Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 7, ngày 20/04/2024, lúc 6:56 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 19 » Lễ Hội Lào Cai
9:31 PM
Lễ Hội Lào Cai

Lễ Hội Lào Cai

TẾT NHẢY CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ - LÀO CAI

Trong năm người Giáy có khá nhiều ngày hội, nhưng quan trọng và tổ chức lớn nhất là lễ hội Roóng Poọc của họ. Theo tiếng Giáy thì "Roóng” nghĩa là xuống, còn "Poọc” nghĩa là đồng ruộng, nhưng theo người dân tộc thì "Pọoc” ở đây mang nghĩa là "hội” nhiều hơn, vì ý chỉ có đông người tham gia. Do đó , đây là một lễ hội được tổ chức ở cánh đồng. Trong số những huyện của Lào Cai thì người Giáy tập trung sinh sống nhiều nhất ở Bát Xát và sau đó là các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, thị xã Cam Đường, Sapa rồi đến Than Uyên. Họ cư trú thành luổng (làng), bán (bản) và mướng (mường).

Mỗi luống, bán và mướng đều có thờ một vị thần riêng. Họ thường cư trú ở ven sông, ven suối, thung lũng, đồng bằng, ít khi nào ở trên núi cao. Nghề chính của họ là trồng lúa nước, cho nên lịch của các ngày tết đều theo sự phát triển của cây lúa. Hầu như trong suốt 12 tháng của họ đều có ngày tết nhưng để vui chơi đúng nghĩa như hội thì chỉ có tháng giêng, đó là hội "roóng poọc”.

___________________________________

LỄ HỘI ROÓNG POỌC CỦA NGƯỜI GIÁY - LÀO CAI

Trong năm người Giáy có khá nhiều ngày hội, nhưng quan trọng và tổ chức lớn nhất là lễ hội Roóng Poọc của họ. Theo tiếng Giáy thì "Roóng” nghĩa là xuống, còn "Poọc” nghĩa là đồng ruộng, nhưng theo người dân tộc thì "Pọoc” ở đây mang nghĩa là "hội” nhiều hơn, vì ý chỉ có đông người tham gia. Do đó , đây là một lễ hội được tổ chức ở cánh đồng. Trong số những huyện của Lào Cai thì người Giáy tập trung sinh sống nhiều nhất ở Bát Xát và sau đó là các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, thị xã Cam Đường, Sapa rồi đến Than Uyên. Họ cư trú thành luổng (làng), bán (bản) và mướng (mường). Mỗi luống, bán và mướng đều có thờ một vị thần riêng. Họ thường cư trú ở ven sông, ven suối, thung lũng, đồng bằng, ít khi nào ở trên núi cao. Nghề chính của họ là trồng lúa nước, cho nên lịch của các ngày tết đều theo sự phát triển của cây lúa. Hầu như trong suốt 12 tháng của họ đều có ngày tết nhưng để vui chơi đúng nghĩa như hội thì chỉ có tháng giêng, đó là hội "roóng poọc”.

 

Hội được tổ chức trên cánh đồng trước làng. Cánh đồng đó gần như được quản lý để tổ chức ngày vui cho cả làng. Chủ của cánh đồng đó không được để nước chảy vào hoặc có những hành động nào làm cản trở đến việc tổ chức lễ hội. Hội được tổ chức vào ngày chính tháng giêng (tháng tết), còn nếu vào ngày thìn đầu tháng hay cuối tháng là còn tùy vào kinh tế , xã hội và cả thời tiết. Trước ngày đó thì chủ làng sẽ thông báo cho các gia đình trong làng để họ có sự đóng góp. Trước đây có người đứng đầu làng được gọi là "srú” hoặc "pinh” và có một người làm "rán đău” (người trong nhà của nhà quan), có nhiệm vụ liên lạc ở xã rồi đi báo cho từng nhà và thu những thứ dân đóng góp.

