Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào CN, ngày 22/12/2024, lúc 7:27 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 19 » Lễ Hội Lai Châu
10:25 PM
Lễ Hội Lai Châu

Lễ Hội Lai Châu

 

LỄ HÔI KIN LẤU KHẤU MẤU CỦA NGƯỜI THÁI - LAI CHÂU

 

Tháng 9 âm lịch là thời điểm người dân tộc Thái (ở Mường So - Phong Thổ - Lai Châu) chuẩn bị mùa thu hoạch lúa. Đợi đến ngày rằm, khi trăng vào độ sáng nhất, người dân trong vùng lại tổ chức lễ hội thường niên: Lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu. Lễ còn được gọi là lễ tạ ơn hay lễ hội cốm mới.

 

Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu của người Thái ở Mường So đã có từ rất lâu đời. Đây là dịp để người dân tạ ơn thần linh, ông bà, tổ tiên đã ban phúc cho một mùa vụ bội thu và để trai gái có cơ hội đua tài, tìm hiểu nhau, để người dân trên địa bàn được giao lưu, vui chơi thoải mái, chuẩn bị cho những ngày mùa sắp tới.

 

 

Sau nhiều năm bị lãng quên, ngày nay lễ hội đã được khôi phục lại. Kin Lẩu Khẩu Mẩu còn được gọi là lễ hội cốm mới vì thời điếm tổ chức lễ hội là lúc lúa đến thời điểm làm cốm thích hợp nhất. Trong lễ hội, phần không thể thiếu là hoạt động chọn lúa làm cốm. Lúa sử dụng làm cốm là lúa nếp thơm, nếp lông phượng, nếp tan, nếp hoa, nếp quýt.... Trong đó, nếp lông phượng là làm cốm ngon nhất.

 

Cốm sau khi được làm sạch, mang vào nhà Hơn háng (nhà để cúng tế trong lễ hội) cùng những lễ vật khác là nông phẩm của người dân trong vùng. Cúng tế xong, những người làm lễ cùng bà con vãi cốm ra xung quanh nhà Hơn háng để tượng trưng cho sự sung túc, no đủ, tất cá mọi người tham dự lễ hội sẽ được ăn một chút cốm để được thần linh ban cho sự may mắn. Một nghi lễ nữa là tung quả ké vào khách dự lễ để thể hiện sự gắn bó, đoàn kết.

 

Trong ngày lễ hội cũng có nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như cầu lông gà, ném còn, kéo co... và những món ăn truyền thống của đồng bào Thái cũng được dịp mời khách thập phương như rêu đá, cá nướng, cơm nếp...

 

 

Xôi nếp

 

Kin Lẩu Khẩu Mẩu là lễ hội mang đậm ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực của đồng bào dân tộc Thái vùng Phong Thổ - Lai Châu. Lễ hội tạo cho người tham gia cảm nhận được sự giao hòa của đất trời, sự no đủ, sung túc. Chính những giá trị văn hóa và tâm linh đó, lễ hội đã được phục hồi và sẽ được gìn giữ đến mai sau

 

_____________________________________________

 

LỄ HỘI XÊNH MƯỜNG LAI CHÂU

Lễ hội Xên Mường ở Lai Châu: Cúng người lập nên bản làng, dâng trâu, ném còn, múa các điệu dân gian.  Trên vùng cao Tây Bắc, hiếm du khách nào nếu biết, lại chẳng mong có dịp được dự lễ hội Xên Mường (cúng Mường), một trong những lễ hội lớn nhất trong năm, tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra Mường - cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống, cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc... Mỗi Mường chọn địa điểm, thời gian, cách thức tiến hành và một số nghi lễ khác nhau. Người Thái Tây Bắc thường tổ chức lễ hội này ở đầu nguồn sông suối, nơi cung cấp nước cho toàn Mường. Tuy nhiên, người Thái Đen ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) lại tổ chức ở một khu rừng cấm của Mường, nơi có gốc đa to nhất, xung quanh là chỗ "yên nghỉ" của những người đã khuất. Ở Mường Lò, ông mo Nghè (mo Mường), người trông coi thần quyền cho chủ Mường và Hội Phụ lão đứng ra tổ chức lễ hội Xên Mường. Tại đây, lễ Xên Mường phải có áo của con trai thuộc dòng dõi quý tộc gốc hay người đương chức làm vật tế. Ngày nay, chức danh quý tộc không còn nữa nên người Thái lấy áo của một vị lãnh đạo xã làm vật tế. Lễ vật do người dân toàn Mường đóng góp, có thể mổ từ hai đến bốn con trâu. Riêng người Thái ở Yên Châu, tỉnh Sơn La thì tế trâu trắng. Điều lạ là, con trâu để Xên Mường phải do chính mo Nghè đi tìm, ông thích con nào thì chỉ con đấy, không cần biết con trâu đó của nhà ai. Người ta bảo khi bị ông mo chỉ gậy vào, con trâu đứng yên đến mức gần như bị thôi miên, người giúp việc cho ông chỉ việc dắt trâu về nơi tổ chức lễ hội. Cỗ cúng thường gồm ba mâm nhưng phải đảm bảo có thịt trâu chín, gạo và rượu. Ông mo khấn bảy lần, mời các vị thần, tổ tiên về dự lễ và phù hộ cho dân Mường được ấm no, sung túc, cuộc sống an vui. Các trò chơi trong lễ hội Xên Mường thường là xoè vòng theo nhịp, ném còn. Trước khi bắt đầu, người Thái lập đàn tế còn dưới chân cột còn cao 15m-20m. Lễ vật gần giống Xên Mường, chỉ khác là có thêm hàng trăm quả còn trên đàn tế. Tham gia trò này chủ yếu là nam thanh niên, ai ném rách tâm điểm trên đỉnh cột còn sẽ được coi là người hùng của hội

