Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào CN, ngày 22/12/2024, lúc 0:59 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 19 » Lễ Hội Đắk Nông
10:27 PM
Lễ Hội Đắk Nông

Lễ Hội Đắk Nông

LỄ CƠM MỚI

Lễ hội cơm mới: Các dân tộc sống ở vùng Tây nguyên sau mùa thu hoạch sẽ tổ chức lễ ăn cơm mới, đây cũng là lễ hội đặc trưng của người Bahnar và Jrai được tổ chức để tạ ơn thần lúa, mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa. Dân làng cúng thần lúa bằng heo, gà... lễ ăn cơm mới được tổ chức ở nhà rông hoặc nhà riêng. Việc tổ chức lễ ăn cơm mới tuỳ thuộc vào khả năng thu hoạch nhiều hay ít của từng gia đình. Đây là cơ hội để chủ nhà mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn làng lân cận đến chung vui, ăn uống, nhà nào đông khách được coi là một vinh dự lớn. Trong ngày vui này người ta đánh cồng chiêng, trống vui chơi ca hát cho đến khi tiệc tàn.

_







__________________________________

LỄ CẦU MƯA

Lễ cầu mưa: Đồng bào Tây Nguyên thường làm lễ cầu mưa khi sắp bước vào mùa trồng tỉa. Nhưng cũng có lúc đồng bào cầu mưa khi cây trồng đang trong thời kỳ sinh trưởng mà Yang (ông trời) quên đem mưa tưới xuống rẫy nương, hay vì tức giận mà không cho mưa đến một vùng nào đó. Tuỳ theo từng tộc người, lễ cầu mưa của các dân tộc có thể được tổ chức ở từng gia đình, tổ chức theo cộng đồng. Một bộ phận cư dân có hẳn người đại diện Yang tại mặt đất chuyên lo việc cầu mưa. Thông thường lễ cầu mưa được tổ chức tại bến nước. Đồng bào đắp một đám đất bằng chiếc mâm, tượng trưng cho đám rẫy, trong đó đặt các lễ vật gồm: một ghè rượu, một chiếc gùi có treo thịt quanh vành gùi, 2 khúc lồ ô cắt ngắn đựng rượu đặt bên ngoài chân đế gùi. Ngoài ra, còn có 2 chiếc lá đựng thịt cũng đặt trên mâm đất và 3 ống nứa dựa 3 phía thân gùi tượng trưng cho những công cụ chứa nước mưa. Lễ cầu mưa do Pơtao Apui đảm nhận.

Lễ cầu mưa là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian, phản ánh nguyện vọng của một bộ phận cư dân nông nghiệp. Ở Tây Nguyên nó tồn tại song hành cùng hình thái kinh tế trồng lúa rẫy và hiện chỉ còn thấy ở vùng xa, bởi sự hiện diện ngày càng nhiều các công trình thuỷ lợi có sức tưới hàng chục nghìn ha làm cho mưa không còn là nhu cầu bức thiết của dân cư, vì thế lễ cầu mưa ngày một thưa vắng dần, chỉ còn là mối quan tâm của những người yêu mến nền văn hoá cổ truyền Tây Nguyên (internet)

Nguồn: saigontoserco

Chủ đề: Lễ hội miền Trung | Lượt xem: 819 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==