 

Từ sáng sớm các chức sắc trong làng đến nhà chủ làng để chuẩn bị các đồ cúng thần, câu treo vòng mặt trời (Vòng mặt trời được làm từ tre vót nhọn rồi uốn cong lại thành vòng tròn, rồi sau đó dán giấy xanh, đỏ, vàng xung quanh và mặt trời thì bằng giấy đỏ, mặt trăng bằng giấy màu vàng vào giữa vòng. Sau nữa là cắt con âm dương dán lên mặt trăng. Vòng mặt trời còn có ba tua bằng giấy xanh, đỏ, tím, vàng … Cây treo vòng mặt trời được gọi là "tóng cón” (cột tròn) bằng cây mai dài 10 — 12 sải tay, để cả ngọn, cây đó uốn cong lại để buộc vòng mặt trời. Tất cả lễ vật chuẩn bị đều được đưa ra vào bảy giờ sáng. Đầu tiên người ta đặt bàn thờ cúng thần, trên bàn gồm có : một bát gạo to đặt trên một tấm vải mộc trắng tự dệt lấy; cắm năm nén hương, ba nén sau hai nén trước; Trước bát hương có 5 chén to úp miệng xuống và 5 chén con đặt lên trên 5 chén to đó để rót nước trà hoặc rượu cúng; Hai bên có hai đĩa trứng luộc nhuộm phẩm đỏ, mỗi bên hai quả; Có đĩa đồ trang sức bằng vàng bạc; có đĩa cá rán, hai củ măng vầu, xôi đỏ 7 bát con, 7 đôi đũa, bỏng ngọt 5 bát; một bát nước lã, trong bát ấy có 5 hào bạc trắng để làm phù phép; sáu quả còn của những cô gái chưa chồng, mỗi bên hai quả.

 

Đằng sau bàn cúng thần đặt một ghế băng, trên đó đặt một chiếc khăn chiên gấp gọn. Hai đầu ghế đặt một gánh cỏ non độ một bàn tay nhỏ, đầu kia đặt một gánh củi cũng độ một bàn tay nhỏ. Sau khi đặt bàn cúng thì người ta thắp hương và tiến hành lễ chôn cột còn. Cột còn được chôn chặt theo hướng của vòng mặt trời quay về đông. Tiếp theo thầy cúng bắt đầu khấn vái để mời thần thánh đến chứng giám. Tiếp theo xin âm dương bằng một đoạn cành đào dài độ một ngón tay trỏ, chặt vắt hai đầu, chẻ đôi, khi xin nếu một mảnh sấp một mảnh ngửa là thần đã đến, còn không thì xin cho đến khi nào được thì thôi. Sau khi mời thần đến rồi thì lấy bát nước trắng trên bàn cúng như đã được thần phú phép vào và đem lợn, gà, vịt ra giết mổ. Sau khi luộc chín chúng thì bày mâm cỗ lên cúng thần. Những chén nước trà cúng ban đầu được thay bằng rượu trắng. Ngoài mâm cỗ chung ra thì nhà nào có điều kiện thì có một mâm cỗ nhỏ riêng, tất cả đều để hướng quay về nơi thờ thần làng, vị thần này được thờ trước hoặc bên sườn của láng chứ không bao giờ thờ sau làng. Thần làng người Giáy thờ gọi là "srảy pướng” — quan làng, là vị thần không xác định. Trong ngày hội này còn có đội kèn "pí lè”, có một trống to làm hiệu thông báo và nhiều trò chơi dân gian khác nữa.

 

Khi cúng tế trong ngày hội roóng poọc thì thầy cúng phải mặc áo dài cài khuy nách như áo của người Trung Quốc. Người thầy cúng thắp 3 nén nhang, vái 3 lần rồi cắm vào nén nhang rồi bắt đầu đọc bài tế. Sau đó lại gieo quẻ xin âm dương và cúng, nội dung chủ yếu là ước mong cuộc sống sung túc, ấm no hạnh phúc, bảo vệ xóm làng bình yên, lúa cây tốt tươi, trâu bò lợn gà đầy chuồng, cá đầy sông suối, người dân làng không bệnh tật, ốm đau … Xong rồi thầy cúng đốt vàng mã, tất cả các quả còn trong ngày hôm đó được thầy cúng đem vái trước bàn thờ. Thủ tục làm xong thì mời các vị cao tuổi, nam một bên, nữ một bên . Lấy các quả còn đã ra mắt thần ném tượng trưng ba lần. Sau đó thanh niên lấy còn đó để ném thủng vòng mặt trăng và mặt trời được treo trên ngọn cột. Sau khi ném thủng vòng người ta lấy quả còn đó và người ném thủng đứng trước bàn thờ thần vái 3 vái, sau đó thầy cúng sẽ rót 4 chén rượu đỏ mời đôi nam nữ, mỗi người hai chén và thưởng cho mỗi người hai hào bạc trắng. Nếu ném hoài mà không thủng vòng mặt trời và mặt trăng thì phải dùng súng bắn thủng, chứ không cả name sẽ không yên ổn.