_____________________________________________

LỄ HỘI HOA BAN LAI CHÂU

Lễ hội Hoa ban: Hội Hoa ban, được tổ chức vào dịp tháng hai âm lịch hàng năm, khi thời tiết bắt đầu nắng ấm. Sau mùa mư­a hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng thì người Thái ở Tây Bắc bắt đầu đi trẩy Hội. Tại Hội này các bạn tâm giao có dịp gặp nhau, hò hẹn, tâm tình. Chàng trai ngắt những bông hoa ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc của người mình yêu. Cô gái e ấp, thẹn thùng nấp mình dưới những lộc ban xanh mướt. Hội hoa ban mở ra không chỉ là ngày hội của tình yêu và hạnh phúc, mà còn là dịp của người Thái cầu mùa, cầu phúc, bày tỏ đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ. Tất cả đư­ợc thể hiện thông qua tiếng đàn, tiếng hát và lời nguyện cầu tha thiết

 

_____________________________________________

LỂ HỘI HẠN KHUỐNG

Lễ hội Hạn Khuống : Trên khoảng đất rộng, thanh niên nam nữ dựng sàn, có hàng rào bao quanh bằng phên tre, và một số vật dụng bài trí theo quan niệm của đồng bào là tượng trưng cho triết lý vũ trụ muôn loài và càn khôn tương hợp. Các cô gái xinh sắn, được lựa chọn từ những người chưa lập gia đình, chăm chỉ, nết na, tháo vát, họ có vai trò điều phối giữ nhịp cho cuộc hát đối đáp. Soi sáng cho đêm Hạn Khuống là một đống lửa lớn ở giữa sàn. 
Cuộc vui bắt đầu, các cô gái trên sàn hát những câu hát trữ tình, nội dung về tình yêu đôi lứa, khát vọng yêu thương, bày tỏ tâm tư nỗi niềm… Ở dưới sân, nhân dân theo dõi, nhiệt tình tán đồng, và đặc biệt là ứng với các cô gái trên sàn, các tràng trai dưới sân có nhiệm vụ hát đối lại theo nội dung do các cô gái quy định. Khi nỗi niềm, tâm tư của các cô gái được bạn tình chung lòng san sẻ thì tự tay các cô sẽ cắt sợi chỉ để mở cầu thang. Từng cặp trai gái ngồi sát bên nhau cạnh đống lửa, chàng trai vừa trổ tài Tính tẩu vừa âu yếm nhìn cô giá đang bẽn lẽn quay tơ. Càng về khuya, khi mà những người lớn tuổi ra về, thì lớp trẻ vẫn hát xướng say sưa với những lời hẹn hò, tái ngộ trao gửi… 
Sau những mùa Hạn khuống, rất nhiều đôi lứa đã tâm đầu ý hợp, nên vợ, thành chồng. Đối với những người có tuổi thì Hạn Khuống thường gợi lại biết bao kỷ niệm đẹp của một thời son trẻ.

 

_____________________________________________

HỘI GẦU TÀO LAI CHÂU

Hội Gầu Tào (du xuân) của dân tộc Mông : Tổ chức vào mùa xuân hàng năm. Hiện nay hội Gầu Tào còn duy trì tại khu vực 8 xã biên giới phía Bắc, mà trung tâm là chợ Dào San (xã Dào San, huyện Phong Thổ). Sau Tết âm lịch từng đôi trai, gái rủ nhau đi chợ, không phải để mua sắm, mà để có khoảng thời gian riêng cho nhau. Chàng trai cầm khèn, đi bên cạnh cô gái xuống chợ, vừa đi vừa thôỉ, thỉnh thoảng họ dừng lại hàng giờ, ngồi trên tảng đá ven suối để tâm tình. Tàn chợ ra về, Họ thường chia tai nhau ở một con dốc có tên gọi là dốc Tình yêu.

 

Nguồn: saigontoserco

Chủ đề: Lễ hội miền Bắc | Lượt xem: 839 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==