Chào mừng Các bạn đã ghé thăm Website của tập thể lớp chúng tôi vào Thứ 6, ngày 26/04/2024, lúc 6:59 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của lớp chúng tôi. Nếu Bạn muốn Download tài liệu thì xin vui lòng đăng nhập để thấy linhk, nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với Quản trị Website theo số điện thoại: 0985639026 hoặc Email: chinh08cvhh@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Trang chủ » 2011 » Tháng 05 » 19 » Lễ Hội Quảng Ninh
9:26 PM
Lễ Hội Quảng Ninh

Lễ Hội Quảng Ninh

LỄ HỘI YÊN TỬ - QUẢNG NINH

Núi Yên Tử từ lâu đã nổi tiếng và đi vào đời sống của người Việt Nam tại đây gắn liền với phái thiền tông trúc lâm của Việt Nam. Và gắn liền với tên tuổi của một vị vua đã có công rất lớn để xây dựng văn hóa nước việt đó là Trần Nhân Tông người đã sáng lập ra phái thiền trúc lâm của Việt Nam. đây là phái thiền duy nhất sử dụng tiếng việt để đọc kinh. Đây là điểm đến không thể thiếu của khách hành hương.

Lễ hội Yên Tử diễn ra ở vùng núi Yên Tử này. Nó thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.

Hàng năm được tổ chức từ ngày 10 tháng giêng kéo dài đến heat tháng 03 âm lịch. Mọi người đến đây để được thể hiện long thành của minh và được tách mình ra khỏi thế giới trần tục đây được xem là thánh địa là vùng đất linh thiêng:

 

Trăm năm tích đức tu hành

Chưa lên yên tử chưa thành quả tu.

Núi yên tử là một quần thể rộng lớn. Có khoảng 11 chùa và hàng trăm am tháp. Những ngôi chùa, những am tháp đều gắn với những câu truyện rất sâu lắng về Trần Nhân Tông và về phái Thiền Trúc Lâm.

 

Mọi người tử mọi miền của đất nước về đây để bày tỏ long thành của mình đối với nhà phật. Đến đây chúng ta có thể leo dọc theo sườn nuí tuy meat nhưng cứ đến mội điểm dừng chân chúng ta lại được ngắm nhìn những ngôi chùa và tháp nó giống như là những thành quả bù đắp cho sự cố gắng của ta. Những ngôi chùa, tháp với kiến trúc cổ vẫn đứng đó bề thế giữa thiên nhiên u tịch. Có đến vài km đường bậc thang quanh co ấy vậy mà bất cứ ai khi tham gia vào lễ hội cũng đều rất hăm hở. Người đông chật kín cả lối đị. Người trẻ thì dìu người già đi, người lớn dìu con nít. Mọi người xa lạ nhưng bỗng trở nên thân thiện với nhau như đã quen từ trước. Tuy đường dốc như vậy nhưng nhiều người còn gánh theo nhiều đồ cúng lễ để thể hiện long thành của mình. Khi lên tới các ngôi chùa mọi người nghiêng mình cầu khấn, cầu cho gia đình cho bản thân và cho bạn bè. Có nhiều gia đình mang theo cả chiếu và long thực lên và nghỉ ngơi lai thềm chùa. Nhang khói nghi ngút. Người tham gia lễ hội thì bày tỏ tấm long thành của mình còn các thấy tu thì đọc kinh cầu phúc cho mọi người (đọc bằng tiếng Việt không đọc kinh bằng tiếng hán hay tiếng phạn như những nơi khác).

 

Ở trên đỉnh núi cuối cùng của con đường là ngôi chùa đồng uy nghi. Đây là một ngôi chùa được làm tất cả bằng đồng vừa mới khánh thành và cũng được công nhận là kỷ lục của Việt Nam. Ai đã từng đến Yên Tử cũng muốn ít nhất một lần được tới chùa đồng để cầu khẩn thắp nhang.

 

Đến với Yên Tử con người như được đối diện với chính bản thân mình. Mọi tội lỗi, khúc mắc đều có thể được cởi mở tụ nhiên để hoàn thiện bản thên con người hướng bản thân tới cái é«t đẹp hơn. Vì vậy mà rất nhiều các phật tử hàng năm vào mùa lễ hội về đây để hành hương. Đối với Yên Tử chủ yếu ở nay là phần Lễ với cá nghi Lễ Của nhà Phật. Như thờ cúng, đọc kinh, cầu siêu, cầu may….