 

Tiếp theo là hội với nhiều trò chơi, kéo co : dây kéo bằng mây, gốc của dây hướng về phía Đông, ngọn hướng về phía Tây. Trước tiên là những người già kéo tượng trưng, phía gốc dây là nam, còn ngọn là nữ. Kéo tượng trung ba lần, sau đó là thanh niên kéo. Kéo phải không để đứt dây, năm nào đứt dây thì năm đó không yên ổn. Sau một hồi kéo, phía đằng ngọn giả vờ thua, phía gốc dây thắng và một người kéo sợi dây mây đó về nhà chủ làng. Kéo xong dây, thầy cúng thắp 3 nén hương và mang 3 tờ giấy vàng đến gốc cột khấn, cắm hương rồi chặt hạ cột xuống. Ngày hội kết thúc và người ta chuẩn bị hai con trâu khỏe với cày để cày tượng trưng cho một mùa vụ mới bắt đầu. Tiếp đó thì mâm cúng của nhà nào nhà ấy mang về, thức ăn sẽ được chia đều cho các mâm, mâm nào không ăn hết, họ lại tự chia đều cho nhau đem về nhà. Trước lúc ăn chủ làng thông báo cho mọi nhà những việc nhớ phải cần làm : cắm chặt cây xanh ở rừng nào, rừng nào được lấy củi, thời gian thu hoạch, chăn thả gia súc …Ai làm trái hoặc không thực hiện sẽ bị phạt. Và như vậy, mỗi năm chỉ có mỗi một hội này quan trọng nên ai cũng tự ý thức lấy việc thực hiện của mình một cách nghiêm túc, người bị phạt không kể thân quen đều bị xử phạt theo quy định.

 

Hội "Roóng Poọc” của người Giáy là một ngày hội xuân. Theo suy nghĩ củ họ là hội này để kết thúc một tháng vui chơi và bắt đầu vào một mùa vụ mới trong lao động. Đây còn là ngày lễ cúng thần cai quản làng để thần phù hộ cho mọi việc, mọi người trong làng đều bình an, may mắn. Do đó năm nào mà vì lý do gì không tổ chức được thì cứ như năm đó gặp nhiều khó khăn trong lao động và cả sức khỏe con người và có thiên tai nào xảy ra thì họ lại cho rằng không có "roóng boọc”. Người Giáy quan niệm trời là cao nhất, trời sinh ra tất cả lành, dữ, xấu, tốt. Tiên cũng ở trên trời nhưng tiên chủ yếu làm ra điều tốt lành. Thần là ở trần gian, thần là người trực tiếp làm ra những điều lành, dữ, xấu, tốt. Do đó lễ hỗi "Roóng Pọoc” cũng là cúng cả trời, cả tiên và cả thần. Ngày nay nhiều du khách đến với những bản làng của người Giáy vào đúng ngày lễ hội này họ đều cảm thấy rất thích thú khi được cùng tham gia phần hội với đồng bào dân tộc Giáy này đây.

