Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 29/03/2024, lúc 8:05 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 20 » Lễ Hội Khánh Hòa
1:10 PM
Lễ Hội Khánh Hòa

Lễ Hội Khánh Hòa

LỄ ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA CHA MẸ - KHÁNH HOÀ

Dân tộc: Raglai 
Thờ: tạ nơn cha mẹ 
Thời gian: khi cha mẹ già yếu hoặc có bệnh 
Địa điểm: tại nhà của người con 
Đặc điểm: bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ

 

Một nét đẹp đã trở thành truyền thống trong đời sống tinh thần của nhiều dân tộc trên dải đất Việt Nam là lòng tôn kính, yêu thương và biết ơn sâu sắc ôngbà, cha mẹ. đã có biết bao câu tục ngữ , ca dao nói về công ơn của các bậc sinh thành, về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ… ăn ở hiếu thảo đối với cha mẹ đã trở thành đạo lý quan trọng trong đạo làm người. lễ mừng thọ, lễ chúc thọ cha mẹ khi về già là những biểu hiện cụ thể của lòng yêu thương và kính trọng đối vời người sinh ra mình.

Đặc biệt, tục thờ cúng ông bà, tổ tiên của người Việt đã trở thành một thứ” Đạo” trong nhân dân theo quan niệm " uống nước nhớ nguồn”.

 

 

Lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ của người Raglai cũng nằm trong quan niệm " cây có cội , nước có nguồn” nhưng cách thể hiện có những nét độc đáo riêng và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ. người Raglai coi lễ này không phải là chuyện nội bộ của một gia đình, mà là việc chung cuả cả cộng đồng, và do đó được xếp vào trong hệ thống lễ hội chung, như lễ bỏ mả, lễ cưới, lễ ăn cơm mới,… bên cạnh phần lễ với các nghi thức mang tính chất tập tục , bao giờ cũng có phần sinh hoạt văn nghệ , vui chơi hào hứng, nhiệt thành của cả cộng đồng. nét đặc trưng này phản ánh truyền thống đòan kết tương trợ lâu đời của xã hội Raglai trong quá trình chinh phục thiên nhiên, bảo vệ đời sống yên lành ở nơi rừng núi vốn thường có nhiều tai họa bất trắc xảy ra.

 

Lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ, tiếng Raglai là " Ea tixâu pilâu dhadha”( dịch nghĩa đen từng chữ có nghĩa là : nuớc, sữa, vú , lông ở người, ở ngực). theo tập quán của người Raglai, đứa bé từ lúc sơ sinh luôn luôn được cha mẹ , đặc biệt là mẹ, ấp ủ , nâng niu trong chiếc địu mang bên mình khi lên rẫy, lên nương, lúc ra suối, lúc đi đường và cả khi lao động ở trong nhà. Tim con hòa nhịp cùng tim mẹ cha, thở theo nhịp thở của mẹ cha, và ngược lại, mẹ cha cũng theo dõi hiểu con qua từng hơi thở, nhịp tim .Những đêm thanh vắng ,những lúc rãnh rỗi ,lời ru ấm ngọt ngào ,giọng hát trầm bỗng akha guikar của mẹ cha rót vào lòng con dòng suối âm thanh trong trẻo được tổ tiên truyền lại từ xa xưa .Đứa bé lớn lên bằng bầu sữa mẹ và làn điệu dân ca akha guikar cùng hơi ấm ủ bên ngực ,bên tim củ mẹ cha .Con chỉ rời khỏi địu khi đôi chân đã cứng cáp ,có thể chạy lăng xăng bên mẹ ,bên cha khi lên rẫy ,vào rừng ,học theo cha từng động tác nhỏ khi lội qua suối ,trèo cây ,săn bắt con chim ,con thú …Cho đến khi cái ty đã biết chặt cây ,phát rẫy ,khéo léo cầm dao,cầm xà gạc,cái châ đã đi hết rừng núi này ,núi khác ,thì người cha mới bắt đầu dạy con lấy ống trúc làm tắc cung ,lấy ống tre làm choai,học hát các làn điệu dân ca ,tập các điệu múa ,cách vỗ mã la,cách treo patau tileng ở ngoài suối nước .Cứ thế cùng với năm tháng lớn khôn người con được cha mẹ dần dần trao cho đầy đủ hành trang để bước vào đời .