 

Cong phần gội thì dường như không nhiều họ chỉ cùng gặp nhau cùng có tinh thần hướng thiện và mong muốn cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài những Phật tở cũng có rất nhiều rất nhiều du khách đến để chiêm ngưỡng cảnh núi non huyền ảo nơi đây họ đi tìm vẻ đẹp của thiên nhiên, tìm vẻ đẹp trong nghệ thuật của chùa cổ, tượng cổ và lắng nghe tìm hiểu thêm về nhà phật. Bởi vậy vào mùa lễ hội thì Yên Tử lúc nào củng tấp nập người qua lại. Đậy thựa sự không chỉ là điểm đến của khách hành hương mà còn là một danh lam thắng cảnh thu hút khách du lịch. tuy nhiên qua trình đưa vào khải thác cần chú ý nhiều hơn đến giữ gìn cảnh quan và sự tôn nghiêm của nơi đây.

 

Khách du lich cang đông, người cang đông thì càng phức tạp và khó quản lý.Nếu làm tốt thì nơi này sẽ giữ được vẻ đẹp của mình còn nếu không cẩn thận dễ làm mất đi một cảnh quan thiên nhiên một đời

___________________________________

LỄ HỘI ĐÌNH QUAN LẠN - QUẢNG NINH

Lễ hội còn được gọi là hội đua bơi Quan Lạn, là lễ hội của những người dân xã đảo Quan Lạn, một hòn đảo nằm tại trung tâm thương cảng cổ Vân Đồn. Chính hội là từ ngày 18 tháng 6 (âm lịch ) hàng năm, nhưng lễ hội thường diễn ra từ ngày 10 đến hết ngày 20 tháng 6.

 

Lễ hội vừa nhằm kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 và chiến công của Trần Khánh Dư vừa là ngày hội cầu mùa của cư dân vùng biển. Lễ hội được tổ chức trên bến đình nơi có đình Quan Lạn.

 

Ngày 10 tháng 6 trong làng có tục khóa làng, người dân trong làng không được đi bất cứ đâu nhưng những người đi làm ăn xa và khách thập phương có thể về làng dự hội.

 

Lễ hội đình Quan Lạn có tục đua thuyền . Dân làng chia làm hai phe Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ lập doanh trại riêng từ ngày 13 để luyện quân, chuẩn bị thuyền đua.

 

Ngày 16 làm lễ nghênh thần. Dâng lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè về đình. Ngày 18 vào 3 giờ chiều lúc nước ttriều lên sát bến đình, hai phe bắt đầu xuất phát. Tiếng chiêng trống, tiếng hô vang, cờ bay phần phật đầy khí thế.

Lễ hội Quan Lạn mang dấu ấn của một lễ hội truyền thống nhưng rất hoành tráng, thể hiện tinh thần thượng võ của các thế hệ cư dân vùng biển

___________________________________

LỄ HỘI ĐỀN CỬA ÔNG - QUẢNG NINH

Thời gian: 2/1 - 30/3 âm lịch. Chính hội 3/2 âm lịch. 
Địa điểm: Phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng suy tôn: Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (Đông Hải đại vương), Hoàng Cầu, tướng lĩnh người địa phương. 
Đặc điểm: Lễ dâng hương và rước bài vị.

 

Đền Cửa Ông thờ Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo cùng nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc. Đền còn thờ Hoàng Cầu, một tướng lĩnh người địa phương có công dẹp giặc. Lễ hội tưởng niệm công ơn tướng Trần Quốc Tảng và các tướng lĩnh.

 

Đền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Đền có ba khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi.

 

Vào mùa lễ hội, đền Cửa Ông nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến dự lễ hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ.

 

Trước kia nhân dân ở địa phương có tổ chức ngày hội chính vào ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức linh đình gồm phần tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng. Kiệu được rước từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Đức Ông hoá trôi dạt vào...) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Đức Ông.

 

Hội lớn và kéo dài ở Quảng Ninh với lễ dâng hương và rước bài vị Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo (thời nhà Trần thế kỷ 13) từ đền Cửa Ông ra miếu vườn Nhãn, theo truyền thuyết là nơi đức Ông trôi dạt vào hóa thần, và quay về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Đức Ông.

 

Đền Cửa Ông có tiếng linh thiêng từ khi mới chỉ là một thảo am dưới gốc cây cổ thụ bên bờ cửa Suốt nên vào mùa lễ hội, du khách từ mọi miền đất kéo về dự hội rất đông, cũng là dịp tham quan cảnh đền ngắm 34 pho tượng đều là danh tướng của Trần Hưng Đạo, thăm các thắng cảnh lịch sử và thiên nhiên vùng biển Đông Bắc.

___________________________________

LỄ HỘI CHÙA LONG TIÊN - QUẢNG NINH

Ðịa điểm: Diễn ra tại chùa Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long 
Thời gian: Chính hội vào ngày 24 tháng 3 âm lịch hàng năm
Ý nghĩa: Lễ hội chùa Long Tiên mang ý nghĩa tâm linh cao cả cho tất cả mọi người.