___________________________________

HỘI XUÂN ĐỀN THƯỢNG - LÀO CAI

Đền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu thành phố Lào Cai thờ Trần Hưng Đạo - vị tướng lừng danh đời nhà Trần đã chỉ huy quân Đại Việt phòng thủ ở Lào Cai năm 1257. Hội xuân được tổ chức tại trung tâm văn hóa phường Lào Cai, đền Thượng và đền Mẫu. Nghi lễ gồm có khai hội, rước thánh mẫu cùng Thiên hậu Nương, tế vào ngày 14, lễ tạ vào ngày 15 cầu người yên vật thịnh. Phần hội có trình diễn văn nghệ dân gian và các trò chơi dân tộc miền núi như ném còn, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, vật dân tộc, chọi gà, đu quay... Hội xuân bày bán các đồ lưu niệm thổ cẩm, sản phẩm địa phương do các cô gái dân tộc Mông, Dao, Thái... xe lanh, dệt thổ cẩm, thêu thùa.

___________________________________

LỄ HỘI ĐỀN THƯỢNG - LÀO CAI

Lễ hội đền Thượng: Ðền Thượng nằm trên đồi Hỏa Hiệu (đồi Mai Lĩnh) thuộc địa phận phường Lào Cai - thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai, nơi hợp thủy giữa sông Hồng và sông Nậm Thi. 
Ðền Thượng thờ Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Ðạo - tướng lừng danh, năm 1257 đã chỉ huy quân đội Ðại Việt phòng thủ ở Lào Cai, người đã giữ yên bờ cõi giành lại hòa bình cho dân tộc. Nhớ công ơn to lớn của người, nhân dân đã lập đền thờ trên đồi Hỏa Hiệu và đền có tên là Ðền Thượng. Gần đền Thượng là đền Mẫu, thờ bà Chúa Thượng ngàn cùng các vị thánh mẫu. Ðền Thượng, đền Mẫu, chùa Lê Lợi và đền Cấm tạo thành một quần thể di tích. 
Qua bao cơn binh lửa, tuy đã được trùng tu nhưưng đền Thượng vẫn mang phong cách kiến trúc cổ xưa với hệ thống "Tam quan ngoại" "Tam quan nội", "Hậu cung" và các nhà "Tả vu", "Hữu vu". Hậu cung là nhà "phương đình" có 8 con rồng chầu, nổi bật giữa phương đình có tấm bia đá khắc sự tích thờ Ðức Thánh Trần. Tô điểm cho quần thể kiến trúc là cây đa cổ thụ sum suê mấy trăm tuổi nhưng vẫn xanh cao với núi sông. Ðền Thượng, đền Mẫu, đền Cấm và chùa Lê Lợi là chứng tích văn hóa truyền thống của người Việt trên vùng biên giới. Du khách thập phương từ trong và ngoài nước, khi đến Lào Cai dù bận mấy, vội mấy, ai ai cũng đều lên thắp nén nhang tưởng nhớ những người anh hùng dân tộc và chụp tấm hình kỷ niệm bên gốc đa cổ thụ bề thế, uy nghi với mong muốn sẽ có sức trẻ, khỏe, hưng thịnh và hạnh phúc. 
Hàng năm cứ vào dịp ngày rằm tháng giêng là lễ hội Ðền Thượng lại được tổ chức để nhân dân và khách thập phương tới thăm quan và lễ. Xuân Tân Tỵ này, đưược Ban chỉ đạo du lịch quốc gia, Tổng cục Du lịch giúp đỡ, tỉnh Lào Cai mở lễ hội Ðền Thượng đón chào thiên niên kỷ mới với quy mô lớn. UBND thị xã Lào Cai cùng ngành Thương mại - Du lịch và ngành Văn hóa - Thông tin và thể thao được giao phối hợp tổ chức lễ hội này. 
Lễ hội năm này có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn trong 2 ngày 15, 16 tháng giêng (tức là ngày 7, 8/2/200. Phần lễ bao gồm có khai hội, rước kiệu vong linh, đọc văn tế, dâng hương. Phần hội là những màn trình diễn văn nghệ, vũ hội dân gian mang đậm phong cách dân tộc, cùng các tiết mục nghệ thuật của đoàn văn nghệ Quốc tế Hà Khẩu tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Các môn thể thao truyền thống như: vật, kéo co, ném còn, đẩy gậy, cờ người, cầu lông, bóng bàn... Ðặc biệt mỗi huyện thị đều có trích đoạn các lễ hội tiêu biểu và trưng bày những sản vật thủ công mỹ nghệ cùng nền văn hóa ẩm thực với các món ăn truyền thống của đồng bào vùng cao với du khách. 
Lễ hội Ðền Thượng là nét đẹp văn hóa của các dân tộc Lào Cai đã và đang đưược bảo lưu và phát triển. Khách đến không những được tỏ lòng thành kính với ngưười anh hùng dân tộc, thăm quan vãn cảnh đền, cầu chúc cho năm mới may mắn tốt lành, mà còn đưược thưởng thức không khí vui tươi, nhộn nhịp của các hoạt động lễ hội. Hội xuân Ðền Thượng chắc chắn sẽ tạo nên một ấn tượng tốt đẹp, góp phần quảng bá cho hình ảnh của du lịch Lào Cai là điểm đến của du khách trong thiên niên kỷ mới. (Internet)

