao. Ðến hội, người ta có dịp cảm nhận được mối quan hệ hai chiều giữ a làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng, quá khứ và hiện tại như hòa nhập với nhau vừa thiêng liêng, vừa huyền ảo. Truyền thống yêu làng-yêu nước được giữ gìn như một tài sản văn hóa. (Internet)

___________________________________

LỄ HỘI THUỶ TỔ QUAN HỌ - BẮC NINH

Lễ hội Thuỷ tổ quan họ làng Viêm Xá, Bắc Ninh : Lễ hội đền Vua Bà là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của làng Viêm Xá (Hoà Long-Yên Phong). Hội đền Vua Bà cũng là hội Quan họ duy nhất trong vùng Quan họ, bởi đây là lễ hội Thuỷ tổ Quan họ. Mọi hoạt động trong lễ hội đều liên quan trực tiếp tới Quan họ. Điều dễ nhận thấy là vị thần được rước trọng trong ngày hội Viêm Xá chính là Đức Vua Bà- Thuỷ tổ Quan họ, trong khi vị thần được rước ở hội các nơi khác (dù cũng là làng Quan họ) vẫn chỉ là các vị thần thành hoàng mà các địa phương tôn thờ. Tiếp tục phục vụ việc ghi hình làm tư liệu hồ sơ trình UNESCO công nhận Văn hoá Quan họ là Di sản văn hoá thế giới, lễ hội đền Vua Bà năm nay được tổ chức bài bản theo đúng nghi thức truyền thống. 
Hội đền Vua Bà được tổ chức vào các ngày mùng 6, 7 tháng hai âm lịch. Lịch dương là ngày mùng 5, 6 tháng 3 năm 2006. Truyền rằng, ngày mùng 6 là ngày Đức Vua Bà được trời giáng xuống ấp Viêm Trang (làng Viêm Xá ngày nay). Bà là công chúa con gái vua Hùng Vương. Khi bà xấp xỉ tới tuần cập kê, có rất nhiều người đến cầu hôn. Vua cha liền tổ chức hội cướp cầu để chọn phò mã. song bà không ưng thuận lấy người thắng cuộc và xin với vua cha cho đi chu du trong nước. Bà và các thị nữ vừa rời khỏi kinh thành thì có cơn giông mưa to, gió lớn ập đến, cuốn cả đoàn người lên trời, rồi lại giáng xuống ấp Viêm Trang. Viêm Trang khi đó là vùng đất hoang dã, cây đước, lau sậy um tùm, rậm rạp. Bà cho khai phá đất hoang, bờ bãi, lập lên đồng ruộng, làng xóm, dựng vợ, gả chồng cho mọi người. Bà lại dạy người dân nơi đây cách làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, trồng mía kéo mật. Bà sáng tác ra các bài ca và dạy nam thanh nữ tú hát. Sau khi Bà mất dân làng lập đền thờ tôn vinh bà là Đức Vương Mẫu, Vua bà- Thủy tổ Quan họ, và là thành hoàng của làng. 
Ngày chính hội là mùng 6, nhưng n_ từ chiều hôm mùng 5, dân làng đã tổ chức lễ mở cửa đền và lễ dâng hương, lễ cầu mưa rửa đền. Người làng Viêm Xá tin rằng lễ cầu mưa rửa đền này rất hiệu nghiệm. Quả thực, đêm ngày mùng 5, rạng ngày mùng 6 chẳng mấy năm không có mưa. Sáng hôm sau khi đám rước Vua Bà khởi hành, cũng là lúc trời quang mây tạnh. Lễ tế thần vào sáng mùng 6 bao giờ cũng có hát Quan họ ca ngợi công Đứa Vua Bà, cầu Đức Vua Bà cho mưa thuận gió hoà để mùa màng bội thu. Hát thờ ở hội đền Vua Bà chỉ được sử dụng giọng La rằng (làng Viêm Xá gọi là giọng A rằng). Về sau dân làng còn dựng và diễn sự tích Vua Bà ở ngoài trời, không diễn ở trong đền. Trong diễn t ích có cả những câu thuộc hệ thống giọng lẻ, giọng vặt mang nội dung giao duyên nam nữ.(Internet)

Nguồn: saigontoserco

Chủ đề: Lễ hội miền Bắc | Lượt xem: 791 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==