Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 29/03/2024, lúc 2:53 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 19 » Lễ Hội Cao Bằng
9:49 PM
Lễ Hội Cao Bằng

Lễ Hội Cao Bằng

 

 

Lễ hội ở Cao Bằng diễn ra hàng năm chủ yếu vào mùa xuân. Toàn tỉnh có trên 10 lễ hội, có quy mô lớn hơn cả là lễ hội Sóc Giang (Hà Quảng), lễ hội Kỳ Sầm, Đống Lân, Đà Quận (Hoà An), lễ hội Sùng Phúc (Hạ Lang), lễ hội Pháo Hoa, Thanh Minh (Quảng Uyên), lễ hội Nàng Hai (Tiên Thành - Phục Hoà),lễ hội Lồng Tồng (Thạch An)… Nhìn chung, các lễ hội đều mang tính nhân văn sâu sắc hướng tới cái thiện, đó là: Cầu phúc, cầu lộc, cầu mùa, trừ tà, mong muốn cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Mặt khác, lễ hội còn tôn vinh các nhân vật có công lao chống ngoại xâm, giữ gìn đất nước như lễ hội Kỳ Sầm (Hoà An), Hoàng Lục (Trùng Khánh). Mỗi địa phương tuy cùng một chủ đề lễ hội, nhưng do điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau nên có cách thức tổ chức lễ hội cũng khác nhau. Do vậy, càng tăng thêm sự đa dạng, phong phú cho các loại hình lễ hội ở Cao Bằng.

Các lễ hội dân gian truyền thống chủ yếu quy mô ở cấp làng, xã và mang đậm nét văn hoá dân tộc, tiêu biểu như lễ hội Lồng Tồng, hội Chợ Xuân, lễ hội Pháo Hoa, lễ hội Nàng Hai… Ngoài những lễ hội vốn có hàng năm ở các địa phương, một số lễ hội được khôi phục trong những năm gần đây đã góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá lễ hội trên nền tảng truyền thống văn hoá dân tộc, như: Hội thi Bò đẹp, hội Chọi Bò (Bảo Lâm, Hà Quảng), lễ hội văn hoá thị trấn Tà Lùng (Phục Hoà), lễ hội Du lịch vùng biên giới (Trùng Khánh)… được nhân dân hưởng ứng tham gia.Các lễ hội này được tổ chức theo nghi lễ truyền thống và khôi phục được dần các trò chơi dân gian như tung còn, đánh yến, bắn nỏ, đẩy gậy kết hợp cùng các hoạt động văn hoá, thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, văn nghệ quần chúng…Các hoạt động trong lễ hội đã loại trừ được dần các tiêu cực trong xã hội như đánh bạc, mê tín dị đoan…Lễ hội còn là nơi bảo tồn nghệ thuật quần chúng, thông qua lễ hội gìn giữ những giá trị nguồn gốc văn hoá truyền thống, các làn điệu dân ca của các dân tộc như: Hát Then, Sli lượn, Phong Slư, Dá Hai, Hà Lều… Do vậy, việc bảo tồn, duy trì các lễ hội dân gian là rất cần thiết, đó chính là cơ sở nền tảng góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi địa phương trong điều kiện cơ chế thị trường hội nhập phát triển chung của đất nước. (trích đoạn caobangpro)

Lễ hội mời Mẹ Trăng là lễ hội của người Tày được tổ chức vào đầu xuân ở từng bản. Người Tày cầuMẹ Trăng ban điều tốt cho dân bản, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi không dịch bệnh… Lễ hội kéo dài từ 10 đến ngày 15 ngày, bắt đầu bằng lễ hội dâng hoa rồi đến "lượn hai” (ca hát) để tiễn hồn đoàn người trần gian lên cung trăng đón mời Mẹ Trăng xuống đất. Kết thúc lễ hội là lễ tiễn trăng về trời diễn ra ngoài đồng. Cuối cùng, mọi người cùng nhau dùng bữa cơm vui hội của bản làng. Trong không khí lễ hội pha trộn giữa cõi trần và cõi tiên là sự náo nhiệt của các trò chơi dân gian như chọi gà, đánh quay, đánh yến.

Lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) là lễ hội của dân tộc Tày - Nùng để mở mùa gieo trồng mới, diễn ra từ mùng 2 đến 30 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội được tổ chức với các trò chơi dân gian hấp dẫn như tung còn, cờ tướng, đánh đu, rước rồng, múa kỳ lân, sư tử, tranh đầu pháo thăng thiên…Đặc biệt, các điệu hát sli (dân tộc Nùng), lượn (dân tộc Tày) quen thuộc được biểu diễn một cách rất tự nhiên ở trong làng, bên suối hày ở các cánh rừng.


Hội Thanh Minh được tổ chức tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên vào khoảng tháng 3 âm lịch. Hội gắn liền với truyền thuyết của dân tộc Nùng về đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau và cả hai đã tự vẫn dưới giếng. Cảm thương mối tình ấy, dân bản lập miếu thờ và cứ mỗi dịp Tết thanh minh hội lại diễn ra với ý nghĩa cầu mùa cho bản và cầu phúc cho lứa đôi.


Hội Nàng Hai là tục cầu mùa ở Phục Hoà, Thạch An. Hội kéo dài nhiều đêm xướng hát. Nghi thức chính là mời hồn nàng trăng nhập vào đôi trai gái trong làng, rồi đoàn người hát theo nhiều khúc hát được soạn từ xưa với nội dung cầu xin các mẹ hai trên mường trời có giống má tốt, diệt trừ sâu bọ, mưa thuận gió hoà, mọi người khoẻ mạnh, đến ngày cuối cùng là lồng tông tiễn đưa hồn trăng về trời.
Hội pháo hoa

Hội pháo hoa được coi là hội vui nhất trong các lễ hội ở Cao Bằng được tổ chức vào mùng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm tại huyện Quảng Uyên. Lễ hội này lôi cuốn các chàng trai khoẻ mạnh từ nhiều địa phương về tranh pháo hoa để giành được vòng cầu phúc. Đây là một cuộc vui mang tính lành mạnh với tinh thần thượng võ. Vì đây là hội pháo hoa đầu xuân nên mọi người quan niệm nếu ai bắt được chiếc vòng thì cả năm sẽ may mắn, tốt lành và phát tài, phát lộc.
Hội đền chùa 

Hàng năm được tổ chức vào khoảng từ mùng 6 đến 15 tháng Giêng âm lich. Các lễ hội diễn ra ở hầu hết các đền, chùa trong tỉnh, đặc biệt là ở huyện Hoà An và thị xã Cao Bằng như hội đền vua Lê (tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm), hội chùa Đà Quận (mùng 9 tháng Giêng), hội đền Kỳ Sầm (mùng 10 tháng Giêng) và hội chùa Sùng Phúc (15 tháng Giêng). Đây là lễ hội cúng thần, cúng Phật, cầu phúc, cầu may, tưởng nhớ các bậc vĩ nhân đã có công giúp đỡ, bảo vệ nhân dân trong vùng. Ngoài các trò chơi thi ném còn, đánh đu, Lễ hội còn là dịp để mọi người đi vãn cảnh đầu xuân, hái lộc năm mới.
Lễ "quá tang” và lễ "tẩu sai” là hai lễ quan trọng nhất trong cuộc đời đối với người dân tộc Dao. Lễ "quá tang” là lễ đặt tên "pháp danh” cho chủ nhà. Lễ "tẩu sai” là lễ báo với trời đất, thánh thần, tổ tiên về một đời người đã hoàn thành các phong tục, nghĩa vụ về văn hoá truyền thống, tín ngưỡng, văn hoá dân tộc. Nếu hai vợ chồng đã thụ lễ "tẩu sai” thì cho dù về cõi âm vẫn là hai vợ chồng vĩnh hằng. Lễ "tẩu sai” được tổ chức theo quy mô của từng dòng họ, mỗi thế hệ làm lễ một lần
Nguồn: cuocsongviet
Chủ đề: Lễ hội miền Bắc | Lượt xem: 856 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==