___________________________________

LỄ HỘI PÚT TỒNG - LAO CAI

Văn hoá "Hương sắc bản Dao” và Lễ hội "Pút tồng” của Lào Cai: 
Trại văn hoá, trưng bày triển lãm "Hương sắc bản Dao” và màn tái hiện lễ hội "Pút tồng” của người Dao đỏ của đoàn Lào Cai đều được trao giải nhất tại ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch vùng Tây Bắc. 
Các nội dung văn hoá, văn nghệ, du lịch của đoàn Lào Cai tham gia Ngày hội Văn hoá - Thể thao — Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XI (tổ chức tại Lai Châu từ ngày 28 đến 31/3) luôn thu hút người xem và nhận được nhiều khen ngợi 
Trong đó Trại văn hoá, trưng bày triển lãm "Hương sắc bản Dao” và màn tái hiện lễ hội "Pút tồng” của người Dao đỏ đặc biệt nhận được sự đánh giá rất cao của người xem cũng như Ban tổ chức, cả hai nội dung đều được trao giải nhất. 
Trại văn hoá, trưng bày triển lãm mang chủ đề "Hương sắc bản Dao" của tỉnh Lào Cai với những bức ảnh mang hơi thở cuộc sống sinh hoạt của người Dao, những hiện vật trưng bày (trang phục, mặt nạ, dụng cụ sản xuất, bộ sưu tầm sách cổ...) thấm đậm truyền thống văn hoá, thể hiện quá trình sinh sống và phát triển trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của người Dao ở Lào Cai là một trong những gian thu hút được đông đảo khách tham quan nhất; tạo ấn tượng mạnh mẽ và khác biệt vì đây gian trưng bày duy nhất đi theo một chủ đề cụ thể, làm nổi bật truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc Dao ở Lào Cai. 
Đến với trại văn hoá "Hương sắc bản Dao”, người xem được sống trong một không gian văn hoá Dao rực rỡ sắc màu, sống động và lôi cuốn. Ngoài giải nhất dành cho Trại văn hoá, "Hương sắc bản Dao” còn được Ban tổ chức trao giải "Trưng bày ấn tượng nhất”. 
Một trong những nội dung hấp dẫn nhất của Ngày hội Văn hoá - Thể thao — Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc là phần trình diễn lễ hội dân gian. Mang đến Ngày hội di sản nghệ thuật độc đáo của người Dao Đỏ Lào Cai - Lễ hội "Tết nhảy” "Pút tồng”, các nghệ nhân đã đưa người xem bước vào không gian của một buổi lễ đón tổ tiên thần linh về mừng tết. Tiếng trống âm vang, tiếng kèn pí lè sôi động, tù và rúc vang, các nghi lễ "dâng” và "đón” phong phú, điệu múa tắm than sôi động, điệu múa chuông độc đáo, hàng chục làn điệu âm nhạc khác nhau …Tất cả làm nên một lễ hội tưng bừng, sôi động, giàu tính biểu tượng. (Internet)