 

Chùa Long Tiên được xây dựng cách đây không lâu (nãm 1941) nhưng là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Hạ Long. Lễ hội chùa Long Tiên không chỉ dành riêng cho các tín đồ đạo Phật, nó mang ý nghĩa tâm linh cao cả cho tất cả mọi người.

 

Chùa Long Tiên tọa lạc ngay dưới chân núi Bài Thơ. Ðây là một di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng.Có thể nói chùa Long Tiên ngày nào cũng là hội. Khách du lịch Việt Nam và nước ngoài vào vãn cảnh chùa, các tín đồ dâng hương cúng Phật, tụng kinh... nhưng đông nhất là ngày rằm và mồng một hàng tháng và đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán.

 

Khi xuân đến, vào mùa trẩy hội của cả vùng Quảng Ninh, người ta gọi chùa Long Tiên là chùa Trình. Ai cũng muốn đến chùa Long Tiên dâng hương trước rồi mới tiếp tục cuộc hành hương tới Yên Tử, tới hội đền Cửa Ông...

 

Lễ hội tổ chức rước kiệu qua đền Ðức Ông (đền thờ Ðức Ông Trần Quốc Nghiễn là con cả Trần Hýng Ðạo) đến đền thờ An Dương Vương ở Vụng Ðáng qua Loong Toòng rồi quay lại chùa. Các cụ già vẫn thường kể lại các cuộc thi kiệu của nhiều đám rước, nhiều kiệu chạy nhanh đã bay qua các con ngòi như trong chuyện cổ tích

___________________________________

LỄ HỘI BẠCH ĐẰNG - QUẢNG NINH

Lễ hội Bạch Đằng, hay còn gọi là Giỗ Trận diễn ra hàng năm vào tháng 3 âm lịch để ghi nhớ chiến tích của những vị anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán vào năm 938, Lê Hoàn vào năm 981, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng các danh tướng nhà Trần vào năm 1288. Khu vực trung tâm lễ hội gồm đền Trần Hưng Đạo - Miếu Vua Bà - Bãi cọc Bạch Đằng - Đình Yên Giang (xã Yên Giang) và thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng. Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra ở các di tích Đình Trung Bản, Đền Trung Cốc, Đình Đền Công. 
Lễ khai hội bắt đầu từ 15 tháng giêng hàng năm nhưng đến mồng 7,8,9 tháng 3 âm lịch mới là ngày giỗ trận. Vào ngày ấy diễn ra nghi lễ rước Đức Thánh Trần từ đền Bạch Đằng Linh Từ về đình Yên Giang sau đó lại đưa ngược lại từ đình về đền với nhiều nghi thức long trọng. Sau phần Hội là những trò chơi ôn lại những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng như đua thuyền chải, diễn xướng về chiến trận Bạch Đằng: lễ dâng lịch con nước triều, kế phát hoả, cắm cọc trên sông Bạch Đằng....

___________________________________

HỘI ĐÌNH TRÀ CỔ - QUẢNG NINH

Khoảng 600 năm trước đây, người dân Trà Cổ đã cho xây dựng ngôi làng thờ sáu vị khai phá vùng đất Trà Cổ và Quận He Nguyễn Hữu Cầu, một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê - Trịnh.

 

Lễ hội Trà Cổ hàng năm diễn ra ngày 30/5 đến 6/6 âm lịch. Trước ngày khai hội khoảng 25/5 có một đoàn thuyền rước xuất phát từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn, ngày 30/5 có mặt ở Trà Cổ kịp làm lễ khai hội.

 

Ngày 1/6 bắt đầu hội là tục rước vua ra bể, với nghi thức một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu, tiếp đến là người cầm cờ vía được làng bầu chọn từ cuối hội năm trước cùng những người khiêng kiệu.

 

 

 

Trong lễ hội có nhiều phong tục mang tính địa phương như tục gác đoạn tre trên xà đình ngày khai hội và hạ khi giã hội, tục thi làm cỗ chay, cỗ mặn, tục thi lợn béo mà người địa phương gọi là các "ông Voi"

 

Ngày 6/6 là ngày múa bông kết thúc hội, người dân cầu mong trời đất phù hộ đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, cuộc sống ấm no.

Nguồn: saigontoserco

Chủ đề: Lễ hội miền Bắc | Lượt xem: 782 | Đăng bởi: hoangtu_bongdem2912_86 | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
Chỉ thành viên mới có thể thêm ý kiến.
[ Đăng ký | Đăng nhập ]
 
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 

Website được phát triển bởi các thành viên lớp 08cvhh - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng

== Website bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 5 năm 2011==