 

Bất cứ người Raglai nào cũng đều nói "như một miệng”là :công lao của cha mẹ như núi cao ,như nước từ mạch nguồn chảy ra .Và họ tâm niệm sẽ đền đáp xứng đáng ngay từ khi còn ở chung nhà ,chung bếp cho đến khi đã có vợ ,có chồng ra ở riêng .Nhưng như thế chưa đủ ,theo tập tục cúa người Raglai việc đền ơn đáp nghĩa mẹ cha đối với họ phải được nâng lên thành nghi lễ ,được họ tộc và buôn làng chứng kiến thừa nhận ,như thế mới được coi là trọn vẹn .Theo quan niệm đã có từ lâu đời của người Raglai điều bất hạnh lớn nhất của con người là cha mẹ qua đời mà người con chư kịp làm lễ Ea tixâu pilâu dhadha .Sự ân hận này nhiều khi rauy rứt người con suốt cả đời .Do đó ,mỗi người Raglai khi trưởng thành rồi ,ngoài trách nhiệm chăm sóc ,kính yêu cha mẹ thường ngày ,nếu cảm thấy cha mê có dấu hiệu già yếu ,thì phải chuẩn bị lễ vật để tổ chức lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ .

 

Thông thường lễ vật thường có thịt heo ,thịt gà ,gạo nếp,rượu cần,một ít trầu cau thuốc lá …Nhà nhiều của thì chuẩn bị làm lễ lớn ,giết trâu ,heo…người nghèo thì tùy theo khả năng kinh tế của mình mà tổ chức .Vật chát không phải là tiêu chuẩn để đánh giá tấm lòng hiếu thảo ,cái chính là thái độ ,là tấm lòng của con người dối với cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng Sự có mặt của bà con trong buôn làng vừa để biểu thị tình cảm quý mến,vừa để chứng kiến việcthực hiện một tập tục xã hội .Họ mang đến những lời chúc tụng chân thành của cộng đồng đối với gia đình nói chung và cha mẹ của gia chủ nói riêng .Những gia đình khá giả hoặc gặp những năm được mùa ,thường tổ chức cuộc lễ này rất lớn và vui chơi kéo dài hai ba ngày đêm .

 

Về nghi thức, khi cỗ bàn đọc bày ở giữa nhà, thì mẹ cha —đối tượng chính của buổi lễ - được mời ngồi vào vị trí trung tâm nơi trên mâm cổ có đặt một đĩa thịt và lòng heo đủ món. Những người khác gồm bà con ,họ hàng ,người trong buôn …đều tề tựu đông đủ chung quanh. Sau khi tiến hành lễ khấn vái các Yang, mời gọi tổ tiên, ông bà và những người khuất mặt cùng về chứng kiến tấm lòng củ con đối với cha mẹ, người con rót một chum rượu trắng thật đầy kính cẩn mời mẹ, cha. Tiếp đó, người con tự tay bưng đĩa thịt, gắp từng miếng đút cho cha mẹ ăn để tỏ lòng hiếu thảo, trứơc sự chứng kiến của cộng đồng. Nếu đĩa thịt được ăn hết, thì đó là một niềm hạnh phúc rất lớn đối vời gia đình người con. Hoặc có thể cha mẹ chỉ ăn vài miếng tượng trưng,như thế cũng đã đủ là điều vui sướng. Trong không khí hân hoan ấy, chủ nhà mời bà con, họ hàng cùng nhau chia sẻ niềm vui. Họ vừa ăn uống, vửa trao đổi những lời chuác tụng tốt đẹp đối với gia đình và những người cao tuổi trong buông. Lễ vật còn được dành ra một phần để mẽ cha đưa về cúng ông bà tại nhà mình và biếu cho một số người thận. Sau bữa tiệc, đến phần sinh hoạt văn nghệ, vui chơi. Khi tiếng mã la nổi lên cùng dàn nhạc hòa theo, nam nữ thanh niên và cả những người lớn tuổi cùng nhau nhảy múa, hát ca. Cuộc vui kéo dài đến suốt đêm.

 

Lễ đền ơn đáp nghĩa mẹ cha của người Raglai nhìn về hình thức có vẻ như đơn sơ,mộc mạc, nhưng bên trong hàm chứa một đạo lý sâu sắc,được cả cộng đồng thừa nhận và hưởng ứng nhiệt thành, đầy tình nghĩa. Truyền thống đạo lý mang đậm tính nhân văn này đã được các thế hệ người Raglai kế thừa và bảo tồn cho đến nay .Nếu không xuất phát từ tấm lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ, thì dù tổ chức tiệc tùng, ăn uống linh đình tới đâu cũng chỉ là một thứ hư trương, khoe danh, khoe của nhạt nhẽo

___________________________________

 

LỄ HỘI THÁP BÀ - KHÁNH HOÀ

Lễ hội Tháp Bà Pô Nagar là lễ hội mang tính tôn giáo lớn nhất trong khu vực được tổ chức tại khu di tích tháp Pô Nagar, trên ngọn đồi bên cửa sông Cái ở phía bắc thành phố Nha Trang.