___________________________________

LỄ HỘI TRÙM CHĂN - LÀO CAI

Lễ hội trùm chăn: Nếu có dịp lên Tây Bắc, mời du khách ghé thăm huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai tham dự lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì đen; đó là lễ hội cúng thần gió, thần đất, gọi là K'Hô Igià Igià. 
Lễ hội này được người Hà Nhì đen tổ chức ở 2 địa điểm: 

Địa điểm thứ nhất: lễ hội được tổ chức ở nhà và gia chủ sẽ phải chuẩn bị đồ cúng, bao gồm: 5 cái bánh dày, 1 bát thịt trâu luộc, 1 bát nước gừng pha nước và 4 cái bát con úp xuống đất trước bàn thờ (theo phong tục ở đây, các món đồ cúng sẽ do gia chủ - người vợ chế biến; nếu người vợ đi vắng phải do con gái cả làm và dù con gái cả đã đi lấy chồng rồi cũng vẫn phải về giúp đỡ gia đình lúc này); sau khi đồ cúng được chuẩn bị xong, gia chủ sẽ cúng đầu tiên, tiếp đó là tới các con - lần lượt từ con trai út cho đến con trai cả vào lễ. 
Kết thúc lễ tạ, chủ nhà lấy bát nước gừng chia cho mỗi người trong gia đình uống một ngụm, ăn một ít thịt trâu luộc để hưởng lộc; bánh dày và gừng rượu được dành cho ông Táo, đặt ở bếp. 

Địa điểm thứ 2: lễ hội được tổ chức ở rừng cấm - nằm tại trung tâm bản mà ngày thường không ai được vào. Trong khu rừng này có nhiều cây gỗ quí lâu năm được mọi người cùng gìn giữ, có một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ quý, mái lợp gianh, rộng hơn chục m² do dân bản dựng để cho người già và con trẻ ngồi khi tham dự lễ hội. 
Theo tục lệ, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, người ta chọn ngày thìn là ngày khai hội và cúng vào ban đêm (vì làm như thế, các thần gió, thần đất sẽ được nghỉ ngơi yên tĩnh). Thầy cúng không nhất thiết phải là người chuyên nghiệp, chỉ cần là người 50 tuổi trở lên và không gặp điều rủi nào trong năm là được. Sau khi cúng, mọi người đều được mời ăn các lễ vật cúng và phải ăn cho hết, không được mang về. 
Ngày hôm sau không khí lễ hội tưng bừng hơn: trai, gái trong bản rủ nhau vào rừng, mỗi người lấy sáu cành củi nhỏ về nộp cho lễ hội. Đến ngày thứ ba, tất cả dân bản tập trung lại để già làng - người cao tuổi nhất, cắt da trâu chia cho từng gia đình. Nếu số da trâu chia đủ cho mỗi gia đình hai chiếc thì năm đó làm ăn sẽ không thuận, còn số da trâu đã chia hết mà còn lẻ một, tức là năm đó dân bản được mùa. 
Tại điểm trung tâm của lễ hội, già làng đánh đàn hoóttờơ, bà già nhảy múa còn thanh niên nam nữ hát đối nhau. Cùng với những điệu múa, trong ngày hội còn có một số trò chơi: trò đu dây, đu quay và hát giao duyên... đây là dịp để trai gái trong bản gặp gỡ và tìm hiểu nhau. 
Trong những trò chơi đó, hát giao duyên của người Hà Nhì đen có những nét đặc sắc và hấp dẫn riêng, thường dành cho những đôi mới quen nhau, chưa dám ngồi gần: mỗi người một ống nứa dài khoảng 20cm với một đầu bịt kín bằng da rắn hoặc màng cây tre đực, có luồn một sợi dây móc rừng dài chừng 10m; khi đó, sẽ có một người nói còn người kia áp ống vào tai để nghe và ngược lại; nếu đã thuận ý nhau; trước tiên, người con trai thổi hơi ba lần vào ống và sau đó người con gái thổi lại ba lần, tức là đồng ý đi chơi với nhau; hai người sẽ đưa nhau vào rừng và cùng khoác chung chiếc chăn để hát hò, thổ lộ tâm tình.

Nguồn: saigontoserco

Chủ đề: Lễ hội miền Bắc | Lượt xem: 815 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==