 

Theo truyền thuyết, Bà là Mẹ Xứ sở là người có công tạo lập xứ sở, duy trì nòi giống, tìm ra cây lúa, dạy dân trồng trọt... rất được đồng bào Chăm kính trọng tôn thờ. Trải qua năm tháng Bà trở thành nữ thần của cả người Việt.

 

Vào ngày 20 đến 23/3 âm lịch hàng năm nhân dân quanh vùng lại làm lễ cúng tế Bà rất long trọng với những nghi lễ: Lễ Thay y diễn ra ngày 20/3. Vào ngày đó người ta tháo bỏ xiêm y, mũ miện cũ, tắm rửa tượng nữ thần bằng nước lá thơm và thay xiêm y, mũ miện mới. Sau đó vào ngày 23/3 lễ cầu cúng được tiến hành rất tôn nghiêm, ca ngợi công đức Bà Mẹ Xứ sở và cầu mong cho dân sống yên bình, ấm no và hạnh phúc. Sau phần lễ là phần hội chủ yếu là múa bóng (điệu múa có động tác uốn người, ưỡn hông như các vũ nữ Chămpa có ở phù điêu tại khu di tích Tháp Bà), múa dâng bông và hát bộ diễn các tích tuồng cổ trước ngôi đền chính. Trước đây còn kèm theo các cuộc đua thuyền thúng dưới chân tháp rất độc đáo.

 

Lễ hội Tháp Bà không chỉ thu hút đông đảo bà con người Việt, người Chăm ở Nha Trang, Khánh Hoà mà nhiều người ở khắp nơi trong nước cũng nô nức kéo về hát múa chào mừng, dự lễ, biểu diễn sân khấu và nhiều trò vui diễn ra tưng bừng

 

Hàng nghìn người tham gia lễ hội.

Nhiều đoàn từ các tỉnh thành về hành hương.

___________________________________

LỄ HỘI ĐỀN HÙNG - KHÁNH HOÀ

Lễ hội Đền Hùng: 
Địa điểm: Tại Đền Hùng Vương, đường Ngô Gia Tự, TP Nha Trang. 
Thời gian: Vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. 
Đền Hùng gắn liền với lịch sử huyền thoại của tổ tiên nước Việt: Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh trăm trứng, nở thành trăm con, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi. Người con cả ở lại nối ngôi cha và truyền được 18 đời Vua Hùng. 
Tại Khánh Hoà, Lễ hội được tổ chức trang trọng hàng năm vào ngày 10/3 AL tại Đền Hùng Vương, hay còn gọi là Đền thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương - toạ lạc tại đường Ngô Gia Tự, TP. Nha Trang, được xây dựng trong 3 năm từ 1971 dến 1974 thì hoàn thành - bằng những nghi lễ dâng hương, dâng hoa uy nghiêm, thành kính với sự tham dự của Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đại diện các tôn giáo, đông đảo nhân dân và các cháu học sinh trong tỉnh. 
Nghi thức trang trọng, độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc "uống nước nhớ nguồn”, "ăn quả nhớ người trồng cây”, "chim có tổ, người có tông”. 

"Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba” 
(internet)

___________________________________

LỄ HỘI AM CHÚA

Lễ hội Am Chúa: 
Địa điểm: Tại Am Chúa, thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. 
Thời gian: Ngày 22 tháng 4 Âm lịch hàng năm. 
Tổ chức vào ngày 22/4 âm lịch để tưởng niệm nữ thần Thiên Y A Na được nhân dân trong vùng tôn sùng là Bà Chúa, bà mẹ của xứ sở tại Am Chúa, nơi thờ nữ thần Ponagar (Thiên Y A Na) trên sườn núi Đại An (núi Chúa), thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Theo truyền thuyết, đây là nơi nữ thần giáng trần, sống thời thơ ấu với hai vợ chồng tiều phu già. Nơi đây có miếu thờ và tượng Bà.

Lễ hội gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền là điệu múa dâng bông, vãn Bà, các điệu múa gắn với truyền thuyết về sự tích Thiên Y A Na. (internet)

Bài 2

Lễ hội Thiên Y A Na tại Khánh Hoà

 

Theo truyền thuyết, Thiên Y A Na là sự kết hợp giữa 2 nền văn hoá Việt và Chăm, thể hiện vai trò của người mẹ xứ sở trong việc sáng tạo ra muôn loài và phong tục thờ Mẫu của các dân tộc phương Đông.


Với mục đích hướng về cội nguồn của dân tộc, biết ơn những bậc tiền nhân đã có công khai phá, xây dựng đất nước, ngày 6/4, tại Am Chúa thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã khai mạc Lễ hội thiên Y A Na 2008.


Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn khách thập phương đã về dự Lễ hội Vía Đức Thiên Y Thánh Mẫu hay còn gọi là Lễ hội Am Chúa.


Theo sự tích được ghi lại trong một tấm bia đá có từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi. Bà là người đã giúp dân biết cày cấy, dệt vải, chăm lo cuộc sống, đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại cuộc sống bình yên và no đủ cho nhân dân. Chính vì vậy, để tưởng nhớ công ơn bà, người dân đã lập đền thờ và hàng năm đều tổ chức tế lễ cầu nguyện, cầu Bà ban hồng ân cho quốc thái dân an, cho chúng sinh an bình, gia đình hạnh phúc.


Lễ hội Vía Đức Thiên Y Thánh Mẫu năm nay, tỉnh Khánh Hòa đã quan tâm đầu tư hệ thống giao thông và hệ thống điện cho lễ hội. Ngoài ra, công tác an ninh trật tự, bài trừ mê tín dị đoan được thực hiện khá tốt do có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các ngành liên quan và Ban quản lý Di tích.


Vào mùa lễ hội, nhân dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc đều hướng về cội nguồn của dân tộc. Trong đó tục thờ Mẫu là đặc điểm tín ngưỡng dân gian của người Việt, từ việc thờ Chúa Liễu Hạnh, Chúa Kho ở Miền Bắc, Thiên y thánh mẫu ở Miền Trung đến Chúa Xứ ở Nam bộ. Tuy mỗi vùng có tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều nói về những người mẹ sáng tạo ra muôn loài, chăm lo dạy bảo muôn dân, và đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Lễ hội Thiên Y A Na 2008 sẽ diễn ra đến hết ngày 3/3 Âm lịch.

___________________________________

LỄ HỘI YẾN SÀO

Lễ hội Yến Sào: 
Địa điểm: Đảo Hòn Nội 
Thời gian: Vào ngày 10 tháng 5 âm lịch hàng năm 
Tên gọi đầy đủ của lễ hội này là " Lễ hội ngành khai thác Yến Sào”, được tổ chức hàng năm vào ngày10 tháng 5 Âm lịch. Lễ hội do đông đảo bà con làm nghề lấy tổ yến tổ chức tại đảo Hòn Nội, nơi đặt Miếu thờ Bà Chúa Đảo Yến, với các nghi lễ trọng thể, trang nghiêm. Nghề khai thác Yến Sào ở Khánh Hòa đã có trên 600 năm, đây là một nghề "hái ra vàng” nhưng đầy nguy hiểm, rủi ro vì luôn phải treo mình trên vách đá chênh vênh để thu tổ yến. Do vậy, lễ hội là dịp người làm nghề cầu cúng, xin được ban ơn, ban phước lành. (internet)

___________________________________

LỄ HỘI CÁ VOI - NHA TRANG

Lễ hội Cá Voi: 
Địa điểm: Tại Lăng Ông - TP Nha Trang. 
Thời gian: Hàng năm tổ chức vào đúng ngày ông lỵ và hai kỳ xuân tế, thu tế. 
Từ xưa, ngư dân vùng ven biển đã cho rằng cá voi là một loài cá hiếm, không làm hại ai và thường giúp họ khi gặp giông bão trên biển. Lợi dụng điều này một số người đã thêu dệt thêm nhiều huyền thoại về cá voi, gắn cá voi với cuộc đời bôn tẩu của Nguyễn Ánh, tô vẽ chuyện cá voi đã cứu sống Nguyễn Ánh trong một vụ đắm thuyền, dùng thần quyền đề cao nhân vật này. 
Sau khi xưng vương, Gia Long đã phong cá voi tước hiệu "Nam hải cự tộc ngọc lân Thượng đẳng Thần". Các vua triều Nguyễn sau đó phong sắc cho cá voi với danh hiệu "Đại càng quốc gia Nam Hải". 
Càng tin vào sự giúp đỡ của cá voi, ngư dân tổ chức việc thờ cúng hết sức thành kính. Họ kiêng gọi cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải, xây lăng thờ cúng gọi là Lăng Ông. Trong lăng có hòm chứa xương cá voi (gọi là Ngọc Cốt). Hàng năm, người ta tổ chức ngày giỗ đúng vào ngày ông lỵ (cá voi chết) và hai kỳ xuân tế thu tế, cúng cầu ngư vào mùa đánh bắt của mỗi năm. Nghi lễ cúng như nghi lễ tế đình, điều khác biệt là màn hát bá trạo kết thúc lễ tế và mở đầu cho hội hát chầu (có khi kéo dài đến 5-7 ngày). (internet)

Nguồn: saigontoserco

Chủ đề: Lễ hội miền Nam | Lượt xem: 789 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==